Giáo án soạn Tuần 10 Lớp 2

Giáo án soạn Tuần 10 Lớp 2

MÔN: ĐẠO ĐỨC

Tiết: CHĂM CHỈ HỌC TẬP (TT).

I. Mục tiêu

 - HS hiểu và nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập.

 - Biết được những lợi ích của chăm chỉ học tập.

 - Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của HS.

 - Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày.

 - HS khá, giỏi biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hằng ngày.

II. Chuẩn bị

- GV: Dụng cụ sắm vai: bàn học, khăn rằn, sách vở, phiếu luyện tập.

- HS: SGK.

 

doc 50 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1249Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án soạn Tuần 10 Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thứ hai, ngày 20 tháng 10 năm 2009.
MÔN: ĐẠO ĐỨC
Tiết: CHĂM CHỈ HỌC TẬP (TT).
I. Mục tiêu
 - HS hiểu và nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập.
 - Biết được những lợi ích của chăm chỉ học tập.
 - Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của HS.
 - Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày.
 - HS khá, giỏi biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hằng ngày.
II. Chuẩn bị
GV: Dụng cụ sắm vai: bàn học, khăn rằn, sách vở, phiếu luyện tập. 
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởiđộng (1’)
2. Bài cũ (3’)
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: 
v Hoạt động 2: 
v Hoạt động 3:
4.Củng cố: (2’) 
5. Dặn dò:(1’)
 - Chăm chỉ học tập
 - Chăm chỉ học tập có lợi gì?
- Thế nào là chăm chỉ học tập?
 - GV nhận xét.
 - Thực hành Chăm chỉ học tập
 - Đóng vai.
Ÿ Mục tiêu: Giúp HS có kĩ năng ứng xử trong các tình huống của cuộc sống.
Ÿ Phương pháp: Đóng vai, thảo luận, động não, đàm thoại.
ị ĐDDH: Dụng cụ sắm vai: bàn học, khăn rằn.
Yêu cầu: Mỗi dãy là 1 đội chơi, cử ra một đội trưởng điều hành dãy. GV sẽ là người đưa ra các câu là nguyên nhân hoặc kết quả của một hành động. Nhiệm vụ của các đội chơi là phải tìm ra kết quả hoặc nguyên nhân của các hành động đó. Sau đó nêu cách khắc phục hậu quả.
- Tổ chức cho HS chơi mẫu.
* Phần chuẩn bị của GV.
Nam không thuộc bài, bị cô giáo cho điểm kém.
Nga bị cô giáo phê bình vì luôn đến lớp muộn.
3. Bài tập Toán của Hải bị cô giáo cho điểm thấp.
 4. Hoa được cô giáo khen vì đã đạt danh hiệu HS giỏi.
 5.Bắc mải xem phim, quên không làm bài tập.
 6. Hiệp, Toàn nói chuyện riêng trong lớp.
 -Thảo luận nhóm.
Ÿ Mục tiêu: Giúp HS bày tỏ thái độ đối với các ý kiến liên quan đến các chuẩn mực đạo đức.
Ÿ Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, động não.
ị ĐDDH: Phiếu luyện tập.
- Yêu cầu: HS thảo luận cặp đôi, đưa ra cách xử lí tình huống và đóng vai.
 Tình huống:
 1. Sáng nay, mặc dù bị sốt cao, ngoài trời đang mưa nhưng Hải vẫn nằng nặc đòi mẹ cho đi học. Bạn Hải làm như thế có phải là chăm chỉ học tập không? Nếu em là mẹ bạn Hải, em sẽ làm gì?
2. Giờ ra chơi, Lan ngồi làm hết các bài tập về nhà để có thời gian xem phim trên tivi. Em có đồng ý với cách làm của bạn Lan không? Vì sao?
* Kết luận: Không phải lúc nào cũng học là học tập chăm chỉ. Phải học tập, nghỉ ngơi đúng lúc thì mới đạt được kết quả như mong muốn.
- Phân tích tiểu phẩm.
Ÿ Mục tiêu: Giúp HS đánh giá hành vi chăm chỉ học tập và giải thích.
Ÿ Phương pháp: Sắm vai, đàm thoại, động não.
ị ĐDDH: Bàn học, sách vở.
- Yêu cầu: Một vài cá nhân HS kể về việc học tập ở trường cũng như ở nhà của bản thân.
- GV nhận xét HS.
- GV khen những HS đã chăm chỉ học tập và nhắc nhở những HS chưa chăm chỉ cần noi gương các bạn trong lớp:
 * Kết luận: Chăm chỉ học tập là một đức tính tốt mà các em cần học tập và rèn luyện.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Quan tâm giúp đỡ bạn.
- Hát
- HS nêu
- Cả lớp nghe, ghi nhớ.
- Cả lớp và GV sẽ cùng làm Ban giám khảo.
- Đội nào trả lời nhanh (Bằng cách giơ tay) và đúng sẽ là đội thắng cuộc trong trò chơi.
- Tổ chức cho cả lớp HS chơi
Phần trả lời của HS. (Dự đoán)
1. Nam chưa học bài.
	Nam mải chơi, quên không học bài.
2. Nga đi học muộn.
	Nga ngủ quên, dậy muộn.
	Nga la cà trên đường đi học.
3. Hải không học bài.
	Hải chưa làm bài.
4. Hoa chăm chỉ học tập.
	Hoa luôn thuộc bài, làm bài trước 	khi đến lớp
5. Bắc sẽ bị cô giáo phê bình và cho điểm thấp.
6. Hiệp, Toàn sẽ không nghe được lời 	cô giảng, không làm được bài và kết quả học tập sẽ kém.
 - Các cặp HS xử lí tình huống, đưa ra hướng giải quyết và chuẩn bị đóng vai
Chẳng hạn:
1. Mẹ bạn Hải sẽ không thể cho bạn đi học, vì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn. Bạn Hải làm như thế cũng không phải là chăm chỉ học tập.
2. Lan làm như thế chưa đúng, không phải chăm chỉ học tập. Vì giờ ra chơi là thời gian để Lan giải toả căng thẳng sau khi học tập vất vả.
- Đại diện một vài cặp HS trình bày kết quả thảo luận.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- HS nghe và ghi nhớ.
- Một vài HS đại diện trình bày.
- Cả lớp nhận xét xem bạn đã thực hiện chăm chỉ học tập chưa và góp ý cho bạn những cách để thực hiện học tập chăm chỉ.
-----------------------------------------------------------------------------
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ.
I. Mục tiêu
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung của bài: Bé Hà rất yêu quý, kính trọng ông bà. Để thể hiện tình cảm đó của mình bé đã suy nghĩ và có sáng kiến phải chọn một ngày làm lễ cho ông bà. Câu chuyện khuyên các em phải biết kính trọng, yêu thương ông bà của mình.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (nếu có), bảng ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
HS: SGK 
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởiđộng(1’)
2. Bài cũ (3’) 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1:
v Hoạt động 2: 
4. Củng cố:(2’) 
5. Dặn dò:(1’)
 - Ôn tập.
 - Ôn luyện TĐ : Phiếu ghi tên các bài TĐ
- GV nhận xét.
- Hỏi HS về tên các ngày 1/6, 1/5, 8/3, 20/11
H: Có bạn nào biết ngày lễ của ông bà là ngày nào không?
GV: Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn của mình đối với ông bà, bạn Hà đã đưa ra sáng kiến chọn một ngày làm ngày lễ cho ông bà. Diễn biến câu chuyện ra sao, chúng ta cùng học bài hôm nay để biết được điều này.
- Luyện đọc đoạn 1.
Ÿ Mục tiêu: Đọc đúng từ khó(vần oe, âm Tr/ r). Nghỉ hơi câu dài. Đọc phân biệt lời kể và lời nói.Hiểu nghĩa từ ở đoạn 1.
Ÿ Phương pháp: Phân tích, luyện tập.
ị ĐDDH: SGK, bảng cài: từ khó, câu.
a) Đọc mẫu.
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý giọng người kể thong thả, giọng bé Hà hồn nhiên, giọng bố tán thưởng.
b) Hướng dẫn phát âm từ, tiếng khó, dễ lẫn.
 - Yêu cầu HS đọc các từ cần chú ý phát âm.
 - Yêu cầu đọc nối tiếp từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi nếu các em còn phát âm sai.
c) Hướng dẫn ngắt giọng
- Yêu cầu HS đọc từng câu cần luyện ngắt giọng đã chép trên bảng phụ, tìm cách đọc đúng sau đó luyện đọc các câu này. Chúng ý chỉnh sửa lỗi, nếu có.
- Yêu cầu đọc chú giải.
d) Đọc cả đoạn.
e) Thi đọc.
g) Đọc đồng thanh.
- Tìm hiểu đoạn 1.
Ÿ Mục tiêu: Hiểu nội dung đoạn 1 qua đó giáo dục kính yêu ông bà.
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại
ị ĐDDH: SGK 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
Hỏi: Bé Hà có sáng kiến gì?
Hỏi: Hai bố con bé Hà quyết định chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà?
Hỏi: Vì sao?
Hỏi: Sáng kiến của bé Hà có tình cảm ntn với ông bà?
- Gọi 2 HS đọc lại bài.
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị: tiết 2. 
- Hát
- HS trả lời.
- HS trả lời
- HS trả lời: Chưa có ngày lễ của ông bà.
- HS nghe giới thiệu bài.
- 1 HS khá đọc lại đoạn 1. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Mỗi HS đọc một câu cho đến hết bài.
- Luyện đọc các câu sau:
	Bố ơi,/ sao không có ngày của ông bà,/ bố nhỉ?// (giọng thắc mắc)
	Hai bố con bàn nhau/ lấy ngày lập đông hằng năm/ làm “ngày ông bà”,/ vì khi trời bắt đầu rét,/ mọi người cần chăm lo cho sức khoẻ/ cho các cụ già.//
	Món quà ông thích nhất hôm nay/ là chùm điểm mười của cháu đấy.//
- Đọc chú giải, tìm hiểu nghĩa các từ mới.
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp.
- Cả lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm 3 em và luyện đọc trong nhóm.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1: 1 HS đọc thành tiếng.
- Bé Hà có sáng kiến là chọn 1 ngày lễ làm lễ ông bà.
- Ngày lập đông.
- Vì khi trời bắt đầu rét mọi người cần chú ý lo cho sức khoẻ của các cụ già. 
- Bé Hà rất kính trọng và yêu quý ông bà của mình.
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ (TT).
I. Mục tiêu
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung của bài: Bé Hà rất yêu quý, kính trọng ông bà. Để thể hiện tình cảm đó của mình bé đã suy nghĩ và có sáng kiến phải chọn một ngày làm lễ cho ông bà. Câu chuyện khuyên các em phải biết kính trọng, yêu thương ông bà của mình.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (nếu có), bảng ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
HS: SGK 
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởiđộng:(1’)
2.Bàicũ (3’) 
3. Bài mới 
a/Giớithiệu: (1’) 
b/Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: 
v Hoạt động 2:
v Hoạt động 3: 
4. Củng cố: (2’)
5. Dặn dò:(1’)
 - Tiết 1.
 - Sáng kiến của bé Hà.
 - Luyện đọc đoạn 2, 3.
Ÿ Mục tiêu: Đọc đúng từ khó(thanh ngã). Nghỉ hơi câu dài. Đọc phân biệt lời kể và lời nói. Hiểu nghĩa từ ở đoạn 3.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, phân tích.
ị ĐDDH: SGK. Bảng cài: từ khó, câu.
- Tiến hành theo các bước đã giới thiệu ở tiết 1.
- Các từ cần luyện phát âm đã giới thiệu ở mục tiêu dạy học.
- Cần chú ý luyện ngắt giọng là: Món quà ông thích nhất hôm nay/ là chùm điểm mười của c ... a bài trên bảng lớp.
 - Yêu cầu HS viết lại các lỗi mà HS mắc phải.
- Tổng kết tiết học.
- Dặn dò HS về nhà viết lại các lỗi sai, chú ý các trường hợp chính tả cần phân biệt.
- Chuẩn bị: Bà cháu.
- Hát
- Viết bảng: Ngày Quốc tế, Phụ nữ, Ngày Quốc tế Lao động, Ngày Nhà Giáo Việt Nam , con cá, con kiến, lo sợ, ăn no, nghỉ học, lo nghĩ 
 - HS nghe giới thiệu bài.
- 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi.
- Ông cháu.
- Cháu luôn là người thắng cuộc.
- Ông nói: Cháu khoẻ hơn ông nhiều. Ông nói là buổi trời chiều. Cháu là ngày rạng sáng.
- HS nêu.
- Không đúng, ông thua vì ông nhường cho cháu phấn khởi.
- Có hai khổ thơ.
- Mỗi câu có 5 chữ.
- Đặt cuối các câu:
Cháu vỗ tay hoan hô:
Bế cháu, ông thủ thỉ:
- Câu:	“Ông thua cháu, ông nhỉ!”
“Cháu khoẻ  rạng sáng”.
- Chép lại theo lời đọc của giáo viên.
- Soát lỗi, ghi tổng số lỗi ra lề vở. Viết lại các lỗi sai bằng bút chì.
- Đọc bài.
- Mỗi HS chỉ cần nêu một chữ, càng nhiều HS được nói càng tốt. VD: càng, căng, cũng, củng, cảng, cá, co, con, cò, công, cống, cam, cảm,  ke, kẻ, kẽ, ken, kèn, kén, kém, kiếm, kí, kiếng, kiểng, 
- Làm bài:
a/Lên non mới biết non cao.
Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy
b/ dạy bảo – cơn bão, lặng lẽ – số lẻ, mạnh mẽ – sứt mẻ, áo vải – vương vãi.
-Cả lớp thực hiện trên bảng con.
-----------------------------------------------------------------------------
MÔN: TẬP LÀM VĂN
Tiết: KỂ VỀ NGƯỜI THÂN.
I. Mục tiêu
 - Dựa vào các câu hỏi kể lại một cách chân thật, tự nhiên về ông bà hoặc người thân.
 - Viết lại các câu kể thành một đoạn văn ngắn từ 3 à 5 câu.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng ghi các câu hỏi bài tập 1.
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởiđộng:(1’)
2. Bài cũ (3’) 
3. Bài mới 
a/Giớithiệu: (1’)
b/Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1
v Hoạt động 2:
4. Củng cố :(2’)
5. Dặn dò:(1’)
 - Ôn tập.
- Nói vài câu mời, nhờ, đề nghị hoặc xin lỗi người khác.
- Nói theo mẫu câu: Khẳng định, phủ định.
- GV nhận xét.
- GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
 - Kể về ông bà, người thân.
Ÿ Mục tiêu: HS biết kể về ông bà hoặc người thân.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.
ị ĐDDH: SGK 
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Gọi 1 HS làm bài mẫu. GV hỏi từng câu cho HS trả lời.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Gọi HS trình bày trước lớp. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho các em.
 - Viết về ông bà, người thân.
Ÿ Mục tiêu: HS biết viết lại các câu kể thành một đoạn văn ngắn từ 3 à 5 câu.
Ÿ Phương pháp: Thực hành.
ị ĐDDH: Vở bài tập. 
Bài 2:
- Yêu cầu HS viết bài vào Vở bài tập. Chú ý HS viết câu văn liền mạch. Cuối câu có dấu chấm, chữ cái đầu câu viết hoa.
- Gọi 1 vài HS đọc bài viết của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- Tổng kết tiết học.
- Dặn dò HS suy nghĩ thêm và kể thêm nhiều điều khác về ông bà, người thân. Về những kỉ niệm em vẫn nhớ về người thân, về ông bà của mình.
Chuẩn bị: Gọi điện.
- Hát
- HS nêu
- HS nêu.
- Nghe giới thiệu bài.
 - Đọc đề bài và các câu hỏi.
- Trả lời. Ví dụ: Ông của em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Ông từng là một công nhân mỏ. Ông rất yêu quý em. Hằng ngày ông dạy em học bài rồi lại chơi trò chơi với em. Ông khuyên em phải chăm chỉ học hành.
- Từng cặp HS hỏi – đáp với nhau theo các câu hỏi của bài.
- Một số HS trình bày. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS viết bài.
- Đọc bài viết trước lớp, cả lớp nghe, nhận xét.
-----------------------------------------------------------------------------
MÔN: TOÁN
Tiết: 51 - 15
I. Mục tiêu
 - Giúp HS:Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 51 - 15
 - Vẹ được hình tam giác theo mẫu ( vẽ trên giấy kẻ ô li).
 - Làm được các BT1(cột 1,2,3), BT2 (a,b), BT4 trong SGK.
II. Chuẩn bị
GV: Que tính.
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởiđộng:(1’)
2. Bài cũ (3’) 
3. Bài mới 
a/Giớithiệu: (1’)
b/Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: 
v Hoạt động 2:
4. Củng cố :(2’)
5. Dặn dò:(1’)
 - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
+ HS 1: Đặt tính rồi tính: 71 – 6; 41 – 5
 - Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 71 – 6
+ HS 2: Tìm x: x + 7 = 51
- Nêu cách thực hiện phép tính 51 - 7
 - Nhận xét và cho điểm HS.
- Trong tiết học toán hôm nay, chúng ta cùng nhau học về cách thực hiện phép trừ dạng 51 – 15 và giải các bài toán có liên quan.
- Phép trừ 51 – 15.
Ÿ Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 51 - 15
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thảo luận, phân tích
ị ĐDDH: Que tính
 Bước 1: Nêu vấn đề.
- Đưa ra bài toán: Có 51 que tính, bớt 15 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
H: Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm ntn?
 Bước 2:
- Yêu cầu HS lấy 5 bó que tính và 1 que tính rời.
- Yêu cầu 2 em ngồi cạnh nhau cùng thảo luận để tìm cách bớt đi 15 que tính và nêu kết quả
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
* Lưu ý: Có thể hướng dẫn cả lớp tìm kết quả như sau:
H: Chúng ta phải bớt bao nhiêu que tính?
H: 15 que tính gồm mấy chục và mấy que tính?
 GV: Vậy để bớt được 15 que tính trước hết chúng ta bớt 5 que tính. Để bớt 5 que tính, ta bớt 1 que tính rời trước sau đó tháo 1 bó que tính và bớt tiếp 4 que. Ta còn 6 que nữa, 1 chục là 1 bó ta bớt đi 1 bó que tính. Như vậy còn 3 bó que tính và 6 que rời là 36 que tính.
H: 51 que tính bớt 15 que tính còn lại bao nhiêu que tính?
H: Vậy 51 trừ 15 bằng bao nhiêu?
Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính.
- Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện tính.
 Hỏi: Em đã đặt tính ntn?
 Hỏi tiếp: Con thực hiện tính ntn?
- Yêu cầu một số HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- Luyện tập, thực hành.
Ÿ Mục tiêu: Củng cố tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trừ, biểu tượng về hình tam giác.
Ÿ Phương pháp: Thực hành.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập. Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
- Yêu cầu nêu cách tính của 81–46, 31 – 17, 51–19, 
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Hỏi: Muốn tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi 3 HS lên bảng.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng lần lượt nêu cách đặt tính và thực hiện từng phép tính.
. Bài 4:
H: Vẽ mẫu lên bảng và hỏi: Mẫu vẽ hình gì?
H: Muốn vẽ được hình tam giác chúng ta phải nối mấy điểm với nhau?
- Yêu cầu HS tự vẽ hình.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 51 – 15
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS ôn tập cách trừ phép trừ có nhớ dạng 51 – 15 (có thể cho một vài phép tính để HS làm ở nhà)
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- Hát
- HS thực hiện.
- HS thực hiện
-HS nghe GV giới thiệu bài.
- Nghe. Nhắc lại bài toán. Tự phân tích bài toán.
- Thực hiện phép trừ 51 - 15
- Lấy que tính và nói: Có 51 que tính
- Thao tác với que tính và trả lời, còn 36 que tính.
- Nêu cách bớt.
- 15 que tính.
- Gồm 1 chục và 5 que tính rời.
- Thao tác theo GV.
- Còn lại 36 que tính.
- 51 trừ 15 bằng 36.
	 51
	- 15
	 36
-Viết 51 rồi viết 15 dưới 51 sao cho 5 thẳng cột đơn vị, 1 thẳng cột chục. Viết dấu – và kẻ gạch ngang.
- 1 không trừ được 5, lấy 11 trừ 5 bằng 6, viết 6, nhớ 1. 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
- HS nêu.
- HS làm bài
- HS nhận xét bài của bạn. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời.
- Đọc yêu cầu.
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- HS làm bài. Cả lớp nhận xét bài các bạn trên bảng.
- HS thực hiện và nêu cách đặt tính.
	 81	 51	 
	- 44	- 25	 
	 37	 26	 
- Hình tam giác.
- Nối 3 điểm với nhau.
- Vẽ hình. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
- HS nêu
-----------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP TUẦN 10
I.Nhận xét,đánh giá tình hình trong tuần:
-Các tổ báo cáo tình hình học tập và các hoạt động trong tuần.
-Lớp trưởng báo cáo tình hình chung.
*Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm:
1.Về học tập :
 	2. Về đạo đức :
 	3. Về lao động vệ sinh :.
 	4. Về phong trào :.
 	5. Các mặt khác :.
 II.Phương hướng tuần tới :
1.Về học tập :
- Đến lớp thuộc bài và chép bài ,làm bài đầy đủ
- Soạn sách vở, đồ dùng HT đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Thực hiện rèn chữ viết và giữ gìn VSCĐ.
 2.Về đạo đức :
- Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô, đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ bạn bè. Không nói tục, chửi thề, đánh nhau
- Aên mặc sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng.
 3.Về lao động vệ sinh:
- Quét dọn,vệ sinh lớp học hàng ngày kể cả hành lang,không xả rác bừa bãi. Đổ rác đúng nơi qui định.
- Biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh trong sân trường, trước cửa lớp.
- Không xô đẩy bàn ghế
- Không bôi bẩn,vẽ bậy lên tường,tiểu tiện đúng nơi quy định.
4.Về phong trào :
-Tham gia tốt các phong trào do nhà trường đề ra : “Trường xanh lớp sạch”, “Vở sạch chữ đẹp”, “ Đôi bạn cùng tiến.’
- Tham gia đóng góp nuôi heo đất.
-----------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN10~1.doc