Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 10

Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 10

Tập đọc

Sáng kiến của bé Hà

I. Mục đích yêu cầu:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với các lời các nhân vật (Hà, ông, bà).

2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ mới và những từ quan trọng: cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.

- Hiểu nộidung, ý nghĩa câu chuyện: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.

II. Chuẩn bị:

 

doc 36 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
Sáng kiến của bé Hà
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với các lời các nhân vật (Hà, ông, bà).
2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:
Hiểu nghĩa các từ mới và những từ quan trọng: cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.
Hiểu nộidung, ý nghĩa câu chuyện: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh, bảng phụ viết sẵn các câu cần hướng dẫn, SGK.
Học sinh: SGK.
Tiết 1
III. Các hoạt động:
1. Khởi động (1’): Hát
2. Bài cũ (5’): Kiểm tra
Giáo viên nhận xét phần bài đọc kiểm tra của học sinh.
Giáo viên đọc thống kê điểm.
3. Giới thiệu bài (1’):
Hôm nay, các em tập đọc bài: Sáng kiến của bé Hà.
4. Phát triển các hoạt động (30’):
* Hoạt động 1: Luyện đọc
+ Mục tiêu: Học sinh đọc bài tốt, biết đọc theo lời các nhân vật, hiểu nghĩa từ khó.
+ Phương pháp: Thực hành, thi đua.
+ ĐDDK: SGK, bảng phụ.
+ Tiến trình HĐ:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Học sinh theo dõi.
+ Giọng người kể vui, thong thả.
+ Giọng bé Hà hồn nhiên.
+ Giọng bố tán thưởng.
+ Giọng ông bà phấn khởi.
- Giáo viên cho học sinh đọc từng câu.
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu.
- Học sinh nêu từ khó đọc: sáng kiến, ngạc nhiên, rét.
- Giáo viên nghi lại các từ khó và hướng dẫn học sinh đọc lại cho đúng.
- Giáo viên cho học sinh đọc từng đoạn trước lớp.
a) Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 1
- Hướng dẫn câu:
+ Bố ơi,/ sao không có ngày của ông bà,/ bố nhỉ?// (giọng thắc mắc)
+ Hai bố con bàn nhau/ lấy ngày lập đông hằng năm/ làm “ngày ông bà”,/ vì khi trời bắt đầu rét,/ mọi người cần chăm lo cho sức khỏe/ các cụ già.//
- Giải thích từ khó: sáng kiến, lập đông.
- Học sinh đọc phần chú thích.
b) Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 2
- Học sinh đọc.
c) Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 3
+ Món quà ông thích nhất hôm nay/ là chùm điểm mười của cháu đấy.//
+ Giải nghĩa từ: chúc thọ.
- Học sinh đọc phần chú thích và đặt câu.
- Giáo viên cho học sinh đọc từng đoạn trong nhóm (cho học sinh đọc phân vai).
- Học sinh đọc trong nhóm.
- Giáo viên cho các nhóm lên thi đọc.
- Học sinh các nhóm thi đọc phân vai.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên cho lớp đọc đồng thanh.
- Lớp đọc đồng thanh.
- Giáo viên tổng kết phần luyện đọc
Tiết 2
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
+ Mục tiêu: Học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
+ Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải.
+ ĐDDK: Bảng phụ, SGK.
+ Tiến trình HĐ:
- Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 1.
- Học sinh đọc.
Câu 1: Bé Hà có sáng kiến gì?
- Tổ chức ngày lễ cho ông bà.
- 2, 3 học sinh trả lời lại.
Câu 2: Hai bố con Hà chọn ngày náo làm “ngày ông bà”? Vì sao? 
- Hai bố con chọn ngày lập đông làm ngày lễ cho ông bà.
- Giáo viên cho học sinh giơ bảng Đ, S 
- Học sinh giơ Đ, S.
a. Hai bố con thích ngày đó.
- Học sinh giơ S.
b. Vì ngày đó là ngày tốt.
c. Vì ngày đó là ngày trời bắt đầu trở rét, mọi người cần chú ý chămlo sức khoẻ cho các cụ già.
- Hiện nay trên thế giới, người ta đã lấy ngày 1/10 làm ngày Quốc tế người cao tuổi.
- Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 2.
Câu 3: Bé Hà còn băn khoăn chuyện gì?
- Bé Hà băn khoăn chưa biết nên chuẩn bị quà gì biếu ông bà.
+ Ai đã gỡ bí giúp bé?
- Bố thì thầm vào tai bé mách nước. Bé hứa sẽ cố gắng làm theo lời khuyên của bố.
- Giáo viên cho đọc đoạn 3.
- Học sinh đọc.
Câu 4: Hà đã tặng ông bà món quà gì?
- Chùm điểm 10.
+ Ông bà nghĩ sao về món quà của bé Hà?
- Ông bà thích nhất món quà của Hà.
Câu 5: Bé Hà trong truyện là một cô bé như thế nào?
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Vì sao Hà nghĩ ra sáng kiến tổ chức “Ngày ông bà”?
- Vì Hà rất yêu ông bà.
- Vì Hà phát hiện chỉ có người già chưa có ngày lễ.
- Giáo viên chốt ý và giáo dục học sinh: Muốn cho ông bà vui lòng, các em nên làm gì?
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại
+ Mục tiêu: Học sinh biết đọc phân vai câu chuyện.
+ Phương pháp: Thực hành, thi đua.
+ ĐDDK: SGK.
+ Tiến trình HĐ:
- Giáo viên cho học sinh các nhóm thi đọc phân vai.
- Các nhóm thi đọc.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
5. Tổng kết (3’): 
Giáo viên cho 1 học sinh đọc lại cả câu chuyện
VN: Rèn đọc lại.
CBB: Bưu thiếp.
Toán 
Luyện tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
Củng cố cách tìm “một số hạng trong một tổng”.
Ôn lại phép trừ đã học và giải toán đơn về phép trừ.
2. Kĩ năng:
Rèn cho học sinh làm đúng, làm nhanh.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh làm tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng phụ, bảng thi đua và một số bông hoa, quả táo.
Học sinh: VBT; bảng a, b, c.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định (1’): Hát
2. Bài cũ (3’): Tìm 1 số hạng trong 1 tổng
2 học sinh sửa bài 1 (e, g).
1 học sinh sửa bài 3.
Giáo viên chấm điểm và nhận xét.
3. Giới thiệu (1’):
- Hôm nay các em học bài: Luyện tập.
4. Phát triển các hoạt động (27’):
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm BT1
+ Mục tiêu: Củng cố về kiến thức tìm 1 số hạng trong 1 tổng.
+ Phương pháp: Luyện tập, thi đua, trắc nghiệm.
+ ĐDDK: VBT, bảng a, b, c, giấy viết câu trắc nghiệm.
+ Tiến trình HĐ:
- Giáo viên ghi:
a) x + 1 = 10
- Nêu tên gọi các thành phần trong phép cộng trên?
- Học sinh nêu.
- Giáo viên cho học sinh lựa chọn câu đúng.
- Học sinh giơ bảng a, b, c.
Muốn tìm một số hạng trong 1 tổng:
a. Lấy tổng trừ đi số hạng kia.
b. Lấy tổng cộng với số hạng kia.
c. Cả a, b đều đúng.
- Giáo viên nhận xét 2 dãy thi đua.
- Giáo viên yêu cầu lớp làm bài.
- Học sinh làm bài vào vở.
- 3 học sinh xung phong làm bảng.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài 2, 3
+ Mục tiêu: Củng cố về phép cộng, trừ trong phạmvi 10 và rèn kĩ năng làm tính nhẩm, nhanh.
+ Phương pháp: Thực hành, thi đua.
+ ĐDDK: Giấy viết bài khổ to, quả táo viết số.
+ Tiến trình HĐ:
BT2: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm 
cột 1.
	6 + 4 = ?
	4 + 6 = ?
	10
	10
- Có nhận xét gì về 2 phép tính cộng trên.
- Các số hạng giống nhau, tổng bằng nhau.
- Nêu tính chất của phép cộng?
- Học sinh nêu.
- Dựa vào 2 phép tính cộng trên tìm kết quả 2 phép tính trừ còn lại.
- Học sinh nêu:
 10 – 4 = 6
 10 – 6 = 4
- Làm thế nào tìm kết quả nhanh.
- Lấy tổng trừ số hạng kia.
- Giáo viên cho học sinh làm vở.
- Học sinh làm bài.
- 2 đội thi đua gắn quả táo vào bài.
- Giáo viên nhận xét, gắn hoa.
- Học sinh nhận xét.
Bài 3: Giáo viên hướng dẫn cột 1
17 – 4 – 3 được ?
- 10
- 4 – 3 tất cả là trừ mấy?
- Trừ 7.
- Vậy 17 – 7 chính là 17 – 4 – 3, 17 – 7 bằng mấy?
- Tương tự làm các bài còn lại.
- Học sinh làm vở.
- 2 học sinh 2 đội thi đua làm bảng.
- Giáo viên nhận xét, gắn hoa.
- Học sinh nhận xét.
 * Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài 4
+ Mục tiêu: Củng cố về giải toán có lời văn.
+ Phương pháp: Thực hành, thảo luận, thi đua.
+ ĐDDK: Giấy viết đề bài, bảng phụ.
+ Tiến trình HĐ:
Bài 4: Giáo viên dán băn giấy có đề bài.
- 1 học sinh đọc.
- Học sinh thảo luận đặt câu hỏi vào bài.
- 2 dãy thi đua đọc.
- Giáo viên nhận xét, gắn hoa.
- Học sinh nhận xét.
- Lớp viết câu hỏi vào vở.
- Vài học sinh đọc lại.
- Giáo viên dán câu hỏi lên bảng.
- 1 học sinh đọc lại cả đề bài.
- Giáo viên tóm tắt:
Có: 28 học sinh.
Học sinh gái: 16 học sinh.
Hỏi:  học sinh trai?
- Học sinh nêu các dữ kiện của bài toán.
- Muốn tìm số học sinh trai làm thế nào?
- Số học sinh lớp có – số học sinh gái.
- Dựa vào đâu làm lời giải?
- Câu hỏi.
- Đơn vị?
- Học sinh trai.
- Lớp làm bài vào vở.
- 1 học sinh làm bảng phụ.
- Giáo viên nhận xét.
- Lớp nhận xét.
5. Tổng kết (3’):
- Trò chơi: Hái hoa tặng cô.
- Giáo viên nêu luật chơi:
- 2 đội thi đua tiếp sức, mỗi đội 4 bạn.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết thi đua, tuyên dương.
- Về nhà: bài 5, 1, 3 SGK.
- CBB: Số tròn chục trừ đi 1 số.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Kể chuyện
Sáng kiến của bé hà
I. Mục tiêu:
Dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
Biết kết hợp lời kể với giọng điệu và điệu bộ.
Biết nghe và nhận xét lời bạn kể.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng phụ ghi các câu gợi ý cho từng đoạn truyện.
Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động: 
1. Ổn định (1’): Hát
2. Bài cũ (5’): Kiểm tra
Giáo viên nhận xét bài trước.
Giới thiệu bài (1’): 
- Hôm nay các em tập kể chuyện: Sáng kiến của bé Hà.
4. Phát triển các hoạt động (30’):
* Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn chuyện
+ Mục tiêu: Dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn truyện.
+ Phương pháp: Kể chuyện, đàm thoại.
+ ĐDDK: Bảng phụ.
+ Tiến trình HĐ:
- Gọi 1 học sinh kể lại đoạn 1. Nếu học sinh quên, giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi ý:
- 1 học sinh kể mẫu.
+ Bé Hà được coi là gì? Vì sao?
+ Lần này, bé đưa ra sáng kiến gì?
+ Tại sao bé lại đưa ra sáng kiến ấy?
+ Hai bố con bàn nhau lấy ngày nào làm ngày lễ ông  ... n.
Làm quen với 2 đoạn thẳng cắt nhau.
Học sinh say mê học toán.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, que tính, số, bảng gài.
HS: VBT, que tính, số.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định (1’): Hát
2. Bài cũ (4’): 11 trừ đi một số : 11 - 5
1 học sinh đọc thuộc lòng bảng 11 trừ đimột số.
2 học sinh sửa bài 3, 4/48.
Giáo viên chấm một số vở, kiểm tra việc làm bài của lớp.
Giáo viên nhận xét. 
3. Giới thiệu bài mới (1’): 31 - 5
4. Phát triển các hoạt động (27’):
* Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ 31 - 5
- PP: quan sát, hỏi đáp.
- Giáo viên nêu đề toán và hướng dẫn học sinh sử dụng que tính để đưa ra phép trừ 31 - 5.
- Học sinh thực hành trên que tính.
- Học sinh nêu kết quả và cách thực hiện. (Nhiều em nêu).
-> Nhận xét.
-> Giáo viên nhận xét và chốt lại một cách làm:
 Muốn bớt 5 que phải lấy 1 que rời và 4 que ở bó 1 chục. Có 10 que rồi, lấy 4 que còn lại 6 que. Vậy 31 bớt 5 còn 26.
- Giáo viên ghi: 31 - 5 = 26
- Giáo viên cho học sinh tự đặt tính và nêu cách đặt tính.
- Học sinh: 31
	- 5
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tính kết quả:	31
	- 5
	26
- học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên.
* Hoạt động 2: Thực hành
 - PP: Thi đua, thực hành.
Bài 1, 2: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh nêu.
- Học sinh làm bài VBT.
- Học sinh thi đua sửa bài tiếp sức.
-> Giáo viên nhận xét.
-> Nhận xét. 
Bài 4:
- Có mấy đoạn thẳng?
- 2 đoạn thẳng: AB, CD.
- 2 đoạn này có điểm nào chung?
- Điểm O chung.
-> 2 đoạn thẳng có chung 1 điểm người ta gọi là 2 đoạn thẳng cắt nhau.
- Vài học sinh nêu lại: Đoạn AB cắt đoạn CD tại O.
- Giáo viên có thể gợi ý thêm: O là điểm cắt nhau của 2 đoạn thẳng AB và đoạn CD.
5. Củng cố, dặn dò: (3’)
Giáo viên chấm 1 số vở.
Về nhà làm bài 2, 3/49.
Chuẩn bị bài 51 -5.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Tập làm văn
Tiết 10
I. Mục tiêu:
Rèn kỹ năng nghe và nói: Biết kể về ông bà hoặc một người thân, thể hiện tình cảm của ông bà hoặc người thân.
Rèn kỹ năng viết: Viết lại được những điều vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu).
Học sinh yêu mến, kính trọng ông bà và những người thân.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh minh hoạ, bài tập 1.
Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Phát triển các hoạt động (38’):
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm miệng
- PP: hỏi đáp, giảng giải.
a) Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh nêu.
- Giáo viên lưu ý học sinh: các câu hỏi chỉ là để gợi ý, các em dựa vàođó để kể lại chứ không phải là trả lời câu hỏi.
- Giáo viên khơi gợi tình cảm của học sinh dành cho ông bà, người thân.
- Học sinh suy nghĩ để chọn đối tượng kể.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh kể từng câu.
Câu 1: Ông, bà (hoặc người thân) của em bao nhiêu tuổi?
- Nhiều học sinh kể (có thể kể thêm về hình dáng).
- Giáo viên ghi lại các ý và cung cấp thêm từ cho học sinh còn trẻ, tóc, bạc...
Câu 2: Ông, bà (hoặc người thân) của em làm nghề gì?
- Học sinh đọc câu hỏi 2.
- Giáo viên cho 1 vài học sinh làm động tác để giới thiệu nghề.
- Học sinh lớp đoán nghề và dùng câu văn để kể về nghề đó. (Nhiều học sinh kể về nghề của người thân).
- Giáo viên dùng tranh để giới thiệu nghề với học sinh. 
Câu 3: Ông, bà (hoặc người thân) của em yêu quý, chăm sóc em như thế nào?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Nhiều học sinh phát biểu.
b) Giáo viên cho 1 vài học sinh kể trước lớp.
- Học sinh kể toàn bài.
-> Nhận xét. 
-> Nhận xét.
c) Giáo viên cho học sinh tập kể trong nhóm (2 bàn 1 nhóm).
- Học sinh tập kể trong nhóm.
d) 1 vài học sinh kể trước lớp.
- Học sinh kể.
-> Nhận xét. 
* Hoạt động 2: Làm bài viết
 - PP: Thực hành.
Bài 2: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Viết lại những gì vừa kể ở bài tập 1.
- Giáo viên lưu ý hs:
+ Viết rõ ràng, dùng từ, đặt câu cho đúng.
+ Suốt bài văn chỉ kể về 1 người.
- Học sinh làm bài.
- Giáo viên quan sát và chấm một số vở.
- Học sinh đọc bài làm của mình.
-> Nhận xét, sửa lỗi sai.
-> Nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố
- Giáo viên cho học sinh đọc 1 số bài văn hay mà học sinh vừa làm.
- Học sinh đọc bài văn hay.
-> Nhận xét, tuyên dương.
-> Nhận xét.
- Giáo dục: yêu thương, quan tâm đến ông, bà (hoặc người thân).
5. Tổng kết (2’):
Về nhà xem lại bài.
Chuẩn bị bài: Tiết 11.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Chính tả
Ông và cháu
I. Mục tiêu:
Nghe và viết chính xác, trình bày đúng bài thơ “Ông và cháu”. Viết đúng các dấu hai chấm, mở và đóng ngoặc kép, dấu chấm than.
Làm đúng các bài tập phân biệt: c/k, ?/~.
Học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: bảng phụ.
Học sinh: Vở chính tả, bảng con.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Bài cũ (5’): Ngày lễ
1 vài học sinh viết lại tên các này lễ có trong bài.
1 học sinh đọc bài tập 2, bạn viết bảng.
Giáo viên nhận xét, nêu thống kê, tuyên dương vở đẹp.
3. Giới thiệu bài mới (1’): Ông và cháu
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe - viết
- PP: Hỏi đáp, thực hành
a) Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- Giáo viên đọc bài chính tả 1 lượt.
- Học sinh lắng nghe.
- 2, 3 học sinh đọc lại.
- Có đúng là cậu bé trong bài thơ thắng được ông của mình không?
- Ông nhường cháu, giả vờ thua cho cháu vui.
- Em hãy tìm dấu hai chấm và dấu ngoặc trong bài.
- Có 2 dấu ngoặc kép và dấu 2 chấm.
 (Học sinh nêu câu thơ lên).
- Giáo viên cho học sinh rèn viết từ khó: vật, thua, chiều.
- Học sinh viết vào bảng con.
b) Giáo viên đọc bài cho học sinh viết.
- Học sinh viết bài vào vở.
c) Giáo viên chấm và chữa bài.
-> Giáo viên nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
- PP: Hỏi đáp, thực hành.
Bài 2: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Tìm 3 chữ đầu bằng c và k.
- Giáo viên treo bảng phụ viết qui tắc chính tả với c/k.
- Học sinh đọc, ghi nhớ.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh sửa bài (tiếp sức).
- Học sinh sửa bài.
- Nhận xét.
-> Nhận xét.
Bài 3: Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh nêu.
- Học sinh làm vở bài tập.
- Học sinh sửa miệng.
-> Nhận xét. 
-> Nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò (3’):
Học sinh nhắc lại qui tắc c/k.
Về nhà rèn viết lại các từ hay sai.
GV nhận xét tiết học.
Toán
51 - 15
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh: 
Biết thực hiện phép trừ (có nhớ), số bị trừ là số có hai chữ số và chữ số đơn vị là 1, số trừ là số có 2 chữ số.
Củng cố về thành phần chưa biết của phép cộng.
Tập vẽ tam giác khi biết 3 đỉnh.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Que tính, số, bảng gài, bảng phụ.
Học sinh: Que tính, số, vở bài tập.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Bài cũ (5’): Ngày lễ
2 học sinh đọc bảng 11 trừ đi một số.
Học sinh sửa bài 2, 3.
Giáo viên chấm một số bài và kiểm tra lớp.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới (1’): 51 - 15
4. Phát triển các hoạt động (27’):
* Hoạt động 1: Giới thiệu dạng toán 51 - 15
- PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải, thực hành
- Giáo viên nêu đề bài và hướng dẫn học sinh sử dụng que tính để nêu ra được kết quả của phép tính 51 - 15.
- Học sinh quan sát, thực hành trên que tính.
- Học sinh nêu kết quả và nêu các làm:
+ Để bớt đi 15 que tính, ta bớt đi 1 que rời, tháo bó 1 chục lấy thêm 4 que nữa là 5 que cònlại 6 que. Lấy thêm 1 chục que nữa là lấy đi 15 que. Vậy 51 bớt đi 15 còn 36 que tính.
- Giáo viên ghi: 51 - 15 = 36
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tính và tính kết quả.
- Học sinh đặt tính và nêu cách đặt tính.
- Học sinh nêu cách tính:
 51 * 11 trừ 5 còn 6, viết 6 nhớ 1.
- 15 * 1 thêm 1 là 2. 5 trừ 2 còn 3,
 36 viết 3.
- Giáo viên cho học sinh đặt tính và tính 61 - 17.
- Học sinh làm và nêu cách làm.
-> Giáo viên nhận xét, chốt ý.
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh làm bài.
-> Nhận xét, kiểm tra cả lớp.
-> Nhận xét.
Bài 2: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Đặt tính và tính.
- Giáo viên lưu ý học sinh cách đặt tính.
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài.
- Học sinh sửa bài tiếp sức.
-> Nhận xét, kiểm tra lớp. 
-> Nhận xét.
Bài 3: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Nối các điểm để tạo thành hình.
- Học sinh làm.
- 2 học sinh sửa bài trên bảng phụ.
-> Nhận xét, kiểm tra cả lớp.
-> Nhận xét. 
5. Củng cố, dặn dò (4’):
Học sinh 2 dãy thi đua thực hiện nhanh, chính xác: 
	63 - ... = 50
	... - 28 = 20
	72 + 18 = ...
Về làm bài 3, 5/50.
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
GV nhận xét tiết học.
Tập làm văn
Ôn tập
I. Mục tiêu:
Rèn học sinh kĩ năng nghe và nói: Biết kể về một người thân của mình.
Tậpviết lại những điều vừa kể.
II. Nội dung:
Giáo viên tổ chức cho học sinh tập kể về người thân của mình dựa vào các câu hỏi gợi ý của bài văn tiết 10 dưới nhiều hình thức.
	+ Cá nhân.
	+ Nhóm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày 1 đoạn văn và cho học sinh tập viết lại đoạn văn mình vừa kể.
Giáo viên chấm và sửa bài cho học sinh. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_thu_10.doc