MÔN: ĐẠO ĐỨC
Tiết: QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN (TT).
I. Mục tiêu
- Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
- Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.
- Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- HS khá, giỏi nêu được ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
II. Chuẩn bị
- GV: Giấy khổ to, bút viết. Tranh vẽ, phiếu ghi nội dung thảo luận.
- HS: Vở
TUẦN 13 Thứ hai, ngày 09 tháng11 năm 2009. MÔN: ĐẠO ĐỨC Tiết: QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN (TT). I. Mục tiêu - Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. - Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày. - Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng. - HS khá, giỏi nêu được ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè. II. Chuẩn bị GV: Giấy khổ to, bút viết. Tranh vẽ, phiếu ghi nội dung thảo luận. HS: Vở III. Các hoạt động Hoạt động của Cô Hoạt động của Trò 1.Khởiđộng:(1’) 2. Bài cũ (3’) 3. Bài mới a/Giớithiệu: (1’) b/Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: v Hoạt động 2: v Hoạt động 3: 4.Củngcố –Dặn dò (3’) - Gọi HS trả lời câu hỏi. H: Em làm gì để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn? H: Vì sao cần quan tâm, giúp đỡ bạn? - GV nhận xét - Quan tâm giúp đỡ bạn (Tiết 2) - Trò chơi: Đúng hay sai Mục tiêu: Biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với bạn, sẵn sàng giúp bạn khi bạn gặp khó khăn. Phương pháp: Thi đua, trắc nghiệm. ị ĐDDH: Phiếu hệ thống câu hỏi. - GV yêu cầu mỗi dãy là một đội chơi. - Các dãy sẽ được phát cho 2 lá cờ để giơ lên trả lời câu hỏi. - GV sẽ đọc các câu hỏi cho các đội trả lời. Nếu trả lời đúng, mỗi câu ghi được 5 điểm. Nếu sai, các dãy còn lại trả lời. Đáp án đúng chỉ được đưa ra khi các dãy không có câu trả lời. - GV tổ chức cho HS chơi mẫu. - GV tổ chức cho cả lớp chơi. Phần chuẩn bị của GV. 1/ Nam cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra. 2/ Học cùng với bạn để giảng bài cho bạn. 3/ Góp tiền mua tặng bạn sách vở. 4/ Tham gia tích cực vào phong trào ủng hộ các bạn HS vùng lũ. 5/ Rủ bạn đi chơi. 6/ Nặng lời phê bình bạn trước lớp vì bạn luôn đi học muộn. 7/ Cho bạn mượn truyện đọc trong lớp. - GV nhận xét HS chơi, công bố đội thắng cuộc và trao phần thưởng cho các đội. - Liên hệ thực tế Mục tiêu: Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh. Quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em. Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận. ị ĐDDH: SGK. Tình huống. - Yêu cầu: Một vài cá nhân HS lên kể trước lớp câu chuyện về quan tâm, giúp đỡ bạn bè mà mình đã chuẩn bị ở nhà. - Yêu cầu HS dưới lớp nghe và nhận xét về câu chuyện bạn đã kể xem nội dung câu chuyện có phải về quan tâm, giúp đỡ bạn không: các nhân vật trong đó đã thực hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn ntn? - Khen những HS đã biết quan tâm, giúp đỡ bạn. - Nhắc nhở những HS còn chưa biết quan tâm, giúp đỡ bạn. Kết luận: Cần phải quan tâm, giúp đỡ bạn đúng lúc, đúng chỗ. Có như thế mới mau giúp bạn tiến bộ hơn được. - Tiểu phẩm. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Phương pháp: Đóng vai, thảo luận, đàm thoại. ị ĐDDH: Vật dụng sắm vai. - Một vài HS trong lớp đóng tiểu phẩm có nội dung như sau: - Giờ ra chơi, cả lớp ùa ra sân chơi vui vẻ. Nhóm Tuấn đang chơi thì bạn Việt xin vào chơi cùng. Tuấn không đồng ý cho Việt chơi vì nhà Việt nghèo, bố mẹ Việt chỉ đi quét rác. Nam ở trong nhóm chơi nghe Tuấn nói vậy liền phản đối, vẫn kéo Việt vào chơi cùng. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm: 1/ Em tán thành cách cư xử của bạn nào? Không tán thành cách cư xử của bạn nào? Vì sao? 2/ Tiểu phẩm trên muốn nói lên điều gì? - Nhận xét các câu trả lời của các nhóm. Kết luận: Cần cư xử tốt với bạn bè, không nên phân biệt đối xử với các bạn nghèo, gặp hoàn cảnh khó khăn Đó cũng chính là thực hiện quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Giữ gìn trường lớp em sạch đẹp. - Hát - HS trả lời. Bạn nhận xét. - Mỗi dãy sẽ cử ra một bạn làm nhóm trưởng để điều khiển hoạt động của dãy mình. - Đội nào giơ cờ trước sẽ được quyền trả lời trước. - Một vài cá nhân HS lên bảng kể lại câu chuyện được chứng kiến, sưu tầm được hoặc là việc em đã làm. - HS dưới lớp chú ý nghe, nhận xét, bổ sung, tìm hiểu câu chuyện của các bạn. -Theo dõi và đưa ra nhận xét về từng câu chuyện được kể. - HS chú ý nghe và ghi nhớ. - Cả lớp quan sát theo dõi. - Các nhóm HS thảo luận, đưa ra ý kiến. Chẳng hạn: 1/ Em tán thành cách cư xử của bạn Nam, không tán thành cách cư xử của bạn Tuấn. Vì tất cả các HS trong lớp đều có quyền được chơi với nhau, không phân biệt đối xử. 2/ Điều mà tiểu phẩm muốn nói là: Ai cũng cần được quan tâm, giúp đỡ. - HS nghe, ghi nhớ. ----------------------------------------------------------------------------- MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: BÔNG HOA NIỀM VUI I. Mục tiêu - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc rõ lời của nhân vật trong bài. - Đọc đúng các từ khó: bệnh viện, diệu cơn đau, ngắm vẻ đẹp, cánh cửa kẹt mở, hăng hái, hiếu thảo, khỏi bệnh, đẹp mê hồn, - Hiểu được nội dung bài: Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo của Chi đối với cha me.ï - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Tranh (ảnh) hoa cúc đại đoá hoặc hoa thật. Bảng phụ chép sẵn các câu cần luyện đọc. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Cô Hoạt động của Trò 1.Khởđộng:(1’) 2. Bài cũ (3’) 3. Bài mới a/Giớithiệu: (1’ b/Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: v Hoạt động 2: 4. Củng cố – Dặn dò (3’) - Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ và trả lời câu hỏi. - Nhận xét, cho điểm từng HS. - Treo tranh minh hoạ và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?. - Chỉ lên bức tranh và nói: Đây là cô giáo, cô đang trao cho bạn nhỏ 1 bó hoa cúc. Hoa trong vườn trường không được hái nhưng cuối cùng bạn lại được nhận hoa. Chúng ta cùng tìm hiểu xem vì sao bạn nhỏ lại được hái hoa trong vườn trường qua bài tập đọc Bông hoa Niềm Vui. - Viết tên bài lên bảng. - Luyện đọc Mục tiêu: Đọc đúng từ khó. Nghỉ hơi câu dài. Đọc phân biệt lời kể và lời nói. Hiểu nghĩa từ ở đoạn 1,2. Phương pháp: Phân tích, luyện tập. ị ĐDDH: SGK. Bảng cài: từ khó, câu. a/ Đọc mẫu. - GV đọc mẫu đoạn 1, 2. b/ Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - Yêu cầu HS đọc các từ cần chú ý phát âm đã ghi trên bảng phụ. c/ Hướng dẫn ngắt giọng - Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt câu dài. d/ Đọc theo đoạn. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp. - Chia nhóm và yêu cầu HS đọc theo nhóm. e/ Thi đọc giữa các nhóm. - Tổ chức HS thi đọc cá nhân, đọc đồng thanh. - Nhận xét, cho điểm. g/ Cả lớp đọc đồng thanh. - Tìm hiểu đoạn 1, 2. Mục tiêu: Hiểu nội dung đoạn 1, 2 qua bài Bông hoa Niềm Vui để thấy được tấm lòng hiếu thảo của Chi đối với cha mẹ. Phương pháp: Đàm thoại. ị ĐDDH: SGK. - Đoạn 1, 2 kể về bạn nào? H: Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì? H: Chi tìm bông hoa Niềm Vui để làm gì? H: Vì sao bông cúc màu xanh lại được gọi là bông hoa Niềm Vui? H: Bạn Chi đáng khen ở chỗ nào? H: Bông hoa Niềm Vui đẹp ntn? H: Vì sao Chi lại chần chừ khi ngắt hoa? H: Bạn Chi đáng khen ở điểm nào nữa? - Chuyển ý: Chi rất muốn tặng bố bông hoa Niềm Vui để bố mau khỏi bệnh. Nhưng hoa trong vườn trường là của chung, Chi không dám ngắt. Để biết Chi sẽ làm gì, chúng ta học tiếp bài ở tiết 2. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Tiết 2. - Hát - 3 HS đọc bài, mỗi HS trả lời 1 câu hỏi trong các câu sau: -Hình ảnh nào cho em biết mẹ vất vả vì con? -Người mẹ được so sánh với hình ảnh nào? -Trong bài thơ em thích nhất câu thơ nào? Vì sao? - Cô giáo đưa cho bạn nhỏ 3 bông hoa cúc. - Nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi SGK và đọc thầm theo. - Luyện đọc các từ khó: bệnh viện, dịu cơn đau, ngắm vẻ đẹp - Tìm cách đọc va øluyện đọc các câu. Em muốn đem tặng bố/ 1bông hoa Niềm Vui/ để bố dịu cơn đau.// Những bông hoa màu xanh/ lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng.// - Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2. - Từng HS đọc theo nhóm. Các HS khác bổ sung. - Thi đọc. - Bạn Chi. - Tìm bông hoa cúc màu xanh, được cả lớp gọi là bông hoa Niền Vui. - Chi muốn hái bông hoa Niềm Vui tặng bố để làm dịu cơn đau của bố. - Màu xanh là màu của hy vọng vào những điều tốt lành. - Bạn rất thương bố và mong bố mau khỏi bệnh. - Rất lộng lẫy. - Vì nhà trường có nội qui không ai được ngắt hoa trong vườn trường. - Biết bảo vệ của công. - - Chú ý nghe. ----------------------------------------------------------------------------- MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: BÔNG HOA NIỀM VUI (TT) III. Các hoạt động Hoạt động của Cô Hoạt động của Trò 1.Khởiđộng(1’) Phát triển các hoạt động (26’) v Hoạt động 1: v Hoạt động 2: v Hoạt động 3 2.Củng cố:(3’) 3.Dặn dò (1’) - Luyện đọc đoạn 3, 4. Mục tiêu: Đọc đúng từ khó. Nghỉ hơi câu dài. Đọc phân biệt lời kể và lời nói. Hiểu nghĩa từ ở đoạn 3, 4. Phương pháp: Trực quan, phân tích. ị ĐDDH: SGK, bảng cài: từ khó, câu. - Tiến hành theo các bước như phần luyện đọc ở tiết 1. - Gọi HS đọc phần chú giải. - GV giải thích thêm 1 số từ mà HS không hiểu. - Tìm hiểu đoạn 3, 4. Mục tiêu: Hiểu nội dung đoạn 3, 4 qua đó giáo dục tình cảm và lòng hiếu thảo đối với ... ïc tập cho HS. - Gọi 3 đến 5 HS đọc bài làm. Chú ý chỉnh sửa cho từng em - Thu phiếu và chấm. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại bài tập 2 vào vở. - Chuẩn bị: - Hát - HS thành 2 cặp làm bài tập 2 theo yêu cầu. Nói các nội dung. - HS dưới lớp nghe và nhận xét. -Vẽ cảnh trong gia đình bạn Minh. -Trong bức tranh có bố, mẹ và em gái của Minh. - Nghe giới thiệu bài. - 3 HS đọc yêu cầu. - Lắng nghe và ghi nhớ. -HS tập nói trong nhóm trong 5 phút. - HS chỉnh sửa cho nhau. - VD về lời giải. - Gia đình em có 4 người. Bố em là bộ đội, dạy tại trường trong quân đội, mẹ em là giáo viên. Anh trai em học lớp 3 Trường Tiểu học Nghĩa Tân. Em rất yêu qúy gia đình của mình. - Gia đình em có 5 người. Bà em đã già ở nhà làm việc vặt. Bố mẹ em là công nhân đi làm cả ngày tới tối mới về. Em rất yêu qúy và kính trọng bà, bố mẹ vì đó là những người đã chăm sóc và nuôi dưỡng em khôn lớn - Dựa vào những điều đã nói ở bài tập 1, hãy viết 1 đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) kể về gia đình em. - Nhận phiếu và làm bài. - 3 đến 5 HS đọc. ----------------------------------------------------------------------------- MÔN: TOÁN Tiết: 15, 16, 17, 18 TRỪ ĐI MỘT SỐ I. Mục tiêu - Biết thực hiện các phép tính trừ dạng : 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. -Lập các bảng trừ: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. - Làm được BT1 trong SGK. II. Chuẩn bị GV: Que tính. HS: Vở, bảng con, que tính. III. Các hoạt động Hoạt động của Cô Hoạt động của Trò 1.Khởiđộng(1’) 2. Bài cũ (3’) 3. Bài mới a/Giớithiệu: (1’) b/Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: v Hoạt động 2: v Hoạt động 3 v Hoạt động 4: 4.Củng cố: (2’) 5. Dặn dò:(1’) - Đặt tính rồi tính 84 – 47 30 – 6 74 – 49 62 – 28 - GV nhận xét. - GV giới thiệu ngắn gọn và ghi tên bài lên bảng. - 15 trừ đi một số Phương pháp:Trực quan, thảo luận. ị ĐDDH: Que tính Bước 1: 15 – 6 -Nêu bài toán: Có 15 que tính, bớt đi 6 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? - Làm thế nào để tìm được số que tính còn lại? - Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả. -Hỏi: 15 que tính, bớt 6 que tính còn bao nhiêu que tính? - Vậy 15 trừ 6 bằng mấy? - Viết lên bảng: 15 – 6 = 9 Bước 2: - Nêu: tương tự như trên, hãy cho biết 15 que tính bớt 7 que tính bằng mấy que tính? - Yêu cầu HS đọc phép tính tương ứng. - Viết lên bảng: 15 – 7 = 8 -Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả của các phép trừ: 15 – 8; 15 – 9. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng công thức 15 trừ đi một số. - 16 trừ đi một số Phương pháp: Trực quan, thảo luận ị ĐDDH: Que tính Nêu: Có 16 que tính, bớt đi 9 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? Hỏi: 16 bớt 9 còn mấy? H: Vậy 16 trừ 9 bằng mấy? - Viết lên bảng: 16 – 9 = 7. - Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả của 16 – 8; 16 – 7. - Yêu cầu HS đọc đồng thanh các công thức 16 trừ đi một số. - 17, 18 trừ đi một số Phương pháp: Trực quan, thảo luận. ị ĐDDH: Que tính. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm kết quả của các phép tính: 17 – 8; 17 – 9; 18 – 9 - Gọi 1 HS lên bảng điền kết quả các phép tính trên bảng các công thức. - Yêu cầu cả lớp nhận xét sau đó đọc lại bảng các công thức: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. - Luyện tập, thực hành. Phương pháp: Thực hành. Trò chơi. ị ĐDDH: Bảng phụ. Bài 1: - Yêu cầu HS nhớ lại bảng trừ và ghi ngay kết quả vào Vở bài tập. -Yêu cầu HS báo cáo kết quả. Hỏi thêm: Có bạn HS nói khi biết 15 – 8 = 7, muốn tính 15 – 9 ta chỉ cần lấy 7 –1 và ghi kết quả là 6. Theo em, bạn đó nói đúng hay sai? Vì sao? - Yêu cầu HS tập giải thích với các trường hợp khác. - Cho HS đọc lại bảng các công thức 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà học thuộc các công thức trên. - Chuẩn bị: 55 – 8 ; 56 – 7 ; 37 – 8 ; 68 – 9 - Hát - HS thực hiện. - HS chú ý nghe. - Nghe và phân tích bài toán. - Thực hiện phép trừ 15 – 6 - Thao tác trên que tính. - Còn 9 que tính. - 15 – 6 bằng 9. - Thao tác trên que tính và trả lời: 15 que tính, bớt 7 que tính còn 8 que tính. - 15 trừ 7 bằng 8. - 15 – 8 = 7 15 – 9 = 6 - HS đọc bài - Thao tác trên que tính và trả lời: còn lại 7 que tính. - 16 bớt 9 còn 7 - 16 trừ 9 bằng 7 - Trả lời: 16 – 8 = 8 16 – 7 = 9 - HS đọc bài - Thảo luận theo cặp và sử dụng que tính để tìm kết quả. Điền số để có: 17 – 8 = 9 17 – 9 = 8 18 – 9 = 9 - Đọc bài và ghi nhớ. - Ghi kết quả các phép tính. - Nối tiếp nhau báo cáo kết quả của từng phép tính. Mỗi HS chỉ đọc kết quả của 1 phép tính. - Cho nhiều HS trả lời. Bạn đó nói đúng vì 8 + 1 = 9 nên 15 – 9 chính là 15 –8 –1 hay 7 – 1 (7 là kết quả bước tính 15 – 8) - HS đọc. ----------------------------------------------------------------------------- SINH HOẠT LỚP TUẦN 13 I.Nhận xét,đánh giá tình hình trong tuần: -Các tổ báo cáo tình hình học tập và các hoạt động trong tuần. -Lớp trưởng báo cáo tình hình chung. *Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm: 1.Về học tập : 2. Về đạo đức : 3. Về lao động vệ sinh :. 4. Về phong trào :. 5. Các mặt khác :. II.Phương hướng tuần tới : 1.Về học tập : - Đến lớp thuộc bài và chép bài ,làm bài đầy đủ - Soạn sách vở, đồ dùng HT đầy đủ trước khi đến lớp. - Thực hiện rèn chữ viết và giữ gìn VSCĐ. 2.Về đạo đức : - Giáo dục lòng kính yêu thầy cô giáo nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 / 11. - Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô, đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ bạn bè. Không nói tục, chửi thề, đánh nhau - Aên mặc sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng. 3.Về lao động vệ sinh: - Quét dọn,vệ sinh lớp học hàng ngày kể cả hành lang,không xả rác bừa bãi. Đổ rác đúng nơi qui định. - Biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh trong sân trường, trước cửa lớp. - Không xô đẩy bàn ghế - Không bôi bẩn,vẽ bậy lên tường,tiểu tiện đúng nơi quy định. 4.Về phong trào : -Tham gia tốt các phong trào do nhà trường đề ra : “Trường xanh lớp sạch”, “Vở sạch chữ đẹp”, “ Đôi bạn cùng tiến.’ - Tham gia đóng góp nuôi heo đất. ----------------------------------------------------------------------------- GIÁO ÁN THAO GIẢNG ----------------oOo------------------- Người dạy: Nguyễn Thị Tuyết Lớp dạy: Hai/2 Môn dạy: Tập viết Bài dạy: L Ngày dạy: 07/11/2009 I. Mục tiêu - Viết đúng chữ hoa L (cỡ vừa và nhỏ), chữ và câu ứng dụng:Lá(theo cỡvừa, nhỏ), Lá lành đùm lá rách (3 lần). II. Chuẩn bị GV: Chữ mẫu L . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ. HS: Bảng, vở III. Các hoạt động Hoạt động của Cô Hoạt động của Trò 1.Khởiđộng(1’) 2. Bài cũ (3’) 3. Bài mới a/Giớithiệu: (1’) b/Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: v Hoạt động 2: v Hoạt động 3: 4.Củng cố: (2’) 5. Dặn dò:(1’) Kiểm tra vở viết. Yêu cầu viết: K Hãy nhắc lại câu ứng dụng. Viết : Kề vai sát cánh GV nhận xét, cho điểm. - nêu mục đích và yêu cầu. -Nắm cách nét từ các chữ cái viết hoa sang chữ cái viết thường đứng liền sau chúng. - Hướng dẫn viết chữ cái hoa. .Mục tiêu: Nắm được cấu tạo nét của chữ L Phương pháp: Trực quan. ị ĐDDH: Chữ mẫu: L Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. * Gắn mẫu chữ L Chữ L cao mấy li? Gồm mấy đường kẻ ngang? Viết bởi mấy nét? GV chỉ vào chữ L và miêu tả: + Gồm 3 nét: cong dưới, lượn dọc và lượn ngang. - GV viết bảng lớp. - GV hướng dẫn cách viết: Đặt bút trên đường kẽ 6, viết 1 nét cong lượn dưới như viết phần đầu chữ C và G; sau đó đổi chiều bút, viết nét lượn đọc( lượn 2 đầu); đến đường kẽ 1 thì đổi chiều bút, viết nét lượn ngang tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. HS viết bảng con. GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt. GV nhận xét uốn nắn. - Hướng dẫn viết câu ứng dụng. Mục tiêu: Nắm được cách viết câu ứng dụng, mở rộng vốn từ. Phương pháp: Đàm thoại. ị ĐDDH: Bảng phụ: câu mẫu * Treo bảng phụ Giới thiệu câu: Lá lành đùm lá rách Quan sát và nhận xét: -Nêu độ cao các chữ cái. - Cách đặt dấu thanh ở các chữ. - Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào? - GV viết mẫu chữ: Lá lưu ý nối nét L và a. HS viết bảng con * Viết: : Lá - GV nhận xét và uốn nắn. -Viết vở Mục tiêu: Viết đúng mẫu cỡ chữ, trình bày cẩn thận. Phương pháp: Luyện tập. ị ĐDDH: Bảng phụ * Vở tập viết: - GV nêu yêu cầu viết. - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém. - Chấm, chữa bài. - GV nhận xét chung. - Yêu cầu HS tìm tên riêng có chữ L và cho HS viết lại. - GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp. - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết. - Hát - HS viết bảng con. - HS nêu câu ứng dụng. - 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con. - HS quan sát - 5 li - 6 đường kẻ ngang. - 2 nét - HS quan sát - HS quan sát. - HS tập viết trên bảng con - HS đọc câu - L :5 li - h, l : 2,5 li - đ: 2 li - r : 1,25 li - a, n, u, m, c : 1 li - Dấu sắc (/) trên a - Dấu huyền (`) trên a và u - Khoảng chữ cái o - HS viết bảng con - Vở Tập viết - HS viết vở - HS thi thực hiện theo yêu cầu của GV. - Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp. An Hòa, ngày 06 tháng 11 năm 2009 Người dạy Nguyễn Thị Tuyết
Tài liệu đính kèm: