Giáo án Tập làm văn 2 tuần 26 đến 35 - Trường Tiểu học Tường Đa

Giáo án Tập làm văn 2 tuần 26 đến 35 - Trường Tiểu học Tường Đa

ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý.

TẢ NGẮN VỀ BIỂN.

I.MỤC TIÊU :

 - Biết đáp lại lời đồng ý trong một số tình huống; giao tiếp đơn giản cho trước ( BT1 )

 - Viết được những câu trả lời về cảnh biển ( đã nói ở BT làm văn tuần trước – BT2 )

 - Biết nhận xét đánh giá lời của bạn.

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

 -Tranh SGK.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

doc 23 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1309Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập làm văn 2 tuần 26 đến 35 - Trường Tiểu học Tường Đa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	09/03/10	Tuần : 26
	Ngày dạy :	Tiết : 26
ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý.
TẢ NGẮN VỀ BIỂN.
I.MỤC TIÊU :
 	- Biết đáp lại lời đồng ý trong một số tình huống; giao tiếp đơn giản cho trước ( BT1 )
	 - Viết được những câu trả lời về cảnh biển ( đã nói ở BT làm văn tuần trước – BT2 )
 	- Biết nhận xét đánh giá lời của bạn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	-Tranh SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
5’
1’
32’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Đáp lời đồng ý. QST, TLCH :
-Gọi 2 HS hoạt động theo cặp trong các tình huống sau.
wTình huống 1
HS 1: Hỏi mượn bạn cái bút.
HS 2: Nói đồng ý.
HS 1: Đáp lại lời đồng ý của bạn.
w Tình huống 2
HS 1: Đề nghị bạn làm trực nhật hộ vì bị ốm.
HS 2: Nói đồng ý.
HS 1: Đáp lại lời đồng ý của bạn.
-Gọi HS nhận xét.
-Ghi điểm từng HS. 
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài : Đáp lời đồng ý. Tả ngắn về biển. 
*Hướng dẫn HS làm bài tập 
wBài 1
- Gọi HS đọc y/ c BT.
- Em hãy nêu thái độ khi nói lời đáp.
- GV chốt: biết ơn khi được bác bảo vệ mời vào, vui vẻ khi nhận lời đến nhà chơi.
- GV đưa các tình huống và gọi 2 HS lên bảng thực hành đáp lại.
- Một tình huống có thể cho nhiều cặp HS thực hành.
- Nhận xét, ghi điểm từng HS.
wBài 2
-Treo bức tranh.
-Tranh vẽ cảnh gì?
-Sóng biển ntn?
-Trên mặt biển có những gì?
 - Trên bầu trời có những gì?
 - Hãy viết một đoạn văn theo các câu trả lời của mình.
 - Gọi HS đọc bài viết của mình, GV chú ý sửa câu từ cho từng HS.
 - GV cùng HS nhận xét bài ở bảng phụ.
-Ghi điểm những bài văn hay. 
-Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường biển khi đi du lịch.
4.Củng cố – Dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc nhở HS luôn đáp lại các lời đồng ý lịch sự, có văn hóa, về nhà viết lại bài văn vào vở.
-Chuẩn bị : Ôn tập giữa HKII.
-2 nhóm HS lên bảng thực hành.
- HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc tình huống và nội dung yêu cầu BT.
- HS phát biểu.
- HS 1: Đọc tình huống.
 HS 2: Nói lời đáp lại.
wTình huống a.
 HS 2: Cháu cảm ơn bác ạ./ Cảm ơn bác. Cháu sẽ ra ngay./
wTình huống b
 HS 2: Cháu cảm ơn cô ạ./ May quá, cháu cảm ơn cô nhiều./ Cháu cảm ơn cô. Cô sang ngay nhé./
wTình huống c
HS 2: Hay quá. Cậu sang ngay nhé./ Nhanh lên nhé. Tớ chờ
2/
-Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng.
-Sóng biển xanh như dềnh lên./
Sóng nhấp nhô trên mặt biển xanh. 
-Trên mặt biển có những cánh buồm đang lướt sóng và những chú hải âu đang chao lượn.
-Mặt trời đang dần dần nhô lên, những đám mây đang trôi nhẹ nhàng.
-HS tự viết trong 7 đến 10 phút. 1 HS viết bảng phụ – cả lớp làm vở.
- Nhiều HS đọc.
VD : Cảnh biển lúc bình minh thật đẹp. Sóng biển nhấp nhô trên mặt biển xanh. Những cánh buồm đỏ thắm đang lướt sóng. Đàn hải âu chao lượn. Mặt trời lên, những đám mây trắng bồng bềnh trôi.Phía chân trời những đám mây màu tím đang bồng bềnh trôi.
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 27 
ÔN TẬP TIẾT 6
Ngày soạn :	12/03/10	Tuần : 28
	Ngày dạy :	Tiết : 28
ĐÁP LỜI CHIA VUI.
TẢ NGẮN VỀ CÂY CỐI.
I.MỤC TIÊU :
	 - Biết đáp lại lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể ( BT1 ).
 	- Đọc và trả lời được các câu hỏi về bài miêu tả ngắn ( BT2 ); viết được các câu trả lời một phần BT2 ( BT3 ).
	 - HS yêu thiên nhiên qua môn học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	-Tranh SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
1’
32’
2’
1.Ổn định :
2.Bài cũ :
3.Bài mới : 
*Giới thiệu bài : Đáp lời chia vui. Tả ngắn về cây cối.
*Hướng dẫn làm bài tập 
wBài 1
- Treo bức tranh và gọi 1 HS đọc yêu cầu. 
- Gọi 2 HS lên làm mẫu.
 -Yêu cầu HS nhắc lại lời của HS 2, sau đó suy nghĩ để tìm cách nói khác.
-Yêu cầu nhiều HS lên thực hành. 
-GV nhận xét.
wBài 2
 -GV đọc mẫu bài Quả măng cụt.
-GV cho HS xem tranh (ảnh) hoặc quả măng cụt thật.
 -Cho HS thực hiện hỏi đáp theo từng nội dung.
- Yêu cầu HS nói liền mạch về hình dáng bên ngoài của quả măng cụt. Cho HS chỉ vào quả thật hoặc tranh ảnh cho sinh động.( nếu có )
 - Nhận xét, cho điểm từng HS.
Phần nói về ruột quả và mùi vị của quả măng cụt. Tiến hành tương tự phần a.
- NX ghi điểm bài văn có ý đúng.
wBài 3
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự viết.
-Yêu cầu HS đọc bài của mình. Lưu ý nhận xét về câu, cách sáng tạo mà vẫn đúng.
- Nhận xét ghi điểm bài văn có ý đúng.
4.Củng cố – Dặn dò :
- Dặn HS thực hành nói lời chia vui, đáp lời chia vui lịch sự, văn minh. 
 - Viết về một loại quả mà em thích.
- Chuẩn bị: Đáp lời chia vui. Nghe – TLCH.
1/ 
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và suy nghĩ về yêu cầu của bài.
-HS 1: Chúc mừng bạn đã đoạt giải cao trong cuộc thi.
-HS 2: Cảm ơn bạn rất nhiều.
-HS phát biểu ý kiến về cách nói khác. Ví dụ: Các bạn quan tâm đến tớ nhiều quá, lần sau tớ sẽ cố gắng để đoạt giải cao hơn./ Tớ cảm động quá. Cảm ơn các bạn nhiều lắm./
-10 cặp HS thực hành nói.
2/
- 2 HS đọc lại bài. Cả lớp đọc thầm theo.
-Quan sát.
-HS hoạt động theo cặp hỏi – đáp trước lớp. VD: 
HS 1: Quả măng cụt hình gì?
HS 2: Quả măng cụt tròn như quả cam.
HS 1: Quả to bằng chừng nào?
HS 2: Quả to bằng nắm tay trẻ em.
HS 1: Quả măng cụt màu gì?
HS 2: Quả màu tím sẫm ngả sang đỏ.
HS 1: Cuống nó ntn?
HS 2: Cuống nó to và ngắn, quanh cuống có bốn, năm cái tai tròn úp vào quả.
3 đến 5 HS trình bày.
3/ 
- Viết vào vở các câu trả lời cho phần a hoặc phần b (bài tập 2).
-Tự viết trong 5 đến 7 phút.
-3 đến 5 HS được trình bày bài viết của mình. 1 HS viết ở bảng phụ.
- Nhận xét bài ở bảng phụ.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	18/03/10	Tuần : 29
	Ngày dạy :	Tiết : 29
ĐÁP LỜI CHIA VUI.
 NGHE – TRẢ LỜI CÂU HỎI.
I.MỤC TIÊU :
	 - Biết đáp lại lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể ( BT1 ).
 - Nghe GV kể, trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương ( BT2 )
	- Hiểu nội dung câu chuyện: Câu chuyện giải thích vì sao hoa dạ lan hương chỉ tỏa hương thơm vào ban đêm, qua đó khen ngợi cây hoa dạ lan hương biết cách bày tỏ lòng biết ơn thật cảm động với người đã cứu sống chăm sóc nó.
	 - Biết nghe và nhận xét lời đáp và câu trả lời của bạn.
	 - HS biết yêu thích loài hoa hoặc cây mà mình trồng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	-Tranh SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
5’
32’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Đáp lời chia vui. Tả ngắn về cây cối.
-Gọi 2, 3 cặp HS lần lượt lên bảng đối thoại lời chia vui.
-GV nhận xét 
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài :
*Hướng dẫn làm bài tập .
 wBài 1
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS đọc các tình huống được đưa ra trong bài.
-Gọi 1 HS nêu lại tình huống 1.
-Khi tặng hoa chúc mừng sinh nhật em, bạn em có thể nói ntn?
-Em sẽ đáp lại lời chúc mừng của bạn em ra sao?
- Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này.
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ và thảo luận với nhau để đóng vai thể hiện 2 tình huống còn lại của bài.
-Nhận xét và cho điểm tiết học.
wBài 2
-HS yêu cầu HS đọc đề bài để HS nắm được yêu cầu của bài, sau đó kể chuyện 3 lần.
 Sự tích hoa dạ lan hương
 Ngày xưa, có một ông lão thấy một cây hoa bị vứt lăn lóc ở ven đường, bèn đem về nhà trồng. Nhờ ông hết lòng chăm bón, cây hoa sống lại. Rồi nó nở những bông thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông. Nhưng ban ngày ông lão bận, làm gì có thời gian để ngắm hoa.
 Hoa bèn xin Trời cho nó đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng. Cảm động trước tấm lòng của hoa, Trời biến nó thành loài hoa nhỏ bé, sắc màu không lộng lẫy nhưng toả hương thơm nồng nàn vào ban đêm. Đó là hoa dạ lan hương.
-Hỏi : 
+ Vì sao cây hoa biết ơn ông lão?
 + Lúc đầu, cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào?
+ Về sau, cây hoa xin Trời điều gì?
+ Vì sao Trời lại cho hoa có hương vào ban đêm?
- Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp trước lớp theo các câu hỏi trên.
- Gọi 1 HS kể lại câu chuyện.
-Hỏi : Câu chuyện muốn giải thích điều gì?
-GV nhận xét giáo dục : Vậy mỗi hoa có vẻ đẹp và hương thơm riêng của nó, nếu các em có trồng hoa thì nhớ phải chăm sóc và yêu thương chúng. Đặc biệt không nên ngắt hoa mà chỉ để ngắm.
4.Củng cố – Dặn dò :
- Dặn HS về nhà viết lại những câu trả lời của bài 2, kể câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương cho người thân nghe.
- Chuẩn bị : Nghe – Trả lời câu hỏi
-Hoạt động lớp, cá nhân.
- Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau.
1/
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
-Bạn tặng hoa, chúc mừng sinh nhật em.
-Bạn có thể nói: Chúc mừng bạn nhân ngày sinh nhật./ Chúc bạn sang tuổi mới có nhiều niềm vui./
-Em có thể nói: Mình cảm ơn bạn nhiều./ Tớ rất thích những bông hoa này, cảm ơn bạn nhiều lắm./ Ôâi những bông hoa này đẹp quá, cảm ơn bạn đã mang chúng đến cho tớ./
2 HS đóng vai trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Tình huống b) 
- HS thảo luận cặp đôi, sau đó một số cặp HS lên thể hiện trước lớp. 
+ HS1: Năm mới bác chúc bố mẹ luôn khỏe mạnh, làm ăn phát đạt. Bác chúc cháu học giỏi chóng lớn.
+ HS2: Cháu cảm ơn bác ...  nội dung và suy nghĩ của mình.
- HS phát biểu.
- Theo dõi.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	08/04/10	Tuần : 33
	Ngày dạy :	Tiết : 33
ĐÁP LỜI AN ỦI, KỂ CHUYỆN 
ĐƯỢC CHỨNG KIẾN.
I.MỤC TIÊU :
	-Biết đáp lời an ủi trong tình huống giao tiếp đơn giản ( BT1, BT2 ).
	-Viết được một đoạn văn ngắn về một việc làm tốt của em hoặc của bạn em. (BT3).
-Rèn HS viết câu hoàn chỉnh.
-Giáo dục HS biết quan tâm đến mọi người.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	-Tranh SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
5’
32’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Đáp lời từ chối
-Gọi HS lên bảng thực hành hỏi đáp lời từ chối theo các tình huống trong bài tập 2, SGK trang 132.
-Gọi một số HS nói lại nội dung 1 trang trong sổ liên lạc của em.
-Nhận xét, cho điểm HS nói tốt
3.Bài mới : 
*Giới thiệu bài : Đáp lời an ủi. Kể chuyện chứng kiến.
*Hướng dẫn HS làm bài tập.
wBài 1 
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Treo tranh minh họa và hỏi: Tranh vẽ những ai ? Họ đang làm gì ?
-Khi thấy bạn mình bị ốm, bạn áo Hồng đã nói gì?
-Lời nói của bạn áo Hồng là một lời an ủi. Khi nhận được lời an ủi này, bạn HS bị ốm đã nói thế nào?
-Khuyến khích các em nói lời đáp khác thay cho lời của bạn HS bị ốm.
- Khen những HS nói tốt.
wBài 2
-Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu 1 HS đọc các tình huống trong bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại tình huống a.
- Hãy tưởng tượng em là bạn HS trong tình huống này. Vậy khi được cô giáo động viên như thế, em sẽ đáp lại lời cô thế nào?
-Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này. 
-Sau đó, yêu cầu HS thảo luận theo cặp để tìm lời đáp lại cho từng tình huống.
Gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
-Yêu cầu HS nhận xét bài của các bạn trình bày trước lớp.
-Nhận xét các em nói tốt.
wBài 3
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Hằng ngày các em đã làm rất nhiều việc tốt như: bế em, quét nhà, cho bạn mượn bút  Bây giờ các em hãy kể lại cho các bạn cùng nghe nhé.
-Yêu cầu HS tự làm bài theo hướng dẫn: 
+ Việc tốt của em (hoặc bạn em) là việc gì?
+ Việc đó diễn ra lúc nào?
+ Em (bạn em) đã làm việc ấy ntn? (Kể rõ hành động, việc làm cụ thể để làm rõ việc tốt).
+ Kết quả của việc làm đó?
+ Em (bạn em) cảm thấy thế nào sau khi làm việc đó.
-Gọi HS trình bày .
-Nhận xét, cho điểm HS.
-GV : Việc làm chăm sóc cha mẹ lúc bị ốm cũng là thể hiện lòng hiếu thảo của mình đối cới cha mẹ.
4.Củng cố – Dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS luôn biết đáp lại lời an ủi một cách lịch sự.
-Chuẩn bị : Kể ngắn về người thân.
1/
- Đọc yêu cầu của bài.
-Tranh vẽ hai bạn HS. 1 bạn đang bị ốm nằm trên giường, 1 bạn đến thăm bạn bị ốm.
-Bạn nói : Đừng buồn. Bạn sắp khỏi rồi.
-Bạn nói : Cảm ơn bạn.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Bạn tốt quá./ Cảm ơn bạn đã chia xẻ với mình./ Có bạn đến thăm mình cũng đỡ nhiều rồi, cảm ơn bạn./
2/
-Bài yêu cầu chúng ta nói lời đáp cho một số trường hợp nhận lời an ủi.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
-Em buồn vì điểm kiểm tra không tốt. Cô giáo an ủi: “Đừng buồn. –Nếu cố gắng hơn, em sẽ được điểm tốt.”
-HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến : Em xin cảm ơn cô./ Em cảm ơn cô ạ. Lần sau em sẽ cố gắng nhiều hơn./ Em cảm ơn cô. Nhất định lần sau em sẽ cố gắng./
- 2 HS thực hiện mẫu – Cả lớp theo dõi.
- Thảo luận nhóm đôi.
- HS trình bày trước lớp.
b) Cảm ơn bạn./ Có bạn chia xẻ mình thấy cũng đỡ tiếc rồi./ Cảm ơn bạn, nhưng mình nghĩ là nó sẽ biết đường tìm về nhà./ Nó khôn lắm, mình rất nhớ nó./
c) Cảm ơn bà, cháu cũng mong là ngày mai nó sẽ về./ Nếu ngày mai nó về thì thích lắm bà nhỉ./ Cảm ơn bà ạ./
3/
-Viết một đoạn văn ngắn (3, 4 câu) kể một việc tốt của em hoặc của bạn em.
-HS suy nghĩ về việc tốt mà mình sẽ kể.
-5 HS kể lại việc tốt của mình.
VD : Mấy hôm nay mẹ sốt cao. Bố đi mời bác sĩ đến khám bệnh cho mẹ. Còn em thì rót nước cho mẹ uống thuốc. Nhờ sự chăm sóc của cả nhà hôm nay mẹ đã đỡ.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 34
	Ngày dạy :	Tiết : 34
KỂ NGẮN VỀ NGƯỜI THÂN.
I.MỤC TIÊU :
	- Dựa vào câu hỏi gợi ý, kể được một vài nét về nghề nghiệp của người thân (BT1).
	- Biết viết những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn ( BT2 ).
 	- HS thương yêu người thân hơn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	-Tranh SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
5’
1’
32’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Đáp lời an ủi. Kể chuyện được chứng kiến.
-Gọi 1 HS đọc đoạn văn kể về một việc tốt của con hoặc của bạn con.
-Nhận xét, ghi điểm.
 3.Bài mới :
*Giới thiệu bài :
*Hướng dẫn HS làm bài tập.
wBài 1
-Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS tự suy nghĩ trong 2 phút.
-HS treo tranh đã sưu tầm để HS định hình nghề nghiệp, công việc.
-Gọi HS tập nói. Nhắc HS nói phải rõ 3 ý để người khác nghe và biết được nghề nghiệp công việc và ích lợi của công việc đó.
-Sau mỗi HS nói, GV gọi 1 HS khác và hỏi : Em biết gì về bố (mẹ, anh, chú,) của bạn?
-Sửa nếu các em nói sai, câu không đúng ngữ pháp.
- Ghi điểm những HS nói tốt.
wBài 2
-HS nêu yêu cầu và để HS tự viết.
-HS y/ c : Khi viết, các em phải chú ý đặt câu đúng ; sử dụng dấu chấm, dấu phẩy đúng chỗ; biết nối kết các câu thành đoạn văn. Bài tập làm văn viết có y/ c cao hơn so với bài văn nói. Khi viết các em cần thể hiện tình cảm của mình trong đoạn văn.
-Theo dõi HS viết.
-Gọi HS đọc bài của mình.
-Gọi HS nhận xét bài của bạn.
Ghi điểm những bài viết tốt.
4.Củng cố – Dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà ôn tập để chuẩn bị kiểm tra.
-Chuẩn bị : Ôn tập cuối HKII.
-1 HS đọc.
- Nhận xét. 
- 2 HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý.
-Suy nghĩ.
-Nhiều HS được kể.
-HS trình bày lại theo ý bạn nói.
-Tìm ra các bạn nói hay nhất.
-Ví dụ: 
+ Bố em là bộ đội. Hằng ngày, bố em đến trường dạy các chú bộ đội bắn súng, tập luyện đội ngũ. Bố em rất yêu công việc của mình vì bố em đã dạy rất nhiều chú bộ đội khoẻ mạnh, giỏi để bảo vệ Tổ quốc.
+ Mẹ của em là cô giáo. Mẹ em đi dạy từ sáng đến chiều. Tối đến mẹ còn soạn bài, chấm điểm. Công việc của mẹ được nhiều người yêu quí vì mẹ dạy dỗ trẻ thơ nên người.
2/ Hoạt động lớp, cá nhân.
-1 HS đọc.
-Theo dõi.
- HS viết vào vở – 1 HS viết bảng phụ.
-Một số HS đọc bài trước lớp.
-Nhận xét bài bạn.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	 12/04/10	Tuần : 35
	Ngày dạy :	Tiết : 35
ÔN TẬP TIẾT 8
I.MỤC TIÊU :
-Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
-Ôn luyện về từ trái nghĩa.
-Ôn luyện về cách dùng dấu câu trong một đoạn văn.
-Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về con bé.
- Ham thích môn học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
5’
12’
20’
1.Ổn định :
2.Bài cũ :
- Gọi HS đọc bài văn tả ngắn về người thân.
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài : Ôn tập
* Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng 
Tiến hành tương tự như tiết 1.
*Hướng dẫn làm bài tập.
wBài 2
- Gọi HS đọc đề bài.
- Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 bảng từ như SGK, sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm các cặp từ trái nghĩa trong bài.
- Nghe các nhóm trình bày và tuyên dương nhóm tìm đúng, làm bài nhanh.
wBài 3
- Bài tập 3 yêu cầu các em làm gì?
- Yêu cầu HS suy nghĩ để tự làm bài trong Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
- Gọi HS chữa bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
wBài 3: Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về em bé của em.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Em bé mà con định tả là em bé nào?
- Tên của em bé là gì?
- Hình dáng của em bé có gì nổi bật? (Đôi mắt, khuôn mặt, mái tóc, dáng đi,)
- Tính tình của bé có gì đáng yêu?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và viết bài.
- Nhận xét và ghi điểm HS. 
4.Củng cố – Dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà ôn tập để chuẩn bị kiểm tra HKII.
-Hát
- 1 HS đọc.
- Các nhóm HS cùng thảo luận để tìm từ. 
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp:
đen >< trái
sáng >< tốt
hiền >< nhiều
gầy >< béo 
- Bài tập yêu cầu chọn dấu câu thích hợp để điền vào chỗ trống.
-Làm bài theo yêu cầu : 
Bé Sơn rất xinh. Da bé trắng hồng, má phinh phính, môi đỏ, tóc hoe vàng. Khi bé cười, cái miệng không răng toét rộng, trông yêu ơi là yêu!
-Cả lớp theo dõi bài bạn và nhận xét.
3/ 
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
- Là con gái (trai) của em./ Là con nhà dì em./
- Tên em bé là Hồng./
- Đôi mắt: to, tròn, đen lay láy, nhanh nhẹn,
- Khuôn mặt: bầu bĩnh, sáng sủa, thông minh, xinh xinh,
- Mái tóc: đenh nhánh, hơi nâu, nhàn nhạt, hoe vàng,
- Dáng đi: chập chững, lon ton, lẫm chẫm,
- Ngoan ngoãn, biết vâng lời, hay cười, hay làm nũng,
- Viết bài, sau đó một số HS đọc bài trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét. 
VD: Bé Lan nhà em hơn một tuổi. Lan có màu da trắng hồng, đôi mắt tròn xoe. Khuôn mặt Lan bầu bĩnh đáng yêu. Bé rất hiền và hay khóc nhè. Mỗi khi bé khóc, em cho bé viên kẹo là nín ngay.
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26-.doc