Giáo án Tích hợp các môn học Khối 2 - Tuần thứ 15 - Năm học: 2009-2010

Giáo án Tích hợp các môn học Khối 2 - Tuần thứ 15 - Năm học: 2009-2010

Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009

Tập đọc

Tiết 43 , 44 . Bài : Hai anh em .

I/ Mục tiêu :

Đọc đúng , to rõ toàn bài . Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ , bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý của nhân vật trong bài .

- Hiểu ND : Sự quan tâm , lo lắng cho nhau , nhường nhịn nhau của hai anh em ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK.)

 GDBVMT : GD tình cảm đẹp đẽ giữa anh chị em trong gia đình .

II/ ĐDDH : Tranh sgk , bảng phụ .

III/ Các HĐDH chủ yếu :

 

doc 32 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn học Khối 2 - Tuần thứ 15 - Năm học: 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
 Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009 
Tập đọc
Tiết 43 , 44 . Bài : Hai anh em .
I/ Mục tiêu :
Đọc đúng , to rõ toàn bài . Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ , bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý của nhân vật trong bài .
- Hiểu ND : Sự quan tâm , lo lắng cho nhau , nhường nhịn nhau của hai anh em ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK.)
 GDBVMT : GD tình cảm đẹp đẽ giữa anh chị em trong gia đình .
II/ ĐDDH : Tranh sgk , bảng phụ .
III/ Các HĐDH chủ yếu :
GV
HS
A.Ổn định :
B. KTBC : 
- Nhận xét phê điểm . 
- nhận xét bước KT .
C. Dạy bài mới :
1/ Giới thiệu bài : Hai anh em .
- Ghi tựa .
2/ HD luyện đọc :
2.1 . Đọc mẫu toàn bài .
2.2. Đọc từng câu :
- Ghi từ khó đọc lên bảng , HD hs đọc : Ruộng , vất vả , ngạc nhiên , xúc động .
2.3. Đọc từng đọan trước lớp :
- Đưa bảng phụ ghi câu khó , HD hs đọc :
Đoạn 2 : Nghĩ vậy / người em ra đồng lấy lúa của mình / bỏ thêm vào phần của anh//
Đoạn 3 : Thế rồi ,/ anh ra đồng lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của em //
2.4. Đọc từng đoạn trong nhóm 
- Theo dõi , giúp đỡ hs khó khăn đọc .
2.5 . Thi đọc giữa các nhóm .
- Nhận xét tiết 1 .
Tiết 2
3/ HD tìm hiểu bài :
- Lúc đầu hai anh em chia lúa như thế nào 
Câu 1 : Người em nghĩ gì và đã làm gì ?
Câu 2 : Người anh nghĩ gì và đã làm gì ?
Câu 3 : Mỗi người cho thếnào là công bằng ? ( Giúp hs khó khăn trả lời )
- Nói thêm : Vì yêu thương nhau , quan tâm lẫn nhau nên hai anh em đều nghĩ ra lí do để giải thích sự công bằng chia phần nhiều hơn cho người khác .
Câu 4 : Hãy nói 1 câu vè tình cảm của hai anh em ?
GDBVMT : Qua câu chuyện ta thấy được tình cảm của hai anh em thật đẹp đẽ , đáng quý trọng hơn cả vàng bạc , châu báu .
4/ Thi đọc bài :
5/ Củng cố , dặn dò :
GDBVMT : Nếu là anh , hoặc là em , em nên đối xử với nhau như thế nào ?
- Qua câu chuyện , em thấy tình cảm anh em như thế nào ?
- Về tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe .
- Nhận xét tiết học .
- Hát.
- 2 hs đọc . Mỗi em 1 mẫu . TLCH nội dung tin đọc .
- Mở SGK/ 119 , QST bài tập đọc .
- Nhìn SGK.
- Nối tiếp nhau mỗi em 1 câu có hs khó khăn .
- Cá nhân , cả lớp , có hs khó khăn đọc .
- Nối tiếp mỗi em đọc 1 đọan .
- Cá nhân , cả lớp .
- Cá nhân , có hs yêu đọc , cả lớp .
- Đọc bài theo nhóm 2 .
- Đọc từ ngữ khó hiểu SGK .
- Đại diện nhóm đọc đoạn 1 , 2 .
- Truyền điện đọan 3 , 4 .
- HSKK thi đọc câu .
- Nhận xét , tuyên dương .
- Đọc thầm đoạn 1 , 2 .
- Họ chia lúa thành 2 đóng bằng nhau để cả ở ngoài đồng .
- Người em nghĩ : “ Anh mình còn phải nuôi vợ con .. không công bằng ” . Nghĩ vậy người em ra . Vào phần của anh .
- Đọc thầm đọan 3 
- Nguời anh nghĩ : “ Em mình sống 1 mình vất vả . Thì thật không công bằng ” . Nghĩ vậy người anh  bỏ thêm vào phần của em .
- Anh hiểu công bằng là chia cho em nhiêu hơn vì em sống một mình vất vả . Em hiểu công bằng là chia cho anh nhiều hơn vì anh còn phải nuôi vợ con .
- Nghe , ghi nhớ .
- Hai anh em rất thương yêu nhau lo cho nhau / Hai anh em nhường nhịn lẫn nhau .
- Nghe , ghi nhớ .
- Thi đọc truyền điện đọan 1 ,2 .
- Hai nhóm đồng thanh đoạn 3 .
- Đọc tiếp sức đoạn 4 , 2.
- HSKK thi đọc 2 câu .
- Nhận xét , bình chọn , tuyên dương .
- Luôn yêu thương quý trọng , nhường nhịn lẫn nhau .
- Tình anh em vô cùng đẹp đẽ .
RÚT KINH NGHIỆM
Toán
Tiết 71 . Bài . 100 trừ đi một số .
I / Mục tiêu :
- Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng : 100 trừ đi một số có một hoặc hai chữ số .
- Biết tính nhẩm 100 trừ đi một số tròn chục . BTCL : Bài 1 , 2 .
* BT3 ( nếu còn thời gian )
II/ ĐDDH : bộ số , bảng nhóm .
III/ Các HĐDH chủ yếu :
GV
HS
A. Ổn định :
B. KTBC : 
C. Dạy bài mới :
1/ Giới thiệu bài : 100 trừ đi một số .
- Ghi tựa .
2/ HD thực hiện phép trừ 100 – 36 :
- Có 100 que tính , bớt đi 36 que tính . Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm sao ?
- - Viết bảng : 100 – 36 = ?
- HD hs tính : 
 + 0 không trừ được 6 , lấy 10 trừ 6 bằng 4 , viết 4 , nhớ 1 .
 + 3 thêm 1 bằng 4 , 0 không trừ được 4 , lấy 10 trừ 4 bằng 6 , viết 6 , nhớ 1 .
 + 1 trừ 1 bằng 0 , viết 0 .
4/ Thực hành :
Bài 1. Tính 
- Ghi bảng : 100 100 lần lượt .
 - 4 - 22
- Nhận xét .
Bài 2 . Tính nhẩm ( Theo mẫu )
- GV hướng dẫn HS tính theo mẫu 100 - 20
+ 10 chục – 2 chục = 8 chục .
 Vậy : 100 – 20 = 80 
* Bài 3 . Một cửa hàng buổi sáng bán được 100 hộp sữa , buổi chiều bán được ít hơn buổi sáng 24 hộp sữa . Hỏi cửa hàng đó bán được bao nhiêu hộp sữa ?
5/ Củng cố , dặn dò :
- Viết bảng : 100 – 8 , 100 – 25 
- Nhận xét tiết học .
- Hát .
- Thực hiện phép trừ 100 – 36 .
- 1 hs lên bảng lớp đặt tính . HSKK lặp lại cách đặt tính .
- Lặp lại nhiều em , có HSKK lặp lại .
- Thực hiện phép trừ 100 – 5 
- 1 hs lên bảng đặt tính , HSKK lặp lại cách đặt tính .
- Lặp lại nhiều em , có hs khó khăn lặp lại .
- Mở SGK/ 71 .
- Đọc yêu cầu BT1 .
- Làm vào bảng con . Có HSKK đem bảng lên trước lớp .
- Làm vào SGK 100 100 100
 - 9 - 3 - 69
- 3 hs làm ở bảng nhóm , mỗi em 1 phép tính . Có HSKK.
- Nhận xét , chữa bài .
- Đọc yêu cầu BT2 .
- Nghe , ghi nhớ .
- Nhẩm , làm vào SGK.
- Nối tiếp nêu miệng cách nhẩm mỗi em 1 phép tính . Có HSKK.
- Nhận xét , chữa bài .
- 2 hs đọc đề toán .
- 2 hs khá giỏi thi đua làm trước lớp .
- Cổ vũ , nhận xét .
- Tuyên dương .
- HSKK nêu cách đặt tính và cách tính .
- Nhận xét tuyên dương .
RÚT KINH NGHIỆM
Kể chuyện
Tiết 14 . Bài : Hai anh em .
I/ Mục tiêu : 
- Kể lại được từng phần câu chuyện theo gợi ý ( BT1 ) Nói lại được ý nghĩ của hai anh em khui gặp nhau trên đồng ( BT2 ).
 * HS khá , giỏi kể lại được tòan bộ câu chuyện ( BT3 ) 
 GDBVMT : GD tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình .
II/ĐDDH : Bảng phụ .
III/ Các HĐDH chủ yếu :
GV
HS
A. Ổn định :
B. KTBC : 
- Nhận xét , phê điểm .
- Nhận xét bước KT .
C. Bài mới :
1/ Giới thiệu bài : Hai anh em .
- Ghi tựa .
2/ HD kể chuyện :
Bài 1 . Kể lại từng phần câu chuyện : Hai anh em theo gợi ý sau :
- đưa bảng phụ ghi các phần gợi ý .
- Nhắc hs mỗi phần gợi ý ứng với ND 1 đoạn câu chuyện .
- Chia lớp thành nhóm 4 .
- Theo dõi giúp đỡ hs khó khăn kể chuyện .
- Nếu hs khó khăn còn lúng túng . GV gợi ý : 
 + Câu chuyện xảy ra ở đâu ?
 + Lúc đầu hai anh em chia lúa thế nào ?
 + Người em đã nghĩ gì và làm gì ?
 + Người anh nghĩ gì và làm gì ?
 + Câu chuyện kết thúc ra sao ?
 Bài 2 . Nói ý nghĩ của hai anh em khi gặp nhau trên đồng .
 - Giải thích : Truyện chỉ nói hai anh em gặp nhau trên đồng , hiểu ra mọi chuyện ôm chầm lấy nhau không nói . Họ nghĩ gì lúc ấy . Nhiệm vụ của các em : đoán nói ý nghĩ của hai anh em lúc đó .
- Nhận xét , khen ngợi nhữ hs tưởng tượng đúng ý nghĩ của nhân vật .
 + Ý nghĩ của anh: Em mình tốt quá ./ Em thật tốt chỉ lo cho anh /.
 + Ý nghĩ của em : Anh mình thương mình quá ./ Hóa ra anh làm việc này .
 GDBVMT : Em thấy tình cảm anh em thế nào ?
 * Bài 3 . Kể lại toàn bộ câu chuyện 
- Nhận xét phê điểm .
4 / Củng cố , dặn dò :
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
- Về kể chuyện cho người thân nghe .
- Nhận xét tiết học .
- Hát 
- 2 hs nối tiếp kể hòan chỉnh câu chuyện bó đũa . 1 hs nêu ý nghĩa .
- HSKK kể 1 đọan 
- Mở sgk / 120 .
- Đọc yêu cầu BT1 .
- 1hs đọc các phần gợi ý a)b)c)d) .
- Kể chuyện theo nhóm 4 .
- Đại diện nhóm kể , mỗi nhóm 1 đọan 3,4 lượt kể . Có HSKK kể .
- Nhận xét .
- 1 hs đọc yêu cầu BT2 . 1hs kể lại đoạn 4 câu chuyện .
- Nối tiếp phát biểu ý đó .
- Tình anh em vô cùng đẹp đẽ .
- 1 hs đọc yêu cầu BT3 .
- HS khá , giỏi xung phong kể lại toàn bộ câu chuyện ( 2 lượt )
- Nhận xét , tuyên dương .
- Anh em phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau .
RÚT KINH NGHIỆM
Chính tả ( Tập chép )
Tiết 29 . Bài : Hai anh em
I/ Mục tiêu :
- Chép chính xác bài chính tả , trình bày đúng đoạn văn có lời diễn tả ý nghĩ nhân vật trong ngoặc kép . Không mắc quá 5 lỗi chính tả .
- Làm được BT2 , BT3b )
II/ ĐDDH : 
III/ Các HĐDH chủ yếu :
GV
HS
A. Ổn định :
B . KTBC :
- Đọc lần lượt : kẽo kẹt , lặn lội , khiêm tốn , miệt mài , .
- Đánh vần chữ khiêm , miệt .
- Nhân xét , sửa sai . 
- Nhận xét bước KT .
C. Dạy bài mới : 
 1/ Giới thiệu bài : Tập chép bài : Hai anh em .
- Ghi tựa .
2/ HD viết chính tả :
- Đọc đoạn chép .
- Tìm những câu nói lên suy nghĩ của người em ?
- Suy nghĩ của người em được ghi với dấu câu gì ?
- Đọc lần lượt các từ khó viết : phần , công bằng , nghĩ .
- Nhận xét , chữa sai . 
- Đọc bài chính tả .
- Đọc lại bài chính tả , lưu ý các từ khó viết 
- Chấm 5 , 7 tập . Nhận xet từng tập .
3/ HD làm bài tập CT : 
Bài 2 : Tìm 2 từ chứa tiếng có vần ai , 2 từ chứa tiếng có vần ay .
- Muốn được tiếng có vần ai hay ay ta làm thế nào ?
- Nhận xét .
- Nhận xét ,chốt ý đúng .
Bài ( 3 ) Tìm các từ :
 b) Chứa tiếng có vần ât hay âc 
 + Trái nghĩa với còn .
 + Chỉ động tác ra hiệu bằng đầu .
 + Chỉ chổ đặt chân để bước lên thềm nhà ( hoặc cầu thang )
- Nêu lần lượt từng gợi ý .
- Nhận xét , chốt ý đúng : mất , gật , bậc .
4/ Củng cố , dặn dò :
- Về chữa lỗi viết sai .
- Nhận xét tiết học .
- Hát 
- Viết bảng con .
- HSKK viết .
- 2hs nhìn SGK đọc lại .
- Anh mình còn phải .. công bằng .
- Đặt trong dấu ngoặc kép , sau dấu hai chấm .
- Viết bảng con .
- Dò ở SGK .
- Chép vào vở .
- Chữa bài .
- Mở VBT.
- Đọc yêu cầu BT2 .
- Thêm âm đầu trước vần .
- 1hs làm mẫu 1 từ : tai .
- Làm VBT .
- Nối tiếp nêu nêu trước lớp có HSKK nêu 
- Chữa bài .
- Đọc yêu cầu .
- Làm vào bảng con .
- Làm vào VBT.
RÚT KINH NGHIỆM
.
 Đạo đức
Tiết 15 . Bài : Giữ gìn trường lớp sạch đẹp ( Tiết 2 )
I/ Mục tiêu :
- Nêu được ích lợi của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp .
- Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp .
- Hiểu : Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của hs .
- Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp .
* HS khá , giỏi : Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp .
 GDBVMT : Tham gia và nhắc nhở mọi người giữ gìn trường lớp sạch , đẹp là làm môi trường lớp học trong lành sạch , đẹp góp phần BVMT . 
II/ ĐDDH :
III/ Các HĐDH chủ yếu :
GV
HS
A. Ổn định :
B. KTBC :
 - Muốn cho trường lớp sạch đẹp em làm gì ? 
 - Chọn 2 hs .
- Nhận xét , đánh giá , tuyên dương .
- Nhận xét bước KT .
C . Dạy  ... hòm lên chân biển báo khỏang nửa ô .
- Dán hình chữ nhật trắng vào giữa hình tròn 
4/ Hoạt động 3 : Thực hành 
- Lưu ý hs bôi hồ mỏng , miết nhẹ tay để hình được phẳng .
- Theo dõi giúp đỡ HSKK làm sản phẩm .
5/ Củng cố , dặn dò :
- Các em vừa gấp , cắt , dán gì ?
- Mặt biển báo thế nào ?
- Biển báo nói gì ?
- HSKK về tập gấp , cắt dán hòan thành biển báo .
- Tiết sau mang giấy màu đỏ , nâu .
- Nhận xét tiết học .
- hát .
- Quan sát .
- Ghi nhớ tên biển báo .
- Mặt biển báo , chân biển báo .
- Mặt biển báo hình tròn , có hình chữ nhật ở giữa .
- Chân biển báo hình chữ nhật .
- Màu đỏ ở hình tròn , HCN có màu trắng .
- Màu nâu .
- Một hình tròn đỏ , một HCN màu trắng , một hình chữ nhật nâu là chân biển báo .
- Cấm xe đi ngược chiều là xe chỉ được chạy theo một đường không chạy chiều ngược lại .
- Quan sát .
- Nghe , ghi nhớ .
- Quan sát giáo viên thực hiện .
- Hs nối tiếp nói lại các bước gấp cắt dán biển báo . Có HSKK lặp lại .
- 2 HS lên trước lớp thực hành gấp , cắt dán biển báo cấm xe đi ngược chiều .
- Lớp thực hành gấp , cắt dán biển báo .
* HS khéo tay gấp , cắt dán được biển báo đường cắt ít mấp mô , biển báo cân đối .
- Biển báo cấm xe đi ngược chiều .
- Mặt biển báo màu đỏ có HCN trắng ở giữa .
- Không đi chiều ngược lại .
RÚT KINH NGHIỆM
Toán
Tiết 74 . Bài : Luyện tập
I/ Mục tiêu : 
- Thuộc bảng trừ đã học để tính nhẩm .
- Biết thực hiện phép phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 .
- Biết tìm số bị trừ , số trừ .
* HS khá , giỏi : BT2 ( cột 3 , 4 ) , BT4 ( nếu còn thời gian ) .
II/ ĐDDH : bảng nhóm .
III/ Các HĐDH chủ yếu :
GV
HS
A. Ổn định :
B. KTBC :
- Yêu cầu hs vẽ ở bảng con 1 đoạn thẳng , ghi tên , có 3 điểm thẳng hàng .
- Nhận xét bước KT .
C/ Dạy bài mới :
1/ Giới thiệu bài : Luyện tập 
- Ghi tựa .
2/ HD thực hành luyện tập :
Bài 1 : Tính nhẩm :
- Theo dõi , giúp đỡ HSKK tính 
Bài 2 .Tính ( cột 1 , 2 , 5 ) 
 - Ghi bảng : 56 74 93 
 - 18 - 29 - 37
 38 64 80
 - 9 - 27 - 23
- Gv ghi bảng theo hs tính .
Bài 3 . Tìm x :
a) 32 – x = 18 b) 20 – x = 2 c) x – 17 = 25 
- Gợi ý : Phần a) b) x có tên gọi là gì ?
- Muốn tìm số trừ ta làm sao ?
- Phần c) x có tên gọi là gì ?
- Muốn tìm số bị trừ ta làm sao ?
* Bài 4 : Vẽ đường thẳng 
a) Đi qua 2 điểm M, N 
b) Đi qua điểm O
c) Đi qua 2 trong 3 điểm A , B ,C .
- Mỗi phần của BT chọn 2 hs khá giỏi .
- Nhận xét , chốt ý đúng .
4/Củng cố , dặn dò :
- Về HTL bảng trừ .
- Nhận xét tiết học .
- Hát 
- Làm vào bảng con .
- Lên trước lớp , có HSKK lên tính .
- Nhận xét .
- Mở SGK/74 
- Đọc yêu cầu .BT1 .
- Nối tiêp nêu phép tính và kết quả theo cột dọc 2 lượt . Nhận xét .
- Làm vào SGK.
- Mỗi em nêu kết quả bài làm 1 cột tính . Nhận xét , chữa bài ( có HSKK nêu cột 2 )
- Đọc yêu cầu BT2 .
- Làm vào SGK 
- Đứng tại chỗ nêu miệng cách tính ( có hs yếu nêu 2 em ) 
- Nhận xét chữa bài .
- Đọc yêu cầu BT3 .
- Số trừ .
- Lấy số bị trừ , trừ đi hiệu .
- HSKK lặp lại .
- Số bị trừ .
- Lấy hiệu cộng với số trừ .
- HSKK lặp lại 
- Làm bảng con theo dãy , 3 hs đem bảng .
- Có 1 HSKK đem bảng lên trước lớp .
- Nhận xét .
- Đọc yêu cầu BT4 .
- Lần lượt lên thi đua làm từng phần.
- Nhận xét .
- Tuyên dương .
- Vài hs HTL các bảng trừ , có HSKK.
RÚT KINH NGHIỆM
Tập viết
Tiết 15. Bài : Chữ hoa N
I/ Mục tiêu :
- Viết đúng chữ hoa N ( 1 dòng chữ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ ) , chữ và câu ứng dụng : Nghĩ ( 1dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ ) . Nghĩ trước nghĩ sau ( 3 lần ) ,. Chữ viết rõ ràng , tương đối đều nét , thẳng hàng .
- * HS khá , giỏi viết đúng , đủ các dòng trên trang vở tập viết .
II/ ĐDDH : Chữ hoa N , bảng nhóm .
III/ Các HĐDH chủ yếu :
GV
HS
A. Ổn định :
B. KTBC : 
- Nhận xét uốn nắn .
- Nhận xét bước KT .
C. Dạy bài mới :
1/ Giới thiệu bài : Chữ hoa N 
- Ghi tựa .
2/ HD viết chữ hoa :
- Đưa mẫu chữ hoa .
- Chữ hoa N cao mấy li ?
- Gồm mấy nét ?
- Nét móc ngược , nét thẳng xiên , nét móc xuôi phải .
- Viết lên bảng chữ hoa N , nói cách viết :
+ Nét 1 : ĐB trên đường kẻ 2 viết nét móc ngược trái từ dưới lên , lượn sang phải DB ở ĐK6 .
+ Nét 2 : Từ Điểm dừng bút của nét 1 đổi chiều bút viết 1 nét thẳng xiên xuống ĐK1 .
+ Nét 3 : Từ điểm dừng bút của nét 2 đổi chiều bút viết 1 nét móc xuôi phải lên ĐK6 rồi uốn cong xuống ĐK5 .
- Viết 1 lần nữa chữ hoa N ở bảng lớp nói lại cách viết 1 lần nữa .
- Nhận xét uốn nắn cách viết cho hs .
3/ HD viết cụm từ ứng dụng :
- Giảng : Nghĩ trước nghĩ sau là suy nghĩ chính chắn trước khi làm .
- Viết cụm từ ứng dụng lên bảng .
- Những chữ nào cao 2, 5 li ?
- Chữ nào cao 1,5 li ?
- Chữ nào cao 1,25 li ?
- Chữ nào cao 1li ?
- Khoảng cách viết các chữ thế nào ?
- Viết lên bảng chữ Nghĩ . Khi viết chữ N và g giữ 1 khoảng cách vừa phải vì 2 chữ này không nối nét nhau .
- Nhận xét , uốn nắn cách viết cho hs .
4/ HD viết vào vở tập viết : 
- HD viêt lần lượt vào vở .
- Theo dõi , giúp đỡ hs yếu viết bài .
5/ Chấm chữa bài :
- Chấm 5 , 7 tập hs .
- Nhận xét từng tập .
Củng cố dặn dò :
- Về tập viết chữ hoa N.
- Nhận xét tiết học .
- Hát .
- Lớp viết bảng con : M , Miệng .
- 1 hs viết ở bảng nhóm trước lớp .
- Quan sát .
- 5 li 
- 3 nét 
- HS khá giỏi lặp lại .
- Quan sát , ghi nhớ cách viết bảng con chữ hoa N ( 2 lượt ) 
- 1 hs nêu : Nghĩ trước nghĩ sau .
- 2 hs nói lại .
- Quan sát .
- N , g , h .
- t 
- r , s 
- I , ư ,ơ , c , n , a , u .
- Bằng khỏang cách viết chữ o .
- Quan sát .
- Viết bảng con chữ Nghĩ 2 lượt .
- Mở vở TV .
- Viết lần lượt vào vở : 1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ . Chữ Nghĩ : 1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ . Nghĩ trước nghĩ sau 3 lần .
* HS kha , giỏi viết đủ đúng các dòng trên trang vở TV . 
RÚT KINH NGHIỆM
....
 Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2009 
Thể dục 
Giáo viên dạy chuyên
****** 
Âm nhạc 
Giáo viên dạy chuyên
*******
Tập làm văn
Tiết 15 . Bài : Chia vui . Kể về anh chị em .
I/ Mục tiêu :
- Biết nói lời chia vui , chúc mừng , hợp tình huống giao tiếp ( BT1 , BT2 ) .
- Viết được đọan văn ngắn , kể về anh chị em ( BT3 ) 
GDBVMT : GD tình cảm đẹp đẽ trong gia đình .
II/ ĐDDH : 
III/ Các HĐDH chủ yếu :
GV
HS
A. ổn định :
B. KTBC :
- Nhận xet , phê điểm .
- Nhận xét bước KT .
C. Dạy bài mới :
1/ Giới thiệu bài : Chia vui . Kể về anh chị em .
- Ghi tựa .
2/HD làm bài tập ;
Bài 1 : ( Miệng ) Bạn Nam chúc mừng chị Liên được giải nhì trong kì thi hs giỏi của tỉnh . Hãyy nhắc lại lời của Nam .
 - Gợi ý : Khi nói lới chia vui nên nói tự nhiên , thể hiện thái độ vui mừng của em trai trước thành công của chị .
- Khen hs nói lại đúng lời Nam .
Bài 2 . ( Miệng ) Em sẽ nói gì để chúc mừng chị Liên ?
- GV nêu yêu cầu bài 2 .
- Giải thích : Em nói lời chúc mừng chị Liên không cần nói lại lời của Nam mà nói theo ý riêng của mình .
- Chia lớp thành cặp cùng bàn .
- Nhận xét , uốn nắn câu nói cho hs .
Bài 3 . Hãy viết 3 , 4 câu kể về anh , chị em ruột ( hoặc anh chị em họ ) của em .
- Gợi ý : Trước tiên các em cần chọn xem mình muốn viết về ai .
- Em giới thiệu tên của người ấy , những đặc điểm về hình dáng , tính tình của người ấy , tình cảm của em với người ấy , tình cảm của em với người ấy .
- Nhận xét , uốn nắn .
- Chỉnh sửa cho hs .
- Theo dõi giúp đỡ hs yếu làm bài .
- Nhận xét , phê điểm , tuyên dương .
3/ Củng cố , dặn dò :
- Về tập viết đoạn văn kể về anh chị em .
- Nhận xét tiết học .
- Hát 
- TLCH theo tranh ở BT1 tuần 14 /118 , 2 hs đọc ở VBT của mình .
- Đọc lại mẫu nhắn tin ở BT2 , 2 em 
- Mở SGK/ 126 .
- 1hs đọc BT1 . Lớp đọc thầm theo .
- Quan sát tranh . Đọc lời của Nam .
- Nhiều hs nối tiếp đọc lời của Nam .
- HSKK đọc lời của Nam .
- Thảo luận đóng vai nói lời của Nam 
- Vài nhópm thực hiện trước lớp .
- Nhận xét , trao đổi .
- HSKK nói lời chúc mừng chị Liên .
- 1hs đọc BT3 .
- Vài hs nêu ý riêng .
- HS khá giỏi làm miệng .
- HSKK làm miệng câu đơn giản .
- Làm vào vở .
- Nhiều hs nối tiếp đọc bài làm có HSKK đọc .
- Nói lại các việc vừa học .
RÚT KINH NGHIỆM
Toán
Tiết 75. Bài : Luyện tập chung .
I / Mục tiêu :
- Thuộc bảng trừ đã học để tính nhẩm .
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 .
- Biết tính giá trị của biểu thức số có đến 2 dấu phép tính .
- Biết giải toán với các số kèm đơn vị cm .
* HS khá , giỏi : BT2 ( cột 2 ) , BT4 ( nếu còn thời gian )
II/ Chuẩn bị : Bảng nhóm , bảng phụ , bảng con .
III/ Các HĐDH chủ yếu :
GV
HS
A. Ổn định :
B. KTBC : 
- Đưa bảng con ghi các phép tính bảng trừ .
- Nhận xét , phê điểm .
- Nhận xét bước KT .
C. Dạy bài mới :
1/ Giới thiệu bài : Luyện tập chung .
- Ghi tựa .
2/ HD luyện tâp :
Bài 1 : Tính nhẩm 
- Gắn 4 bảng nhóm , mỗi bảng 1 cột tính .
Bài 2 . Đặt tính rối tính ( cột 1 , 3 ) 
- Chọn 4 hs làm bảng con mỗi em một phép tính .
Bài 3 . Tính 
42 – 12 – 8 = 36 + 14 – 28 = 
58 – 24 – 6 = 72 – 36 + 24 =
- HD học sinh tính :
42 – 12 – 8 = 30 – 8 
 = 22
- Nhắc nhở hs đặt tính ở bảng con rồi ghi kết quả vào bài .
- Theo dõi giúp đỡ HSKK làm bài .
Bài 5 . Băng giấy màu đỏ dài 65 cm , băng giấy màu xanh ngắn hơn băng giấy màu đỏ 17 cm . Hỏi băng giấy màu xanh dài bao nhiêu xăng ti mét ?
- Băng giấy màu xanh ngắn hơn là như thế nào ? 
- Bài thuộc dạng gì ? 
* Bài 4 : Tìm x 
a) x + 14 = 40 b) x – 22 = 38 c)52 – x = 17 
- Ghi bảng a) , b) , c) .
- Nhận xét , chốt ý đúng .
4 / Củng cố dặn dò :
- Về HTL bảng trừ .
- Nhận xét tiết học .
- Hát 
- Nêu phép tính và kết quả , có HSKK.
- Mở SGK/75
- Đọc yêu cầu BT1 .
- Làm vào SGK .
- 4 hs nối tiếp nhau lên điền vào bảng nhóm mỗi em 1 bảng có 1 hs KK làm cột 2 .
- Nhận xét , chữa bài .
- Đọc yêu cầu BT2 
- Làm vào vở .
- 4 hs đem bảng lên trước lớp có 1 HSKK .
- Nhận xét , chữa bài .
- Đọc yêu cầu BT3 .
- Làm vào bảng con . 1 hs khá giỏi làm bảng lớp : 58 – 24 – 6 = 
- Đem bảng 1 hs KK .
- Nhận xét .
- Làm vào vở : 36 + 14 – 28 = 
 72 – 36 + 24 = 
- 2 hs nêu tính miệng .
- Nhận xét , chữa bài .
- 2 hs đọc đề toán .
- Là ít hơn 
- Bài toán về ít hơn 
- Làm vào vở . 1 hs làm ở bảng nhóm .
- Nhận xét , HS KKđọc bài làm .
- Chữa bài .
- Đọc yêu cầu .
* 3 hs khá giỏi lên bảng làm .
- Nhận xét .
- Tuyên dương .
- Vài HS HTL bảng trừ .
	RÚT KINH NGHIỆM	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_hoc_khoi_2_tuan_thu_15_nam_hoc_2009.doc