Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 12, Bài 21+22: Thả diều - Tớ là lê gô

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 12, Bài 21+22: Thả diều - Tớ là lê gô

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng

- HS nói được tên các đồ chơi đặt được câu nêu đặc điểm ;

- Dựa vào tranh và gợi ý dưới tranh, nói tên các trò chơi dân gian;

- Viết được đoạn văn giưới thiệu đồ chơi em thích

2. Phẩm chất, năng lực

- NL: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học.

- PC: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập). Phiếu học tập luyện tập về từ và câu.

2. Học sinh: HS: SHS; VBTTV, nháp, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con

 

docx 19 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 217Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 12, Bài 21+22: Thả diều - Tớ là lê gô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12 
Tiếng việt
 CHỦ ĐỀ: NIỀM VUI TUỔI THƠ 
Tiết 111+112: BÀI 21: THẢ DIỀU (TIẾT 1 + 2 )
 ĐỌC: THẢ DIỀU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Đọc đúng từ ngữ, đọc rõ ràng bài thơ Thả diều bài thơ của Trần Đăng Khoa, biết ngắt nghỉ đúng giọng phù hợp. Nhận biết được vẻ đẹp của cánh diều, vẻ đẹp của làng quê (qua bài đọc và tranh minh họa). Cánh diều gần gũi với các sự vật ở thôn quê như (con thuyền, trăng vàng, hạt cau, lưỡi liềm ) cánh diều làm cảnh thôn quê thêm tươi đẹp.
- Hiểu được nội dung bài đọc: Từ bài thơ và tranh minh hoạ nhận biết được tình cảm yêu thương và gắn bó của bạn nhỏ dành cho quê hương, đất nước.
2. Năng lực
- NL: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học.
3. Phẩm chất
- PC: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS nhắc lại tên bài học hôm trước.
- GV cho HS đọc lại một đoạn trong bài Nhím nâu kết bạn .
- GV hướng dẫn và tổ chức cho các em quan sát tranh minh hoạ thả diều làm việc theo cặp (hoặc nhóm) với câu hỏi và yêu cầu định hướng như sau: 
+ Các bạn trong tranh đang chơi trò chơi gì ? 
+ Em biết gì về trò chơi này ? 
* Giới thiệu bài
- GV cho HS xem tranh/ ảnh minh hoạ thả diều và giới thiệu về bài đọc
 - GV ghi đề bài: Thả diều
- HS hát và vận động theo bài hát.
- HS nhắc lại tên bài học trước: 
Nhím nâu kết bạn .
- HS quan sát tranh minh hoạ.
- Cặp đôi/ nhóm: Cùng nhau chỉ vào tranh trong SGK, nói về đặc điểm của thả diều
+ Thả diều
+ HS tự nêu câu trả lời 
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.
2. Đọc văn bản
a. Đọc mẫu
- GVHDHS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nêu nội dung tranh. 
- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. Nhấn giọng ở các từ ngữ được xem là tín hiệu nghệ thuật
VD: Trời /như cánh đồng 
 Diều em / - lưỡi liềm 
 Ai quên / bỏ lại 
b. Đọc khổ thơ 
- GV HD HS chia khổ thơ
+ Bài được chia làm mấy khổ thơ ?
- GV cùng HS thống nhất. 
- GV mời 2 HS đọc nối tiếp. để HS biết cách luyện đọc theo cặp. 
- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?
- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương: no gió, lưỡi liềm, nong trời nhạc trời.
- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.
- GV cho HS đọc nối tiếp khổ thơ l2.
- GV giải nghĩa 1 số từ khó: hạt cau, lưỡi liềm 
c. Đọc nhóm
- Cho HS đọc nhóm 5
- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
d. Đọc thi
- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm
- GV nhận xét và đánh giá.
- Gọi HS đọc toàn VB.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- HS quan sát và trả lời: Tranh vẽ các bạn đang thả diều trên cánh đồng . Bạn nào cũng vui và chăm chú nhìn theo cánh diều ..
- HS lắng nghe. 
- HS đọc thầm.
- 5 khổ thơ 
- Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.
- HS đọc nối tiếp lần 1.
- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.
- HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT).
- HS luyện đọc câu khó theo nhóm đôi 
- HS đọc nối tiếp (lần 2-3)
- HS đọc trong nhóm 5 
- HS góp ý cho nhau.
- HS đọc thi đua giữa các nhóm.
- HS cùng GV nhận xét và đánh giá.
- 1 - 2 HS đọc toàn bài.
- HS nhận xét và đánh giá bạn.
 TIẾT 2 
* Khởi động
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.
3. Trả lời câu hỏi 
Câu 1. Kể tên những sự vật giống cánh diều được nhắc tới trong bài thơ ?
- GV cho HS đọc lại toàn bài.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi. 
- GV yêu cầu HS xem lại 4 khổ thơ đầu và nhìn tranh minh hoạ: Tranh vẽ những gì? 
- GV cùng HS thống nhất câu trả lời.
Câu 2: Hai câu thơ : “Sao trời trôi qua ./ Diều thành trăng vàng ” Tả cánh diều vào lúc nào ? 
- GV tổ chức cho HS trao đổi trước lớp và giao lưu giữa các nhóm với nhau.
- GV theo dõi các nhóm trao đổi.
- GV cùng HS nhận xét, góp ý.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm: 
+ Từng nhóm thảo luận, tìm những chi tiết nói về những điều khiến cây cỏ xung quanh xôn xao. 
+ GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm. 
+ GV mời đại diện một số nhóm trả lời. 
- GV cùng HS nhận xét, góp ý.
Câu 3. Khổ thơ cuối bài muốn nói điều gì ?
- GV cho HS trao đổi theo nhóm: 
+ Cả nhóm thống nhất cách giải thích phù hợp nhất.
-Gv đưa ra câu hỏi gợi ý : cùng với tiếng sáo diều , cảnh vật đó biến đổi ra sao ? Cảnh vật như thế có đẹp không ? Trong khổ thơ có từ ngữ nào thể hiện sự đông vui , giàu có không ?
 Câu 4. Em thích nhất khổ thơ nào trong bài ? Vì sao 
- GV cho HS trao đổi theo nhóm: 
+ Từng em nêu ý kiến của mình, cả nhóm góp ý. 
+ Cả nhóm thống nhất câu trả lời. Không biết bao giờ con chim xanh huyền diệu ấy quay trở lại? 
** Học thuộc lòng khổ thơ em thích 
GV cho HS tự nhớ hoặc để lại vài từ ngữ trong dòng thơ 
- Cho học sinh chơi trò chơi học thuộc lòng bằng cả khổ thơ 
4. Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm cả bài.
- GVHD HS luyện đọc cả bài .
- GV theo dõi, uốn nắn cho HS.
5. Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1. Từ ngữ nào được dùng để nói về âm thanh của sáo diều ?
- No gió và uốn congg có thể hiện âm thanh không ? 
-Gv và học sinh thống nhất câu trả lời : Trong ngần diễn tả âm thanh của sáo diều 
Câu 2. Dựa theo khổ thơ thứ tư , nói một câu tả cánh diều . 
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại khổ 4.
- GV mời 1 - 2 HS đọc các từ ngữ cho trước. 
- GV mời một số HS tìm ra những từ ngữ chỉ đặc điểm trong số các từ đã cho. 
- GV và cả lớp góp ý.:
6. Củng cố
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
* HS tham gia chơi trò chơi “bắn tên ”.
- Lớp trưởng điều hành lớp chơi.
- 1-2 HS đọc lại bài.
- 1 HS đọc lại 4 khổ thơ đầu .
- HS trao đổi nhóm 2.
- Cả lớp thống nhất câu trả lời: +những sự vật được nhắc tới trong bài thơ: chiếc thuyền , trăng vàng , hạt cau ,lưỡiliềm , 
- HS trao đổi theo nhóm. 
+ Từng em nêu ý kiến giải thích của mình, các bạn góp ý. 
+ Cả nhóm thống nhất cách trả lời: Hai câu thơ đó tả cánh diều vào ban đêm 
- Đại diện các nhóm lên chia sẻ.
- Các nhóm nhận xét, góp ý.
- HS lắng nghe. 
+ Từng em nêu ý kiến giải thích của mình, các bạn góp ý. 
+ VD: Do vào thời điềm đó bầu trời có trăng, sao .
- Các nhóm nêu cách giải thích trước lớp. 
- HS trao đổi theo nhóm.
- Đọc lại khổ thơ cuối 
- HS thống nhất câu trả lời và đại diện nhóm trình bày 
- HS lắng nghe.
- HS đọc toàn bài.Chọn khoorr thơ thích nhất .
- HS trao đổi theo nhóm 
-Từng HS nêu khổ thơ mình thích và giải thích vì sao em thích
- Các HS khác nhận xét, góp ý cho nhau. 
- HS nêu cảm nhận của bản thân.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thuộc lòng 
- HS chơi trò chơi và đọc HTL khổ thơ mình thích 
- HSđọc cả bài . 
- Cả lớp theo dõi đọc thầm 
- HS xem lại khổ thơ thứ hai và những từ ngữ đã cho 
1-2 HS suy nghĩ trả lời 
- HS nhận xét 
-HS chọn từ ngữ 
-Thảo luận nhóm, mỗi HS tự tưởng tượng mình là cấy xấu hổ và sẽ nói điều mình tiếc.
- HS chia sẻ
- HS nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Tiếng việt 
Tiết 113: BÀI 21: THẢ DIỀU (TIẾT 3)
	VIẾT: CHỮ HOA L
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Viết chữ hoa L cỡ vừa và cỡ nhỏ .
- Viết câu ứng dụng: Làng quê xanh mát bóng tre.
2. Năng lực
- NL: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học.
3. Phẩm chất
 PC: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu chữ viết hoa L
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV giới thiệu bài: 
- GV ghi bảng tên bài.
2. Viết
a. Viết chữ hoa L
- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa L và hướng dẫn HS: 
+ Quan sát mẫu chữ L: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ hoa L. 
+ GV giới thiệu cách viết trên chữ mẫu.
+ GV viết mẫu. Sau đó cho HS quan sát video tập viết chữ L hoa (nếu có).
- GV cho HS tập viết chữ hoa L trên bảng con (hoặc nháp).
- GV theo dõi HS viết bài trong VTV2/T1.
- GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau. 
b. Viết câu ứng dụng
- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SHS: Có công mài sắt, có ngày nên kim. 
- GV hướng dẫn viết câu ứng dụng:
+ Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa chữ đó? 
+ Nêu cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường.
+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu?. 
+ Những chữ cái nào cao 2,5 li ? Những chữ cái nào cao 2 li? Con chữ t cao bao nhiêu? 
- Cho HS viết vở
- GV quan sát, uốn nắn HS còn lúng túng
- Thu vở NX bài
3. Củng cố
- GV cho HS nêu lại ND đã học.
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS hát tập thể bài hát Chữ đẹp mà nết càng ngoan.
- HS lấy vở TV2/T1.
- HS quan sát chữ viết mẫu:
+ Quan sát chữ viết hoa L: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ viết hoa L. 
• Độ cao: 5 li. 
• Chữ viết hoa L gồm 3 nát cơ bản : cong dưới , lượn dọc và lượn ngang 
- HS quan sát và lắng nghe.
 - HS quan sát GV viết mẫu.
• Từ điểm đặt bút ở giao điểm đường kẻ ngang 6 viết một đường cong lượn đươi như viên phấn đầu các chữ C và Gsau đó đổi chiều bút , viết nét lượn ngang tạo một vòng xoắn nhỏ ở chân chữ . Điểm dừng buts là giao điểm của đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 5 
- HS tập viết chữ viết hoa L. (trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp) theo hướng dẫn. 
- HS nêu lại tư thế ngồi viết.
- HS viết chữ viết hoa L (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết 2 tập một. 
- HS góp ý cho nhau theo cặp. 
- HS đọc câu ứng dụng: Làng quê xanh mát bóng tre
- HS quan sát GV viết mẫu câu ứn ...  tập luyện tập về từ và câu.
2. Học sinh: HS: SHS; VBTTV, nháp, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS vận động theo bài hát.
- GV hỏi: Bạn nhỏ đã làm những công việc gì?
- GV kết nối vào bài mới.
2. Hướng dẫn làm bài tập
* Hoạt động 1. Làm bài tập 1
- GV nêu bài tập.
- Gv chiếu tranh lên bảng 
- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập. 
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 2.
- GV mời đại diện các nhóm trả lời. GV và HS thống nhất đáp án. 
- GV và HS nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2. Làm bài tập 2 
Dựa vào tranh và gợi ý dưới tranh, nói tên các trò chơi dân gian.
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: HS cùng nhau quan sát các bức tranh, dựa vào gợi ý dưới tranh để đặt câu 
Gv có thể đưa ra câu hỏi gợi ý để học sinh đặt câu 
- GV mời đại diện các nhóm trả lời. 
- GV và HS thống nhất đáp án. 
- Nếu còn thời gian, GV có thể hỏi HS xem các em có biết chơi các trò chơi đó không. Chơi như thế nào? Chơi với ai? Chơi ở đâu? Em thích trò chơi nào nhất? Vì sao?
Hoạt động 3. Làm bài tập 3
Sắp xwps các từ ngữ thành câu và viết câu vào vở 
- GV nêu yêu cầu của bài tập và hướng dẫn HS làm bài 
- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả. 
*Viết 2 – 3 câu kề về một giờ ra chởi trường em 
Gv hướng dẫn học sinh đặt câu bằng cách gợi ý . 
3. Củng cố
- GV tổng kết, đánh giá.
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi HS.
- HS hát và vận động theo bài hát: Bé học bài 
- HS trả lời: viết bài và đọc bài hát 
- HS ghi bài vào vở.
- HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.
- HS quan sát các hình và thảo luận về tên của các đồ chơi trong từng hình. 
- Đại diện các nhóm trả lời.
Gấu bông , rô bốt , ô tô , dây để nhảy ,siêu nhân , cờ cá ngựa , lê- gô.
- HS xác định yêu cầu bài.
- HS làm việc nhóm (nhóm 2), quan sát và đặt câu . 
- Đại diện HS trình bày kết quả trước lớp
VD : Búp bê rất đẹp 
 Em rất thích rô – bốt .
- HS nhận xét, góp ý.
- HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS. 
- HS sắp xếp các từ ngữ 
a. Chú gấu bông rất mềm mại.
b. Đồ chơi lê – gô có nhiều màu sắc sặc sỡ. 
c. Bạn búp bê xinh xắn và dễ thương. 
- HS đọc yêu cầu 
- HS trao đổi nhóm đôi chọn các đồ chơi mình thích và đặt câu 
Đại điện trình bày 
- Các HS khác nhận xét, bổ sung. 
- HS lắng nghe.
- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích).
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Tiếng việt
Tiết 119: BÀI 22: TỚ LÀ LÊ- GÔ (TIẾT 5)
LUYỆN TẬP: VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU VỀ MỘT ĐỒ CHƠI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nói về một hoạt động của các bạn nhỏ dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý
- Biết viết đoạn văn 3 - 4 câu kể về một đồ chơi yêu thích .
2. Phẩm chất, năng lực
- NL: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học.
- PC: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop; Tivi; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập).
2. Học sinh: SHS; VBT; vở Tập viết 2 tập 1, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Khởi động
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. 
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: quan sát tranh và thảo luận theo các câu hỏi gợi trong SHS. 
Hoạt động 1. Giới thiệu các đồ chơi mà em yêu thích ?
+ GV hướng dẫn HS
+ HD HS kể tên các đồ chơi 
- GV yêu cầu 2 - 3 HS đại diện nhóm trình bày kết quả.
* Hoạt động 2. 
Viết 3 – 4 câu kể về một đồ chơi mà em thích 
- GV đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV hướng dẫn HS làm việc cả lớp: kể về một số đồ chơi .
- Dựa vào kết quả trao đổi, GV hướng dẫn HS viết vào vở. 
- GV quan sát và giúp đỡ HS gặp khó khăn. 
- GV mời 2 - 3 HS đọc lại phần viết của mình. 
Cả lớp nhận xét. 
- HS đổi vở cho nhau để đọc và góp ý bài cho nhau. 
- GV nhận xét kết quả bài làm của HS.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS có bài viết hay và trình bày sạch đẹp.
* Củng cố, dặn dò
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
Dặn dò: Tìm đọc các bài viết về những hoạt động của thiếu nhi chuẩn bị cho tiết 5+6.
- Một HS đọc to yêu cầu của bài tập. Các HS khác đọc thầm theo. 
- HS nêu yêu cầu của bài tập 
- HS làm việc nhóm 4. 
+ Gấu bông , rô bốt , ô tô , dây để nhảy ,siêu nhân , cờ cá ngựa , lê- gô.
-HS giưới thiệu về các đồ chơi : ( Câu hỏi gợi ý để hs thảo luận : Đồ chơi đó là gỉ ? , (hình dạng , màu sắc , kích thức ). Đồ chơi đó được chơi như thế nào ?Vì sao em thích đồ chơi đó ?
-HS khác nhận xét , gợi ý 
-Đại diện 3 -4 nhóm giới thiệ đồ chơi 
- 2 - 3 HS đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác có thể bổ sung hoặc trao đổi thêm. 
- HS làm việc cả lớp: kể về một đồ chơi mà em yêu thích 
– 2 – 3 HS kể trước lớp về một hoạt động em đã tham gia. 
- 2 - 3 HS đọc lại phần viết của mình.Các bạn khác nhận xét sửa sai cho bạn 
- HS lắng nghe.
- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích).
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Tiếng việt
Tiết 130: BÀI 22: TỚ LÀ LÊ- GÔ (TIẾT 6)
ĐỌC MỞ RỘNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
Tìm và đọc mở rộng được các bài hướng dẫn tổ chức một trò chơi hoặc hoạt động tập thể .
 Phát triển hoạt động ngôn ngữ, có niềm vui khi tham gia chơi các trò chơi.
- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.
2. Phẩm chất, năng lực
- NL: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học.
- PC: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa. Phiếu hoặc sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng.
2. Học sinh: Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Khởi động
* Hoạt động 1. Tìm đọc các bài hướng dẫn trò choi hoặc hoạt động tập thể 
 (Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một bài thơ hoặc câu chuyện trò chơi . Ở nơi HS không có điều kiện tìm sách, GV có thể chuẩn bị một số bài thơ hoặc câu chuyện phù hợp (có thể lấy từ tủ sách của lớp) và cho HS đọc ngay tại lớp. GV cũng có thể tổ chức hoạt động Đọc mở rộng ở thư viện của trường.)
- HS làm việc nhóm đối hoặc nhóm 3, nhóm 4. Các em trao đổi với nhau về những nội dung sau: Nhan đề của bài viết về đồ chơi các em đã đọc? Điều thú vị nhất trong bài viết về bài học đã đọc?
+ Vì sao em coi điều đó là thú vị nhất?
 Gv gợi ý một số trò chơi : bịt mắt bắt dê , mèo đuổi chuột các hoạt động tập thể : múa hát , đố vui .
* Hoạt động 2. Ghi lại các bước tổ chức trò chơi hoặc hoạt động tập thể em yêu thích 
- Một số (2 – 3) HS kể trước lớp về một điều thú vị em đọc được trong bài viết về đồ chơi hoạt hoạt động tập thể .
GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS có cách kể chuyện hấp dẫn hoặc chia sẻ một số ý tưởng thú vị. Nói rõ ưu điểm để HS cùng học hỏi.
* Củng cố + dặn dò : 
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. Sau bài 8, các em đã: 
- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). 
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. 
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.
- 2-3 HS lên đọc. Nêu tên đồ chơi mà em yêu thích nhất.
- HS ghi tên bài vào vở.
- HS lấy sách, truyên đã chuẩn bị hoặc nhận từ GV.
- HS nghe GV HD nhiệm vụ đọc
- HS đọc bài cá nhân.
- HS ghi nhớ HD của GV.
- HS trao đổi theo nhóm 4 dựa vào gợi ý: 
- HS nêu theo cảm xúc thật.
- Một số (2 – 3) HS kể trước lớp về một điều thú vị em đọc được trong bài viết về hoạt động thể thao đã đọc.
Các HS khác có thể nhận xét hoặc đặt câu hỏi. 
- HS nêu nội dung bài đã học.
- HS lắng nghe.
Sau bài 22, các em đã:
+ Hiểu về giá trị của sự kiên trì luyện tập qua câu chuyện Tớ là lê – gô 
+ Nghe – viết bài chính tả và làm bài tập chính tả viết hoa tên người. 
+ Mở rộng vốn từ chỉ đồ dùng yêu thích , tên gọi một số trò chơi dân gian, biết cách đặt câu nêu hoạt động, biết viết đoạn văn kể về một hoạt động hoặc trò chơi đã tham gia.
- HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_tuan_12_bai_2122_tha_dieu_to_la_le.docx