Giáo án Tập làm văn tuần 4: Cảm ơn-Xin lỗi

Giáo án Tập làm văn tuần 4: Cảm ơn-Xin lỗi

 TẬP LÀM VĂN

 CẢM ƠN-XIN LỖI

 (Tiếng Việt 2 Tuần 4)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

-Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT1,BT2).

-Nói 2,3 câu ngắn về nội dung bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn, xin lỗi (BT3).

- HS khá và giỏi làm được BT4 (viết lại những câu đã nói ở BT3).

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

 1. Giao tiếp: Ứng xử văn hóa, biết nói lời xin lỗi khi mắc lỗi.

 2. Tự nhận thức về bản thân.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ

doc 3 trang Người đăng duongtran Lượt xem 6322Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn tuần 4: Cảm ơn-Xin lỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH Hải Quy Năm học: 2010-2011
 TAÄP LAØM VAÊN
 CẢM ÔN-XIN LOÃI 
 (Tiếng Việt 2 Tuần 4)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
-Bieát noùi lôøi cảm ôn, xin loãi phuø hôïp vôùi tình huoáng giao tieáp ñôn giaûn (BT1,BT2).
-Noùi 2,3 caâu ngaén veà noäi dung böùc tranh, trong ñoù coù duøng lôøi cảm ôn, xin loãi (BT3).
- HS khá và giỏi làm được BT4 (viết lại những câu đã nói ở BT3).
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
 1. Giao tiếp: Ứng xử văn hóa, biết nói lời xin lỗi khi mắc lỗi.
 2. Tự nhận thức về bản thân.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
Đóng vai.
Thảo luận – chia sẻ.
Bài tập tình huống.
Viết tích cực: Viết lại điều đã nói về bức tranh.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1. Tranh minh hoïa BT3 trong SGK.
 2. Vở bài tập.
 3. Một số đồ chơi học sinh thường dùng, một vài đồ dùng học tập của học sinh.
V.CAÙC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC :
 Dạy baøi môùi:
 a) Khám phá (giới thieäu baøi) 
- HS quan sát tình huống GV ứng xử với một học sinh trong lớp: GV nhờ một HS mang một bức tranh ở tủ đồ dùng đưa lên bàn GV, sau đó GV nói lời cảm ơn: “Cô cảm ơn em”, khi GV nhận bức tranh từ tay học sinh, cô vô ý làm rơi, cô nói lời xin lỗi “Cô xin lỗi”. Sau đó HS nhặt lên giúp cô.
 GV hỏi: Khi cô được bạn mang giúp bức tranh, cô nói gì?
 HS trả lời: Cô nói “Cô cảm ơn em”.
 GV hỏi: Khi cô đánh rơi bức tranh, bạn nhặt lên giúp cô, cô nói gì? 
 HS trả lời: Cô nói “Cô xin lỗi”.
GV: Hôm nay chúng ta sẽ học nói lời cảm ơn, xin lỗi.
b) Kết nối (Hướng dẫn làm bài tập)
b1. Bài tập 1
Làm việc chung cả lớp
Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
Hs thảo luận để đi đế phát hiện: ba việc làm nêu trong bài tập là loại việc làm tốt nhằm giúp đỡ người khác. Vậy nên người nhận được sự giúp đỡ cần đáp lại bằng lời cám ơn-thảo luận, chia sẻ.
Làm việc nhóm: (Cặp đôi)
HS đóng vai để đưa ra lời cám ơn trong từng tình huống.
Một vài cặp trình bày kết quả làm bài trước lớp. GV và các HS khác nhận xét.
b2. Bài tập 2
Làm việc chung cả lớp: 
Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
HS thảo luận để đi đến phát hiện: ba việc làm trong BT là những việc làm gây thiệt hại hoặc phiền phức cho người khác. Vậy nên người gây ra sự phiền phức, thiệt hại cần đưa ra lời xin lỗi để người bị làm phiền không bực mình và cảm thấy được tôn trọng. Mặt khác, khi người nhận được lời xin lỗi, cần tỏ thái độ thông cảm với người đã xin lỗi- thảo luận chia sẻ
b3. Bài tập 3
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
Từng nhóm HS quan sát tranh và nói về nội dung từng bức tranh theo gợi ý của GV(GV ghi câu hỏi gợi ý lên bảng lớp )- hỏi và trả lời.
 + Tranh1: Tranh có những ai?, Người nào đã cho bé gấu bông?, Em đoán xem bé nói gì khi nhận gấu bông?.
 + Tranh2: Tranh có những ai?, Cái gì rơi vỡ dưới nền nhà?, Ai làm rơi vỡ?, Bạn nhỏ nói gì với mẹ?.
 b4. Bài tập 4
Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
HS nghe GV hướng dẫn cách làm bài tập: Chọn một trong hai tranh ở bài tập 3, nói lại câu trả lời của em ở tranh em chọn trong BT3, viết các câu trả lời vào vở(xem các câu hỏi gợi ý ở BT3 trên bảng lớp)-HS viết vào vở những câu em đã trả lời – viết tích cực
c) Thực hành:
* Làm việc nhóm(cặp đôi)
- HS đóng vai để đưa ra lời xin lỗi trong từng tình huống.
- Một vài cặp trả lời kết quả bài trước lớp. GV và các HS khác nhận xét
d ) Áp dụng(củng cố, hoạt động tiếp nối)
- Từng cặp HS chơi trò chơi cảm ơn- xin lỗi: mỗi cặp lấy một đồ dùng học tập đã chuẩn bị trước để chơi trò này theo các tình huống giả định- BT tình huống.
- HS đổi vở cho bạn để bạn góp ý, hoàn thiện bài làm của BT 4- thảo luận, chia sẻ.
- Chuẩn bị bài mới: đọc bài TLV tuần 5, làm bài tập 1. 
GV thực hiện
Lê Thị Minh Hồng

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng viet 2 tuan 4.doc