Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 16

Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 16

Tập đọc

CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM

I. MỤC TIÊU:

1. Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa những cụm từ dài.

- Biết đọc phân biệt giọng kể, giọng đối thoại.

2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.Hiểu nghĩa các từ chú giải.

- Nắm được diễn biến của câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: qua một ví dụ đẹp về tình thân giữa một bạn nhỏ với con chó nhà hàng xóm nêu bật vai trò của các vật nuôi trong đời sống tình cảm của trẻ .

 

doc 34 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM 
I. MỤC TIÊU:
1. Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng:
Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa những cụm từ dài.
Biết đọc phân biệt giọng kể, giọng đối thoại.
2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:
Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.Hiểu nghĩa các từ chú giải.
Nắm được diễn biến của câu chuyện.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: qua một ví dụ đẹp về tình thân giữa một bạn nhỏ với con chó nhà hàng xóm nêu bật vai trò của các vật nuôi trong đời sống tình cảm của trẻ .
II. ĐỒ DÙNG:
Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc trong SGK phóng to.
Học sinh: Sách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG 35’:
TIẾT 1
1. Ổn định: 1’ Hát
2. Bài cũ: “Bán chó” (3’)
2 HS đọc lại bài và kết hợp trả lời những câu hỏi ứng với nội dung bài tập đọc.
HS nhận xét – GV nhận xét + chấm điểm.
3. Giới thiệu bài 1’: Con chó nhà hàng xóm
4. Phát triển các hoạt động 28’:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc
- PP: Luyện đọc, trực quan.
- GV đọc mẫu toàn bài: giọng kểchậm rãi, tình cảm.
- HS theo dõi.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc
 + Đọc từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- GV lưu ý các em đọc các từ khó: nhảy nhót, tung tăng, lo lắng, thân thiết, vẫy đuôi, rối rét, thỉnh thoảng
- HS đọc các từ ngữ được chú giải sau bài đọc: tung tăng, mắt cá chân, bó bột, bất động.
 + Đọc từng đoạn trước lớp.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- GV lưu ý HS cách ngắt hơi và nhấn giọng ở một số câu:
+ Bé rất thích chó/ nhưng nhà Bé không nuôi con nào.//
+ Cún mang cho Bé/ khi thì tờ báo hay cái bút chì,/ khi thì con búp bê//
+ Nhìn bé vuốt ve Cún,/ bác sĩ hiểu/ chính Cún đã giúp Bé mau lành.//
-> GV lưu ý thêm về cách đọc diễn cảm với những em khá, giỏi.
+ Câu hỏi của mẹ: Con muốn mẹ giúp gì nào? -> Đọc với giọng âu yếm, lo lắng.
+ Câu trả lời của Bé: Con nhớ Cún, mẹ ạ! -> Đọc với giọng buồn bã.
HS đọc từng đoạn trong nhóm.Thi đọc giữa các nhóm.Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
TIẾT 2
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- PP: động não, đàm thoại.
- Bạn của Bé ở nhà là ai?
- Cún Bông, con chó của bác hàng xóm.
- Hỏi thêm: Bé và Cún thường chơi đùa với nhau như thế nào?
- Nhảy nhót tung tăng khắp vườn.
- GV hỏi thêm: Vì sao Bé bị thương?
- Bé mải chạy theo Cún vấp phải một khúc gỗ và ngã.
- Khi bé bị thương, Cún đã giúp Bé như thế nào?
- Cún chạy đi tìm mẹ của Bé đến giúp.
- Những ai đến thăm bé?
- Bạn bè thay nhau đến thăm, kể chuyện, tặng quà cho Bé.
- Vì sao Bé vẫn buồn?
- Bé nhớ Cún Bông.
c. Hoạt động 3: Luyện đọc
- PP: Luyện đọc theo lời nhân vật. 
- 2, 3 nhóm (mỗi nhóm tự phân đọc lời các vai: người dẫn chuyện, mẹ, Bé. 
- GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay.
- HS theo dõi + nhận xét.
 5. Củng cố – dặn dò: 3’
Nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà xem trước tranh minh họa trong tiết kể chuyện để chuẩn bị kể lại câu chuyện Con chó nhà hàng xóm.
Toán
NGÀY, GIỜ
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
Nhận biết được một ngày có 24 giờ; biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày; bước đầu nhận biết đơn vị đo thời gian ngày, giờ.
Củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm) và đọc giờ đúng trên đồng hồ.
Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hằng ngày.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Mặt đồng hồ bằng bìa (có kim ngắn, kim dài).
 Đồng hồ để bàn (loại chỉ có kim ngắn, kim dài). Đồng hồ điện tử.
HS: Vở bài tập, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định: (1’) Hát
2. Bài cũ: (3’) 
Nhận xét về bài kiểm tra của HS.
Thống kê điểm.
3. Giới thiệu: (1’) Ngày, giờ.
4. Phát triển các hoạt động: (27’)
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn và thảo luận cùng HS về nhịp sống tự nhiên hằng ngày
- Phương pháp: Giảng giải, trực quan, đàm thoại.
- GV giảng giải:
 Mỗi ngày có ban ngày và ban đêm, hết ngày rồi lại đến đêm. Ngày nào cũng có buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều và buổi tối.
- HS lắng nghe.
- Thường ngày, lúc 5 giờ sáng em đang làm gì?
- HS trả lời.
 	Lúc 11 giờ trưa em làm gì?
	Lúc 3 giờ chiều em làm gì?
	Lúc 8 giờ tối em làm gì?
- Mỗi khi HS trả lời, GV quay kim trên mặt đồng hồ bằng bìa chỉ đúng vào thời điểm của câu trả lời.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS biết cách gọi đúng tên các giờ trong ngày
- Phương pháp: Giảng giải, đàm thoại, luyện tập.
- GV giới thiệu: Một ngày có 24 giờ, một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. Sau đó, GV hướng dẫn HS đọc bảng phân chia thời gian trong ngày -> Biết cách gọi đúng tên các giờ trong ngày.
- HS nghe.
- Gọi vài HS nhắc lại bảng nêu trên (trong SGK).
- HS nêu.
- GV đặt câu hỏi để HS trả lời nhằm luyện tập – củng cố.
 + 2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ?
- 14 giờ.
 + 23 giờ còn gọi là mấy giờ?
- 11 giờ đêm.
 + Phim hoạt hình thường được chiếu vào lúc 19 giờ tức là lúc mấy giờ?
- 7 giờ tối.
-> Lưu ý: Đôi khi ta cũng có thể nói: 14 giờ chiều, 23 giờ đêm.
c. Hoạt động 3: Thực hành
- Phương pháp: Giảng giải, trực quan, luyện tập.
 Bài 1:
- HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS xem hình, tranh vẽ của từng bài.
- HS đọc số giờ vẽ trên từng mặt đồng hồ, đối chiếu với hoạt động cụ thể được mô tả qua tranh vẽ -> nêu số thích hợp ở chỗ chấm.
- GV sửa bài.
Bài 2:
- Đọc đề bài. 
- Quan sát tranh và hiểu các sự việc và thời gian nêu trong tranh -> Làm bài.
- GV sửa bài (có thể hỏi thêm: Tại sao lại chọn được như vậy?)
Bài 3:
- GV giới thiệu sơ qua về đồng hồ điện tử. Đối chiếu với đồng hồ để bàn GV giúp HS nhận biết: 3 giờ chiều được thể hiện bằng “15:00” trên mặt hiện số của đồng hồ điện tử.
- HS điền số thích hợp vào chỗ chấm trong các bài còn lại.
5. Củng cố, dặn dò: (3’)
Nhận xét tiết học.
Về nhà xem lại bài thật kỹ để tiết sau thực hành xem đồng hồ.
Kể chuyện
CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
I. MỤC TIÊU:
1. Rèn kĩ năng nói:
Kể lại được từng đoạn và nội dung câu chuyện: Con chó nhà hàng xóm; biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2. Rèn kĩ năng nghe:
Có khả năng theo dõi bạn kể; biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa truyện trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: (35’)
1. Ổn định 1’: hát
2. Bài cũ: (3’): Hai anh em:
Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể lại chuyện Hai anh em. (Mỗi HS kể một đoạn).
Nêu ý nghĩa câu chuyện.
Nhận xét – ghi điểm.
3. Giới thiệu (1’):
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
4. Phát triển các hoạt động (27’):
a. Hoạt động 1: Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh
- Gọi HS đọc yêu cầu 1.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS nêu vắn tắt nội dung từng tranh.
 - Tranh 1: Bé cùng Cún bông chạy nhảy tung tăng.
 - Tranh 2: Bé vấp ngã, bị thương, Cún bông chạy đi tìm người giúp.
- Tranh 3: Bạn bè đến thăm bé.
- Tranh 4: Cún bông làm bé vui những ngày bé bị bó bột.
Tranh 5: Bé khỏi đau, lại đùa vui với Cún bông.
b. Hoạt động 2: Kể chuyện trong nhóm và trước lớp
- Yêu cầu HS quan sát tranh.
- HS quan sát.
- Cho HS kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện theo nhóm.
- 5 HS nối tiếp kể từng đoạn trước nhóm.
* Kể chuyện trước lớp:
- GV gọi HS các nhóm kể lại câu chuyện theo đoạn dựa vào tranh.
- HS các nhóm kể.
- Nhận xét.
c. Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Một HS nêu.
- 2, 3 HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét.
- HS nhận xét.
- Cho HS bình chọn nhóm HS kể hay nhất.
5. Tổng kết: (2’)
Gọi 1 HS nêu lại ý nghĩa truyện.
GV nhận xét tiết học.
Dặn: Về nhà kể lại cho người thân nghe.
Tự nhiên xã hội
CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh biết:
Các thành viên trong nhà trường: Hiệu phó, Hiệu trưởng, Giáo viên, các nhân viên khác và học sinh.
Công việc của từng thành viên trong nhà trường và vai trò của họ đối với trường học.
II. CHUẨN BỊ:
Hình vẽ trong SGK trang 34, 35.
Một số tấm bìa ghi tên một số thành viên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG: 35’
1. Ổn định 1’: Hát
2. Bài cũ 3’: Nhà trường
Gọi 2 HS kiểm tra bài.
Hỏi: Trường bạn là trường nào? Nằm ở đâu?
Nói về các hoạt động diễn ra ở lớp học, thư viện, phòng y tế.
Bạn thích phòng nào? Tại sao?
Nhận xét – ghi điểm.
3. Giới thiệu bài 1’:
Các thành viên trong nhà trường.
4. Phát triển các hoạt động 23’:
a. Hoạt động 1: Làm việc với sách
- GV chia nhóm.
- Mỗi nhóm 5-6 HS.
- Yêu cầu HS quan sát hình trang 34, 35.
- HS quan sát.
- Gắn tấm bìa cho hợp với hình.
- Nói về các thành viên và vai trò của học đối với nhà trường.
- Nhận xét.
- GV kết luận: Trường gồm: Hiệu trưởng, Hiệu phó, Giáo viên và cán bộ công nhân viên cùng học sinh.
b. Hoạt động 2: Thảo luận về các thành viên và công việc của họ trong trường 
của mình.
GV cho HS thảo luận nhóm về các câu:
- Bạn biết những thành viên nào trong trường? Họ làm việc gì?
- Nói về tình cảm và thái độ của bạn đối với thành viên đó?
- HS thảo luận.
- Bạn sẽ làm gì để tỏ lòng yêu quý và kính trọng họ?
- Nêu ý kiến.
- Gọi 2, 3  ... g (GV đặt câu hỏi và chỉ vào ô cần hỏi).
- HS 2 dãy thi đua trả lời.
-> Nhận xét.
-> Nhận xét, tuyên dương.
- GV cho HS đọc lại các ngày của từng tuần.
- HS đọc.
- Bài 2a: GV cho HS nêu yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu.
+ GV cho HS tự làm bài.
- HS làm bài.
- HS sửa bài trên bảng phụ.
-> GV nhận xét và kiểm tra bài của cả lớp.
-> Nhận xét.
Vậy tháng 4 có bao nhiêu ngày?
- Có 30 ngày.
+ Bắt đầu là thứ mấy, ngày mấy?
- Thứ năm, ngày 1.
+ Kết thúc là thứ mấy, ngày mấy?
- Thứ sáu ngày 30.
b. Hoạt động 2: Củng cố về nhận biết về đơn vị đo thời gian và củng cố biểu tượng về thời gian.
- PP: Thực hành, giảng giải.
- Bài 2b: GV cho HS nêu yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm từng dòng.
- HS theo dõi và thực hiện.
+ GV cho HS khoanh vào các ngày thứ bảy của tháng 4.
+ HS thực hiện.
+ HS trả lời câu hỏi trong vở bài tập.
-> GV nhận xét.
-> HS nhận xét.
+ GV hướng dẫn HS làm tương tự các phần còn lại.
- HS tự làm bài. Nêu kết quả -> HS khác nhận xét.
-> GV nhận xét.
- Bài 2c: GV cho HS khoanh các ngày 15 tháng 4, 22 tháng 4, 30 tháng 4, 1 tháng 4 của tờ lịch trên.
- HS khoanh.
+ Nhìn vào tờ lịch xem ngày đó ở cột thứ mấy?
- Các ngày trên đều vào cột thứ năm. Riêng ngày 30/4 vào thứ sáu.
c. Hoạt động 3: Củng cố
- PP: Thi đua thực hành
- GV cho HS chơi trò: truyền thú để trả lời các câu hỏi:
- HS thực hiện trò chơi.
+ Tháng 4 có mấy ngày thứ ba?
+ Thứ ba tuần này cách thứ ba tuần sau mấy ngày?
+ Tháng 4 có bao nhiêu ngày chủ nhật? Đó là các ngày nào?
-> GV nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết: (2’)
Về xem lại bài. Làm bài 2/80.
Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
GV nhận xét tiết học.
Ø Rút kinh nghiệm: 	
Chính tả
TRÂU ƠI !
I. MỤC TIÊU:
Nghe và viết lại chính xác bài ca dao Trâu ơi!.
Trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ao/au, tr/ch, thanh hỏi/ thanh ngã.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Bài cũ 4’: 
Gọi 2 HS lên bảng, đọc cho các em viết lại các từ khó, các từ cần phân biệt của tiết chính tả trước.
Nhận xét và cho điểm từng HS.
GV chấm một số vở và kiểm tra bài làm của cả lớp.
GV nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới 1’: 
Trong giờ chính tả này, các em sẽ nghe đọc và viết lại chính xác bài ca dao Trâu ơi! Sau đó làm các bài tập chính tả phân biệt ao/au, tr/ch, thanh hỏi/ thanh ngã.
4. Phát triển các hoạt động 27’:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung bài viết
- GV đọc bài một lượt.
- 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Hỏi: Đây là lời của ai nói với ai?
- Là lời của người nông dân nói với con trâu của mình.
- Người nông dân nói gì với con trâu?
- Người nông dân bảo trâu ra đồng cày ruộng, và hứa hẹn làm việc chăm chỉ, cây lúa còn bông thì trâu cũng còn cỏ để ăn.
- Tình cảm của người nông dân đối với trâu như thế nào?
- Tâm tình như với một người bạn thân thiết.
b) Hướng dẫn trình bày
- Bài ca dao viết theo thể thơ nào?
- Thơ lục bát, dòng 6 chữ, dòng 8 chữ xen kẽ nhau.
- Hãy nêu cách trình bảy thể thơ này.
- Dòng 6 viết lùi vào 1 ô li, dòng 8 viết sát lề.
- Các chữ đầu câu thơ viết thế nào?
- Viết hoa các chữ cái đầu câu thơ.
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Đọc cho HS viết các từ khó và chỉnh sửa lỗi nếu các em mắc lỗi.
- Viết bảng các từ: trâu, ruộng, cày, nghiệp nông gia
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 1
- Tổ chức thi tìm tiếng giữa các tổ. Tổ nào tìm được nhiều hơn là tổ thắng cuộc.
- Có thể tìm được một số tiếng sau:
cao/cau,	lao/lau,	trao/trau,
nhao/nhau,	phao/phau,	ngao/ngau,
mao/mau,	thao/thau,	cháo/cháu,
máo/máu,	bảo/bảu,	đao/đau,
sáo/sáu,	rao/rau,	cáo/cáu, 
- Yêu cầu mỗi HS ghi 3 cặp từ vào Vở bài tập 
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài và đọc mẫu.
- Đọc bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập.
- Yêu cầu nhận xét bài bạn trên bảng.
- Bạn làm Đúng/Sai. Nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Kết luận về lời giải của bài tập sau đó cho điểm HS.
Lời giải:
cây tre/ che nắng, buổi trưa/ chưa ăn, ông trăng/ chăng dây, con trâu/ châu báu, nước trong/ chong chóng.
b) mở cửa/ thịt mỡ, ngả mũ/ ngã ba, nghỉ ngơi/ suy nghĩ, đổ rác/ đỗ xanh, vẩy cá/ vẫy tay.
5. Củng cố, dặn dò: (2’)
Nhận xét chung về giờ học.
Dặn dò HS về nhà viết lại các lỗi sai trong bài chính tả.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
Củng cố nhận biết về các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ; ngày, tháng.
Củng cố kỹ năng xem giờ đúng, xem lịch tháng.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Tờ lịch tháng 5 có cấu trúc tương tự như mẫu vẽ trong sách; Mô hình đồng hồ; Bảng phụ.
HS: VBT.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Bài cũ 4’: Thực hành xem lịch
GV cho HS sửa bài 2/80.
GV chấm 1 số vở và kiểm tra bài làm của cả lớp.
GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới 1’: Luyện tập chung
4. Phát triển các hoạt động 27’:
a. Hoạt động 1: Củng cố nhận biết về đơn vị đo thời gian. Rèn kỹ năng xem lịch tháng.
- PP: Thực hành, hỏi đáp.
Bài 2a: GV cho HS nêu yêu cầu.
- HS: Viết tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch thágn 5 (có 31 ngày).
- GV cho HS tự làm.
- HS làm bài.
- GV tổ chức cho HS sửa bài (thi đua sửa miệng giữa 2 dày)
- HS sửa bài.
- GV nhận xét.
- Nhận xét.
- Tháng 5 có bao nhiêu ngày?
- Có 31 ngày.
- Bài 2b: GV cho HS nêu yêu cầu.
- HS nêu.
- GV để HS tự làm.
- HS làm bài.
- GV tổ chức cho HS sửa bài trên bảng phụ.
- HS 2 dãy thi sửa bài tiếp sức.
--> GV nhận xét.
-> Nhận xét.
- GV cho 1 số HS trả lời lại bài 2b.
- HS đọc.
- Ngày 19 tháng 5 là ngày thứ mấy?
- Ngày thứ tư.
- GV: ngày 19 tháng 5 là ngày gì?
- Ngày sinh nhật Bác.
->GV giáo dục HS: yêu kính và biết ơn Bác Hồ.
+ Thứ bảy tuần này là ngày 15 tháng 5.
Thứ bảy tuần trước là ngày nào?
- Ngày 8 tháng 5.
Thứ bảy tuần sau là ngày nào?
- Ngày 22 tháng 5.
b. Hoạt động 2: Củng cố kỹ năng xem giờ đúng
Bài 1: GV cho HS nêu yêu cầu
- HS: nối mỗi câu với đồng hồ chỉ giờ thích hợp.
+ GV cho HS tự làm bài.
- HS làm bài.
+ GV tổ chức cho HS sửa bài tiếp sức
- HS 2 dãy (mỗi dãy 4 em) thi đua sửa bài.
-> GV nhận xét.
-> Nhận xét.
+ GV cho HS nêu lại giờ của từng đồng hồ và giải thích.
-> GV kết luận:
- Kim dài chỉ số 12, kim ngắn chỉ giờ.
- Hết 12 giờ (nửa ngày) kim đồng hồ sẽ quay lại từ đầu. Và khi tính giờ ta sẽ lấy số giờ đồng hồ cộng thêm 12 giờ.
- Bài 3: GV cho HS nêu yêu cầu.
- HS: Vẽ thêm kim đồng hồ để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng.
+ GV cho HS làm việc theo nhóm (6 nhóm) và giao mỗi nhóm 1 tranh vẽ 1 mô hình đồng hồ có ghi giờ bên dưới.
- HS làm bài theo nhóm. Nhóm nào xong dán lên bảng.
- GV nhận xét và cho HS so sánh: Những cặp đồng hồ nào có giờ giống nhau.
-> Nhận xét.
+ GV cho HS giải thích:
 20 giờ là mấy giờ tối?
- 8 giờ tối.
-> GV nhận xét.
-> Nhận xét.
c. Hoạt động 3: Củng cố
- PP: Thi đua thực hành
- GV cho HS trả lời và quay đồng hồ đúng theo câu hỏi của phóng viên. 
 (Ví dụ: Bạn ăn sáng lúc mấy giờ?)
 Mấy giờ bạn xem phim hoạt hình.
- HS thi đua thực hiện.
- Nhận xét.
-> Nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết: (2’)
Về xem lại bài, Tập xem lịch xem đồng hồ.
Về làm bài 2b, bài 3/81.
Chuẩn bị bài: Ôn tập.
GV nhận xét tiết học.
Tập làm văn
 Tiết 16
I. MỤC TIÊU:
1. Rèn kỹ năng nói:
Biết nói lời khen ngợi.
Biết kể về mộ vật nuôi.
2. Rèn kỹ năng viết:
Biết lập thời gian biểu một buổi trong ngày.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi sẵn BT3.
Vở bài tập.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Bài cũ 4’: 
2, 3 HS làm lại BT3 tiết TLV tuần 15.
Nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới 1’: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
4. Phát triển các hoạt động 27’:
a. Hoạt động 1: Nói lời khen ngợi
Bài tập 1:
- 1 HS đọc yêu cầu và bài mẫu.
- HS làm vào VBT.
Nhận xét.
- Nhiều HS phát biểu ý kiến.
b. Hoạt động 2: Kể về vật nuôi
Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu của bài: Kể về vật nuôi (có thể kết hợp tả sơ lược).
- HS xem tranh minh họa các vật nuôi trong SGK; chọn kể chân thực về một vật nuôi mà em biết (có thể là một con vật không được vẽ trong tranh).
Lưu ý: Chỉ nói những điều rất đơn giản, từ 3 đến 5 câu, không nên yêu cầu HS làm những bài văn kể chuyện, miêu tả đầy đủ như lớp 4, 5.
- 4, 5 HS nói tên con vật em chọn kể.
- 2 HS giỏi kể mẫu.
- Nhận xét, bầu người kể hay nhất.
- Nhiều HS tiếp nối nhau kể.
c. Hoạt động 3: Lập thời gian biểu
Bài tập 3:
- 1 HS nêu yêu cầu.
 - GV nhắc HS lưu ý: lập TGB đúng như trong thực tế.
- Cả lớp đọc thầm TGB buổi tối của bạn Phương Thảo (SGK trang 132). 
- 2 HS làm mẫu.
- Nhận xét.
- HS làm vào VBT.
- Đại diện 2 dãy lên sửa bài trên bảng phụ.
- Nhận xét, tuyên dương.
- 4, 5 HS đọc TGB vừa lập
5. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà tập lập thời gian biểu.
Ø Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_thu_16.doc