Giáo án ôn luyện môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 17

Giáo án ôn luyện môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 17

Tuần 17 Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010

Luyện Tiếng Việt

TỪ VỀ VẬT NUÔI. CÂU KIỂU AI THẾ NÀO?

I. Mục tiêu:

Học sinh được thực hành:

 - Kể được tên các vật nuôi trong nhà; biết tìm từ trái nghĩa với từ đã cho.

 - Biết chọn từ thích hợp để đặt thành câu theo mẫu Ai thế nào?

II. Đồ dùng:

G: Bảng phụ ghi bài tập 1, bài tập 3.

 

doc 7 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn luyện môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010
Luyện Tiếng Việt
Từ về vật nuôi. câu kiểu ai thế nào?
Mục tiêu:
Học sinh được thực hành:
	- Kể được tên các vật nuôi trong nhà ; biết tìm từ trái nghĩa với từ đã cho. 
	- Biết chọn từ thích hợp để đặt thành câu theo mẫu Ai thế nào? 	
Đồ dùng:
G: Bảng phụ ghi bài tập 1, bài tập 3.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1.Giới thiệu bài: 1’
 2. Hướng dẫn làm bài tập: 35’ 
Bài 1 Gạch một gạch dưới những từ chỉ hoạt động, gạch hai gạch những dưới những từ chỉ đặc điểm tính chất trong đoạn văn sau:
 Biển luôn thay đổi tuỳ theo sắc của mây trời. Trời xanh thắm, biển cũng thắm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm, biển đục ngầu, giận dữ Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu , gắt gỏng.
Bài 2 Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
buồn, đẹp, ngoan, nhanh, xa, rộng.
Đặt hai câu với một cặp từ vừa tìm được theo mẫu câu Ai thế nào?.
vui
Đáp án:
xấu
+ buồn
+ đẹp
..
Bài 3: Kể tên 5 con vật nuôi trong nhà. Viết hai câu nêu lên đặc điểm của một con vật em vừa kể.
3. Củng cố – dặn dò: 5’
 -Nội dung bài .
- Về học bài và CB bài sau.
G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài 
G: Nêu yêu cầu bài tập
H: Đọc đoạn văn trên bảng phụ
- H: Nối tiếp lên bảng gạch chân các từ chỉ đặc điểm , hoạt động theo yêu cầu.
=>Nhận xét, KL
H: Ghi vào vở những từ chỉ hoạt động và đặc điểm, tính chất theo hai nhóm như sau:
Từ chỉ hoạt động, trạng thái
Từ chỉ đặc điểm, tính chất
dâng, rải, mơ màng, 
.
G: Nêu yêu cầu bài tập
- H: Nối tiếp nêu các từ trái nghĩa với từ đã cho.
=> nhận xét, bổ sung
G: Nhận xét, đánh giá.
H : Đọc yêu cầu; G: Hướng dẫn mẫu.
H: Tự đặt 2 câu vào vở => Nêu câu mình đặt; G: Chấm điểm 8 bài 
G: Nhận xét, chú ý cách diễn đạt và dùng từ của học sinh.
G: Củng cố nội dung bài
- Nhận xét giờ học; giao việc. 
Luyện Tiếng Việt
	 (Luyện viết chữ đẹp): 
chữ hoa o
Mục tiêu:
	Học sinh được thực hành viết đúng chữ hoa O, (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong tiếng.
Đồ dùng:
G: Mẫu chữ hoa O; bảng phụ viết câu ứng dụng
 H: Vở Thực hành viết đúng viết đẹp.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1. Giới thiệu bài: 1’
 2. Hướng dẫn luyện viết: 
* Quy trình viết:
O O O O
 O
O O O O O O O O
 O
* Viết từ, câu ứng dụng: 5’
Ong Ong Ong Ong
Ong chỳa Ong chỳa 
 O
* Viết bài: 24’
* Chấm, chữa: 4’
3. Củng cố – dặn dò: 3’
 -Nội dung bài .
- Về học bài và CB bài sau.
G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài 
H: Nêu lại cách viết chữ hoa O(2 em)
G: Vừa viết trên bảng vừa nêu lại cách viết. 
H: Viết bảng con => G: uốn nắn, sửa chữa
G: Nêu từ và các câu ứng dụng có trong bài viết.
H: Nêu ý hiểu về nội dung 
=> G: Nhận xét, chốt nội dung
G: Nêu yêu cầu nối giữa chữ hoa với các con chữ trong vần. 
H: Viết bài
G: Theo dõi, uốn nắn từng H
G: Thu bài, chấm 6,7 bài => Nhận xét, đánh giá chung.
H: Nêu lại nội dung bài viết
G: Nhận xét chung, dặn H chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 16 tháng 12 năm 2010
Luyện Toán
Luyện xem giờ. Giải toán
Mục tiêu:
	Học sinh:
- Phân biệt được ngày, giờ; xem giờ đúng và phân biệt giờ vào các buổi trong ngày.
- Biết giải bài toán dạng ít hơn.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn ôn luyện: 
 * Ôn lại kiến thức:
- Một ngày có 24 giờ, được tính từ 12giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- Một ngày được chia thành các buổi: sáng, trưa, chiều, tối, đêm.
.
 * Thực hành xem giờ:
Bài 1: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”
Quay kim đồng hồ chỉ các giờ:
1 giờ, 4 giờ, 6 giờ, 9 giờ;
 11 giờ, 12 giờ;
 14 giờ, 15 giờ, 17 giờ
 19 giờ, 21 giờ
 22 giờ, 24 giờ
Bài 5: Buổi chiều An và Tú đi bắt sâu giúp mẹ. An bắt được 64 con. An bắt được nhiều hơn Tú 8 con. Hỏi Tú bắt được bao nhiêu con sâu?
Bài giải: 
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
G: Nêu mục tiêu tiết học + ghi bảng
G: Một ngày có mấy giờ, được tính như thế nào?
+ Đọc tên các buổi trong ngày.
+ Buổi sáng bắt đầu từ lúc mấy giờ và kết thúc lúc mấy giờ? Đọc tên các giờ đó.
+ 1 giờ chiều còn gọi là mấy giờ? Vì sao? Hãy quay kim đồng hồ chỉ giờ đó. ( hỏi tương tự với 3giờ chiều, 9 giờ tối, 22 giờ đêm).
G: Chia lớp thành hai đội; mỗi đội cử 5 bạn lên chơi.
* Luật chơi: Hai đội cầm mô hình đồng hồ; khi giáo viên đọc giờ thì nhanh chóng quay kim đồng hồ đến giờ đó và giơ lên cho cả lớp nhìn. Đội nào nhanh và đúng được 10 điểm, đội nào chậm được 5 điểm, đội nào sai không được tính điểm. Sau đó nêu câu hổi phụ, đội nào nhanh trả lời đúng thì được cộng thêm 5 điểm, đội nào trả lời sai và không trả lời thì không được tính điểm. Kết thúc đội nào được nhiều điểm hơn sẽ thắng. 
2H đọc yêu cầu
G: Hướng dẫn H phân tích bài toán
H: lên bảng tóm tắt và giải.
- Lớp làm vở => G: Chấm 10 bài
=> Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu lại nội dung ôn luyện
G: Nhận xét chung tiết học; dặn H về nhà xem lại bài.
Luyện Toán
Xem lịch. ngày, tháng
 Giải toán
Mục tiêu:
	Học sinh:
Thực hành xem lịch.
Biết giải toán dạng nhiều hơn.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn ôn luyện: 
Bài 1: Điền những ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 10: (15’)
 Tháng 10 có 31 ngày.
T
H
á
N
G
10
T.2
T.3
T.4
T.5
T.6
T.7
CN
1
3
6
9
10
11
15
21
26
29
Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống
T
H
á
N
G
5
T.2
T.3
T.4
T.5
T.6
T.7
CN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
Tháng 5 có 31 ngày
 - Là các ngày 2, 9, 16, 23, 30
- Ngày 13 tháng 5. Ngày 27 tháng 5.
- Thứ 2
Bài 3: Minh có 34 viên bi. Minh có nhiều hơn Hạ 8 viên bi. Hỏi Hạ có bao nhiêu viên bi?
Bài giải
Hạ có số viên bi là:
34 – 8 = 26 (viên bi)
 Đáp số: 26 viên bi
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
G: Nêu mục tiêu tiết học + ghi bảng
G: Chia lớp thành 8 nhóm; phát cho mỗi nhóm 1 tờ lịch tháng 10 
H: Các nhóm điền nhanh các ngày còn thiếu vào. Nhóm nào xong thì nộp ngay lên cho cô giáo.
G: Tổng kết; hỏi thêm học sinh:
+ Sao không ghi ngày 32,  hết các ô?
+ Ngày đầu tiên của tháng là thứ mấy?
+ Ngày 20/10 là thứ mấy?
G: Treo tờ lich tháng 5 lên
H: Quan sát.
G lần lượt đặt câu hỏi
+ Tháng 5 có bao nhiêu ngày?
+ Các ngày thứ ba trong tháng 5 là ngày nào?
+ Thứ bảy tuần này là ngày 20 tháng 5. Thứ bảy tuần trước là ngày nào? Thứ bảy tuần sau là ngày nào?
+ Ngày 1 tháng 5 là ngày thứ mấy?
H: Lần lượt trả lời => Nhận xét, đánh giá
2H đọc yêu cầu
G: Hướng dẫn H phân tích bài toán
H: lên bảng tóm tắt và giải.
- Lớp làm vở => G: Chấm 10 bài
=> Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu lại nội dung ôn luyện
G: Nhận xét chung tiết học; dặn H về nhà xem lại bài.
Luyện Tiếng Việt
Khen ngợi. Kể ngắn về con vật
Lập thời gian biểu
Mục tiêu:
Học sinh được thực hành:
 	- Nói lời khen ngợi trong một số tình huống.
 	- Kể được một vài câu về một con vật nuôi quen thuộc trong nhà. 
	- Biết lập thời gian biểu (nói hoặc viết) buổi sáng trong ngày.
Đồ dùng dạy học:
G: Bảng nhóm ( 2 chiếc)
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1. Giới thiệu bài: 1’
 2. Hướng dẫn làm bài tập: 35’
Bài 1: Em hãy nói lời khen ngợi trong những trường hợp sau:
Em bé rất ngoan. => Em bé mới ngoan làm sao.
Bạn viết chữ rất đẹp. => Bạn viết đẹp quá.
Chị em hát rất hay. => Chị em hát mới hay làm sao.
Bài 2: Lập thời gian biểu buổi sáng của em theo bảng sau:
Thời gian biểu buổi sáng
Họ và tên: ...
Lớp:  Trường Tiểu học ...
6 giờ – 6 giờ 30
6 giờ 30 – 7 giờ
7 giờ – 11 giờ
Bài 3: Viết khoảng 4-5 câu kể về một con vật mà em biết.
 .. 
3. Củng cố – dặn dò: 4’
 -Nội dung bài: 
- Về học bài và CB bài sau.
G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài 
H: Đọc yêu cầu bài 
- H nói theo ý của mình 
=> G và lớp nhận xét sửa câu.
- Lớp nhận xét, chọn lời khen hay, cử chỉ thân thiện.
G: Kết luận - Đánh giá 
H: Đọc yêu cầu
G: Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu 
H: Trả lời miệng ( nhiều em)
- Tự viết vào vở ( 1 em viết bảng phụ)
- Chữa bài=> G: Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu yêu cầu; G gợi ý 
H: viết bài, đọc bài => Nhận xét, đánh giá
H: Nêu nội dung bài học.
G: Củng cố nội dung bài; nhận xét giờ học ; giao việc.
Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010
Luyện Toán
Luyện tập chung
Mục tiêu:
	Học sinh thực hành:
Cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100.
Giải bài toán có lời văn có một phép tính cộng hoặc ttừ có liên quan đến các đơn vị đo đã học.
Nhận dạng hình học.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn ôn luyện: 
 Bài 1:Đặt tính rồi tính: (10’)
45 + 37
100 – 22 
52 + 48
33 - 25
75 – 25
62 + 33
Bài 3: Tìm x
28 + x = 100
45 – x = 27
x + 69 = 96
x – 54 = 37
Bài 3: Một cửa hàng, buổi sáng bán được 35 kg đường, buổi chiều bán được ít hơn buổi sáng 7kg đường. Hỏi:
Buổi chiều cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki-lô-gam đường?
Cả hai buổi cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki-lô-gam đường?
Bài giải: 
Bài 4: Hình sau có máy hình tam giác:
.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
G: Nêu mục tiêu tiết học + ghi bảng
G: Nêu yêu cầu
H: Nêu cách đặt tính và tính
- Tự viết vào vở – 3 em lên làm bảng
G: Chấm 10 bài => Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu yêu cầu bài tập
- Nêu cách tìm số hạng trong một tổng; tìm số trừ, số bị trừ => Tự làm bài vào vở
- 2 H chữa bài => Nhận xét, đánh gi.
2H đọc yêu cầu
G: Hướng dẫn H phân tích bài toán
H: lên bảng tóm tắt và giải.
- Lớp làm vở => G: Chấm 10 bài
=> Nhận xét, đánh giá.
H: Đọc yêu cầu
Nêu cách đếm hình
Nêu đáp án + giải thích cách đếm
=> Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu lại nội dung ôn luyện
G: Nhận xét chung tiết học; dặn H về nhà xem lại bài.
 Ngày 17/12/ 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN 17.doc