Giáo án Thủ công tiết 3: Gấp máy bay phản lực (tiết 1)

Giáo án Thủ công tiết 3: Gấp máy bay phản lực (tiết 1)

Tiết: 3 Tuần: 3 GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC

 (tiết 1)

I. Mục tiêu: Giúp HS

- Biết cách gấp máy bay phản lực bằng giấy thủ công.

- Gấp được máy bay phản lực.

- Hoàn thành sản phẩm ngay tại lớp.

- Hứng thú gấp hình, yêu thích sản phẩm lao động của mình.

II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

- Mẫu máy bay phản lực bằng giấy .

- Quy trình từng bước làm máy bay phản lực bằng giấy có vẽ minh hoạ cho từng bước.

- Kéo, bút màu, bút chì, thước kẻ.

 

doc 2 trang Người đăng duongtran Lượt xem 6791Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thủ công tiết 3: Gấp máy bay phản lực (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Thủ công
Thứ. ngày. tháng. năm 2004
Lớp : 2G
Tên bài dạy:
Tiết: 3 Tuần: 3
Gấp máy bay phản lực 
 (tiết 1)
I. Mục tiêu: Giúp HS
Biết cách gấp máy bay phản lực bằng giấy thủ công.
Gấp được máy bay phản lực.
Hoàn thành sản phẩm ngay tại lớp.
Hứng thú gấp hình, yêu thích sản phẩm lao động của mình. 
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Mẫu máy bay phản lực bằng giấy .
Quy trình từng bước làm máy bay phản lực bằng giấy có vẽ minh hoạ cho từng bước.
Kéo, bút màu, bút chì, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chủ yếu
Ghi chú
5’
1’
5’
17’
5’
2’
A. Kiểm tra đồ dùng học tập:
- Kéo, bút màu, bút chì, thước kẻ
B. Bài mới:
Giới thiệu bài: Hôm nay cô và cả lớp sẽ cùng nhau gấp máy bay phản lực bằng giấy màu 
GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét 
Máy bay phản lực mẫu được làm bằng giấy màu, gồm có: mũi, thân, cánh. 
Máy bay phản lực gần giống tên lửa, chỉ khác là máy bay phản lực có phần mũi ngang, còn tên lửa thì phần mũi nhọn. Quy trình gấp gần như tương tự nhau.
3. GV hướng dẫn mẫu.
Bước 1: Gấp tạo mũi, thân, cánh máy bay phản lực
Chuẩn bị một giấy màu hình chữ nhật.
Gấp đôi tờ giấy theo chiều dọc để lấy dấu giữa. Mở giấy ra, gấp chéo hai cạnh giấy xuống sao cho trùng với đường dấu giữa.
Gấp toàn bộ phần trên vừa gấp xong xuống theo đường dấu gấp sao cho đỉnh của tờ giấy nằm trên đường dấu giữa.
Gấp theo đường dấu gấp ở hình 3 sao cho hai đỉnh tiếp giáp nhau ở đường dấu giữa, điểm tiếp giáp cách mép gấp phía trên khoảng 1/3 chiều cao như hình 4. 
Gấp theo đường dấu gấp ở hình 4 sao cho đỉnh A ngược lên trên để giữ chặt hai nếp gấp bên, được hình 5.
Gấp tiếp theo đường dấu giữa ở hình 5 sao cho hai đỉnh phái trên và hai mép bên sát vào đường dấu giữa như hình 6.
Bước 2: Tạo máy bay phản lực và sử dụng
Bẻ các nếp gấp sang hai bên đường dấu giữa và miết dọc theo đường dấu giữa, được máy bay phản lực như hình 7.
Cầm vào nếp gấp giữa, cho hai cánh máy bay ngang sang hai bên, hướng máy bay chếch lên trên để phóng như tên lửa.
HS làm máy bay phản lực bằng giấy nháp.
C. Củng cố, dặn dò :
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho tiết học sau.
Thao tác lại quy trình gấp máy bay phản lực.
*Phương pháp kiểm tra.
Tổ trưởng kiểm tra đồ dùng học tập của các thành viên trong tổ, báo cáo kết quả kiểm tra cho GV chủ nhiệm.
*Phương pháp giảng giải, luyện tập, thực hành.
GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
GV giới thiệu máy bay phản lực mẫu và định hướng quan sát bằng một số câu hỏi gợi ý:
+ Máy bay phản lực mẫu được làm bằng chất liệu gì? 
+ Máy bay phản lực mẫu gồm mấy phần?
+ Điềm giống và khác nhau của máy bay phản lực và tên lửa ?
HS nhận xét.
HS liên hệ thực tế về chiếc tên lửa để có hình dung về sản phẩm sắp làm.
GV thao tác kết hợp giảng giải bước 1 cho HS quan sát.
HS quan sát quy trình làm của GV. 
1-2 HS nhắc lại quy trình làm.
1- 2 HS thao tác lại cho GV cùng cả lớp quan sát.
GV nhận xét.
GV thao tác kết hợp giảng giải bước 2 cho HS quan sát.
HS quan sát quy trình làm của GV. 
1-2 HS nhắc lại quy trình làm.
1- 2 HS thao tác lại cho GV cùng cả lớp quan sát.
GV nhận xét.
HS có thể làm nhóm hoặc làm cá nhân.
Các nhóm trưng bày sản phẩm bằng giấy nháp của mình. HS nào khéo tay có thể gấp ngay SP bằng giấy màu. GV đánh giá sản phẩm của HS.
- GV nhận xét tinh thần học tập của HS và kĩ năng thực hành làm máy bay phản lực.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docthu cong 3xong.doc