Giáo án Tập làm văn 2 tiết 29, 30, 31

Giáo án Tập làm văn 2 tiết 29, 30, 31

Tên bài dạy: ĐÁP LỜI KHEN NGỢI – TẢ NGẮN VỀ BÁC HỒ.

Lớp 2

Tiết 29 tuần 29

I -Mục tiêu:

Học sinh :

 Dựa vào gợi ý lời câu hỏi và quan sát ảnh Bác Hồ, tả ngắn về Bác Hồ. Dùng từ, đặt câu chính xác rõ ý. Diễn đạt nói, viết mạch lạc.

Thực hành đáp lời khen ngợi.

II-Đồ dùng . SGK, SGV, Phấn màu, ảmh Bác Hồ

 

doc 9 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1312Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn 2 tiết 29, 30, 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 11 tháng 4 năm 2003
MÔN:Tập làm văn
Tên bài dạy: đáp lời khen ngợi – Tả ngắn về bác hồ.
Lớp 2
Tiết 29 tuần 29
I -Mục tiêu: 
Học sinh :
 Dựa vào gợi ý lời câu hỏi và quan sát ảnh Bác Hồ, tả ngắn về Bác Hồ. Dùng từ, đặt câu chính xác rõ ý. Diễn đạt nói, viết mạch lạc.
Thực hành đáp lời khen ngợi.
II-Đồ dùng . SGK, SGV, Phấn màu, ảmh Bác Hồ
III-Hoạt động dạy học chủ yếu : 
Thời gian
Nội dung 
 các hoạt động dạy học
Phương pháp ,hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
Ghi
chú
5’
15’
16’
4’
A-Kiểm tra bài cũ
B –Bài mới 
1 ,Giới thiệu bài 
2 Bài mới
2.1 Bài tập 1 Nói đáp lại lời khen
a. Khi em quét nhà sạch được mẹ khen.
- Con qút nhà sạch quá, mẹ cám ơn con. ( Con mẹ chăm chỉ quá; Con mẹ ngoan quá...)
- Cảm ơn mẹ. Có gì đâu mẹ. (Mẹ đã dạy con mà; Con cám ơn mẹ...)
 b. Khi một bạn khen con có áo đep.
- Hôm nay bạn mặc đẹp quá! ( Bạn mặc áo này xinh quá; áo đẹp thế....)
- Thế ư? Cảm ơn. (Cảm ơn bạn. Mẹ tớ mới mua đấy...)
c. Em vứt một hòn đa nằm gữa đường sang bên đường để người qua lại khỏi bị vấp; một cụ già nhìn thấy khen em.
- Cháu ngoan quá! (Cháu Tốt bong quá!...)
- Cảm ơn cụ. Không có gì đâu ạ. (Có gì đâu ạ. Ai trông thấy cũng làm như cháu thôi..)
2.2 Bài tập 2 Tả Bác Hồ
ảnh Bác Hồ được cô giáo em treo trang trọng ở chính giữa phía trên của bảng lớp. Tất cả chúng em đều nhìn thấy Bác rất rõ. (Cô giáo treo ảnh Bác trang trọng ở phía trên bảng để chúng em nhìn cho rõ.) (Ngày nào vào lớp nhìn lên bảng hình ảnh đầu tiên em thấy cũng là ảnh Bác Hồ. Bức ảnh được đặt ngay ngắn ở phía trên bảng, trước mặt cả lớp) 
Ngắm Bác em thấy Bác thật gần gũi. Chòm râu dài bạc phơ của Bác làm nổi bật khuôn mặt hiền từ. Nước da hồng hào, khoẻ mạnh. Đôi mắt Bác sáng luôn nhìn chúng em yêu thương, trìu mến. Trán Bác cao và rộng. Bác luôn mỉm miệng cưòi như động viên chúng em học thật giỏi. 
 Bác ơi! Cháu xin hứa với Bác sẽ học thật giỏi , thật chăm để xứng đáng là cháu ngoan của Bác. (Cháu sẽ luôn nhớ lời Bác dạy. Nhất định cháu sẽ trở thành học sin giỏi, nhi đồng ngoan, gành nhiều điểm 10 để tặng Bác nhân ngày sinh nhật)
2.3 Viết bài vào vở
D - Củng cố - dặn dò 
Nhận xét tiết học. 
Một học sinh kể câu chuyện “Qua suối”
Gv nhận xét cách diễn đạt nội dung sáng tạo.
GV nêu yêu cầu tiết học, học sinh lấy sách vở.GV ghi đề bài lên bảng.
 Luyện tập thực hành
*GV hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập
? Các con đã bao giờ được khen chưa?
? KHi được khen các con có cảm giác thế nào? ( Rất vui)
Nói thế nào để sự khiêm tốn của mình? 
(không có gì đâu, chuyện nhỏ mà...)
Từng cặp học sinh lên thực hiện : 1 học sinh nói lời khen, 1 học sinh đáp lời.
.
Học sinh quan sát ảnh Bác Hồ.
Gv cho học sinh thực hiện từng câu chỉnh sửa từng câu, cho học sinh tìm từ hay, thay từ của bạn.
? ảnh Bác Hồ được treo ở đâu?
? Trông Bác như thế nào? ( Đôi mắt, mái tóc, vầng trán...) 
? Em muốn hứa với Bác điều gì?
GV lưu ý học sinh
- Tập nói cả bài trước khi viết vở.
Câu nói ra người nghe phải hiểu được, không dài dòng.
Các ý câu sắp xếp theo trình tự hợp lí
Cho học sinh nói từng ý rôì cả bài.
Học sinh làm bài vào vở. Gv lưu ý học sinh viết hoa tên Bác.
.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy .........................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 18 tháng 4 năm 2003
MÔN:Tập làm văn
Tên bài dạy: đáp lời từ chối– thuật lại nội dung sổ liên lạc.
Lớp 2
Tiết 30 tuần 30
I -Mục tiêu: 
Học sinh :
 Thực hành đáp lời từ chối.
Biết thuật lại nội dung một trang sổ liên lạc.
Giúp học sinh thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.
II-Đồ dùng . 
SGK, SGV, Phấn màu,
Sổliên lạc.
III-Hoạt động dạy học chủ yếu : 
Thời gian
Nội dung 
 các hoạt động dạy học
Phương pháp ,hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
Ghi
chú
5’
15’
16’
4’
A-Kiểm tra bài cũ
Tả ảnh Bác.
Đáp lời khen.
B –Bài mới 
1 ,Giới thiệu bài 
2 Bài mới
2.1 Bài tập 1 Xem tranh đọc lại lời trong tranh.
Cho tớ mượn truyện với.
Truyện này tớ cũng đi mượn.
Xin lỗi.
(Tiếc quá nhỉ. - Thôi vậy. Cjiều tớ xin tiền mẹ mua.- Cậu mượn của ai để tớ hỏi bạn ấy.....)
Dù buồn nhưng cũng nên lịch sự và chấp nhận sự từ chối đó, không nên chán nản quá làm người đối thoại suy nghĩ
2.2Bài tập 2 Nói đáp lại lời từ chối
a. Em xin di chợ cùng mẹ. Mẹ bảo: “Con ở nhà học bài đi”.
- Mẹ ơi con muốn đi chợ với mẹ. (Mẹ ơi! Con đi chợ với.)
- Con ở nhà học bài đi.
- Tiếc quá! Lần sau con đi vậy. (Nhưng con học xong rồi mẹ ạ. - Tiếc quá. Lần sau con đi vậy.)
 b. Em muốn mượn bạn quyển truyện. Bạn bảo : “Tớ chưa đọc xong”.
- Cho mình mượn quyển truyện.
- Tớ chưa đọc xong.
- Khi nào đọc xong cho tớ mượn nhé.(Mình chờ vậy.- Đọc xong gọi mình nhé....)
c. Em nhờ bố làm giúo em bài tập vẽ. Bố đáp: “Con cần tự làm bài”
- Bos ơi con không vẽ được bố vẽ hộ con với,
- Con cần tự làm bài.
- Vâng ạ. (Con sẽ vẽ bằng được. - Nhưng bố giảng cho con.- Con sẽ cố gắng....)
2.2 Bài tập 3 Đọc và nói lại nội dung một trang sổ liên lạc.
Cấu tạo trang sổ liên lạc:
 Phần trên : lời thông báo của cô
- Kết quả học tập, rèn luyện.
- Số ngày nghỉ học trong tháng.
- Những trao đổi về tình hình học tập và rèn luyện của con ở trường.
Phần dưới Nhận xét của bố mẹ.
- NHận xét về tình hình của con ở nhà.
- Những đề nghị với cô giáo...
“Trang sổ in thật đẹp và khoa học. Phía trên là điểm tháng này của em. Tháng này em được 10 Toán. 9 Tiếng Việt, các môn khác em cũng đạt kết quả cao. Dưới đó cô nhận xét tình hình học tập và rèn luyện của em. Cô bảo em học tốt, ngoan, nghe lời cô giáo nhưng chữ thì chưa đẹp. 
Phía dưới cùng là lời ghi của mẹ. Mẹ bảo em ngoan, tự giác học bài nhưng còn ít giúp bố mẹ.
Đọc xong trang sổ em vừa vui vừa buồn. Vui vì bố mẹ và cô giáo luôn lo lắng cho em, buồn vì mình vẫn làm mẹ và cô chưa vừa lòng. Em thầm nhủ sẽ cố gắng hơn trong tháng sau.”
D - Củng cố - dặn dò 
Nhận xét tiết học. 
Một học sinh nhìn ảnh Bác tả một vài nét.
 Gv nhận xét cách diễn đạt nội dung sáng tạo.
 G viên khen học sinh làm bài tốt và chỉnh sửa cách đáp lời khen của học sinh đó.
? Bạn vừa được cô khen, bạn đã đáp lại như thế nào? Nừu là em thì em đáp thế nào?
GV nêu yêu cầu tiết học, học sinh lấy sách vở.GV ghi đề bài lên bảng.
 Luyện tập thực hành
Học sinh xác định yêu cầu bài tập.
Quan sát tranh.
Hai học sinh đọc lời thoại.
? Bạn trong tranh khi bị từ chối đã nói gì? Lời nói đó có lịch sự không?
? Con có thể nói thế nào trong tình huống trên?
? Khi bị từ chối ta nên có thái độ như thế nào? 
*GV hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập
? Các con đã bao giờ bị từ chối chưa?
? Khi đó các con có cảm giác thế nào? ( hơi buồn)
Nói thế nào để sự lịch sự của mình? 
(Xin lỗi, Tiếc quá.....)
Từng nhóm học sinh lên thực hiện từng trường hợp:
Nói cả lời từ chối của mẹ.
.
Học sinh cầm sổ liên lạc trên tay.
Gv cho học sinh thực hiện trên trang trao đổi là chính.
Học sinh đọc to trang con chọn.
? TRên trang sổ ghi những nội dung gì?
? Trong sổ liên lạc cô giáo khen con, nhắc con điều gì? Khi đọc được điều đó con sẽ làm gì?
? Cô đưa sổ cho bố mẹ để làm gì?
 ? Sau khi nhận được sổ liên lạc bố nói gì với con?
? Con có nhận xét gì về trang sổ?(in ấn, trình bày)
?cô viết những gì?
?Mẹ viết những gì?
? Đọc xong trang sổ con có cảm nghĩ gì ?
.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy .........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 18 tháng 4 năm 2003
MÔN:Tập làm văn
Tên bài dạy: đáp lời an ủi - kể chuyên được chứng kiến
Lớp 2
Tiết 31 tuần 31
I -Mục tiêu: 
Học sinh :
 Thực hành đáp lời an ủi.
Biết kể lại nội dung một chuyện đã được chứng kiến.
Giúp học sinh thấy được tác dụng của một việc làm tốt trong xã hội.
II-Đồ dùng . 
SGK, SGV, Phấn màu,.
III-Hoạt động dạy học chủ yếu : 
Thời gian
Nội dung 
 các hoạt động dạy học
Phương pháp ,hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
Ghi
chú
5’
15’
16’
4’
A-Kiểm tra bài cũ
B –Bài mới 
1 ,Giới thiệu bài 
2 Bài mới
2.1 Bài tập 1 Xem tranh đọc lại lời trong tranh.
- Đừng buồn, bạn sắp khỏi rồi.
- Cám ơn.
( Hi vọng là như vậy.. Mình cũng thấy đỡ đau nhiều. ....)
Hãy biết an ủi bạn bè khi bạn bè gặp khó khăn, khi được bạn an ủi hãy cám ơn và tỏ thái độ vui vẻ.
2.2Bài tập 2 Nói đáp lại lời an ủi.
a. Em buồn vì bài kiểm tra không tốt cô giáo an ủi “Đừng buồn. Nếu cố gắng hơn, em sẽ được điểm tốt”
- Ôi chán quá, mình được có 7 điểm.
- Đừng buồn. Nếu cố gắng hơn, em sẽ được điểm tốt.
- Em sẽ cố gắng ạ. 
(Em cảm ơn cô. Lần sau em sẽ cố gắng hơn...)
 b. Em rất tiếc vì bị mất con chó. Ban em nói: “Xin chia buồn với bạn”
- Mình bị mất con Lulu rồi.
- Xin chia buồn với bạn
 - Cám ơn cậu. (Mình hi vọng là thế;)
c. Em rất lokhi con mèo nhà em bị lạc. Bà em an ủi: “Đừng buồn. Có thể ngày mai con mèo lại về đấy”
- Bà ơi, con mèo bị lạc rồi. Cháu lo cho nó quá.
- Đừng buồn. Có thể ngày mai con mèo lại về đấy
- Cháu cũng mong thế ( Nừu như vậy thì vui quá..)
2.2 Bài tập 3 Kể việc tốt của em hoặc bạn em.
VD:
 “ Một lần trong giờ chơi, cả sân trường ồn ã tiếng nói cười. Em cùng một số bạn đang chơi nhảy dây ở góc sân. Bỗng em thấy Long đứng nhăn nhó ở gần chỗ nhà xe. Mọi ngày, giờ chơi, Long chơi vui vẻ lắm. Biết là có chuyện, em đến bên Long hỏi: “Cậu sao vậy?” . “ Tớ đau bụng quá!” Long vừa nói vừa ôm bụng. Tôi vội vất dây nhảy xuống đất, dìu Long vào phòng y tế. Cô y tá khám cho Long và còn nhờ em xoa dầu cho Long. Cô y tá bảo : “ Long bị cảm, nếu không biết sớm sẽ rất nguy hiểm” Cô ch bạn uống trà gừng rồi gọi điện cho mẹ Long đón về nhà. Hôm sau, Long đến lớp vẻ mặt lại tươi tỉnh, bạn không quên cảm ơn em. Em thấy vui vui trong lòng.” 
D - Củng cố - dặn dò 
Nhận xét tiết học. 
Con rủ bạn đi chơi cùng bạn nói: “Tớp chưa học xong, cậu đi một mình vậy” con đáp thế nào?
Kể lại nội dung một trang sổ liên lạc.
GV nêu yêu cầu tiết học, học sinh lấy sách vở.GV ghi đề bài lên bảng.
 Luyện tập thực hành
Học sinh xác định yêu cầu bài tập.
Quan sát tranh.
Hai học sinh đọc lời thoại.
? Bạn trong tranh khi an ủi đã nói gì? Lời nói đó có lịch sự không?
? Con có thể nói thế nào trong tình huống trên?
? Khi đươc an ủi ta nên có thái độ như thế nào? (Vui, biết ơn)
*GV hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập
Từng nhóm học sinh lên thực hiện từng trường hợp:
Học sinh xác định yêu cầu đề bài.
? Con đẫ bao giờ làm được hoặc chứng kiến) một làm việc tốt chưa?
? Hãy kể một số việc được gọi là việc làm tốt?
Giáo viên định hường cho học sinh theo hệ thống câu hỏi sau.
? Việc em ( Hoặc bạn em làm) là việc gì?
? Em làm việc đó trong hoàn cảnh nào?
? Em làm việc đó như thế nào?
? Làm xong em cảm thấy thế nào? Những người xung quanh cảm thấy thế nào?
Giáo viên cho học sinh nói thành một đoạn văn có nội dung. Có thể cho học sinh kể cho nhau nghe theo cặp để các em sửa cho nhau.
Học sinh về nhà viết bài vào vở. 
.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy .........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTLV 29,30, 31.doc