Giáo án Tập làm văn 2 tuần 19 đến 24 - Trường Tiểu học Tường Đa

Giáo án Tập làm văn 2 tuần 19 đến 24 - Trường Tiểu học Tường Đa

ĐÁP LỜI CHÀO, LỜI TỰ GIỚI THIỆU

I.MỤC TIÊU :

 -Biết nghe và đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2).

 -Điền đúng lời đáp vào ô trống trong đoạn đối thoại (BT3).

 -HS biết thực hành đáp lời chào lời tự giới thiệu trong từng tình huống cụ thể.

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

 -Tranh minh họa 2 tình huống trong SGK. Bút dạ + 3, 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài 3.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

doc 17 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1429Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn 2 tuần 19 đến 24 - Trường Tiểu học Tường Đa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	Tuần : 19
	Ngày dạy :	Tiết : 19
ĐÁP LỜI CHÀO, LỜI TỰ GIỚI THIỆU
I.MỤC TIÊU :
 -Biết nghe và đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2).
	-Điền đúng lời đáp vào ô trống trong đoạn đối thoại (BT3).
	-HS biết thực hành đáp lời chào lời tự giới thiệu trong từng tình huống cụ thể.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 -Tranh minh họa 2 tình huống trong SGK. Bút dạ + 3, 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài 3.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
1.Ổn định :
4’
2. Bài cũ :
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-Nhận xét. 
3.Bài mới :
1’
*Giới thiệu bài :
*Hướng dẫn HS làm bài tập :
10’
14’
10’
wBài 1:
-GV treo tranh yêu cầu HS quan sát.
-Gọi HS đọc yêu cầu
-GV chia lớp làm 4 nhóm
- Gợi ý cho HS cần nói lời đáp với thái độ lịch sự, vui vẻ. 
-GV nhận xét
wBài 2 :
-Gọi HS đọc yêu cầu
-GV gợi ý : 1 người lạ mà em chưa bao giờ gặp đến nhà em, gõ cửa và tự giới thiệu là bạn bố em thăm bố mẹ em. Em sẽ nói thế nào, xử sự thế nào (trường hợp bố mẹ em có nhà và trường hợp bố mẹ em đi vắng)?
-Gọi 2 HS làm mẫu, nhận xét
-Nhận xét
-GV gợi ý để các em hiểu: làm như vậy là thiếu thận trọng vì người lạ đó có thể là 1 người xấu giả vờ là bạn của bố lợi dụng sự ngây thơ, cả tin của trẻ em, vào nhà để trộn cắp tài sản. Ngay cả khi bố mẹ có ở nhà tốt nhất là mời bố mẹ ra gặp người lạ xem có đúng là bạn của bố mẹ không,)
Cả lớp bình chọn những bạn xử sự đúng và hay – vừa thể hiện được thái độ lịch sự, có văn hoá vừa thông minh, thận trọng. 
wBài 3 :
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Chấm vở, nhận xét bảng phụ.
-HS quan sát tranh đọc lời chào của chị phụ trách (trong tranh 1); lời tự giới thiệu của chị (trong tranh 2).
-1 HS đọc yêu cầu bài 1
-Thảo luận 
-Trình bày, nhận xét, bình chọn nhóm nêu đúng nhất hay nhất
VD: 
- Chị phụ trách : Chào các em
- Các em nhỏ : Chúng em chào chị ạ/ chào chị ạ
- Chị phụ trách : Chị tên là Hương. Chị được cử phụ trách sao của các em.
 - Các bạn nhỏ :Ôi, thích quá! Chúng em mời chị vào lớp ạ. /Thế thì hay quá! Mời chị vào lớp của chúng em.
-1 HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
-Theo dõi, nhận xét
-Thảo luận nhóm 2 HS –Trình bày
- VD: Nếu có bạn niềm nở mời người lạ vào nhà khi bố mẹ đi vắng.
-Cả lớp bình chọn những bạn xử sự đúng và hay – vừa thể hiện được thái độ lịch sự, có văn hoá vừa thông minh, thận trọng. 
-1 HS đọc yêu cầu
-Lớp làm vào vở – 1 HS làm bảng phụ.
2’
4.Củng cố – Dặn dò :
-Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học – Tuyên dương.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 20
	Ngày dạy :	Tiết : 20
TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA
I.MỤC TIÊU :
 -Đọc và trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài văn ngắn (BT1).
	-Dựa vào gợi ý, viết được đoạn văn ngắn (từ 3 – 5 câu) về mùa hè (BT2).
	-Giáo dục HS yêu quý thiên nhiên.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 -Bảng phụ viết sẵn nội dung
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY 
HOẠT ĐỘNG TRÒ 
1’
3’
1’
16’
17’
1’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Đáp lời chào, lời tự giới thiệu.
-Gọi HS đóng vai xử lý các tình huống.
a)1 HS đóng vai Ông đến trường tìm cô giáo xin phép cho cháu mình nghỉ ốm, 1 HS đóng vai lớp trưởng đáp lời chào của ông và nói chuyện với ông
b) 1 HS đóng vai 1 bạn nhỏ đang ở nhà 1 mình ,1 HS là chú thợ mộc đên giới thiệu mình đến theo yêu cầu của bố để sửa cái bàn
-Nhận xét, ghi điểm HS.
3. Bài mới: 
*Giới thiệu bài :
*Hướng dẫn HS làm bài tập. 
wBài 1:
-Bài văn miêu tả cảnh gì ?
-Tìm những dấu hiệu cho em biết mùa xuân đến?
-Mùa xuân đến, cảnh vật thay đổi như thế nào?
-Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng cách nào?
-Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn.
-GV : Để tả được quang cảnh đầu xuân, nhà văn Tô Hoài đã quang sát rất tinh tế, sử dụng nhiều giác quan khi quan sát. Nhờ vậy ông đã viết được đoạn văn tả mùa xuân rất ngắn gọn mà thú vị độc đáo. Các em muốn tả được quang cảnh xung quanh cũng cần học quan sát.
wBài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu và câu hỏi gợi ý
-GV hỏi từng câu
-Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm?
-Mặt trời mùa hè như thế nào?
-Khi mùa hè đến cây trái trong vườn như thế nào?
-Mùa hè thường có hoa gì? Hoa đó đẹp như thế nào?
-Em thường làm gì vào dịp nghỉ hè?
-GV nhận xét
-GV chấm vở , nhận xét
4.Củng cố – Dặn dò :
-Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học – Tuyên dương.
-2 cặp HS lên trình bày, nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu.
-1 HS đọc đoạn văn.
-Mùa xuân đến.
-Mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức, không khí ấm áp. Trên các cành cây đều lấm tấm lộc non. Xoan sắp ra hoa, râm bụt cũng sắp có nụ.
-Trời ấm áp, hoa, cây cối xanh tốt và tỏa ngát hương thơm.
-Nhìn và ngửi.
- HS đọc.
-1 HS đọc yêu cầu và gợi ý
-Nhiều HS nêu
-Mùa hè bắt đầu từ tháng 6 trong năm.
-Mặt trời chiếu những ánh nắng vàng rực rỡ.
-Cây cam chín vàng, cây xoài thơm phức, mùi nhãn lồng ngọt lịm
-Hoa phượng nở đỏ rực một góc trời.
-Chúng con được nghỉ hè, được đi nghỉ mát, vui chơi
-1 HS nêu cả bài , nhận xét
-HS làm vào vở – 1 HS làm bảng phụ
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 21
	Ngày dạy :	Tiết : 21
ĐÁP LỜI CẢM ƠN.
TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM.
I.MỤC TIÊU :
 - Biết đáp lại lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp đơn giản ( BT1, 2 ).
 - Thực hiện được yêu cầu của BT3 ( tìm câu văn miêu tả trong bài, viết 2,3 câu về một loài chim ).
 - HS yêu thích con vật trong thiên nhiên.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Tranh SGK.
VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
5’
32’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Tả ngắn về bốn mùa.
-Gọi HS lên bảng, yêu cầu đọc đoạn văn viết về mùa hè. 
-Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
3. Bài mới 
*Giới thiệu bài : Đáp lại lời cảm ơn. Sau đó sẽ viết một đoạn văn ngắn tả về một loài chim mà con yêu thích. 
*Hướng dẫn làm bài tập 
wBài 1 :
-Cho HS quan sát tranh minh họa và yêu cầu HS đọc lời của các nhân vật trong tranh.
-Khi được cụ già cảm ơn, bạn HS đã nói gì ?
-Theo em, tại sao bạn HS lại nói vậy? Khi nói như vậy với bà cụ, bạn nhỏ đã thể hiện thái độ như thế nào?
 -Bạn nào có thể tìm được câu nói khác thay cho lời đáp lại của bạn HS.
 -Cho một số HS đóng lại tình huống.
 -Theo dõi – Nhận xét.
wBài 2 :
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài. Chú ý HS có thể thêm lời thoại (nếu muốn). Các em đáp lại lời cảm ơn với thái độ lịch sự, nhã nhặn, khiêm tốn có thể thêm nội dung hội thoại, không nhất thiết chỉ có 1 lời cảm ơn và 1 lời đáp.
- Gọi 1 cặp HS đóng lại tình huống 1.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác.
Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
*Hướng dẫn HS viết 2 đến 3 câu tả ngắn về loài chim.
wBài 3 :
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn văn Chim chích bông.
a) Những câu văn nào tả hình dáng của chích bông ?
b) Những câu nào tả hoạt động của chích bông ?
- GV-Nhận xét. – Chốt ý.
Viết đoạn văn tả một loài chim.
 * Gợi ý: Viết 2, 3 câu về một loài chim em thích. Em cần giới thiệu loài chim tên gì, sau đó nêu đặc điểm về hình dáng ( cánh, chan ) về hoạt động ( bay, nhảy , bắt sâu ) không quá 5 câu.
-Gọi HS đọc đoạn văn – Nhận xét - ghi điểm.
* Các em muốn có đoạn văn tả loài chim thật hay thì bản thân mỗi em phải thật sự yêu thích loài chim đó. Để cho loài chim luôn có sự sống tốt , chúng ta cần phải biết bảo vệ môi trường thêm sạch đẹp.
4.Củng cố – Dặn dò :
-Dặn HS về hoàn chỉnh đoạn văn.
-Chuẩn bị : Đáp lời xin lỗi. Tả ngắn về loài chim.
-2 HS thực hiện.
-Nhận xét.
1/
-Quan sát tranh SGK.
-HS d0ọc thầm lời nhân vật.
-Bạn HS nói : Không có gì ạ.
-Vì giúp các cụ già qua đường chỉ là một việc nhỏ mà tất cả chúng ta đều có thể làm được. Nói như vậy để thể hiện sự khiêm tốn, lễ độ.
-Ví dụ: Có gì đâu hả bà, bà với cháu cùng qua đường sẽ vui hơn mà.
Một số cặp HS thực hành trước lớp.
-Nhận xét.
2/
-1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp cùng suy nghĩ.
-HS làm việc theo cặp.
+ Tuấn ơi, tớ có quyển truyện mới hay lắm, cho cậu mượn này.
+ Cảm ơn Hưng. Tuần sau mình sẽ trả.
+ Có gì đâu, bạn cứ đọc đi./ Không phải vội thế đâu, bạn cứ giữ mà đọc, bao giờ xong thì trả tớ cũng được./ Mình là bạn bè có gì mà cậu phải cảm ơn./ 
-HS dưới lớp nhận xét và đưa ra những lời đáp khác (nếu có).
Một số đáp án:
b) Có gì đâu mà bạn phải cảm ơn./ Bạn đừng nói thế, chúng mình là bạn bè của nhau kia mà./ Bạn không phải cảm ơn chúng tớ đâu, bạn nghỉ học làm mọi người nhớ lắm đấy./ 
c) Dạ, thưa bác, không có gì đâu ạ./ Dạ, có gì đâu ạ, bác cứ coi cháu như con ấy ạ./ Dạ, có gì đâu ạ, bác uống nước đi cho đỡ khát./ 
3/ 
-2 HS lần lượt đọc bài.
-Một số HS lần lượt trả lời cho đến khi đủ các câu văn nói về hình dáng của chích bông.
-Đáp án :
a) Chích bông là một con chim xinh đẹp. Hai chân xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Hai chiếc cánh nhỏ xíu. Cặp mỏ tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại.
b)Ha ... n bị : Đáp lời khẳng định. Viết nội quy.
- 2 HS đọc đoạn văn viết về một loài chim mà em yêu thích.
-Nhận xét.
- Quan sát tranh.
+ Một bạn đánh rơi quyển sách của một bạn ngồi bên cạnh.
+ Bạn nói : Xin lỗi. Tớ vô ý quá!
+ Bạn nói : Không sao.
- 2 HS đóng vai.
+ Bạn rất lịch sự và thông cảm với bạn.
+ Khi làm điều gì sai trái không phải với người khác.
+ Phải lịch sự, thông cảm, biết kìm chế bực tức vì người mắc lỗi đã nhận lỗi, xin lỗi mình.
2/
Tình huống a:
-HS 1: Một bạn vội, nói với bạn trên cầu thang “Xin lỗi, cho tớ đi trước một chút”. Bạn sẽ đáp lại thế nào?
-HS 2 : Mời bạn./ Không sao bạn cứ đi trước đi./ Mời bạn lên trước./ Ồ, có gì đâu, bạn lên trước đi./
Tình huống b :
-Không sao./ Có sao đâu./ Không có gì/ Có gì nghiêm trọng đâu mà bạn phải xin lỗi./
Tình huống c: 
-Không sao. Lần sau bạn cẩn thận hơn nhé./ Không sao đâu, tớ giặt là nó sẽ sạch lại thôi. Lần sau bạn nên cẩn thận hơn nhé./ Tiếc quá, nhưng chắc là mình sẽ tẩy sạch nó được thôi./
Tình huống d: 
-Mai cậu mang đi nhé./ Không sao. Mai cậu mang đi tớ cũng được./ Ồ, mai mang trả tớ cũng được mà./
3/
- Đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc thầm trên bảng phụ.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- 2 nhóm làm bảng phụ.
- HS trình bày – -Nhận xét..
- 2 HS đọc.
- 1 HS đọc trong VBT.
* Sắp xếp theo thứ tự: b-d-a-c: 
Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt. Chú nhẩn nha nhặt thóc rơi bên từng gốc rạ. Cổ chú điểm những đốm cườm trắng rất đẹp. Thỉnh thoảng, chú cất tiếng gáy “cúc cù  cu”, làm cho cánh đồng quê thêm yên ả.
+ Chim gáy.
+ Giới thiệu sự xuất hiện của chú chim gáy.
+ Tả hình dáng.
+ Tả hoạt động.
+ Nhờ có chú chim gáy mà cánh đồng thêm êm ả.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 23
	Ngày dạy :	Tiết : 23
ĐÁP LỜI KHẲNG ĐỊNH. 
VIẾT NỘI QUY.
I.MỤC TIÊU :
 	- Biết đáp lời phù hợp với tình huống giao tiếp cho trước ( BT1, 2 ).
 	- Đọc và chép lại được 2, 3 điều trong nội quy của trường ( BT3 ).
 	- HS ham thích môn học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	-Tranh SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
5’
1’
32’
2’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Tả ngắn về loài chim.
-Gọi 2HS lên bảng, yêu cầu thực hành đáp lời xin lỗi trong các tình huống đã học.
-Em thích nhất loài chim nào? Hình dáng như thế nào ? chúng có hoạt động như thế nào ?
-Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
2. Bài mới 
*Giới thiệu bài : Đáp lời khẳng định. Viết nộäi quy của trường.
*Hướng dẫn làm bài tập 
wBài 1
-Cho HS quan sát tranh minh họa và yêu cầu HS đọc lời của các nhân vật trong tranh.
-2 HS thực hành đóng vai theo tình huống trong sách.
-Khi bạn nhỏ hỏi cô bán vé – Cô ơi, hôm nay có xiếc hổ không ạ? Cô bán vé trả lời thế nào?
-Lúc đó, bạn nhỏ đáp lại lời cô bán vé thế nào?
-Theo em, tại sao bạn HS lại nói vậy? Khi nói như vậy bạn nhỏ đã thể hiện như thế nào?
 +Bạn nào có thể tìm được câu nói khác thay cho lời đáp lại của bạn HS.
-Cho một số HS đóng lại tình huống trên.
wBài 2
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài. Chú ý HS có thể thêm lời thoại nếu muốn.
-Gọi 1 nhóm HS đóng lại tình huống 1.
-Yêu cầu cả lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác.
-Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
*Giúp HS ghi nhớ và viết lại được từ 2 đến 3 điều trong nội quy của trường.
wBài 3
- GV cho HS đọc y/c BT.
- GV phát nội quy trường cho HS.
- Cho HS đọc nội quy của trường học.
-Yêu cầu HS tự nhìn bảng và chép lại 2 đến 3 điều trong bản nội quy.
-GV chấm 1 số vở.
-Gọi HS đọc lại những điều đã chép.
4.Củng cố – Dặn dò :
-Dặn HS tập nói lời đáp.
-Chuẩn bị : Đáp lời phủ định. Nghe, trả lời câu hỏi.
-2 HS lên bảng trả lời theo câu hỏi của GV, bạn nhận xét.
- 2 HS kể – Nhận xét.
1/ 
- HS quan sát tranh.
- 2 HS thực hiện đóng vai, diễn lại tình huống trong bài.
Cô bán vé trả lời: Có chứ!
- Bạn nhỏ nói: -Hay quá!
- Bạn nhỏ đã thể hiện sự lịch sự, đúng mực trong giao tiếp.
+ Ví dụ: Tuyệt thật./ Thích quá! Cô bán cho cháu một vé với./
2 cặp HS thực hành trước lớp.
2/-1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp cùng suy nghĩ.
-HS làm việc theo nhóm đôi.
* Tình huống a)
-Mẹ ơi, đây có phải con hươu sao không ạ?
-Trông nó đẹp quá, mẹ nhỉ./ Trông nó lạ quá, mẹ nhỉ./ Nó hiền lành và đáng yêu quá, phải không mẹ./ Ôâi, bộ lông của nó mới tuyệt làm sao./ Cái cổ của nó phải dài mấy mét ấy mẹ nhỉ./
-HS dưới lớp nhận xét và đưa ra những lời đáp án khác, nếu có.
Một số đáp án:
b) Thế hả mẹ?/ Nó chẳng bao giờ bị ngã đâu, mẹ nhỉ./ Thế thì nó còn giỏi hơn cả hổ vì hổ không biết trèo cây, mẹ nhỉ./..
c) Bác có thể cho cháu gặp bạn ấy một chút, được không ạ?/ Bác vui lòng cho cháu gặp Lan một chút nhé!/ May quá, cháu đang có việc muốn hỏi bạn ấy. Bác cho phép cháu lên nhà gặp Lan, bác nhé!/
3/ 
- 1 HS đọc.
-2 HS lần lượt đọc bài nội quy.
-HS tự nhìn bảng nội quy và chép lại 2 đến 3 điều trong bản nội quy.
- HS đọc lại nội quy mình đã chép.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 24
	Ngày dạy :	Tiết : 24
ĐÁP LỜI PHỦ ĐỊNH. 
NGHE, TRẢ LỜI CÂU HỎI.
I.MỤC TIÊU :
 - Biết đáp lời phủ định trong tình huống giao tiếp đơn giản ( BT1, 2 ).
 	- Nghe kể, trả lời đúng câu hỏi về mẩu chuyện vui. (BT3 )
 - HS biết ghi nhớ và có thể kể lại câu chuyện theo lời của mình
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	- Máy điện thoại đồ chơi để HS đóng vai BT1.
-Tranh SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
5’
1’
32’
2’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Đáp lời khẳng định. Viết nộäi quy của trường.
-Gọi 2 HS thực hành đóng vai BT2b; 2c ( tuần 23 tr.49 )
-Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
3. Bài mới 
*Giới thiệu bài : Trong giờ Tập làm văn hôm nay chúng ta sẽ tập nói đáp lời phủ định trong các tình huống. Sau đó nghe và trả lời các câu hỏi về nội dung một câu chuyện vui có tựa đề là Vì sao? 
*Hướng dẫn làm bài tập 
wBài 1 (Làm miệng)
- Cho HS đọc y/ c BT.
-Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh minh hoạ điều gì?
+ Khi gọi điện thoại đến, bạn nói thế nào?
+ Cô chủ nhà nói thế nào?
-Lời nói của cô chủ nhà là một lời phủ định, khi nghe thấy chủ nhà phủ định điều mình hỏi, bạn HS đã nói thế nào?
-Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sẽ thường xuyên được nghe lời phủ định của người khác, khi đáp lại những lời này các em cần có thái độ lịch sự, nhã nhặn.
-Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện tình huống trên.
wBài 2 : Thực hành
-GV viết sẵn các tình huống vào bảng phụ gọi 2 HS lên thực hành. 
-1 HS đọc yêu cầu trên bảng phụ.
-1 HS thực hiện lời đáp.
-Gọi HS dưới lớp bổ sung nếu có cách nói khác.
-Động viên, khuyến khích HS nói. (1 tình huống cho nhiều lượt HS thực hành)
*Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi về nội dung truyện.
* Bài 3 
- GV kể chuyện 1 đến 2 lần.
-Treo bảng phụ có các câu hỏi.
+ Truyện có mấy nhân vật ? Đó là những nhân vật nào?
+ Lần đầu về quê chơi, cô bé thấy thế nào?
+ Cô bé hỏi cậu anh họ điều gì?
+ Cậu bé giải thích ra sao?
+ Thực ra con vật mà cô bé nhìn thấy là con gì?
- Gọi 1 đến 2 HS kể lại câu chuyện.
- Nhận xét, cho điểm HS. 
4.Củng cố – Dặn dò :
-Em đáp lại thế nào khi:
+ Một bạn hứa cho em mượn truyện lại để quên ở nhà.
+ Em hỏi một bạn mượn bút nhưng bạn lại không có. ( HS phát biểu )
-Nhận xét, cho điểm HS.
 -Dặn HS về nhà tìm các tình huống phủ định và nói lời đáp của mình.
-Chuẩn bị : Đáp lời đồng ý. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
- 2 HS thực hành.
- -Nhận xét..
- Tranh minh hoạ cảnh một bạn HS gọi điện thoại đến nhà bạn.
 + Bạn nói: Cô cho cháu gặp bạn Hoa ạ.
+ Ởđây không có ai tên là Hoa đâu, cháu à.
Bạn nói: Thế ạ? Cháu xin lỗi cô.
- 1 HS đọc lời ở tình huống a.
- Ví dụ: Tình huống a.
- HS 1: Cô làm ơn chỉ giúp cháu nhà bác Hạnh ở đâu ạ.
HS 2: Rất tiếc, cô không biết, vì cô không phải người ở đây.
HS 1: Dạ, xin lỗi cô./ Không sao ạ. Xin lỗi cô./ Dạ, cháu xin lỗi cô.
Tình huống b.
Thế ạ. Không sao đâu ạ./ Con đợi được. Hôm sau bố mua cho con nhé./ Không sao ạ. Con xin lỗi bố. 
Tình huống c.
-Mẹ nghỉ đi mẹ nhé./ Mẹ yên tâm nghỉ ngơi. Con làm được mọi việc.
-HS cả lớp nghe kể chuyện.
 + Hai nhân vật là cô bé và cậu anh họ.
 + Cô bé thấy mọi thứ đều lạ./ Lần đầu tiên về quê chơi, cô bé thấy cái gì cũng lấy làm lạ lắm.
+ Cô bé hỏi người anh họ: Sao con bò này không có sừng hở anh?/ Nhìn thấy một con vật đang ăn cỏ, cô bé hỏi người anh họ: “Sao con bò này lại không có sừng, hả anh?”
+ Cậu bé giải thích: Bò không có sừng vì có con bị gãy sừng, có con còn non, riêng con ăn cỏ kia không có sừng vì nó là  con ngựa./ Cậu bé cười vui và nói với em: “À, bò không có sừng thì có thể do nhiều lí do lắm. Những con bò còn non thì chưa có sừng những con bò bị gẫy sừng thì em cũng không nhìn thấy sừng nữa, riêng con vật kia không có sừng vì nó không phải là bò mà là con ngựa.
+ Là con ngựa.
- 2 đến 4 HS thực hành kể trước lớp.
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19-.doc