Giáo án Tập làm văn tiết 24: Đáp lời phủ định Nghe, trả lời câu hỏi

Giáo án Tập làm văn tiết 24: Đáp lời phủ định Nghe, trả lời câu hỏi

GV: Nguyễn Thị Mai Hương KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT

LỚP : 2 Phân môn: Tập làm văn

 Tiết : 24 Tuần 24

 Đáp lời phủ định Nghe, trả lời

câu hỏi

I. Mục tiêu :

- Hs biết đáp lại lời phủ định trong giao tiếp đơn giản.

- Hs biết nghe một chuyện vui ngắn về loài vật – nhớ, rồi kể lại được. Biết kể dừng lâu ở dấu ba chấm.

- Luyện khả năng diễn đạt trôi chảy cho Hs.

- Cung cấp vốn hiểu biết về loài vật (muông thú).

- Giáo dục Hs có ý thức chấp hành kỷ luật trong giờ học.

 

doc 5 trang Người đăng duongtran Lượt xem 4996Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn tiết 24: Đáp lời phủ định Nghe, trả lời câu hỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Nguyễn Thị Mai Hương
Kế Hoạch dạy học môn tiếng việt
Lớp : 2
Phân môn: Tập làm văn
Tiết : 24 Tuần 24
Đáp lời phủ định Nghe, trả lời 
câu hỏi
I. Mục tiêu :
Hs biết đáp lại lời phủ định trong giao tiếp đơn giản.
Hs biết nghe một chuyện vui ngắn về loài vật – nhớ, rồi kể lại được. Biết kể dừng lâu ở dấu ba chấm.
Luyện khả năng diễn đạt trôi chảy cho Hs.
Cung cấp vốn hiểu biết về loài vật (muông thú).
Giáo dục Hs có ý thức chấp hành kỷ luật trong giờ học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, vở bài tập Tiếng Việt 2
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức 
dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
2'
15'
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Đáp lời khẳng định trong tình huống sau:
* Thưa cô, lớp mình hôm nào được đi xem phim ạ?
- Thứ 3 tuần này, con ạ.
- Ôi! thích quá.
* Mẹ ơi! Có phải trưa nay cả nhà mình được đi ăn món lẩu cá không ạ?
- Phải đấy, con ạ.
- Ôi ! món lẩu cá thật là ngon.
II. Bài mới
1. Giới thiệu: Tuần trước các em đã học cách đáp lời khẳng định. Tuần này các em lại học cách đáp lời phủ định.
2. Luyện tập:
Bài 1: Đọc lời các nhân vật trong tranh.
- Cô cho cháu gặp bạn Hoa ạ.
- ở đây không có ai tên là Hoa đâu.
- Thế ạ? Cháu xin lỗi cô.
- Gv khuyến khích hs nêu cách đọc khác có thể không giống y hệt trong tranh.
VD: 
- Cháu chào cô ạ! Cháu là Sơn. Cô cho cháu gặp bạn Hoa ạ.
Nhầm rồi cháu ạ. ở đây không có ai tên là Hoa cả ?
- Thế ạ. Cô cho cháu xin lỗi ạ
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá:
- Gv nêu tình huống sau đó gọi cặp 2 hs lên ( 1 em hỏi, 1 em trả lời).
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, cho điểm.
- Gv giới thiệu – ghi tên bài.
- 1 hs đọc to yêu cầu bài 1.
- Gv hướng dẫn hs quan sát và đọc lời nhân vật.
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức 
dạy học tương ứng
Ghi chú
Bài 2 : Điền vào ô trống lời của em.
a. Cô làm ơn chỉ giúp cháu nhà bác Hạnh ở đâu ạ?
- Rất tiếc, cô không biết, vì cô không phải người ở đây.
- Dạ, thế ạ, cháu xin lỗi cô ạ!
b. Bố ơi, bố có mua được sách cho con không?
- Bố chưa mua được đâu.
- (Thế ạ: Để mai mua cũng được ạ)
(Không sao. Mai con mượn tạm của bạn cũng được).
c. Mẹ có đỡ mệt không ạ?
- Mẹ chưa đỡ mấy.
- Thế ạ. Mẹ cứ nầm nghỉ mẹ ạ. Mọi việc con sẽ làm....
Bài 3: Nghe rồi kể lại chuyện vui “Vì sao”
?: Truyện có mấy nhân vật?
- 1 cô bé, 1 cậu anh họ 
 ? Cô bé thấy 1 con vật đang ăn cỏ thì hỏi anh câu gì?
? Cậu anh trả lời thế nào?
Ngựa có sừng không?
III. Củng cố, dặn dò.
: Khi đáp lời phủ định phải đáp với thái độ như thế nào?
- lịch sự, lễ phép
- Dặn dò: làm lại bài 2 vào vở bài tập.
- 1 hs đọc yêu cầu.
- Gv gọi từng cặp 2 Hs đóng vai ( 1 người hỏi, 1 người trả lời).
- Gv khuyến khích Hs thể hiện lời thoại bằng nhiều cách khác nhau.
- Gv cho điểm với câu trả lời hay, độc đáo.
- Gv củng cố:
+ Vậy khi đáp lại các lời phủ định phải đáp lại với thái độ như thế nào? (lễ phép – lịch sự – thể hiện sự cảm thông).
- Gv đọc truyện 3 lần h s nghe (không mở SGK) rồi hỏi:
- Gv gọi lần lượt một số Hs kể lại chuyện (chú ý nghỉ hơi lâu ở dấu ba chấm hàm ý hài hước).
Nhận xét bổ sung.
- Gv hỏi 
- Gv nhận xét.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
GV: Nguyễn Thị Mai Hương
Kế Hoạch dạy học môn tiếng việt
Lớp : 2
Phân môn: Tập làm văn
 Tiết : .... Tuần: 32
Đáp lời từ chối 
Thuật lại nội dung sổ liên lạc
Môn: Tập làm văn
Lớp : 2B.....
Thứ.sáu.ngày tháng 4 năm 2004
Tên bài dạy:
I. Mục tiêu :
Hs thực hành đáp lời từ chối.
Biết thuật lại nội dung một trang sổ liên lạc.
Giúp Hs thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK, SGV, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức 
dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
28’
2’
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Tả ảnh Bác.
- Đáp lời khen.
II. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
Bài tập 1: Xem tranh đọc lại lời trong tranh.
- Cho tớ mượn truyện với.
- Truyện này tớ cũng đi mượn.
- Xin lỗi.
(Tiếc quá nhỉ. – Thôi vậy. Chiều tớ xin tiền mẹ mua – Cậu mượn của ai để tớ hỏi bạn ấy...)
Dù buồn nhưng cũng nên lịch sự và chấp nhận sự từ chối đó, không nên chán nản quá làm người đối thoại suy nghĩ.
Bài tập 2: Nói đáp lại lời từ chối
a. Em xin đi chợ cùng mẹ. Mẹ bảo: “Con ở nhà học bài đi”.
- Mẹ ơi con muốn đi chợ với mẹ. (Mẹ ơi! Con đi chợ với).
- Con ở nhà học bài đi.
- Tiếc quá! Lần sau con đi vậy.
(Nhưng con học xong rồi mẹ ạ - Tiếc quá. Lần sau con đi vậy)
b. Em muốn mượn bạn quyển truyện. Bạn bảo: “Tớ chưa đọc xong”.
- Cho mình mượn quyển truyện.
- Tớ chưa đọc xong.
Khi nào đọc xong cho tớ mượn nhé. (Mình chờ vậy, - Đọc xong gọi mình nhé...)
c. Em nhờ bố làm giúp em bài tập vẽ. Bố đáp “Con cần tự làm bài”
- Bố ơi con không vẽ được, bố vẽ hộ con với.
- Con cần tự làm bài.
- Vâng ạ. (Con sẽ vẽ bằng được – Nhưng bố giảng cho con – Con sẽ cố gắng...)
Bài tập 3 : Đọc và nói lại nội dung một trang sổ liên lạc.
Cấu tạo trang sổ liên lạc:
Phần trên: Lời thông báo của cô
- Kết quả học tập. rèn luyện.
- Số ngày nghỉ học trong tháng.
- Những trao đổi về tình hình học tập và rèn luyện của con ở trường.
Phần dưới : Nhận xét của bố mẹ
- Nhận xét về tình hình của con ở nhà.
Những đề nghị với cô giáo...
“Trang sổ in thật đẹp và khoa học. Phía trên là điểm tháng này của em. Tháng này em được 10 Toán, 9 Tiếng Việt, các môn khác em cũng đạt kết quả cao.Dưới đó Cô nhận xét tình hình học tập và rèn luyện của em. Cô bảo em học tốt, ngoan, nghe lời cô giáo nhưng chữ thì chưa đẹp.
Phía dưới cùng là lời ghi của mẹ. Mẹ bảo em ngoan, tự giác học bài nhưng còn ít giúp bố mẹ.
Đọc xong trang sổ em vừa vui vừa buồn. Vui vì bố mẹ và cô giáo luôn lo lắng cho em, buồn vì mình vẫn làm mẹ và cô chưa vừa lòng. Em thầm nhủ sẽ cố gắng hơn trong tháng sau”.
III. Củng cố, dặn dò
Một Hs nhìn ảnh Bác tả một vài nét.
- GV nhận xét cách diễn đạt nội dung sáng tạo.
- GV khen học sinh làm bài tốt và chỉnh sửa cách đáp lời khen của học sinh đó.
? Bạn vừa được cô khen, bạn hãy đáp lại như thế nào? Nếu là em thì em đáp thế nào?
- GV nêu yêu cầu tiết học, học sinh lấy sách vở. Gv ghi đề bài lên bảng.
- Luyện tập thực hành.
- Học sinh xác định yêu cầu bài tập.
- Quan sát tranh.
- Hai HS đọc lời thoại.
? Bạn trong tranh khi bị từ chối đã nói gì? Lời nói đó có lịch sự không?
? Con có thể nói thế nào trong tình huống trên?
? Khi bị từ chối ta nên có thái độ như thế nào?
* GV hướng dẫn Hs nắm vững yêu
cầu của bài tập.
? Các con đã bao giờ bị từ chối chưa?
? Khi đó các con có cảm giác thế nào? (hơi buồn).
- Nói thế nào để sự lịch sự của mình? (Xin lỗi , tiếc quá...)
- Từng nhóm Hs lên thực hiện từng trường hợp.
- Nói cả lời từ chối của mẹ.
Học sinh cầm sổ liên lạc trên tay.
GV cho Hs thực hiện trên trang trao đổi chính.
HS đọc to trang con chọn.
? Trên trang sổ ghi những nội dung gì?
? Trong sổ liên lạc cô giáo khen con, nhắc con điều gì? Khi đọc được điều đó con sẽ làm gì?
? Cô đưa sổ cho bố mẹ để làm gì?
? Sau khi nhận được sổ liên lạc bố nói gì với con?
? Con có nhận xét gì về trang sổ? (in ấn, trình bày)
? Cô viết những gì?
? Mẹ viết những gì?
? Đọc xong trang sổ con có cảm nghĩ gì?
- 1 HS nói toàn bài.
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doct l van 24.doc