Giáo án Tích hợp các môn học Khối 2 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012

Giáo án Tích hợp các môn học Khối 2 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012

Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2011

TẬP ĐỌC:

SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ ( 2 tiết )

 I/Mục tiêu:Ngắt nghỉ hơi hợpp lí sau các dấu câu,giữa các cụm từ rõ ý ;bước đầu biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật.

-Hiểu nội dung : Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ cho ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu,sự qaun tâm tới ông bà .

-Trả lời được câu hỏi trong SGK

II/Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK, bảng phụ ghi sẵn nội dung câu văn dài.

III/Hoạt động dạy học:

 

doc 33 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn học Khối 2 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2011
TẬP ĐỌC:
SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ ( 2 tiết )
 I/Mục tiêu:Ngắt nghỉ hơi hợpp lí sau các dấu câu,giữa các cụm từ rõ ý ;bước đầu biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật.
-Hiểu nội dung : Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ cho ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu,sự qaun tâm tới ông bà .
-Trả lời được câu hỏi trong SGK 
II/Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK, bảng phụ ghi sẵn nội dung câu văn dài. 
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 TIẾT 1
A/Kiểm tra bài cũ : Nhận xét bài KTĐKGHKI
B/Bài mới:
1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài : “ Sáng kiến của bé Hà”
2.Hoạt động 2: Hướng dẫn hs luyện đọc
a)GV đọc mẫu toàn bài : HD sơ lược cách đọc:
Đọc lời của Hà hồn nhiên,giọng ông bà phấn khởi,giọng người kể hồn nhiên ,giọng ông bà phấn khởi,giọng người kể vui.
b)HDHSLĐ kết hợp giải nghĩa từ:
*Đọc từng câu rút từ khó đọc: ngày lễ,lập đông ,rét, sức khoẻ, sáng kiến ,suy nghĩ ,hiếu thảo...
*Đọc từng đoạn rút câu cần hướng dẫn HS LĐ:
.Một hôm ,Hà hỏi bố:
-Bố ơi,sao không có ngày của ông bà bố nhỉ? 
-Yêu cầu HS tập ngắt nhịp
-HS luyện đọc 
*Đọc từng đoạn rút từ mới cần giải nghĩa 
*Đọc từng đoạn trong nhóm .
*Thi đọc giữa các nhóm.
 TIẾT 2
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài
-Đọc từng đoạn,cả bài và trả lời câu hỏi: 
H1: Bé Hà có sáng kiến gì?
-Hà giải thích vì sao cần có ngày lễ ông bà?
H2: Hai bố con chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà? Vì sao?
*GV: Hiện nay trên thế giới,người ta lấy ngày 1/10 làm ngày Quốc tế Người cao tuổi
H3 : Bé Hà còn băn khoăn điều gì?
-Ai đã gỡ bí giúp bé?
H4: Hà đã tặng ông bà món quà gì?
-Món quà của Hà ông bà có thích không?
H5:Bé Hà trong truyện là một cô bé như thế nào?
- Vì sao Hà nghĩ ra sáng kiến tổ chức “ Ngày ông bà”
4. Hoạt động 4: Luyện đọc lại: (HS khá giỏi phân vai dựng lại câu chuyện)
5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò :
-Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ cho ông bà thể hiện tình cảm ntn?
- Liên hệ thực tế.
-Nhận xét tiết học.Chuẩn bị mỗi em một tờ giấy cứng và một phong bì thư để học bài sau: Bưu thiếp .
- HS chú ý lắng nghe .
-HS đọc lại đề bài
-HS đọc thầm và chú ý giọng đọc của GV
- HS luyện đọc cá nhân, ĐT từ khó.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn 
 - HS luyện đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh các câu cần ngắt giọng. 
Một hôm,/ Hà hỏi bố://
-Bố ơi,/ sao không có ngày của ông bà ,/bố nhỉ.//
-HS chú ý phần từ mới cuối bài để nêu cách hiểu của một số từ mới
-Các nhóm luyện đọc
-Thi đọc giữa cá nhóm và bình chọn nhóm đọc hay nhất ,đúng nhất
HS đọc thầm từng đoạn cả bài và trả lời câu hỏi:
-Tổ chức ngày lễ cho ông bà.
-Vì Hà có ngày tết thiếu nhi 1/6,bố là công nhân có 1/5 .Mẹ có ngày 8/3.Còn ông bà chưa có ngày lễ nào cả
-Ngày lập đông, Vì ngày đó trời bắt đầu trở rét. Mọi người cần chăm lo sức khoẻ cho các cụ già.
-HS ghi nhớ ngày lễ
-Chưa biết nên chọn quà gì biếu ông bà.
-Bố thì thầm vào tai Hà .....
-Hà tặng ông bà chùm điểm 10
-Món quà ông bà thích nhất.
-Bé Hà trong truyện là 1 cô bé ngoan, nhiều sáng kiến và rất yêu ông bà
-HS phát biểu tự do: Vì Hà rất yêu ông bà/ vì Hà rất quan tâm đến ông bà/...
-Các nhóm thi đọc truyện theo vai ( người dẫn chuyện,bé Hà,bà,ông)
-Kính yêu và quan tâm đến ông bà.
-Tự liên hệ
-Nghe dặn
TOÁN:
LUYỆN TẬP(S/46)
I/Mục tiêu:
-Biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b ; a + x = b (Với a, b là các số có không quá 2 chữ số)
-Biết giải bài toán có 1 phép trừ.
*Bài tập cần làm 1,2 (cột 1,cột 2 ),bài 4 và bài 5
II/Đồ dùng dạy học:
-Nội dung bài tập 2ghi sẵn ở bảng phụ.3 bảng nhóm để các nhóm làm bài
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng giải bài toán:
+ Thực hiện: 17 + x = 29 ; x + 13 = 37;
- GV nhận xét , ghi điểm .
B / Bài mới :
1/ Giới thiệu bài : Ghi đề lên bảng
2/ Luyện tập :
* Bài 1 : Tính .
-Hỏi : X là gì trong các phép cộng ở BT1
-Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào ?
- YC HS tự làm bảng con, 3 em lên làm bài trên bảng, mỗi em 1 phép tính.
-Nhận xét 
* Bài 2 : (Cột 1,2)YC HS nhẩm và nêu ngay kết quả.
-Hỏi: Khi đã biết 9 + 1 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả của 10 – 9 và 10 –1 được không? Vì sao?
*Bài 4: 
-Gọi 1 HS đọc đề . HD HS phân tích bài toán bài toán cho biết gì? Tìm gì ?
-Thảo luận nhóm.
- Nhận xét bài của bạn ở bảng.	
* Bài 5: Nêu yêu cầu bài tập
-YC HS tự làm bài.
-Vài HS nêu cách thực hiện.
-Nhận xét 
-C/Củng cố dặn dò :
Muốn tìm một số hạng ta làm thế nào?
-Dặn HS làm bài về nhà: cột 3 bài 2 và bài 3/46 SGK.Chuẩn bị 40 que tính để học bài sau: Số tròn chục trừ đi một số
-Nhận xét tiết học.
-2 HS lên bảng làm bài 
HS1: HS2
17 + X = 29 X + 13 = 37
 X = 29 – 17 X = 37 – 13 
 X = 12 X = 24
-Nhận xét
-X là số hạng chưa biết
-Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ
 đi số hạng kia
-HS làm bài theo yêu cầu,cả lớp làm bài theo 
dãy bàn.
- HS làm bài ,lần lượt từng em nêu kết quả.
-Được vì muốn tìm một số hạng ta lấy tổng 
trừ đi một số hạng
-1 HS đọc đề bài 
-HS phân tích đề theo nhóm 4 và giải bài toán
 vào bảng phụ ,đính lên bảng
-Nhận xét
 Bài giải:
 Số quả quýt có là:
 45 – 25 = 20 ( quả quýt )
 Đáp số: 20 quả quýt
-HS nêu
-HS làm bài vào bảng con.
-1 vài HS nêu cách thực hiện. Chọn đáp án C 
vì 0 + 5 = 5 hoặc vì x= 5 – 5 = 0,vậy x = 0 là 
kết quả đúng
-Nhận xét
-Ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
-Nghe dặn
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI:
ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I/Mục tiêu:
-Khắc sâu kiến thức về các hoạt động của cơ quan vận động, tiêu hoá.
-Biết sự cần thiết và hình thành thói quen ăn sạch, uống sạch và ở sạch.
-Nêu tác dụng của 3 sạch để cơ thể khỏe mạnh và chóng lớn.
II/Đồ dùng dạy học:
-Các hình vẽ trong SGK,phiếu học tập ghi sẵn các câu hỏi.
-Hình vẽ các cơ quan tiêu hoá phóng to.
III) Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 Kiểm tra bài cũ: Kt 2 HS trả lời câu hỏi:
-Nêu nguyên nhân lây nhiễm giun?
-Để đề phòng bệnh giun em cần phải làm gì?
2 / Giới thiệu bài : Nêu MĐYC. 
3/ Bài mới : 
Khởi động: Trò chơi xem ai nói nhanh ,nói nhanh,nói đúng tên các bài đã học về chủ đề :Con người và sức khoẻ.
HĐ1: Trò chơi “ Xem cử động,nói tên các cơ, xương và khớp xương”
-Hoạt động nhóm: Cho mỗi nhóm tập vài động tác thể dục và nhận xét khi làm động tác đó thì vùng cơ nào,xương nào và khớp xương nào phải cử động.
-Hoạt động chung cả lớp:
Lần lượt các nhóm cử đại diện lên trình bày.
-GV nhận xét.
HĐ2: Cuộc thi tìm hiểu về con người và sức khoẻ. 
-GV chuẩn bị một số thăm ghi các câu hỏi:
H1:Chúng ta cần ăn uống và vận động như thế nào để khoẻ mạnh và chóng lớn?
H2: Tại sao phải ăn uống sạch sẽ?
H3: Làm thế nào để phòng bệnh giun?
H4:Hãy nêu tên các cơ quan vận động của cơ thể?
H5: Hãy nêu tên các cơ quan tiêu hoá?
H6:Hãy nói đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá?
4 / Củng cố dặn dò :Nêu tác dụng của 3 sạch để cơ thể khỏe mạnh và chóng lớn .
Dặn HS ôn lại các bài đã học. Chuẩn bị bài sau* Nhận xét tiết học. 
- 2 HS trả lời.
-HS tham gia trò chơi.
-Tập một số động tác thể dục.
- Lần lượt các nhóm lên tập,các nhóm còn lại quan sát và cử đại diện ghi nhanh các nhóm cơ, xương,khớp xương thực hiện cử động đó vào bảng con rồi giơ lên.
-Mỗi tổ cử 3 đại diện lên tham gia vào cuộc thi.
-Mỗi cá nhân tự bốc thăm 1 câu hỏi và trả lời ngay sau 1 phút suy nghĩ
-Nhóm nào có nhiều câu trả lời đúng nhóm đó sẽ thắng cuộc
-Cả lớp tuyên dương.
-HS xung phong nêu
-Nghe dặn
KỂ CHUYỆN:
SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
I/Mục tiêu:
-Dựa vào các ý cho trước,kể lại được từng đoạn câu chuyện Sáng kiến của bé Hà.
-HS khá ,giỏi kể lại đựơc toàn bộ câu chuyện Sáng kiến của bé Hà.
II/Đồ dùng dạy học:Gợi ý SGK ghi sẵn ở bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/Kiểm tra bài cũ : KT sách TV
B/Giới thiệu bài : Ghi đề lên bảng. 
*Hướng dẫn kể chuyện :
a / Dựa theo ý chính kể lại từng đoạn câu chuyện “Sáng kiến của bé Hà” bằng lời của em( Dựa vào các ý SGK)
* Kể chuyện trong nhóm.
GV yêu cầu HS chia nhóm dựa vào ý chính , tập kể lại từng đoạn chuyện trong nhóm và diễn đạt bằng lời của mình , kể tự nhiên 
-Có thể nêu câu hỏi gợi ý kể đoạn 1 như sau:
H1:Bé Hà vốn là một cô bé như thế nào?
H2:Bé Hà có sáng kiến gì?
H3:Bé Hà giải thích vì sao phải có ngày lễ ông bà?
H4: Hai bố con chọn ngày nào làm lễ ông bà?
-Các đoạn còn lại thực hiện tương tự 
* Kể trước lớp .
- Yêu cầu 3 HS của các nhóm nối tiếp nhau kể lại câu chuyện theo đoạn. 
b / Phân vai dựng lại câu chuyện( HS khá ,giỏi).
- Yêu cầu HS phân vai dựng lại chuyện 
+ Lần 1 : GV làm người dẫn chuyện 
+ Lần 2 : 3 nhóm phân vai thi dựng lại câu chuyện 
C/Củng cố - dặn dò :
-Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
-GDHS phải biết kính yêu ông bà .
- Nhận xét tiết học .
- Dặn dò hs về nhà tập kể lại chuyện cho người thân nghe 
-Chuẩn bị bài sau: Bà cháu
 -HS đọc đề bài
-Nêu yêu cầu bài tập
- Chia nhóm, mỗi nhóm 3 em , lần lượt từng em kể từng đoạn theo gợi ý,kết hợp cử chỉ, nét mặt, điệu bộ 
-Là một cô bé vốn có nhiều sáng kiến
-Làm ngày lễ cho ông bà
-Bố ,mẹ ,bé đều có ,còn ông bà thì chưa có ngày lễ nào cả
-Lấy ngày lập đông làm ngày lễ ông bà
-HS kể chuyện trước lớp 
- HS chú ý lắng nghe .HS nhận xét bạn kể 
- GV dẫn chuyện HS nhận vai kể lại chuyện .
- 
-HS các nhóm phân vai dựng lại câu chuyện.
-Các nhóm nhận xét.
-Vài HS nêu.
-Nghe dặn
 TOÁN:
SỐ TRÒN CHỤC TRỪ ĐI MỘT SỐ (S/ 47)
I/Mục tiêu:
-Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 - trường hợp số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có 1 hoặc 2 chữ số.
-Biết giải bài toán có 1 phép trừ (số tròn chục trừ đi 1 số)
-Bài tập cần làm 1,3 .Bổ sung thêm bài 2.
II/Đồ dùng dạy học: 40 que tính; 3 bảng phụ.
-Bảng con
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/Kiểm tra bài cũ : KT 2 HS làm bảng lớp
 HS1 : Tìm X HS2 : bài 4/46
 X+ 8 = 10
-Nhận xét
B / Bài mới :
1 / Giới thiệu bài : Nêu MĐYC
2/Giới thiệu phép trừ 40 - 8.
* GV nêu : Có 40 que tính ,bớt 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?
- Để biết còn bao nhiêu que tính ta thực hiện như thế nào?
*YC HS thực hiện thao tác trên que tính để tìm kết quả.HD HS cách tháo 1 bó rồi bớt.
-Nêu cách thực hiện 
-Nêu phép tính.
-GV viết lên bảng: 40 – 8.
*Gọi 1 HS lê ... 
 15
 36
 -
- 3 HS lên bảng , cả lớp làm vào bảng con theo dãy bàn. Nêu cách đặt tính và cách tính.
- 
-
-
 81 31 51
- -
- -
 46 17 19
 35 14 32 
-
-
-
 41 71 61
 12 26 34
 29 45 27
- 2 HS lên bảng ,cả lớp làm bài vào bảng con. 
-
-
-
a/ 81 b/ 51
 44 25
 37 26
 -Ta lấy tổng trừ đi số hạng kia
 -HS làm bài theo yêu cầu
-HS QS mẫu và trả lời
-Hình tam giác.
-Nối 3 điểm với nhau.
- HS tự vẽ hình vào giấy kẻ ô li.
-Nghe dặn
THỦ CÔNG:
GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI (Tiết 2) 
I/Mục tiêu:
-Biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui.
-Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Các nếp gấp tương phẳng, thẳng.
*HS khéo tay :Gấp được thuyền phẳng đáy có mui.Hai mui thuyền cân đối.Các nếp gấp phẳng thẳng.
II/Đồ dùng dạy học:
-Quy trình gấp,giấy màu.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/KTBC: Ở tiết 1 ta học thủ công bài gì?
2/Bài mới : 
a)Giới thiệu bài:Tiếp tục gấp thuyền phẳng đáy không mui trên giấy màu.
b)HDHS thực hiện
Học sinh thực hành gấp thuyền phẳng đáy có mui.
- Học sinh nêu lại và thực hiện các thao tác gấp thuyền phẳng đáy có mui đã học ở tiết 1.
-Gọi 1 hs gấp thử.
* Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành gấp thuyền phẳng đáy có mui.
GV nhắc HS cần miết các đường mới gấp cho phẳng .
*Gấp cá nhân
- GV đánh giá kết quả học tập của học sinh.
2 /Nhận xét dặn dò :
-Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập và kết quả của hs.
-Dặn dò hs chuẩn bị Đ D để học tiết sau.
- Nhận xét tuyên dương 
-Gấp thuyền phẳng đáy không mui.
*Bước 1: Gấp tạo mui thuyền.
*Bước 2 :Gấp các nếp gấp cách đều. 
*Bước 3: gấp tạo thân và mui thuyền phẳng đáy có mui.
*Bước 4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui.
- 1 HS gấp thử 1 lần .
- Tổ chức cho hs thực hành theo nhóm .HS trang trí trưng bày sản phẩm 
-HS gấp cá nhân
-Vỗ tay tuyên dương.
-Nghe dặn
TẬP LÀM VĂN:
KỂ VỀ NGƯỜI THÂN
I/Mục tiêu: -Biết kể về ông bà hoặc người thân ,dựa theo câu hỏi gợi ý ( bài tập 1 )
-Viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về ông bà hoặc người thân.
II/Đồ dùng dạy học: Viết sẵn các câu hỏi gợi ý BT1 vào bảng phụ
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/Kiểm tra bài cũ :
-Nhận xét bài kiểm tra định kì GHKI
B/Bài mới: 
1/Giới thiệu bài : Nêu MT.
2/Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài 1 :(Làm miệng )
-Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu hS xác định yêu cầu của bài 
-Thảo luận nhóm
-GV nêu gợi ý từng câu YC HS trả lời. 
- Gọi HS trình bày trước lớp.
-Nhận xét
Bài 2 :
- Nêu yêu cầu bài tập : Xác định yêu cầu : Dựa theo lời kể ở bài tập 1 ,viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về ông bà (hoặc người thân của em )
- Lưu ý HS :Lựa chọn những từ ngữ đúng và hay để diễn đạt thành câu văn sinh động.
-Gọi 1 số HS đọc bài viết của mình.
-GV nhận xét, sữa sai cho HS.
4 / Củng cố -dặn dò :
- Liên hệ thực tế 
-Dặn HS về nhà hoàn thiện lại bài văn.
-Chuẩn bị bài :Chia buồn,an ủi.
-Nhận xét giờ học.
-HS rút kinh nghiệm 
-Đọc đề bài và các câu hỏi.
-HS nêu :Kể về ông,bà ( hoặc một người thân) của em 
-Thảo luận nhóm
 -HS trình bày trước lớp.
-Nhận xét
-HS xác định kĩ yêu cầu 
- Sắp xếp từng ý để viết thành đoạn văn theo yêu cầu 
-HS viết bài vào nháp 
-Sữa chữa bài trước khi làm vào vở 
-HS làm bài 
-5 em đọc bài
-Nhận xét cách dùng từ ,đặt câu
 VD1: Mẹ em năm nay 35 tuổi.Mẹ làm công nhân nhà máy đông lạnh Đông An.Buổi sáng ,mẹ đưa em đến trường rồi mới đi làm.Buổi trưa mẹ lại đón em về .Mẹ luôn chăm sóc ,dạy bảo em từng li từng tí để em trở thành con ngoan ,trò giỏi.Mẹ là người em yêu nhất trên đời.
VD 2: Bà ngoại em năm nay đã sáu mươi tuổi. Trước kia ngoại làm nghề buôn bán ở chợ,nay tuổi già nên nghỉ làm ở nhà trông cháu.Ngoại rất cưng em.Tối nào ngoại cũng kể chuyện cho em nghe.Khi em bị bệnh, ngoại thường ngồi bên em,cho em uống thuốc.Ngoại là người em yêu quý nhất.
-HS tự liên hệ 
-Nghe dặn
 AN TOÀN GIAO THÔNG
 PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ (TIẾT 2)
I)Mục tiêu: 1)Kiến thức: -HS biết một số loại xe thường thấy đi trên đường bộ.
 -HS bết xe thô sơ và xe cơ giới và biết tác dụng của các loại PHGT
2) Kĩ năng: -Biết tên các loại xe thường thấy.
-Nhận biết các tiếng động cơ và tiếng còi của xe ô tô và xe máy để tránh nguy hiểm.
3)Thái độ:Không đi bộ dưới lòng đường.Không chạy và bám theo xe ô tô,xe máy đang đi
II)Chuẩn bị: 3 bảng nhóm,tranh vẽ SGK
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 A)KTBC: KT 2HS trả lời câu hỏi:
H1: Em hãy kể tên một số loại phuiwowng tiện giao thông đường bộ?
H2: Khi đi trên đường chúng ta cần chú ý điều gì?
-Nhận xét
B)Bài mới:
1)Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 
2) Củng cố lại kiến thức đã học ở HĐ 1
- Chia lớp làm 3 nhóm 
-Yêu cầu các nhóm thảo luận ghi tên các phương tiện giao thông theo 2 cootjxe tho sơ và cột xe cơ giới .
*GV hỏi thêm: 
-Em có được chơi đá bóng hay bắn bi..dưới lòng đường không? Vì sao?
*GVKL: Lòng đường dành cho xe ô tô ,xe máy,xe đạpđi lại,các em không được đi lại hay đùa nghịch dưới lòng đường dễ xảy ra tai nạn.
3/Quan sát tranh:
-YCHS qua sát tranh 3,4 S HS và trả lời:
H1: Các em thấy trong tranh có loại xe nào đang đi lại trên đường?
H2:Khi qua đường các em cần chú ý đến các loại phương tiên nào?
H3: Khi tránh xe ô tô ,xe máy ta đợi đến gần mới tránh hay tránh từ xa? Vì sao?
*KL: Khi qua đường pjair quan sát các loại xe ô tô ,xe máy đi trên đường và tránh từ xa để bảo đảm an toàn.
C)Củng cố dặn dò: Kể tên các loại PTGT mà em biết?
+Loại nào là xe tho sơ 
+Loại nào là xe cơ giới.
-Nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài (tt).
-2 HS lần lượt trả lời.
-Cả lớp nhận xét.
- 
-HS thảo luận nhóm ,ghi tên các loại phương tiện giao thông đường bộ theo 2 nhómđã học vào bảng nhóm
-Đại diện nhóm đính kết quả lên bảng
-Các nhóm nhận xét bổ sung.
-HS trả lời theo suy nghĩ của mình
- Vài HS nhắc lại.
-Vài HS nhắc lại.
-HS QS và trả lời theo câu hỏi:
-Ô tô,xe buýt,xe vận tải..
-Quan sát xe ôtô ,xe máy
-Phải tránh từ xa vì xe ô tô ,xe máy đi rất nhanh
-Vài HS nhắc lại
-HS xung phong kể
-Nhận xét
-Nghe dặn
THỂ DỤC:
 BÀI 19: ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG . 
 I)Mục tiêu:-Biết cách thực hiện 8 động tác vươn thở,tay,chân,lườn,bụng,toàn thân,nhảy và điều hòa của bài thể dục phát triển chung. 
-Biết đầu biết cách chơi và tham gia trò chơi
 II)Chuẩn bị:Trên sân trường.Vệ sinh an toàn nơi tập.Chuẩn bị một còi và 1 khăn để chơi trò chơi “ Bỏ khăn ”
III)Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
 Nội dung
TL
SL
 HTTC	
1)Phần mở bài:
-Nhận lớp,phổ biến nội dung,yêu cầu tiết học.
-Đứng vỗ tay hát
-Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp.
-Đi đều 2,3 hàng dọc và hát
 II)Phần cơ bản:
a/Ôn 8 động tác của bài thể dục phát triển chung.
-Tập hợp hàng ngang.
-Cả lớp tập lại 8 động tác của bài thể dục 2 lần
b/Thi thực hiện bài thể dục phát triển chung 
-Từng tổ tập luyện 
 -GV cùng các nhóm quan sát nhận xét,đánh giá.
c/Trò chơi “ Bỏ khăn”
+GV nêu tên trò chơi,nhắclại cách chơi kết hợp chỉ dẫn trên sân. 
+Tập họp đội hình vòng tròn
+Chơi thử
+ Chơi chính thức
II)Phần kết thúc:
-Cúi người thả lỏng. 
-Cúi lắc người thả lỏng.
-Nhảy thả lỏng. Hệ thống bài học và nhận xét.Cho HS ôn 6 động tác thể dục vào buổi sáng.
4-5 phút
25-26 phút
 12- 15 phút
10phút
4-5
Phút
1
2-3
1-2
2 
1-2
2-3
4-5
2-3
 GV 
 *
 — — — — — — — 
 — — — — — — — 
 — — — — — — — 
 GV 
 *
 — — — — — — — 
 — — — — — — — 
 — — — — — — — 
 * TT
 — — — — — — — 
 * TT
 — — — — — — — 
 * TT
 — — — — — — — 
 “ khăn ” *
-Nghe dặn 
Thứ năm ngày 28 tháng 10 năm 2010
THỂ DỤC:
 BÀI 20:ĐIỂM SỐ 1-2 THEO ĐỘI HÌNH VÒNG TRÒN .TRÒ CHƠI: “BỎ KHĂN” 
 I)Mục tiêu:- Thực hiện đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung.
-Biết cách điểm số 1-2 ;1-2 theo đội hình vòng tròn .
-Bước đầu biết cách chơi avf tham gia trò chơi.
 II)Chuẩn bị:Trên sân trường.Vệ sinh an toàn nơi tập.Chuẩn bị một còi và khăn để chơi trò chơi “ Bỏ khăn ”
III)Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
 Nội dung
TL
SL
 HTTC	
1)Phần mở bài:
-Nhận lớp,phổ biến nội dung,yêu cầu tiết học.
-Đứng tại chỗ ,vỗ tay hát
-Xoay các khớp cổ chân,đầu gối,hông
-Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp.
-Tập bài thể dục đã học 
 II)Phần cơ bản:
a/ Điểm số 1-2;1-2 theo đội hình hàng ngang.
-Lần 1 :GV làm mẫu động tác quay sang trái và điểm số.
-Lần 2: Hô khẩu lệnh cho HS tập
b/ Điểm số 1-2;1-2 theo đội hình vòng tròn 
-Điểm số (Theo chiều kim đồng hồ )
-Lần 1-2 do GV điều khiển.Chọn hS bắt đầu điểm số ở 2 vị trí khác nhau cho mỗi đợt
-Lần 3 :Cán sự điều khiển ,GV kiểm tra 
c/Trò chơi “ Bỏ khăn”
+GV nêu tên trò chơi,nhắclại cách chơi kết hợp chỉ dẫn trên sân. 
+Tập họp đội hình vòng tròn
+ Tham gia trò chơi
II)Phần kết thúc:
-Cúi người thả lỏng và hít thở sâu. 
-Nhảy thả lỏng.
 Hệ thống bài học và nhận xét.Cho HS ôn 6 động tác thể dục vào buổi sáng.
4-5 phút
25-26 phút
 6- 7phút
8-10
phút
10phút
4-5
Phút
1
2-3
1-2
1
2 
 2-3
4-5
5-6 
 GV 
 *
 — — — — — — — 
 — — — — — — — 
 — — — — — — — 
 GV 
 *
 — — — — — — — 
 — — — — — — — 
 — — — — — — — 
 * “ khăn” 
 ÂM NHẠC:
 ÔN BÀI HÁT: CHÚC MỪNG SINH NHẬT
I)Mục tiêu:-Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
 -Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.
II)Chuẩn bị: Hát chuẩn xác bài hát, thanh phách.
III) Các hạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A)KTBC: Tiết trước ta học hát bài gì?
B)Bài mới : 
1/ Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2/ HDHS ôn tập bài hát : Chúc mừng sinh nhật.
-Chia thành từng nhóm 
-Gõ đệm theo nhịp 3/4
3/Tập biểu diễn bài hát: (Hát kết hợp với vận động phụ hoạ)
-HS xung phong hát cá nhân.
-Tổ xung phong hát tốp ca.
-GV nhận xét.
3/ Trò chơi :Đố vui
-GV hát 1 bài hát nhịp 2/4 và 1 bài hát nhịp 3/4 
-YC HS lắng nghe và tìm bài hát nào hát nhịp 3/4. 
-GV nhận xét tuyên dương.
4/Củng cố dặn dò: Cả lớp hát bài hát vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
-Nhận xét tiết học,Chuẩn bị bài sau:Cộc cách tùng cheng.
-Vài HS nêu: Chúc mừng sinh nhật.
-Chia lớp thành 3 nhóm ,mỗi nhóm hát 1 lần.
- Vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp 3/4
-HS xung phong hát vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
-Cả lớp nhận xét
-Từng tổ hát thi đua .
-Các tổ nhận xét.
-HS lắng nghe và phát hiện ra bài hát hát theo nhịp 3/4 .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_hoc_khoi_2_tuan_10_nam_hoc_2011_201.doc