Giáo án ôn luyện môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 20

Giáo án ôn luyện môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 20

Tuần 19 Thứ năm ngày 6 tháng 1 năm 2011

Luyện Tiếng Việt

LUYỆN VIẾT TIN NHẮN

I. Mục tiêu:

Học sinh được thực hành viết nhắn tin ( mẩu tin nhắn ngắn gọn, đủ ý)

II. Đồ dùng:

G: bảng nhóm (2 chiếc)

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 7 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn luyện môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Thứ năm ngày 6 tháng 1 năm 2011
Luyện Tiếng Việt
Luyện viết tin nhắn
Mục tiêu:
Học sinh được thực hành viết nhắn tin ( mẩu tin nhắn ngắn gọn, đủ ý) 	
Đồ dùng:
G: bảng nhóm (2 chiếc)
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1.Giới thiệu bài: 1’
 2. Hướng dẫn làm bài tập: 35’ 
Bài 1 Lan đến nhà Hiền để rủ Hiền đi thăm bạn Chi ốm nhưng Hiền không có nhà.
 Lan đành phải viết lại tin nhắn cho Hiền hẹn bạn giờ đi, và địa điểm gặp nhau để đến nhà Chi.
 Nếu em là Lan em sẽ viết như thế nào?
Bài làm: 8giờ, ngày 8/1
 Hiền ơi!
 Sáng nay, tớ đến để rủ cậu đi thăm bạn Chi ốm nhưng cậu không có nhà. Để chiều đi nhé. Cậu nhớ là 2giờ có mặt ở nhà tớ để cùng đi đấy.
 Cậu nhớ đến đúng giờ nhé kẻo mọi người lại phải đợi.
 Bạn của cậu
 Thuỳ Lan
Bài 2 Hôm nay ông ngoại đến chơi mà bố mẹ em chưa đi làm về. Ông muốn đưa em sang nhà bác Yến cùng quê để chơi. Để bố mẹ về khỏi lo, em hãy viết lại lời nhắn cho bố mẹ em.
.
3. Củng cố – dặn dò: 5’
 -Nội dung bài .
- Về học bài và CB bài sau.
G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài 
G: Nêu yêu cầu bài tập
H: Nêu lại cách viết nhắn tin
- Tự viết bài vào vở ( 1 em viết vào bảng nhóm)
- Đọc bài viết; chữa bài trên bảng
=> nhận xét, bổ sung
G: Nhận xét, đánh giá.
H : Đọc yêu cầu; G: Hướng dẫn mẫu.
H: Tự viết vào vở; 1 em viết vào bảng nhóm
- Trình bày ( nhiều em)
G: Nhận xét, chú ý cách diễn đạt và dùng từ của học sinh.
G: Củng cố nội dung bài
- Nhận xét giờ học; giao việc. 
	Ngày 6/1/2011
Tuần 20 Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2011
Luyện Tiếng Việt
Từ ngữ về các mùa
Đặt và trả lời câu hỏi “khi nào?”
Mục tiêu:
Học sinh được thực hành:
	- Biết gọi tên các tháng trong năm . 
	- Điền đúng tên các mùa xuân, hạ, thu, đông vào chỗ chấm để chỉ đúng đặc điểm của các mùa.
 - Biết trả lời và đặt câu hỏi có cụm từ Khi nào? 
Đồ dùng:
G: Bảng phụ ghi bài tập 1, bài tập 2.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1.Giới thiệu bài: 1’
 2. Hướng dẫn làm bài tập: 35’ 
Bài 1 Điền các từ xuân, hạ, thu, đông vào các chỗ chống cho thích hợp:
Mùa đông
Trời là cái tủ ướp lạnh
Mùa hạ
Trời là cái bếp lò nung
Mùa thu
Trời thổi lá vàng bay lả tả.
Gọi nắng/ Gọi mưa/ Gọi hoa/ Nở ra/ 
Mùa xuân
Bài 2 Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Rùa con đi chợ
a. Rùa con bắt đầu đi chợ khi nào? ( Rùa con đi chợ vào mùa xuân)
b. Khi nào thì Rùa Con đến cổng chợ?
( Đến mùa hè thì Rùa Con đến cổng chợ)
c. Rùa con về tới nhà khi nào? ( Khi Rùa Con về tới nhà thì trời vừa sang đông).
Bài 3: ( BT2 - Vở Bài tập Thực hành TV 2)
3. Củng cố – dặn dò: 5’
 -Nội dung bài .
- Về học bài và CB bài sau.
G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài 
G: Nêu yêu cầu bài tập
H: Đọc bài trên bảng phụ
- Tự điền kết quả vào vở
- Nối tiếp nêu kết quả
=>Nhận xét, KL
G: Nêu yêu cầu bài tập
- H: Nối tiếp 2H đọc bài thơ
G: Đặt câu hỏi miệng => H nối tiếp trả lời
H: Viết vào vở ; đọc lại=> nhận xét, bổ sung => G: Nhận xét, đánh giá.
H : Đọc yêu cầu; G: Hướng dẫn mẫu.
H: Tự đặt 2 câu vào vở => Nêu câu mình đặt; G: Chấm điểm 8 bài 
G: Nhận xét, chú ý cách diễn đạt và dùng từ của học sinh.
G: Củng cố nội dung bài
- Nhận xét giờ học; giao việc. 
Luyện Tiếng Việt
	 (Luyện viết chữ đẹp): 
chữ hoa P
Mục tiêu:
	Học sinh được thực hành viết đúng chữ hoa O, (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong tiếng.
Đồ dùng:
G: Mẫu chữ hoa O; bảng phụ viết câu ứng dụng
 H: Vở Thực hành viết đúng viết đẹp.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1. Giới thiệu bài: 1’
 2. Hướng dẫn luyện viết: 
* Quy trình viết:
P P P
 O
P P P P P P
 O
* Viết từ, câu ứng dụng: 5’
Phố Phố Phố Phố 
Phố cổ Hà ội
 O
* Viết bài: 24’
* Chấm, chữa: 4’
3. Củng cố – dặn dò: 3’
 -Nội dung bài .
- Về học bài và CB bài sau.
G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài 
H: Nêu lại cách viết chữ hoa P(2 em)
G: Vừa viết trên bảng vừa nêu lại cách viết. 
H: Viết bảng con => G: uốn nắn, sửa chữa
G: Nêu từ và các câu ứng dụng có trong bài viết.
H: Nêu ý hiểu về nội dung 
=> G: Nhận xét, chốt nội dung
G: Nêu yêu cầu nối giữa chữ hoa với các con chữ trong vần. 
H: Viết bài
G: Theo dõi, uốn nắn từng H
G: Thu bài, chấm 6,7 bài => Nhận xét, đánh giá chung.
H: Nêu lại nội dung bài viết
G: Nhận xét chung, dặn H chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 13 tháng 1 năm 2011
Luyện Toán
Luyện viết phép cộng 
các số hạng bằng nhau dưới dạng phép nhân 
kỹ thuật lập bảng nhân 2
Mục tiêu:
	Học sinh:
Biết chuyển phép cộng các số hạng bằng nhau thành phép nhân và ngược lại.
Lập lại được bảng nhân 2 và thực hành làm các phép tinh nhân trong bảng nhân 2.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn ôn luyện: 
 Bài 1: Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân:
2 + 2 + 2 + 2 = 2 x 4 = 8
5 + 5 + 5 = 
8 + 8 = 
7 + 7 + 7 + 7 = 
Bài 2: Chuyển các tích sau thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính:
2 x 4 3x2 5 x 2 4 x 5 
4 x 2 2x3 2 x 5 5 x 4
7 x 3 3 x 6 5 x 3 9 x2
3 x 7 6 x 3 3 x 5 2 x 9
Đáp án:
2 x 4 = 2 + 2 + 2 + 2 = 8; vậy 2x4 = 8
4 x 2 = 4 + 4 = 8; vậy 4 x 2 = 8
Bài 3: Viết lại bảng nhân 2:
.
Bài 4: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
2; 4; 6; ; ; ; 14; 16; ; 20
Bài 5: Mỗi đôi giày có 2 chiếc giày. Hỏi 5 đôi giày có bao nhiêu chiếc giày?
Bài giải
 5 đôi giày có số chiếc giày là:
 2 x 5 = 10 ( chiếc) 
 Đáp số: 10 chiếc giày
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
G: Nêu mục tiêu tiết học + ghi bảng
G: Ghi phép tính ; H: Tính tổng
- Chuyển tổng thành phép nhân.
H+G: Nhận xét, chốt ý đúng
( Lưu ý học sinh 2 được lấy 4 lần thì ghi 2x4chứ không ghi 4x2)
H: Nêu yêu cầu bài tập (1H)
H: Lên bảng làm (4H) 
H: Dưới lớp làm bài vào vở
H+G: Nhận xét, đánh giá
H: Tự nhớ và viết lại bảng nhân 2
- Vài H đọc thuộc lòng trước lớp
=> Nhận xét, đánh giá
H: Nêu yêu cầu bài tập l; nêu miệng kết quả
H+G: Nhận xét, đánh giá
H: Đọc đề bài
H: Lên bảng làm bài
H: Dưới lớp làm bài vào vở
H+G: Nhận xét, đánh giá; chấm điểm.
H: Nêu lại nội dung ôn luyện
G: Nhận xét chung tiết học; dặn H về nhà xem lại bài.
Luyện Tiếng Việt
đáp lời chào, lời tự giới thiệu
Mục tiêu:
Học sinh được thực hành:
 	- Biết nghe và đáp lại lời chào, lời giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản.
 	- Điền đúng lời đáp vào ô trống trong đoạn đối thoại (BT3).
Đồ dùng dạy học:
G: Bảng nhóm ( 2 chiếc)
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1. Giới thiệu bài: 1’
 2. Hướng dẫn làm bài tập: 35’
Bài 1: Tan học, em đợi mẹ ở cổng trường. Một người lạ lại gần em và nói:
- Mẹ cháu vẫn đang bận việc ở cơ quan. Mẹ cháu nhờ cô đến đón cháu về kẻo cháu phải đợi lâu.
Em sẽ nói gì với người lạ?
Bài 2: Em đang chơi cùng bạn ngoài sân. Một bạn đến gần nói: 
- Chào các bạn. Mình tên là Dương. Nhà mình mới chuyển về đây. Mình muốn được làm quen với các bạn.
Em sẽ nói gì với người bạn mới?
Bài 3: (Bài tập 2 VBTTH Tiếng Việt, trang 8) Ghi tiếp lời giới thiệu và trò chuyện khi em đến nhà bạn mượn quyển truyện, gặp ông của bạn ra mở cửa:
 .. 
3. Củng cố – dặn dò: 4’
 -Nội dung bài: 
- Về học bài và CB bài sau.
G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài 
H: Đọc yêu cầu bài 
- H nói theo ý của mình 
=> G và lớp nhận xét sửa câu.
- Lớp nhận xét, chọn lời đáp hay, cử chỉ lễ phép nhưng không nhẹ dạ.
G: Kết luận - Đánh giá; dặn H khi có người lạ đón mà em không biết thì tốt nhất là không đi để tránh bị lừa, bắt cóc.
H: Đọc yêu cầu
G: Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu 
H: Trả lời miệng ( nhiều em)
- Tự viết vào vở ( 1 em viết bảng phụ)
- Chữa bài=> G: Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu yêu cầu; G gợi ý 
H: viết bài, đọc bài => Nhận xét, đánh giá
H: Nêu nội dung bài học.
G: Củng cố nội dung bài; nhận xét giờ học ; giao việc.
Thứ sáu ngày 14 tháng 1 năm 2011
Luyện Toán
Gọi tên thừa số- tích
Giải toán có phép nhân
Mục tiêu:
	Học sinh thực hành:
Đọc tên các thành phần phép tính trong phép nhân (thừa số, tích).
Giải bài toán có lời văn có một phép tính nhân (trong bảng nhân 2).
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn ôn luyện: 
 Bài 1: Viết phép nhân theo mẫu: (10’)
Các thừa số là 8 và 2, tích là 16
Các thừa số là 2 và 9, tích là 18
Các thừa số là 10 và 3, tích là 30
Các thừa số là 2 và 7, tích là 14
Bài 2: Điền thừa số, tích vào chỗ chấm cho phù hợp:
a) Trong phép nhân 6 x 7 = 42 thì 6 là ; 7 là  ; 42 là ; 6x7 là 
b) Trong phép nhân 4 x 5 = 20 thì 4 là ; 5 là  ; 20là ; 4x5 là 
Bài 3: Mỗi túi gạo cân nặng 2kg. Hỏi 7 túi gạo như thế cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Tóm tắt:
1 túi gạo: 2kg
7 túi gạo: kg?
Bài giải: 
7 túi gạo nặng số ki-lô-gam là:
2 x 7 = 14 (kg)
 Đáp số: 14 kg gạo
Bài 4: Mỗi ngày em được xem ti vi 2 giờ. Hỏi 4 tuần em được xem ti vi mấy giờ?
Bài giải:
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
G: Nêu mục tiêu tiết học + ghi bảng
G: Nêu yêu cầu
H: Tự làm vào vở, nêu miệng kết quả + Giải thích ý nghĩa của phép nhân.
G: Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu yêu cầu bài tập
- Nêu các thành phần của phép tính nhân
=> G: Nhận xét, đánh giá
H: Đọc đề bài; tóm tắt bài toán
H: Lên bảng làm bài
H: Dưới lớp làm bài vào vở
H+G: Nhận xét, đánh giá; chấm điểm.
H: Đọc đề bài
H: Làm bài vào vở; 1H viết vào bảng phụ
G: chấm 10 bài
=> Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu lại nội dung ôn luyện
G: Nhận xét chung tiết học; dặn H về nhà xem lại bài.
 Ngày 14/1/ 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN 20.doc