MÔN: ĐẠO ĐỨC
Tiết: GIỮ TRẬT TỰ, VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG.
I. Mục tiêu
- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Thực hiện giữ trật tự, vệ sinh ở trường lớp, đường làng, ngõ xóm.
- Hiểu được ích lợi của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác.
TUẦN 16 Thứ hai, ngày 30 tháng 11 năm 2009 MÔN: ĐẠO ĐỨC Tiết: GIỮ TRẬT TỰ, VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG. I. Mục tiêu - Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. - Thực hiện giữ trật tự, vệ sinh ở trường lớp, đường làng, ngõ xóm. - Hiểu được ích lợi của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. - Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác. II. Chuẩn bị GV: Tranh . HS: Vở bài tập. III. Các hoạt động Hoạt động của Cô Hoạt động của Trò 1.Khởiđộng(1’) 2. Bài cũ (3’) 3. Bài mới a/Giớithiệu:(1’) b/Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: v Hoạt động 2: v Hoạt động 3: 4.Củng cố :(2’) 5. Dặn dò:(1’) - Thực hành - Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. - Quan sát tranh và bày tỏ thái độ Phương pháp: Trực quan, thảo luận. ị ĐDDH: Tranh, phiếu thảo luận. - Yêu cầu các nhóm HS thảo luận theo tình huống mà phiếu thảo luận đã ghi. + Tình huống 1: Nam và các bạn lần lượt xếp hàng mua vé vào xem phim. + Tình huống 2: Sau khi ăn quà xong. Lan và Hoa cùng bỏ vỏ quà vào thùng rác. + Đi học về, Sơn và Hải không về nhà ngay mà còn rủ các bạn chơi đá bóng dưới lòng đường. + Nhà ở tầng 4, Tuấn rất ngại đi đổ rác và nước thải, có hôm, cậu đổ cả một chậu nước từ trên tầng 4 xuống dưới. Kết luận: Cần phải giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng. - Xử lí tình huống Phương pháp: Trực quan, thảo luận. ị ĐDDH: Bảng phụ nêu tình huống. - Yêu cầu các nhóm quan sát tình huống ở trên bảng, sau đó thảo luận, đưa ra cách xử lí (bằng lời hoặc bằng cách sắm vai). + Tình huống: 1. Mẹ bảo Lan mang rác ra đầu ngõ đổ. Lan định mang rác ra đầu ngõ nhưng em lại nhìn thấy một vài túi rác trước sân, mà xung quanh lại không có ai. H: Nếu em là bạn Lan, em sẽ làm gì? 2. Đang giờ kiểm tra, cô giáo không có ở lớp, Nam đã làm bài xong nhưng không biết mình làm có đúng không. Nam rất muốn trao đổi bài với các bạn xung quanh. H: Nếu em là Nam, em có làm như mong muốn đó không? Vì sao? - GV tổng kết lại các ý kiến của các nhóm HS. Kết luận: Chúng ta cần phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng ở mọi lúc, mọi nơi. - Thảo luận cả lớp. Phương pháp: Thảo luận ị ĐDDH: Câu hỏi. - Đưa ra câu hỏi: H: Lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là gì? - Yêu cầu: Cả lớp thảo luận trong 2 phút sau đó trình bày. - GV ghi nhanh các ý kiến đóng góp của HS lên bảng (không trùng lặp nhau). Kết luận: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là điều cần thiết. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ - Yêu cầu HS về nhà làm phiếu điều tra và ghi chép cẩn thận để Tiết 2 báo cáo kết quả. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: tiết 2. - Hát - Các nhóm HS, thảo luận và đưa ra cách giải quyết. Chẳng hạn: + Nam và các bạn làm như thế là hoàn toàn đúng vì xếp hàng lần lượt mua vé sẽ giữ trật tự trước quầy bán vé. + Sau khi ăn quà các bạn vứt vỏ vào thùng rác. Các bạn làm như thế là hoàn toàn đúng vì như thế trường lớp mới được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. + Các bạn làm như thế là sai. Vì lòng đường là lối đi của xe cộ, các bạn đá bóng dưới lòng đường rất nguy hiểm, có thể gây ra tai nạn giao thông. + Bạn Tuấn làm như thế là hoàn toàn sai vì bạn sẽ đổ vào đầu người đi đường. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm. - Các nhóm HS thảo luận, đưa ra cách xử lí tình huống (chuẩn bị trả lời hoặc chuẩn bị sắm vai). Chẳng hạn: 1. Nếu em là Lan, em vẫn sẽ ra đầu ngõ đổ vì cần phải giữ vệ sinh nơi khu phố mình ở. - Nếu em là Lan, em sẽ vứt ngay rác ở sân vì đằng nào xe rác cũng phải vào hốt, đỡ phải đi đổ xa. 2.Nếu em là Nam, em sẽ ngồi trật tự tại chỗ, xem lại bài làm của mình chứ không trao đổi với các bạn xung quanh, làm mất trật tự và ảnh hưởng tới các bạn. - Nếu em là Nam, em sẽ trao đổi bài với các bạn nhưng sẽ cố gắng nói nhỏ, để khôg ảnh hưởng tới các bạn khác. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung - Nghe và ghi nhớ - Sau thời gian thảo luận, cá nhân HS phát biểu ý kiến theo hiểu biết của mình. Chẳng hạn: + Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng sẽ giúp cho quang cảnh đẹp đẽ, thoáng mát. + Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng sẽ giúp ta sống thoải mái - Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung. ----------------------------------------------------------------------------- MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM I. Mục tiêu - Đọc đúng các từ ngữ: thường nhảy nhót, mải chạy, khúc gỗ, ngã đau, giường, dẫn, sung sướng, hiểu - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ; biết đọc rõ lời nhân vật trong bài - Hiểu nội dung bài: Câu chuyện cho ta thấy tình yêu thương, gắn bó giữa em bé và chú chó nhỏ. Qua đó khuyên các em biết yêu thương vật nuôi trong nhà. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. II. Chuẩn bị GV:Tranh . Bảng phụ ghi các từ ngữ, câu văn hướng dẫn cách đọc. HS: SGK. III. Các hoạt động: Hoạt động của Cô Hoạt động của Trò 1.Khởiđộng(1’) 2. Bài cũ (3’) 3. Bài mới a/Giớithiệu :(1’) b/Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: v Hoạt động 2: 4. Củng cố – Dặn dò (3’) - Gọi 3 HS lên bảng đọc bài Bé Hoa, sau đó lần lượt trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trong bài này. - GV nhận xét và cho điểm. - Yêu cầu HS mở SGK trang 127 và đọc tên chủ điểm. - Yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết bạn trong nhà là những gì? GV: Chó, mèo là những vật nuôi trong nhà rất gần gũi với các em. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về tình cảm giữa một em bé và một chú cún con. - Luyện đọc Phương pháp: Trực quan, đàm thoại. ị ĐDDH: Bảng phụ: từ, câu. a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu lần 1 sau đó yêu cầu HS đọc lại. Chú ý, giọng đọc tình cảm, chậm rãi. b) Luyện phát âm - Yêu cầu HS đọc các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng phụ. - Yêu cầu HS đọc từng câu. c) Luyện ngắt giọng - Yêu cầu HS đọc các câu cần luyện ngắt giọng. - Thi đua đọc Phương pháp: Thực hành. ị ĐDDH: SGK. d) Đọc từng đoạn - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn. - Chia nhóm và yêu cầu luyện đọc trong nhóm. e) Thi đọc giữa các nhóm -GV nhận xét. Tuyên dương đội thắng cuộc. g) Đọc đồng thanh - GV chọn 1 đoạn cho HS đọc đồng thanh. - Tổng kết chung về giờ học. - Dặn dò HS về nhà luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau: Tiết 2. Hát - HS đọc và TLCH. Bạn nhận xét. Chủ điểm: Bạn trong nhà. - Bạn trong nhà là những vật nuôi trong nhà như chó, mèo, - Nghe GV giới thiệu bài. - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. - 5 đến 7 HS đọc cá nhân. Cả lớp đọc đồng thanh. - Đọc nối tiếp nhau từ đầu đến hết bài. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu. - Tìm cách đọc và luyện đọc các câu sau: Bé rất thích chó/ nhưng nhà bé không nuôi con nào.// Một hôm,/ mải chạy theo Cún,/ Bé vấp phải một khúc gỗ/ và ngã đau,/ không đứng dậy được.// Con muốn mẹ giúp gì nào? (cao giọng ở cuối câu). Con nhớ Cún,/ mẹ ạ!// (Giọng tha thiết). Nhưng con vật thông minh hiểu rằng/ chưa đến lúc chạy đi chơi được.// - 5 HS nối tiếp đọc các đoạn 1, 2, 3, 4, 5. -Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau. - Thi đua: 2 đội thi đua đọc trước lớp. ----------------------------------------------------------------------------- MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM (TT) I. Mục tiêu - Đọc đúng các từ ngữ: thường nhảy nhót, mải chạy, khúc gỗ, ngã đau, giường, dẫn, sung sướng, hiểu - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ; biết đọc rõ lời nhân vật trong bài - Hiểu nội dung bài: Câu chuyện cho ta thấy tình yêu thương, gắn bó giữa em bé và chú chó nhỏ. Qua đó khuyên các em biết yêu thương vật nuôi trong nhà. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. II. Chuẩn bị GV:Tranh. Bảng phụ. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Cô Hoạt động của Trò 1.Khởiđộng(1’) 2. Bài cũ (3’) 3. Bài mới a/Giớithiệu: (1’) b/Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: v Hoạt động 2: 4. Củng cố:(2’) 5. Dặn dò:(1’) - Yêu cầu HS đọc bài. - GV nhận xét. - Các em vừa được luyện đọc bài và tìm hiểu một số từ ngữ. Bây giờ chúng ta chuyển qua phần tìm hiểu bài nhé. - Tìm hiểu bài Phương pháp: Trực quan, vấn đáp. ị ĐDDH: Tranh - Yêu cầu đọc đoạn 1. Hỏi: Bạn của Bé ở nhà là ai? - Yêu cầu đọc đoạn 2. Hỏi: Chuyện gì xảy ra khi bé mải chạy theo Cún? Hỏi:Lúc đó Cún Bông đã giúp Bé thế nào? - Yêu cầu đọc đoạn 3. Hỏi: Những ai đến thăm Bé? Vì sao Bé vẫn buồn? - Yêu cầu đọc đoạn 4. Hỏi: Cún đã làm cho Bé vui như thế nào? Hỏi:Từ ngữ hình ảnh nào cho thấy Bé vui, Cún cũng vui? - Yêu cầu đọc đoạn 5. Hỏi: Bác sĩ nghĩ Bé mau lành là nhờ ai? Hỏi:Câu chuyện này cho em thấy điều gì? - Luyện đọc lại truyện Phương pháp: Thi đua. ị ĐDDH: SGK. - Tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp giữa các nhóm và đọc cá nhân. - Gọi 1 HS đọc lại toàn bài. Hỏi: Câu truyện cho ta thấy được ... ình bày. H: Bài ca dao viết theo thể thơ nào? - Hãy nêu cách trình bày thể thơ này. H: Các chữ đầu câu thơ viết ntn? c/ Hướng dẫn viết từ khó. - Đọc cho HS viết từ khó và chỉnh sửa lỗi nếu các em mắc lỗi. d/ Viết chính tả. e/ Soát lỗi. g/ Chấm bài. - Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Phương pháp: Thực hành, trò chơi. ị ĐDDH: Bảng phụ. Bài 1: - Tổ chức thi tìm tiếng giữa các tổ. Tổ nào tìm được nhiều hơn là tổ thắng cuộc. - Yêu cầu mỗi HS ghi 3 cặp từ vào Vở bài tập. Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài và đọc mẫu. - Yêu cầu HS làm bài. -Yêu cầu nhận xét bài bạn trên bảng. - Kết luận về lời giải của bài tập sau đó cho điểm HS. Lời giải: a) cây tre/ che nắng, buổi trưa/ chưa ăn, ông trăng/ chăng dây, con trâu/ châu báu, nước trong/ chong chóng. b) mở cửa/ thịt mỡ, ngả mũ/ ngã ba, nghỉ ngơi/ suy nghĩ, đổ rác/ đỗ xanh, vẩy cá/ vẫy tay. - Yêu cầu HS đọc lại nội dung bài tập trên. - Nhận xét chung về giờ học. - Chuẩn bị: Hát - Nghe GV đọc và viết lại các từ ngữ: núi cao, tàu thủy, túi vải, ngụy trang chăn, chiếu, võng, nhảy nhót, vẫy đuôi. - 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo. - Là lời của người nông dân nói với con trâu của mình. - Người nông dân bảo trâu ra đồng cày ruộng, và hứa hẹn làm việc chăm chỉ, cây lúa còn bông thì trâu cũng còn cỏ để ăn. - Tâm tình như nói với 1 người bạn thân thiết. - Thơ lục bát, dòng 6 chữ, dòng 8 chữ xen kẽ nhau. - Dòng 6 viết lùi vào 1 ô, dòng 8 viết sát lề. - Viết hoa các chữ cái đầu câu thơ. - Viết bảng các từ: trâu, ruộng, cày, nghiệp nông gia . . . - Có thể tìm được 1 số tiếng sau: cao/cau, lao/lau, trao/trau nhao/nhau, phao/phau ngao/ngau mao/mau, thao/thau,cháo/cháu máo/máu, bảo/bảu, đao/đau, sáo/sáu, rao/rau, cáo/cáu - Đọc bài. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào Vở bài tập. - Bạn làm Đúng/ Sai. Nếu sai thì sửa lại cho đúng. - Hs thực hiện. ----------------------------------------------------------------------------- MÔN: TẬP LÀM VĂN Tiết: KHEN NGỢI. KỂ NGẮN VỀ CON VẬT. LẬP THỜI GIAN BIỂU I. Mục tiêu - Dựa vào câu và mẫu cho trước, nói được câu tỏ lời khen ngợi. - Biết kể về một vật nuôi quen thuộc trong nhà. Biết lập thời gian biểu một buổi trong ngày (buổi tối). II. Chuẩn bị GV: Tranh minh họa các con vật nuôi trong nhà. HS: SGK. Vở bài tập. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1.Khởiđộng(1’) 2. Bài cũ (3’) 3. Bài mới a/Giớithiệu:(1’) b/Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: v Hoạt động 2: 4. Củng cố:(2’) 5. Dặn dò (1’) - Gọi 3 HS lên bảng và yêu cầu từng em đọc bài viết của mình về anh chị em ruột hoặc anh chị em họ. - Nhận xét và cho điểm HS. - Trong giờ Tập làm văn các em sẽ học cách nói lời khen ngợi, thực hành về một vật nuôi trong nhà mà em biết và viết thời gian biểu cho buổi tối hằng ngày. - Hướng dẫn làm bài tập. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thực hành. ị ĐDDH: Tranh Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề bài, đọc cả câu mẫu. H: Ngoài câu mẫu Đàn gà mới đẹp làm sao! Bạn nào còn có thể nói câu khác cùng ý khen ngợi đàn gà? - Yêu cầu HS suy nghĩ và nói với bạn bên cạnh về các câu khen ngợi từ mỗi câu của bài. - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. Khi HS nói, GV ghi nhanh lên bảng. - Yêu cầu cả lớp đọc lại các câu đúng đã ghi bảng. Bài 2 - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu một số em nêu tên con vật mình sẽ kể. Có thể có hoặc không có trong bức tranh minh họa. - Gọi 1 HS đọc mẫu: Có thể đặt câu hỏi gợi ý cho em đó kể: Tên con vật em định kể là gì? Nhà em nuôi nó lâu chưa? Nó có ngoan không, có hay ăn chóng lớn hay không? Em có hay chơi với nó không? Em có quý mến nó không? Em đã làm gì để chăm sóc nó? Nó đối xử với em thế nào? - Yêu cầu HS kể trong nhóm. - Gọi một số đại diện trình bày và cho điểm. - Hướng dẫn làm bài tập Phương pháp: Thực hành. ị ĐDDH: Bảng phụ. Bài 3 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Gọi 1 HS khác đọc lại Thời gian biểu của bạn Phương Thảo. - Yêu cầu HS tự viết sau đó đọc cho cả lớp nghe. Theo dõi và nhận xét bài HS. - Tổng kết chung về giờ học. - Dặn dò HS về nhà quan sát và kể thêm về các vật nuôi trong nhà. - Chuẩn bị: Ngạc nhiên, thích thú. Lập TGB. Hát - HS nêu. Bạn nhận xét. - Nghe giới thiệu bài. - Đọc bài. - Nói: Đàn gà đẹp quá!/ Đàn gà thật là đẹp! - Hoạt động theo cặp. - Chú Cường khỏe quá!/ Chú Cường mới khỏe làm sao!/ Chú Cường thật là khỏe!/ - Lớp mình hôm nay sạch quá!/ Lớp mình hôm nay thật là sạch!/ Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao!/ - Bạn Nam học giỏi thật!/ Bạn Nam hocï giỏi quá!/ Bạn Nam học mới giỏi làm sao!/ - Đọc đề bài. - 5 đến 7 em nêu tên con vật. - 1 HS khá kể. Ví dụ: Nhà em nuôi một chú mèo tên là Ngheo Ngheo. Chú ở nhà em đã được 3 tháng rồi. Ngheo Ngheo rất ngoan và bắt chuột rất giỏi. Em rất quý Ngheo Ngheo và thường chơi với chú những lúc rảnh rỗi. Ngheo Ngheo cũng rất quý em. Lúc em ngồi học chú thường ngồi bên và dụi dụi cái mũi nhỏ vào chân em, - 3 HS lập thành 1 nhóm kể cho nhau nghe và chỉnh sửa cho nhau. - 5 đến 7 HS trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu bài. - Đọc bài. - Một số em đọc bài trước lớp. ----------------------------------------------------------------------------- MÔN: TOÁN Tiết: LUYỆN TẬP CHUNG. I. Mục tiêu - Biết các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ; ngày; tháng. - Biết xem lịch. - Làm được các BT1,2 trong SGK. Các BT còn lại động viên HS về nhà làm. II. Chuẩn bị GV: Mô hình đồng hồ có thể quay kim. Tờ lịch tháng 5 như SGK. HS: Vở bài tập. III. Các hoạt động Hoạt động của Cô Hoạt động của Trò 1.Khởiđộng(1’) 2. Bài cũ (3’) 3. Bài mới a/Giớithiệu:(1’) b/Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: v Hoạt động 2: 4. Củng cố – Dặn dò (3’) H: Tháng 1 có bao nhiêu ngày? H: Ngày đầu tiên của tháng 1 là ngày thứ mấy? H: Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ mấy, ngày mấy? H: Ngày 30 tháng 4 là ngày thứ mấy? H: Tháng 4 có bao nhiêu ngày? - GV nhận xét. -GV giới thiệu ngắn gọn tên bài và ghi lên bảng. - Luyện tập. Phương pháp: Trực quan, giảng giải. ị ĐDDH: Mô hình đồng hồ. Bài 1: -Đọc lần lượt từng câu hỏi cho HS trả lời. - Em tưới cây lúc mấy giờ ? - Đồng hồ nào chỉ 5 giờ chiều ? - Tại sao ? - Em đang học ở trường lúc mấy giờ ? - Đồng hồ nào chỉ 8 giờ sáng ? - Khi đồng hồ chỉ 8 giờ sáng thì kim ngắn ở đâu, kim dài ở đâu ? - Cả nhà em ăn cơm lúc mấy giờ ? - 6 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ? - Đồng hồ nào chỉ 18 giờ ? - Em đi ngủ lúc mấy giờ ? - 21 giờ còn gọi là mấy giờ ? - Đồng hồ nào chỉ 9 giờ tối ? - Hướng dẫn HS thực hành. - GV nhận xét. - Thực hành. Phương pháp: Trực quan, thi đua. ị ĐDDH: Mô hình đồng hồ. Bài 2: - Có thể cho HS làm bài cá nhân hoặc tổ chức thành trò chơi như ở tiết 7. Bài 3: Thi quay kim đồng hồ - Chia lớp thành 2 đội thi đua với nhau - Phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ có thể quay các kim. - GV đọc từng giờ, 2 đội cùng quay kim đồng hồ đến giờ GV đọc. - Đội nào xong trước được tính điểm.Kết thúc cuộc chơi, đội nào đúng, nhanh nhiều lần hơn là đội thắng cuộc. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Ôn tập về phép cộng và phép trừ. - Hát - HS trả lời. Bạn nhận xét. - Lúc 5 giờ chiều. - Đồng hồ D. - Vì 5 giờ chiều là 17 giờ. - Lúc 8 giờ sáng. - Đồng hồ A. - Kim ngắn chỉ đến số 8, kim dài chỉ đến số 12. - Lúc 6 giờ chiều. - 6 giờ chiều còn gọi là 18 giờ. - Đồng hồ C. - Em đi ngủ lúc 21 giờ. - 21 giờ còn gọi là 9 giờ tối. - Đồng hồ B chỉ 9 giờ tối. - HS làm vào vở bài tập Toán. - Sửa bài. -HS thi đua. - 2 đội thi đua. - 2 đội thực hành theo sự điều động của GV. - Nhận xét, tuyên dương. ----------------------------------------------------------------------------- SINH HOẠT LỚP TUẦN 16 I.Nhận xét,đánh giá tình hình trong tuần: -Các tổ báo cáo tình hình học tập và các hoạt động trong tuần. -Lớp trưởng báo cáo tình hình chung. *Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm: 1.Về học tập : 2. Về đạo đức : 3. Về lao động vệ sinh :. 4. Về phong trào :. 5. Các mặt khác :. II.Phương hướng tuần tới : 1.Về học tập : - Đến lớp thuộc bài và chép bài ,làm bài đầy đủ - Soạn sách vở, đồ dùng HT đầy đủ trước khi đến lớp. - Thực hiện rèn chữ viết và giữ gìn VSCĐ. 2.Về đạo đức : - Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô, đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ bạn bè. Không nói tục, chửi thề, đánh nhau - Aên mặc sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng. 3.Về lao động vệ sinh: - Quét dọn,vệ sinh lớp học hàng ngày kể cả hành lang,không xả rác bừa bãi. Đổ rác đúng nơi qui định. - Biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh trong sân trường, trước cửa lớp. - Không xô đẩy bàn ghế - Không bôi bẩn,vẽ bậy lên tường,tiểu tiện đúng nơi quy định. 4.Về phong trào : -Tham gia tốt các phong trào do nhà trường đề ra : “Trường xanh lớp sạch”, “Vở sạch chữ đẹp”, “ Đôi bạn cùng tiến.’ - Tham gia đóng góp nuôi heo đất. -----------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: