Giáo án Tích hợp các môn Lớp 2 - Tuần 11 - Năm học: 2010-2011

Giáo án Tích hợp các môn Lớp 2 - Tuần 11 - Năm học: 2010-2011

Tập đọc - Tiết 31 + 32

BÀ CHÁU

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tình cảm bà cháu, qúy hơn vàng bạc, châu báu.

- Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.

II. ĐỒ DUNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Tranh minh hoạ ( SGK), bảng phụ viết câu văn cần hướng dẫn luyện đọc

- Học sinh: Sách giáo khoa, bút, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 18 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn Lớp 2 - Tuần 11 - Năm học: 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Ngày soạn: 17 / 10 / 2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
Chào cờ
Tập trung toàn trường 
Tập đọc - Tiết 31 + 32
Bà cháu
I. mục đích yêu cầu
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tình cảm bà cháu, qúy hơn vàng bạc, châu báu. 
- Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
II. Đồ dung dạy học
- Giáo viên: Tranh minh hoạ ( SGK), bảng phụ viết câu văn cần hướng dẫn luyện đọc
- Học sinh: Sách giáo khoa, bút, vở.
III. các hoạt động dạy học
Tiết 1
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
1. ổn định tổ chức
Hát, nền nếp
2. Kiểm tra bài cũ.
- Đọc bài: Bưu thiếp
- 3 HS đọc
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài: 
Giáo viên dùng tranh minh họa trong sác giáo khoa giới thệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
3.2 Luyện đọc.
- GV đọc mẫu bài 1 lần
a. Đọc từng câu
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu
- Đọc đúng từ ngữ
b. Đọc từng đoạn trước lớp
Yêu cầu học sinh chia đoạn
- Học sinh chia đoạn (4 đoạn)
- HS tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp lần 1.
- Giáo viên gắn bảng phụ hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ trong khi đọc.
- Cho học sinh luyện đọc từng đoạn và kết hợp giảng nghĩa từ.
- Học sinh độc trên bnagr phụ cá nhân, đồng thanh 1 lần.
- Học sinh đọc đoạn lần 2 và phát hiện từ mới.
- Hiểu nghĩa các từ chú giải
- Đầm ấm, màu nhiệm (SGK)
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đọc theo nhóm 4.
d. Thi đọc giữa các nhóm
- Nhận xét 
- Các nhóm thi đọc đồng thanh cá nhân từng đoạn, cả bài.
Tiết 2:
3.3 Tìm hiểu bài:
Câu 1: (1 HS đọc)
- HS đọc thầm đoạn 1.
- Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống thế nào ?
-sống nghèo khổ nhưng rất thương yêu nhau
Câu 2: (1 HS đọc)
- Cô tiên cho hạt đào vào nói gì ?
- Khi bà mất, gieo hạt đào lên mộ bà, 2 anh em sẽ được sung sướng giàu sang.
Câu 3: (1 HS đọc)
- HS đọc thầm đoạn 3
- Sau khi bà mất, 2 anh em sống ra sao?
- Hai anh em trở lên giàu có.
Câu 4: (1 HS đọc)
- Lớp đọc thầm đoạn 3.
- Thái độ của 2 anh em như thế nào sau khi trở nên giàu có ?
- 2 anh em được giàu có nhưng 2 anh em không cảm thấy vui sướng mà càng buồn bã.
- Vì sao 2 anh em đã trở nên giàu có mà không thấy vui sướng.
- Vì 2 anh em nhớ bà
Câu 5: (1 HS đọc)
- Lớp đọc thầm đoạn 4
- Câu chuyện kết thúc như thế nào ?
- Cô Tiên hiện lên, 2 anh em khóc, cầu xin cho bà sống lại dù có phải trở lại cuộc sống như xưalâu dài 2 cháu vào lòng.
- Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện ? (GV ghi bảng)
Ca ngợi tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng bạc, châu báu.
4. Luyện đọc lại
- Đọc phân vai ( 4 HS)
- 2, 3 nhóm.
- Người dẫn chuyện, cô Tiên, hai anh em.
5. Củng cố, dặn dò
- Qua câu chuyện này em hiểu điều gì ?
- Tình bà cháu quy nhau hơn vàng bạc, quý hơn mọi của cải trên đời.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
Toán - Tiết 51
Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Thuộc bảng 11 trừ đi một số.
- Thực hiện được phép trừ dạng 51 - 15
- Biết tìm số hạng của một tổng.
- Biết giải bài toán có một hép trừ dạng 31 - 5.
II. dồ dùng dạy học
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa.
- Học sinh: Bảng con, phấn, sách giáo khoa.
IiI. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng
71 - 38
61 - 25
- Nhận xét chữa bài.
3. Bài mới
Bài 1: Tính nhẩm
- Học sinh làm miệng.
- Cho học sinh lam bài miệng theo hính thức chơi trò chơi “đố bạn”. Nối tiếp nhau trả lời đến hết bài.
11 – 2 = 9
11 – 6 = 5
11 – 3 = 8
11 – 7 = 4
11 – 4 = 7
11 – 8 = 3
- Nhận xét chữa bài
11 – 5 = 6
11 – 9 = 2
Bài 2: Đặt tính rồi tính 
- Giáo viên gọi 1 học sinh nêu cách đặt tính và cách tính 1 phép tính, giáo viên ghi bảng.
- 1 học sinh nêu.
- Cho học sinh làm bảng con 2 phép tính còn lại của ý a
- 2 học sinh lên bảng, lớp làm bảng con(làm lần lượt từng phép tính)
- Các phép tính ở phần b gọi 3 học sinh lên bảng, lớp làm bảng con; mổi tổ một phép tính.
a)
-
41
-
51
-
81
25
35
48
16
16
33
b)
-
71
-
38
-
29
9
47
6
62
85
35
Bài 3: Tìm x
- Cho 2 HS lên bảng làm, lớp làm vòa vở 
- 3 HS lên chữa bài
*Củng cố cách tìm số hạng chưa biết trong 1 tổng.
- 3 học sinh lên bảng, lớp làm vở.
a)
x + 18 = 61
 x = 81 – 18
 x = 43
b)
23 + x = 71
 x = 71 – 23
 x = 48
c)
x + 44 = 81
 x = 81 – 44
 x = 37
Bài 4:
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- 1 học sinh lên bảng làm tóm tắt.
- 1 học sinh lên bảng làm bài giải.
Lớp làm vào vở.
Tóm tắt:
- Có : 51kg táo
- Bán : 26kg táo
- Nêu yêu cầu bài toán
- Gọi 1 em lên bảng viết tóm tắt
- Gọi 1 em lên bảng làm bài giải
- Còn :kg táo
Bài giải:
Số táo còn lại là:
51 – 26 = 25 (kg)
- Nhận xét chữa bài.
Đáp số: 25 kg táo
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 17 / 10 / 2010
Ngày giảng: Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
Toán - Tiết 52
12 trừ đi một số 12 - 8
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 12 - 8, lập được bảng 12 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 32 - 8.
- Làm được các bài tập trong sách giáo khoa.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: 1 bó một chục que tính và 2 que tính rời.
- Hoc sinh: Bảng con, phấn, bộ đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Cả lớp làm bảng con
-
41
-
71
-
38
 25
 9
 47
16
62
85
- Nhận xét chữa bài
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
3.2 Phép trừ 12-8:
Bước 1: Nêu vấn đề
Có 12 que tính bớt đi 8 que tính. Hỏi còn bao nhiêu que tính ?
- Nghe phân tích đề toán
- Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta phải làm thế nào ?
- Thực hiện phép trừ
- Viết bảng 12-8
Bước 2: Tìm kết quả.
- Yêu cầu HS sử dụng que tính tìm kết quả.
- HS thao tác trên que tính.
- Yêu cầu HS nêu cách bớt.
- Đầu tiên bớt 2 que tính. Sai đó tháo bỏ que tính và bớt đi 6 que tính nữa ( vì 2+6=8). Còn lại 4 que tính 12 trừ 8-4
- Vậy 12 trừ 8 bằng mấy?
- 12 trừ 8 bằng 4
Bước 3: Đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu HS lên bảng đặt tính rồi tính
-
12
 8
4
- Nêu cách đặt tính và tính
- Vài HS nêu
3.3 Lập bảng công thức:
12 trừ đi 1 số
- Cho HS sử dụng que tính tìm kết quả
- HS thao tác trên que tính tìm kết quả. Sau đó đọc kết quả
12 – 3 = 9
12 – 6 = 6
12 – 4 = 8
12 – 7 = 5
12 – 5 = 7
12 – 8 = 4
12 – 9 = 3
- GV xoá dần bảng công thức 12 trừ đi một số cho HS đọc thuộc.
- HS học thuộc lòng công thức 12 trừ đi một số.
4. Luyện tập
Bài 1: Tính nhẩm
- Học sinh nối tiếp nhau tính nhẩm. 
a)
9 + 3 = 12
8 + 4 = 12
3 + 9 = 12
4 + 8 = 12
12 – 9 = 3
21 – 8 = 4
12 – 3 = 9
12 – 4 = 8
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Viết 1 phép tính lên bảng gọi 1 học sinh nêu các làm.
- Các phep tính còn lại cho hs làm bảng con.
- HS nêu yêu cầu bài tập
- 1 HS nêu cách làm
- 2 học sinh lên bảng, lớp làm bnagr con mỗi tổ 1 phép tính.
-
12
-
12
-
12
-
12
-
12
 5
 6
 8
 7
 4
- Nhận xét 
7
6
4
5
8
Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:
a. 12 và 7
- Biết số biết số bị trừ và số trừ. Muốn tìm tổng ta làm thế nào ?
- Nêu cách đặt tính rồi tính
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- 1 học sinh nêu.
- 3 học sinh lên bảng, lớp làm vòa vở.
-
12
-
12
-
12
 7
 3
 9
5
9
3
Bài 4: Nêu kế hoạch giải
- 1 HS đọc yêu cầu đề toán
- Bài toán cho ta biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết có bao nhiêu quyển vở bìa xanh ta phải làm thế nào ?
- Có 12 quyển vở, có 6 quyển bìa đỏ. 
Hỏi có mấy quyển vở bìa xanh.
- Thực hiện phép trừ
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải
- Học sinh làm bài vòa vở.
Tóm tắt:
Xanh và đỏ: 12 quyển
Đỏ : 6 quyển
Xanh :  quyển
Bài giải:
Số quyển vở bìa xanh là:
12 – 6 = 6 (quyển)
Đáp số: 6 quyển
5. Củng cố - dặn dò
- Dặn dò: Về nhà học thuộc các công thức 12 trừ đi một số.
- Nhận xét tiết học.
Chính tả: (Tập chép) - Tiết 21
Bà cháu
I. Mục đích yêu cầu
- Chép lại chính xác đoạn: Hai anh em cùng nóiôm 2 đứa trẻ vào lòng trong bài bà cháu.
- Làm được BT2, BT3, BT4 ý a..
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ chép đoạn văn cần viết. Bảng phụ BT2. Bảng phụ chép nội dung bài tập 4 ý a.
- Học sinh: Bảng con, phấn, vở chính tả.
III. hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi đọc cho HS viết bảng con
- HS viết bảng con
Con kiến, nước non
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu, viết đầu bài.
3.2 Hướng dẫn tập chép:
a. Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc đoạn chép
- 2 HS đọc đoạn chép
- Đoạn văn ở phần nào của câu chuyện ?
- Phần cuối.
- Câu chuyện kết thúc ra sao ?
- Bà móm mém hiền từ sống lại, còn nhà cửa, lâu đài, ruộng, vườn biến mất.
- Tìm lời nói của 2 anh em trong đoạn ?
- Chúng cháu chỉ cần bà sống lại.
- Lời nói ấy được viết với dấu câu nào ?
- Đặt trong ngoặc kép và sau dấu 2 chấm.
*Viết từ khó.
- GV đọc cho HS viết bảng con.
- HS viết bảng con.
Màu nhiệm, ruộng vườn
- Chỉnh sửa lỗi cho HS
b. HS chép bài vào vở
- GV đọc cho HS viết
- HS viết bài
- Đọc cho HS soát lỗi
- HS tự soát lỗi ghi ra lề vở
c. Chấm chữa bài:
- Chấm 5-7 bài nhận xét.
4. Hướng dần làm bài tập
Bài 2:
- Tìm những tiếng có nghĩa điền vào các ô trống trong bảng sau: (GV treo bảng phụ đã chuẩn bị lên bảng).
- 1 HS đọc yêu cầu, đọc 2 từ mẫu ghé, gò.
- Gọi hs lên bảng làm bài
- 3 HS lên bảng
- Ghi, ghì, ghế, ghe, ghè, ghẹ, gừ, giờ, gỡ, gơ, ga, gà, gá, gã, gạ.
- Nhận xét bài của HS
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- 1 HS đọc.
Những chữ cái nào mà em chỉ viết gh mà không biết g ?
- Chỉ viết g trước chữ cái a, â, ă, ô, ư, ư
- Ghi bảng
g, a, ă, â, ô, ơ, u, ư
Bài 4 ý a: GV gắn nội dung BT đã chuẩn bị lên bảng.
- Gọi HS đọc yêu cầu
- 1 HS đọc yêu cầu
- 2 HS lên bảng
- Cả lớp làm vào vở
a. Nước sôi, ăm xôi, cây xoan, siêng năng.
- Nhận xét – chữa bài.
5. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Học quy tắc chính tả g/hg
Ngày soạn: 17 / 10 / 2010
Ngày giảng: Thứ tư ngày 20 tháng 10 năm 2010
Tập đọc - Tiết 33
Cây xoài của ông em
I. Mục đích yêu cầu
- Biết nghỉ hơi sau các dấu câu; bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu nội ... 
- Thực hiện phép trừ
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải
- 2 học sinh lên bảng; 1 em tóm tắt, 1 em làm bài giải, lớp làm vào vở.
Tóm tắt:
Có : 22 nhãn vở
Cho đi : 9 nhãn vở
Còn lại: nhãn vở
Bài giải:
Số nhãn vở Hoà còn là:
22 – 9 = 13 (nhãn vở)
Đáp số: 13 nhãn vở
Bài 4: Tìm x
- x là gì trong các phép tính ?
- x là số hạng chưa biết trong các phép cộng.
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào ?
- Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
a)
- 2 học sinh lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
x + 7 = 42 
 x = 42 – 7
 x = 35
- Nhận xét, chữa bài
b)
5 + x = 62 
 x = 62 – 5
 x = 57
5. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học.
Tập viết - Tiết 11
Chữ hoa: I
I. Mục tiêu, yêu cầu
- Viết đúng chức hoa I một dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ. 
- Viết đúng chữ và câu ứng dụng: một dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ. ích nước lợi nhà
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Mẫu chữ cái viết hoa I và bảng phụ viết câu ứng dụng.
- Học sinh: Vở tập viết, bảng con, phấn.
III. các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Viết bảng con chữ: H
- Cả lớp viết bảng chữ: H
- Nhắc lại cụm từ: Hai sương một nắng
- 1 HS đọc
- Cả lớp viết: Hai vào bảng con
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu, viết đầu bài lên bảng.
3.2 Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
- GV gắn chữ mẫu lên bảng và giới thiệu chữ mẫu
- HS quan sát
- Chữ I được gồm mấy nét ?
- Gồm 2 nét
Nét 1: Kết hợp của 2 nét cơ bản – cong trái và lượn vào trong.
- Nêu cách viết chữ I
- Nét 1: Giống nét của của chữ H (Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét cong trái rồi lượn ngang).
- Nét 2: Từ điểm đặt bút của nét 1 đổi chiều bút viết nét móc ngược trái, phần cuối uốn vào trong.
- GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
- HS viết bảng con
3.3 Viết cụm từ ứng dụng
- Gắn cụm từ ứng dụng lên bảng và giới thiệu cụm từ ứng dụng:
- HS đọc cụm từ ứng dụng: ích nước lợi nhà.
- Em hiểu nghĩa câu ứng dụng như thế nào ?
- Đưa ra lời khuyên nên làm những việc tốt cho đất nước
- GV viết mẫu câu ứng dụng
- Bảng phụ.
- Hướng dẫn HS quan sát nhận xét:
- HS quan sát nhận xét.
- Những chữ nào có độ cao 2,5 li ?
- I, h, l
- Các chữ còn lại cao mấy li ?
- Cao 1 li
- Khoảng cách giữa các chữ cái ?
- Bằng chữ 0
- HS viết bảng con chữ I vào bảng con
- HS viết bảng con
4. Cho HS viết vở tập viết
- HS viết, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu kém
HS viết bảng con
- 1 dòng chữ I cỡ vừa, 2 dòng chữ I cỡ nhỏ, 
- 1 dòng chữ "Ich" cỡ vừa, 1 dòng chữ "Ich" cỡ nhỏ, 
- 2 dòng ứng dụng cỡ nhỏ.
5. Chấm, chữa bài:
- GV chấm một số bài nhận xét.
6. Củng cố - dặn dò:
- Về nhà luyện viết.
- Nhận xét chung tiết học.
Ngày soạn: 17 / 10 / 2010
Ngày giảng: Thứ năm ngày 21 tháng 10 năm 2010
Toán - Tiết 54
52 - 28
I. Mục tiêu
Giúp HS: 
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 52 - 28.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 52 - 28.
- Làm được BT1 dòng 1, bài 2, bài 3.
II. đồ dùng dạy học
- Giáo viên: 5 bó 1 chục que tính và 12 que tính rời.
- Học sinh: bảng con, phấn, bộ đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS làm bảng con
- 2 học sinh
x + 8 = 16 
 x = 16 – 8
 x = 8
x + 9 = 21 
 x = 20 – 9
 x = 11
- Nhận xét, chữa bài
3. Bài mới
- Nêu bài toán: Có 52 que tính, bớt đi 28 que tính. Ta phải làm thế nào.
- Giáo viên viết đầu bài lên bảng, 
52 - 28.
- Làm tính trừ.
- Để biết còn bao nhiều que tính ta phải làm thế nào ?
- Thực hiện phép trừ
- Yêu cầu HS sử dụng que tính tìm kết quả ?
- HS thao tác trên que tính.
- 52 que tính trừ 28 que tính bằng bao nhiêu que tính ?
- Còn 24 que tính
- Đặt tính rồi tính
-
52
28
24
- Nêu cách đặt tính ?
- Viết số bị trừ sau đó viết số trừ sao cho đơn vị thẳng với đơn vị, chục thẳng với chục viết dấu trừ kẻ vạch ngang.
- Nêu cách thực hiện 
- 1 hs nêu: Trừ từ phải sang trái:
+ 2 không trừ được 8, lấy 12 trừ 8 bằng 4 viết 4 nhớ 1.
- Giáo viên ghi bảng.
+ 2 thêm 1 là 3, 5 trừ 3 bằng 2, viết 2.
4. Thực hành
Bài 1: Tính 
- 1 HS nêu yêu cầu
- Giáo viên viết một phép tính lên bảng gọi học sinh nêu cách thực hiện.
- 1 học sinh nêu cách thực hiện
- 4 hs lên bảng (mỗi lần thực hiện 2 phép tính), lớp làm bảng con theo tổ. 
- Nhận xét, chữa bài.
-
62
-
32
-
82
-
92
19
16
37
23
43
16
45
69
Bài 2:
- Bài toán yêu cầu gì ?
- Biết số bị trừ và số trừ muốn tìm hiệu ta phải làm thế nào ?
- GV viết một phép tính gọi 1 hs nêu các thực hiện,
- Yêu cầu cả lớp làm bảng con
- Đặt tính rồi tính hiệu
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- 1 học sinh nêu.
- 2 học sinh lên bảng, lớp làm bảng con theo tổ.
-
72
-
82
-
92
27
38
55
45
44
37
- Giáo viên gọi hs nhận xét, chữa bài
Bài 3:
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập .
- Bài toán chi biết gì ?
- Độ 2 có 92 cây, đội 1 ít hơn đội 2, 38 cây.
- Bài toán hỏi gì ?
- Hỏi đội 1 có bao nhiêu cây.
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Bài toán về ít hơn
 - 1 học lên bảng làm, lớp làm vòa vở
Tóm tắt:
Đội hai : 92 cây
Đội một ít hơn: 38 cây 
Đội một : cây?
- GV nhận xét.
Bài giải:
Số cây đội một trồng là:
92 - 38 = 54 (cây)
Đáp số: 54 cây
5. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn lại bài
Ngày soạn: 17 / 10 / 2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
Toán - Tiết 55
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Thuộc bảng 12 trừ đi một số.
- Thực hiện được phép trừ dạng 52 - 28.
- Biết tìm số hạng của một tổng.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 52 - 28.
- Làm được các bài tập: 1,2,3,4.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa.
- Học sinh: Bảng con, phấn, ...
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Đặt tính rồi tính
- Nhận xét, chữa bài
- HS làm bảng con
-
72
-
82
-
92
 27
 38
55
45
44
37
3. Bài mới
Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu
- Cho học sinh chơi trò chơi đố bạn.
- HS nối tiếp nhau nêu miệng kết quả cho đến hết bài. 
12 – 3 = 9
12 – 7 = 5
12 – 4 = 8
12 – 8 = 4
12 – 5 = 7
12 – 9 = 3
- Nhận xét chữa bài.
12 – 6 = 6
12–10 = 2
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Gọi 1 hs nêu cách thực hiện một phép tính, giáo viên viết lên bảng.
- Đặt tính rồi tính
- 1 học sinh nêu.
- HS lên bảng làm bài, lớp làm Bảng con theo nhóm (mỗi lần 2 phép tính).
-
62
-
72
-
-
32
53
-
36
-
25
27
15
 8
19
36
27
35
57
24
72
72
52
Bài 3: Tìm x
 - 1 HS yêu cầu bài tập
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào ?
- Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- 3 em lên bảng, lớp làm vở
- Yêu cầu HS làm bài vào nháp.
- GVnhận xét, chữa bài.
x + 18 = 52 
 x = 52 – 18 
 x = 34
x + 24 = 62 
 x = 62 – 24
 x = 38
27 + x = 82 
 x = 82 – 27
 x = 55
Bài 4:
- 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì ?
- Vừa gà vừa thỏ có 42 con trong đó có 18 con thỏ.
- Bài toán hỏi gì ?
- Hỏi có bao nhiêu con gà.
- Muốn biết có bao nhiêu con gà ta làm thế nào ?
- Thực hiện phép tính trừ.
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải
- 1 HS lên bảng, lớp làm bài vòa vở.
Tóm tắt:
Vừa gà vừa thỏ: 42 con
Thỏ : 15 con
Gà : con ?
- Nhận xét chữa bài.
Bài giải:
Số con gà có là:
42 – 18 = 24 (con)
Đáp số: 24 con gà
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
Chính tả: (Nghe viết) - Tiết 22
Cây xoài ông em
I. Mục đích yêu cầu
- Nghe - viết chính xác trình bày đúng đoạn đầu của bài: Cây xoài của ông em.
- Làm đúng các bài tập 2, BT3 ý a.
II. đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2, BT3.
- Học sinh: Bảng con, phấn, vở chính tả.
III. các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Viết 2 tiếng bắt đầu bằng g/gh
- HS viết bảng con: gà, ghê
- Viết hai tiếng bắt đầu bằng s/x
- Xoa, ra, xa
- Nhận xét, chữa bài.
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu, viết đầu bài lên bảng.
3.2 Hướng dẫn nghe viết.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc bài chính tả.
- HS nghe
- Yêu cầu HS đọc lại bài.
- HS đọc lại bài.
- Tìm những hình ảnh nói về cây xoài rất đẹp ?
- Hoa nở trắng cành từng chùm quả đu đưa theo gió đầu hè.
- Viết chữ khó
- HS tập viết bảng con: lẫm chẫm, trồng.
b. GV đọc cho HS viết bài.
- HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- HS tự soát lỗi ghi ra lề vở.
c. Chấm - chữa bài.
- Chấm 5-7 bài nhận xét.
4. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: Treo bảng phụ lên bảng
- Nhắc lại quy tắc viết g/gh
- 1 HS đọc yêu cầu
- Gh viết trước e, ê, i còn g viết trước các âm còn lại.
- 1 hs lên bảng làm
- Lớp nhận xét
- Giáo viên chữ bài
- Lên thác xuống ghềnh
- Con gà cục tác lá tranh
- Gạo trắng nước trong 
- Ghi lòng tạc dạ
Bài 3 ý a. Giáo viên treo bảng phụ
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1 HS lên bảng
- Lớp làm nháp và nhận xét
- Điền x hay s vào chỗ trống.
Giáo viên chữu bài
- Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.
- Cây xanh thì lá cũng xanh
- Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
- Nhận xét, chữa bài.
5. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét chung giờ học.
- Ghi nhớ quy tắc viết chính tả g/gh
Sinh hoạt lớp
Sơ kết tuần 11
I. Mục đích yêu cầu
- Nhận xét ưu, nhược điểm của lớp.
- Nâng cao ý thức phê và tự phê giữa các tổ.
- Đề ra phương hướng tuần tới.
II. Chuẩn bị
Nội dung sinh hoạt
III. Lên lớp
Lần lượt các tổ sinh hoạt, chỉ ra ưu, nhược điểm của tổ mình trong tuần qua.
Giáo viên nhận xét chung
* Ưu điểm:
- Về đạo đức: Nhìn chung trong tuần qua các em đi học đều, đúng giờ, thực hiện nghiêm túc giờ truy bài, các nội quy của trường, lớp.
- Trong tuần không có học sinh nghỉ học.
- Về học tập: Các em có ý thức trong học tập, học bài và làm bài trước khi đến lớp. Trong lớp chú ý nghe giảng, tích cực xây dựng bài.
* Tồn tại: Vẫn còn một số em lười học, chưa có ý thức tự giác trong học tập. 
3. Tuyên dương
 Quỳnh, Khánh Linh, Tuấn Anh (có ý thức học tập tốt).
Hiển, Vũ đã có nhiều cố gắng trong học tập.
4. Nhắc nhở
Chung, chưa chú ý trong giờ học.
Hiếu, Hải thường xuyên mất trật tự trong giờ học.
5. Điểm 10: 20
6, Phương hướng tuần tới
- Duy trì tốt các nền nếp của lớp, các quy định của nhà trường.
- Thi đua đạt nhiều điểm cao trong học tập.
- Rèn chữ viết, giữ vở sạch.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_lop_2_tuan_11_nam_hoc_2010_2011.doc