Giáo án Tập làm văn 2 - Trường TH Minh Đức

Giáo án Tập làm văn 2 - Trường TH Minh Đức

TỰ GIỚI THIỆU – CÂU VÀ BÀI

I. Mục tiêu

 - Biết nghe và trả lời đúng những câu hỏi về bản thân ( BT1) ; nói lại một vài thông tin đã biết về một bạn ( BT2)

 -HS khá , giỏi bước đầu biết kể lại nội dung của 4 bức tranh (BT3) thành một câu chuyện ngắn

 - Bồi dưỡng tình cảm lành mạnh tốt đẹp về bản thân, bạn bè, tình yêu loài vật thiên nhiên xung quanh em.

 * Hs KT làm được BT1.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh

- HS: SGK, vở.

 

doc 27 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập làm văn 2 - Trường TH Minh Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 20/8 Tuần:1
 TỰ GIỚI THIỆU – CÂU VÀ BÀI
I. Mục tiêu
 - Biết nghe và trả lời đúng những câu hỏi về bản thân ( BT1) ; nói lại một vài thông tin đã biết về một bạn ( BT2)
 -HS khá , giỏi bước đầu biết kể lại nội dung của 4 bức tranh (BT3) thành một câu chuyện ngắn
 - Bồi dưỡng tình cảm lành mạnh tốt đẹp về bản thân, bạn bè, tình yêu loài vật thiên nhiên xung quanh em.
 * Hs KT làm được BT1.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh
HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (2’) 
GV kiểm tra SGK
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
vBài tập 1, 2
GVcho HS chơi trò chơi: “Phóng viên”
Dựa vào câu hỏi để hỏi bạn.
Dựa vào câu hỏi bài 1 để nói lại những điều em biết về bạn.
Chốt: Em biết nói về bản thân về bạn chính xác, diễn đạt tự nhiên
vBài 3:
Nêu yêu cầu bài: 
GVcho HS kể lại sự việc ở từng tranh, mỗi sự việc kể bằng 1 hoặc 2 câu
Sau đó cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện
 v Bài 4:
GVcho HS viết lại câu chuyện kể về tranh 3, 4 hoặc cả 4 tranh.
4. Củng cố – Dặn do (3’)
GV nhận xét và nhấn mạnh: 
Chuẩn bị: Xem lại những bài đã học.
- Hát
- HS tham gia trò chơi
- Từng cặp HS: 1 em nêu câu hỏi, 1 em trả lời dựa vào dạng tự thuật. Theo kiểu phỏng vấn.
- HS nêu
- Huệ cùng các bạn vào vườn hoa. Thấy một khóm hồng nở hoa Huệ thích lắm. Huệ giơ tay định ngắt 1 bông hồng, Tuấn vội ngăn bạn. Tuấn khuyên Huệ không ngắt hoa. Hoa này là của chung để mọi người cùng ngắm.- HS viết vở
Ngày dạy:27/8
 Tuần:2
:CHÀO HỎI – TỰ GIỚI THIỆU
I. Mục tiêu
 - Dựa gợi ý vào tranh vẽ , thực hiện đúng nghi thức chào hỏi và tự giới thiệu về bản thân ( BT1 , BT2).
 - Viết được một bản tự thuật ngắn ( BT3)
 - Gd hs biết chào hỏi khi gặp người lớn.
 * Hs KT làm được BT1.
.II. Chuẩn bị
GV: SGK , Tranh , Bảng phụ
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
1 số HS lên bảng tự nói về mình. Sau đó nói về 1 bạn
Nhận xét ghiđiểm
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
v Bài 1: Nói lại lời em
GV cho HS dựa vào 1 nội dung trong bài để thực hiện cách chào
vBài 2: Viết lại lời các bạn trong tranh:
Tranh vẽ những ai?
Bóng Nhựa, Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu ntn? 
Nêu nhận xét về cách chào hỏi của 3 nhân vật trong tranh
v Bài 3:
Viết tự thuật theo mẫu.
 Thầy uốn nắn, hướng dẫn
4. Củng cố – Dặn do (2’)
Thực hành những điều đã học
Chuẩn bị: Tập viết
- Hát
- Nhóm hoạt động và phân vai để nói lời chào
- Từng nhóm trình bày
- Lớp nhận xét 
Lớp nhận xét
HS quan sát tranh + TLCH
Bóng Nhựa, Bút Thép, Mít
HS đọc câu chào
 - HS nêu
 - HS viết bài
Ngày dạy: 3/9 Tuần:3
 SẮP XẾP CÂU TRONG BÀI
 LẬP DANH SÁCH HỌC SINH 
I. Mục tiêu
 - Sắp xếp đúng thứ tự các tranh ; kể được nối tiếp từng đoạn câu chuyện Gọi bạn ( BT1) .
 - Xếp đúng thứ tự các câu trong chuyện Kiến và Chim Gáy (BT2) lập được danh sách từ 3 đến 5 HS theo mẫu (BT3)
 - Hs biết viết tên theo thứ tụ b. chữ cái.
 * Hs KT làm được BT1.
II. Chuẩn bị
GV:Tranh + bảng phụ
HS:Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)Tự thuật
Xem phần tự thuật của HS
Nhận xét cho điểm và củng cố thêm về cách viết lí lịch đơn giản.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
v Bài 1:
Nêu yêu cầu
GV cho HS xếp lại thứ tự tranh
 -Nhận xét, gọi 2 HS kể lại câu chuyện.
 v Bài 2: Nêu yêu cầu bài?
 - Đọc và suy nghĩ để sắp xếp các câu cho đúng thứ tự nội dung các sự việc xảy ra.
- Nhận xét
v Bài 3:
Nêu yêu cầu
GV hướng dẫn HS kẻ bảng vào vở và ghi thứ tự các cột, xem bảng danh sách lớp 2A để ghi cho đúng
4. Củng cố – Dặn do (2’)
-Nhận xét
- Hát
- 2 HS đọc
- Sắp xếp các tranh, tóm nội dung tranh bằng 1,2 câu để thành câu chuyện : “Gọi bạn”
- 1-3-4-2
- (1) Bê và Dê sống trong rừng sâu
- (2) Trời hạn hán, suối cạn, cỏ khô héo.
- (3) Bê đi tìm cỏ quên đường về.
-(4) Dê tìm bạn gọi hoài: “Bê! Bê!”
- Xếp các câu cho đúng thứ tự
- HS đọc nội dung bài 2
- HS làm bài
- Lập danh sách HS
- HS làm bài
Ngày dạy: 3/9 Tuần:4
 	 Cám ơn –xin lỗi
I. Mục tiêu
 - Biết nói lời cảm ơn , xin lỗi phù hợp với tình huống giáo tiếp đơn giản ( BT1,BT2) .
 - Nói được 2,3 câu ngắn về nội dung bức tranh , trong đó có dùng lời cảm ơn , xin lỗi ( BT3) HS khá , giỏi làm được BT4 ( viết lại những câu đã nói ở BT3 )
 - Trau dồi thái độ ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc.
 * HS KT làm được BT1.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh
HS: SGK, vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
2 HS tóm tắt nội dung qua tranh bằng lời để thành câu chuyện “Gọi bạn”
2 HS lên lập danh sách 4 bạn trong tổ học tập.
Lớp nhận xét
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
v Bài 1:
Lưu ý: Khi hết 1 ý câu ta sẽ dùng dấu chấm để ngắt câu.
Trống tan trường đã điểm. Trời mưa to Hòa quên mang áo mưa. Lan mời bạn đi chung áo mưa với mình. Đôi bạn vui vẻ đội mưa ra về.
v Bài 2:
Chốt ý: Đối với bạn, lời cảm ơn chân thành, thân mật. Đối với cô giáo là người trên, lời cảm ơn cần thể hiện thái độ lễ phép và kính trọng. Đối với em bé là người dưới lời cám ơn chân thành, yêu mến.
v Bài 3:
Nhận xét, chốt ý.
Lời xin lỗi phải lịch sự, chân thành.
Tùy đối tượng giao tiếp, cần chọn lời xin lỗi thích hợp.
v Bài 4:
Treo tranh: Cho HS quan sát.
Dựa vào tranh hãy kể lại nội dung bức tranh bằng 3, 4 câu trong đó có dùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp.
Nhận xét.
4. Củng cố – Dặn do (2’)
Nhận xét kết quả luyện tập của HS.
Nói, viết phải thành câu rõ ý, câu cám ơn hay xin lỗi phải hiện thái độ lịch sự, chân thành.
Viết bài tập vào vở.
Chuẩn bị: Tiết làm văn sau.
- Hát
-Hs thực hiện
- Hoạt động nhóm nhỏ.
- HS nêu yêu cầu đề bài và thảo luận theo nhóm nhỏ – Trình bày
-Hs trình bày ,nhận xét
- HS trình bày, lớp nhận xét.
- HS quan sát tranh.
- Bố mua cho Hà 1 gấu bông. Hà giơ 2 tay nhận và nói “Con cám ơn bố”.
- Cậu con trai làm vở lọ hoa. Cậu khoanh tay đứng trước mẹ để xin lỗi Cậu nói “Con xin lỗi mẹ”
- Lớp nhận xét.
Ngày dạy:17/9	 Tuần :5
 ĐẶT TÊN CHO BÀI – TRẢ LỜI CÂU HỎI
 LẬP MỤC LỤC DANH SÁCH
I. Mục tiêu
 - Dựa vào tranh vẽ , trả lời được câu hỏi rõ ràng , đúng ý (BT1) bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và d0ặt tên cho bài ( BT2) .
 - Biết đọc mục lục một tuần học , ghi ( hoặc nói ) được tên các bài tập đọc trong tuần đó ( BT3) 
-Tính sáng tạo
* Hs KT làm được BT1.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh, SGK.
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Cám ơn, xin lỗi
HS đóng vai bạn Tuấn (Truyện: Bím tóc đuôi sam)
Nói 1 vài câu xin lỗi bạn Hà.
1 bạn đóng vai bạn Lan (chiếc bút mực) 
Nói 1 vài câu cám ơn bạn Mai.
Nhận xét
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
v Bài 1:
Nêu yêu cầu bài?
GV cho HS quan sát tranh và thảo luận.
Bạn trai đang làm gì?
Bạn trai đang nói gì với bạn gái?
Bạn gái nhận xét thế nào?
2 bạn làm gì?
-Dựa vào tranh liên kết các câu trên thành 1 câu chuyện.
Nhận xét.
v Bài 2:
Nêu yêu cầu?
GVcho HS thảo luận và đặt tên.
 vBài 3:
Nêu yêu cầu?
4. Củng cố – Dặn do (3’)
Qua câu chuyện trên ta rút ra được bài học gì?
Kể lại chuyện “Bức vẽ trên tường”
Chuẩn bị: Lập mục lục sách.
- Hát
- HS nêu.
- HS nhận xét.
- Dựa vào tranh, trả lời câu hỏi
- HS quan sát, thảo luận nh/ đôi 
- HS trình bày
-vd: Đang vẽ hình con ngựa lên bức tường trắng tinh của trường học.
- Bạn xem hình vẽ có đẹp không?
- Vẽ lên tường là không đẹp.
- Quét vôi lại bức tường cho sạch.
- HS nêu: Bạn trai vẽ hình con ngựa lên bức tường trắng tinh của trường học. Thấy 1 bạn gái đi qua, bạn trai liền gọi lại khoe “Bạn xem mình vẽ có đẹp không?”. Bạn gái ngắm bức tranh rồi lắc đầu “Vẽ lên tường là không đẹp”. Bạn trai nghe vậy hiểu ra. Thế là cả 2 cùng lấy xô, chổi, quét vôi lại bức tường cho sạch.
- Đặt lại tên cho câu chuyện, nêu.
- Không vẽ bậy lên tường.
- Bức vẽ
- Bức vẽ làm hỏng tường.
- Đẹp mà không đẹp.
- Hoạt động cá nhân.
- Viết mục lục các bài tập đọc đã học ở tuần 1, 2.
- HS viết mục lục.
- HS kể lại nội dung chuyện.
- Không được vẽ bậy lên tường
- Phải biết giữ gìn của công.
Ngày dạy:24/9	 Tuần :6
 KHẲNG ĐỊNH, PHỦ ĐỊNH. LẬP MỤC LỤC SÁCH
I. Mục tiêu
 - Biết trả lời và đặt câu theo mẫu khẳng định ., phủ định ( BT1 , BT2) .
 - Biết đọc và ghi lại những thông tin từ mục lục sách ( BT3)
- Thái độ ứng xử có văn hoa.
* Hs KT làm được BT1.
II. Chuẩn bị
GV: SGK, bảng phụ: câu hỏi. Mục lục tuần 3, 4.
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Đặt lại tên cho bài – Trả lời câu hỏi. Lập mục lục sách.
Nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
v Bài 1:
Nêu yêu cầu đề:
GVcho HS thực hiện tập bằng trò chơi đóng vai. Từng cặp 3 em, 1 em hỏi phủ định (không)
 v Bài 2:
Nêu yêu cầu bài?
GV cho HS đối thoại theo mẫu 1 em hỏi. 3 HS khác trả lời.
GV cho HS đối thoại theo nhóm như đã làm mẫu
v Bài 3:
Nêu yêu cầu
4. Củng cố – Dặn do (3’)
 - Nhận xét
Chuẩn bị: Kể ngắn theo tranh – viết thời khóa biểu
- Hát
- HS nêu.
- Lớp nhận xét.
- Trả lời câu hỏi bằng 2 cách theo mẫu
- Cặp 3 HS thực hiện
- Em có thích đi xem phim không?
- Có em rất thích xem phim
- Không, em không thích đi xem phim.
- Đặt câu theo mẫu, mỗi mẫu 1 câu
- Nhà em có xa không?
- Nhà em không xa đâu.
- Nhà em có xa đâu.
- Nhà em đâu có xa.
- Bạn có thích học vẽ không?
- Trường bạn có xa không?
- Lập mục lục các bài tập đọc đã học ở tuần 3, 4
- HS đọc.
- HS lnhận xét.
- 
	Ngày dạy:	 Tuần :7
 Kể ngắn theo tranh_Viết thời khóa biểu
I. Mục tiêu
- Dựa vào 4 tranh minh họa , kể được câu chuyện ngắn có tên bút của Cô giáo ( BT1) .
 Dựa vào thời khóa biểu hôm sau của lớp để trả lời được các câu hỏi ở BT3.
Tính cẩn thận, óc sáng tạo.
* Hs KT làm được BT1.
II. Chuẩn bị
Tranh, TKB
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
Khẳng định, phủ định. Lập mục lục sách.
Kiểm tra HS lập mục lục các bài Tập đọc đã học ở tuần 3 và 4.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’) 
v Bài 1:
GV treo tranh
Tranh 1:
Tranh vẽ 2 bạn đang làm gì?
Một bạn bỗng nói gì?
Bạn kia trả lời ra sao?
Tranh 2 có thêm ai?
Cô giáo làm gì?
Bạn nói gì với cô?
Tranh 3 hai bạn đan ...  anh (chị) học lớp mấy, trường nào. Em làm gì để thể hiện tình cảm đối với những người thân trong gia đình.
Chia lớp thành nhóm nhỏ.
Gọi HS nói về gia đình mình trước lớp. GV chỉnh sửa từng HS.
vBài 2:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Phát phiếu học tập cho HS.
Gọi 3 đến 5 HS đọc bài làm. Chú ý chỉnh sửa cho từng em
Thu phiếu và chấm.
4. Củng cố – Dặn do (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà viết lại bài tập 2 vào vở.
Chuẩn bị: 
- Hát
- HS thành 2 cặp làm bài tập 2 theo yêu cầu. Nói các nội dung.
- HS dưới lớp nghe và nhận xét.
- Vẽ cảnh trong gia đình bạn Minh. 
- Trong bức tranh có bố, mẹ và em gái của Minh.
- HS đọc yêu cầu.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS tập nói trong nhóm trong 5 phút.
- HS chỉnh sửa cho nhau.
- VD về lời giải.
- Gia đình em có 4 người. Bố em là bộ đội, dạy tại trường trong quân đội, mẹ em là giáo viên. Anh trai em học lớp 3 Trường Tiểu học Nghĩa Tân. Em rất yêu qúy gia đình của mình.
- Gia đình em có 5 người. Bà em đã già ở nhà làm việc vặt. Bố mẹ em là công nhân đi làm cả ngày tới tối mới về. Em rất yêu qúy và kính trọng bà, bố mẹ vì đó là những người đã chăm sóc và nuôi dưỡng em khôn lớn
- Dựa vào những điều đã nói ở bài tập 1, hãy viết 1 đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) kể về gia đình em.
- Nhận phiếu và làm bài.
- 3 đến 5 HS đọc.
Ngày dạy: Tuần :14
QST, TLCH:VIẾT NHẮN TIN 
I. Mục tiêu:
- Biết quan sát tranh và trả lời đúng câu hỏi về nội dung tranh ( BT1) . Viết được một mẫu tin nhắn ngắn gọn , đủ ý (BT2)
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh họa bài tập 1. Bảng phụ ghi các câu hỏi bài tập 1.
HS: SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Gia đình.
Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu đọc đoạn văn kể về gia đình của em.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
v Bài 1:
Treo tranh minh họa.
Tranh vẽ những gì?
Bạn nhỏ đang làm gì?
Mắt bạn nhìn búp bê thế nào?
Tóc bạn nhỏ ntn?
Bạn nhỏ mặc gì?
Yêu cầu HS nói liền mạch các câu nói về hoạt động, hình dáng của bạn nhỏ trong tranh.
Theo dõi và nhận xét HS.
vBài 2:
Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
Vì sao em phải viết tin nhắn?
Nội dung tin nhắn cần viết những gì?
Yêu cầu HS viết tin nhắn.
Yêu cầu HS đọc và sửa chữa tin nhắn của 3 bạn trên bảng và của 1 số em dưới lớp.
Lưu ý HS tin nhắn phải ngắn gọn, đầy đủ.
VD về lời giải: 
Mẹ ơi! Bà đến đón con đi chơi. Bà đợi mãi mà mẹ chưa về. Bao giờ mẹ về thì gọi điện sang cho ông bà, mẹ nhé. (con Thu Hương)
Mẹ ơi! Chiều nay bà sang nhà nhưng chờ mãi mà mẹ chưa về. Bà đưa con đi chơi với bà. Đến tối, hai bà cháu sẽ về. (con Ngọc Mai)
4. Củng cố – Dặn do (3’)
Tổng kết chung về giờ học.
Dặn dò HS nhớ thực hành viết tin nhắn khi cần thiết.
Chuẩn bị: Chia vui, kể về anh chị em. 
- Hát
- HS thực hiện.
- Quan sát tranh.
- Tranh vẽ 1 bạn nhỏ, búp bê, mèo con.
- Bạn nhỏ đang cho búp bê ăn (3 HS trả lời).
- Mắt bạn nhìn búp bê rất tình cảm/ rất trìu mến, (3 HS trả lời).
- Tóc bạn nhỏ buộc 2 chiếc nơ rất đẹp./ Bạn buộc tóc thành 2 bím xinh xinh (3 HS trả lời).
- Bạn mặc bộ quần áo rất sạch sẽ,/ rất mát mẻ,/ rất dễ thương, (3 HS trả lời).
- 2 HS ngồi cạnh nhau, nói cho nhau nghe sau đó 1 số em trình bày trước lớp.
- Đọc đề bài.
- Vì bà đến nhà đón em đi chơi nhưng bố mẹ không có nhà, em cần viết tin nhắn cho bố mẹ để bố mẹ không lo lắng.
- Em cần viết rõ em đi chơi với bà.
- 3 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào nháp.
- Trình bày tin nhắn.
Ngày dạy:	 Tuần :15
 CHIA VUI. KỂ VỀ ANH CHỊ EM 
I. Mục tiêu:
- Biết nói lời chia vui ( chúc mừng ) hợp tình huống giao tiếp ( BT1 , BT2) Viết được đoạn văn ngắn kể về , anh , chị , em (BT3 )
II. Chuẩn bị
GV: Tranh. Bảng phụ, bút dạ. Một số tình huống để HS nói lời chia vui.
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) QST_ TLCH. Viết nhắn tin.
Gọi HS đọc bài tập 2 của mình.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
vBài 1 và 2
Treo bức tranh và hỏi bức tranh vẽ cảnh gì?
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Chị Liên có niềm vui gì?
Nam chúc mừng chị Liên ntn?
Nếu là em, em sẽ nói gì với chị Liên để chúc mừng chị.
vBài 3
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS tự làm.
 Gọi HS đọc.
Nhận xét, chấm điểm từng HS.
4. Củng cố – Dặn do (3’)
Yêu cầu HS nói lời chia vui trong một số tình huống nếu còn thời gian.
Em sẽ nói gì khi biết bố bạn đi công tác xa về?
Bạn em được cô giáo khen.
Dặn HS về nhà hoàn thành nốt bài tập. 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: 
- Hát
- 3 HS đến 5 HS đọc. Bạn nhận xét.
- Nói lời chia buồn hay an ủi.
- Bé trai ôm hoa tặng chị.
- Bạn Nam chúc mừng chị Liên được giải nhì trong kì thi học sinh giỏi của tỉnh. Hãy nhắc lại lời của Nam.
- Đạt giải nhì trong kì thi học sinh giỏi của tỉnh.
- Tặng hoa và nói: Em chúc mừng chị. Chúc chị sang năm được giải nhất.
- 3 đến 5 HS nhắc lại.
- HS nói lời của mình.
- Em xin chúc mừng chị./ Chúc chị học giỏi hơn nữa./ Mong chị đạt thành tích cao hơn./ Em rất khâm phục chị./
- Hãy viết từ 3 đến 4 câu kể về anh, chị, em ruột (hoặc anh, chị, em họ) của em.
- HS thực hiện.
- Em rất yêu bé Nam năm nay hai tuổi. Môi bé Nam đỏ hồng, da trắng. Nam luôn tươi cười ngộ nghĩnh./ Anh trai em tên là Minh. Anh Minh cao và gầy. Năm nay anh học lớp 4 Trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm. Anh Nam học rất giỏi.
- Tổ chức cặp đôi: HS nêu.
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
- - HS trả lời. Bạn nhận xét.
	Ngày dạy:	TUẦN:16
: KHEN NGỢI. KỂ NGẮN VỀ CON VẬT.
 LẬP THỜI GIAN BIỂU
I. Mục tiêu
 - Dựa vào câu và mẫu cho trước , nói được câu tỏ ý khén ( BT1) . Kể được một vài câu về một con vật nuôi quen thuộc trong nhà (BT2) biết lập thời gian biểu ( nói hoặc viết ) một buổi tối trong ngày (BT3)
Biết lập thời gian biểu một buổi trong ngày (buổi tối).
 - Yêu thích con vật nuôi..
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh họa các con vật nuôi trong nhà.
HS: SGK. Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Chia vui, kể về anh chị em.
Gọi 3 HS lên bảng và yêu cầu từng em đọc bài viết của mình về anh chị em ruột hoặc anh chị em họ.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
v Bài 1:
Yêu cầu HS đọc đề bài, đọc cả câu mẫu.
Ngoài câu mẫu Đàn gà mới đẹp làm sao! Bạn nào còn có thể nói câu khác cùng ý khen ngợi đàn gà?
Yêu cầu HS suy nghĩ và nói với bạn bên cạnh về các câu khen ngợi từ mỗi câu của bài.
Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. Khi HS nói, GV ghi nhanh lên bảng.
Yêu cầu cả lớp đọc lại các câu đúng đã ghi bảng.
v Bài 2
Gọi HS đọc đề bài.
Yêu cầu một số em nêu tên con vật mình sẽ kể. Có thể có hoặc không có trong bức tranh minh họa.
Gọi 1 HS đọc mẫu: Có thể đặt câu hỏi gợi ý cho em đó kể: Tên con vật em định kể là gì? Nhà em nuôi nó lâu chưa? Nó có ngoan không, có hay ăn chóng lớn hay không? Em có hay chơi với nó không? Em có quý mến nó không? Em đã làm gì để chăm sóc nó? Nó đối xử với em thế nào?
 - Yêu cầu HS kể trong nhóm.
 - Gọi một số đại diện trình bày và cho điểm.
v Bài 3
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Gọi 1 HS khác đọc lại Thời gian biểu của bạn Phương Thảo.
Yêu cầu HS tự viết sau đó đọc cho cả lớp nghe. Theo dõi và nhận xét bài HS.
4. Củng cố – Dặn do (3’)
Tổng kết chung về giờ học.
Dặn dò HS về nhà quan sát và kể thêm về các vật nuôi trong nhà.
Chuẩn bị: Ngạc nhiên, thích thú. Lập TGB.
Hát
- HS nêu. Bạn nhận xét.
-Đọc bài.
Nói: Đàn gà đẹp quá!/ Đàn gà thật là đẹp!
Hoạt động theo cặp.
Chú Cường khỏe quá!/ Chú Cường mới khỏe làm sao!/ Chú Cường thật là khỏe!/
Lớp mình hôm nay sạch quá!/ Lớp mình hôm nay thật là sạch!/ Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao!/ 
Bạn Nam học giỏi thật!/ Bạn Nam hoc giỏi quá!/ Bạn Nam học mới giỏi làm sao!/
Đọc đề bài.
5 đến 7 em nêu tên con vật.
-
 - Hs thực hiện
1 HS khá kể. Ví dụ:
Nhà em nuôi một chú mèo tên là Ngheo Ngheo. Chú ở nhà em đã được 3 tháng rồi. Ngheo Ngheo rất ngoan và bắt chuột rất giỏi. Em rất quý Ngheo Ngheo và thường chơi với chú những lúc rảnh rỗi. Ngheo Ngheo cũng rất quý em. Lúc em ngồi học chú thường ngồi bên và dụi dụi cái mũi nhỏ vào chân em,
-1 HS đọc yêu cầu bài.
Đọc bài.
Một số em đọc bài trước lớp.
Ngày dạy:	 Tuần “17
NGẠC NHIÊN, THÍCH THÚ. 
LẬP THỜI GIAN BIỂU. 
I. Mục tiêu
 - Biết nói lời thể hiện sự ngạc nhiên , thích thú phù hợp với tình huống giao tiếp ( BT1 , BT2 ) . 
 - Dựa vào mẫu chuyện , lập được thời gian biểu theo cách đã học (BT3)
Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh. Tờ giấy khổ to + bút dạ để HS hoạt động nhóm trong bài tập 3.
HS: SGK. Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Khen ngợi. Kể ngắn về con vật. Lập thời gian biểu.
Gọi 4 HS lên bảng.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Khi thấy người khác vui hay buồn thái độ của em ra sao?
Khi người khác tặng em một món quà em sẽ thấy thế nào?
Bài học hôm nay các em sẽ biết cách thể hiện sự ngạc nhiên và thích thú.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Bài 1
Cho HS quan sát bức tranh.
1 HS đọc yêu cầu.
1 HS đọc lời nói của cậu bé.
Lời nói của bạn nhỏ thể hiện thái độ gì?
v Bài 2
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi nhiều HS nói câu của mình. Chú ý, sửa từng câu cho HS về nghĩa và từ.
v Bài tập 3
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Phát giấy, bút dạ cho HS.
Nhận xét từng nhóm làm việc.
06 giờ 30
Ngủ dậy và tập thể dục
06 giờ 45
Đánh răng, rửa mặt.
07giờ 00
An sáng
07 giờ 15
Mặc quần áo
07 giờ 30
Đến trường
10 giờ 00
Về nhà ông bà.
4. Củng cố – Dặn do (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà lập thời gian biểu ngày thứ hai của mình.
Chuẩn bị: Ôn tập cuối HK1.
Hát
2 HS đọc bài viết về một con vật nuôi trong nhà mà em biết.
2 HS đọc thời gian biểu buổi tối của em.
Khi thấy người khác vui thì mình cũng vui, thấy người khác buồn thì mình nói lời an ủi và chia buồn.
Rất sung sướng.
-Quan sát.
Đọc thầm theo.
Oi! Quyển sách đẹp quá! Con cảm ơn mẹ!
Cả lớp đọc thầm và suy nghĩ yêu cầu.
Ngạc nhiên và thích thú.
HS đọc, cả lớp cùng suy nghĩ.
Oi! Con cảm ơn bố! Con ốc biển đẹp quá./ Cảm ơn bố! Đây là món quà con rất thích./ Oi! Con ốc đẹp quá! Con xin bố ạ!/ 
-Đọc đề bài.
HS hoạt động theo nhóm. Trong 5 phút mang tờ giấy có bài làm lên bảng dán.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop2(6).doc