- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Đọc trôi chảy bức thư; đọc đúng các từ ngữ, câu ,đoạn, bài.
-Biết đọc bức thư của Bác với giọng thân ái, xúc động, đầy hi vọng, tin tưởng.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài: tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu
- Hiểu nội dung chính của bức thư : Bác Hồ rất tin tưởng, hi vọng vào học sinh Việt Nam, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
*Học thuộc lòng một đoạn thư.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Bảng phụ viết đoạn thư hs cần thuộc lòng.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Môn: Tập đọc Tiết 1 - Tuần 1 Ngày dạy: Thư gửi các học sinh I- Mục đích, yêu cầu 1. Đọc trôi chảy bức thư; đọc đúng các từ ngữ, câu ,đoạn, bài. -Biết đọc bức thư của Bác với giọng thân ái, xúc động, đầy hi vọng, tin tưởng. 2. Hiểu các từ ngữ trong bài: tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu - Hiểu nội dung chính của bức thư : Bác Hồ rất tin tưởng, hi vọng vào học sinh Việt Nam, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới. *Học thuộc lòng một đoạn thư. II- Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ trong SGK. - Bảng phụ viết đoạn thư hs cần thuộc lòng. III- Hoạt động dạy - học chủ yếu Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 2’ 3’ 30’ 5’ Mở đầu: Sách Tiếng Việt 5, tập 1 gồm những chủ điểm có nội dung xoay quanh những vấn đề lớn đặt ra cho đất nước, dân tộc và toàn thể loài người: Yêu Tổ quốc ( Việt Nam – Tổ quốc em ) ; bảo vệ hoà bình, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc (Cánh chim hoà bình); chung sống với thiên nhiên chinh phục thiên nhiên (Con người với thiên nhiên) ;bảo vệ môi trường ( Giữ lấy màu xanh ); chống bệnh tật, đói nghèo, lạc hậu (Vì hạnh phúc con người) Dạy bài mới 1-Giới thiệu bài: - Chủ điểm mở đầu sgk: “Việt Nam Tổ quốc em”. -Xem các hình ảnh minh họa chủ điểm trong sgk. -“Thư gửi các học sinh” của Bác Hồ –là bức thư của Bác Hồ gửi hs cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên, khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Thư của Bác nói gì ? Chúng ta cùng tìm câu trả lời qua bài học hôm nay: Thư gửi các học sinh. 2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a)Luyện đọc - Gv đọc toàn bài bằng giọng thân ái, xúc động, đầy hy vọng, tin tưởng. - Nối tiếp đọc trơn từng đoạn của bài. Có thể chia bài làm hai đoạn như sau: - Đoạn 1:Từ đầu->Vậy các em nghĩ sao? Đoạn này chú ý lên giọng khi đọc đến câu hỏi của Bác. - Đoạn 2: Đoạn còn lại. Đoạn này đọc hào hứng ở phần cuối. -Đọc thầm phần chú giải; giải nghĩa các từ được chú giải trong sgk. -Đọc diễn cảm toàn bài. b)Tìm hiểu bài: -Đọc (thành tiếng, đọc thầm đọc lướt) từng đoạn , cả bài và trao đổi, trả lời các câu hỏi cuối bài đọc . * Đoạn 1: Câu 1: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? + (Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam Dân chủ cộng hoà,ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm làm nô lệ cho thực dân Pháp.) -Câu 2:Em hiểu những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác Hồ đã nói trong thư là gì? + Đó là cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản việt Nam lật đổ chế độ thực dân phong kiến, giành độc lập cho Tổ quốc. ý 1: Nét đặc biệt của ngày khai giảng đầu tiên. * Đoạn 2: - Câu 3: Sau Cách mạng Tháng Tám nhiệm vụ của toàn dân là gì? + Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu) -Câu 4: Học sinh có trách nhiệm vẻ vang như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? + Hs sẽ là những người tạo nên tương lai, tiền đồ cho đất nước. Bác Hồ cho rằng: tương lai tiền đồ của đất nước phụ thuộc pnần lớn vào công học tập của các em. Hs phải học tập tốt để lớn lên thực hiện sứ mệnh: làm cho non sông Việt Nam tươi đẹp, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai các cường quốc năm châu.). ý 2: Lời dặn dò ân cần của Bác. Đại ý: Bác Hồ rất tin tưởng, hi vọng vào học sinh Việt Nam, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới. c)Đọc diễn cảm +Học thuộc lòng đoạn văn. -Tìm giọng đọc của bài? Là một bức thư nên đọc giọng thân ái xúc động, thể hiện tình cảm yêu quý của Bác, niềm tin tưởng và hi vọng của Bác vào hs – những người sẽ kế tục xứng đáng cơ đồ tổ tiên). Đánh dấu cách đọc nhấn giọng, ngắt giọng một vài câu văn, đoạn văn.VD: Nhưng sung sướng hơn nữa, / từ giờ phút này giở đi, / các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam .//Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào của các em.// vậy các em nghĩ sao ?// Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn,/ ngày nay/ chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta,/ làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.//Trong công cuộc kiến thiết đó,/ nước nhà trông mong/ chờ đợi/ ở các em rất nhiều.// Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,/ dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không,/ chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.// 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học,biểu dương những hs học tốt. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng đoạn thư đã nêu; đọc trước bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa. *PP thuyết trình. - GV giới thiệu - Gv giới thiệu - Gv yêu cầu hs xem. - 1,2 hs khá giỏi nói về những hình ảnh đó. - Gv giới thiệu và ghi tên bài. “Thư gửi các học sinh” *PP luyện tập thực hành - Gv đọc mẫu, hs nhận xét về giọng đọc. - HS chia đoạn-> đọc trơn. +Một nhóm 2 HS -Nối tiếp đọc trơn từng đoạn của bài. +Hs cả lớp đọc thầm theo. +Hs nhận xét cách đọc của từng bạn. +Gv hướng dẫn cách đọc của từng đoạn . +2 hs khác luyện đọc đoạn . +Hs nêu từ khó đọc ->GV ghi bảng. +2-3 hs đọc từ khó.Cả lớp đọc đồng thanh (nếu cần). - 1 hs đọc phần chú giải (Gv cho hs nêu những từ các con chưa hiểu và tổ chức giải nghĩa cho các con). - 1,2 hs khá giỏi đọc cả bài( hoặc Gv đọc) giọng thân ái, xúc động, đầy hi vọng tin tưởng. *PP trao đổi đàm thoại trò – trò. - Gv tổ chức cho hs hoạt động dưới sự điều khiển thay phiên của hai hs khá giỏi. Gv là cố vấn, trọng tài. +Hs thứ nhất điều khiển các bạn tìm hiểu đoạn 1 (từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao?). -1 hs đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo. Một vài hs trả lời các câu hỏi1,2 . -Hs rút ra ý của đoạn 1-> gv chốt lại và ghi bảng. +Hs thứ hai điều khiển các bạn tìm hiểu đoạn 2 (đoạn còn lại) -1 hs đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo. Một vài hs trả lời các câu hỏi 3,4 . -Hs rút ra ý của đoạn 2-> gv chốt lại và ghi bảng. +Hs đặt câu hỏi phụ. +Gv yêu cầu hs nêu đại ý của bài. +Gv ghi đại ý lên bảng. +Hs ghi đại ý vào vở TV. +1 hs đọc lại đại ý. +1 hs đọc diễn cảm bài văn. +Gv yêu cầu hs nêu cách đọc diễn cảm. +Gv treo bảng phụ đã chép sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. +2 hs đọc mẫu câu, đoạn văn. +Nhiều hs luyện đọc diễn cảm đoạn văn . -Từng cặp 2 hs nối nhau đọc cả bài. Hs khác nhận xét -> Gv đánh giá, cho điểm. +GV hướng dẫn hs học thuộc lòng đoạn thư (từ Sau 80 năm giời nô lệ->ở công học tập của các em.) -HS thi đọc thuộc lòng đoạn thư. Hs khác nhận xét->Gv đánh giá, cho điểm. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Môn: Tập đọc Tiết 2 - Tuần 1 Ngày dạy: Quang cảnh làng mạc ngày Mùa I- Mục đích, yêu cầu 1.Đọc trôi trảy toàn bài; đọc đúng các từ ngữ khó. - Biết đọc diễn cảm bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa với giọng tả chậm rãi, dàn trải, dịu dàng; nhấn giọng những từ ngữ tả cảnh khác nhau của cảnh, vật. 2.Hiểu các từ ngữ trong bài, phân biệt được sắc thái của các từ đồng nghĩa dùng trong bài. - Hiểu nội dung chính của bài : Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh quê thật đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương. II- Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ trong SGK. - Tranh ảnh khác về sinh hoạt ở làng quê vào ngày mùa. III- Hoạt động dạy - học chủ yếu Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 5’ 30’ 5’ A.Kiểm tra bài cũ: -Đọc thuộc lòng đoạn thư đã xác định trong “Thư gửi các học sinh ” của Bác Hồ;trả lời câu hỏi về nội dung thư. B.Dạy bài mới 1-Giới thiệu bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa – Một bức tranh quê được vẽ bằng lời tả đặc sắc của nhà văn Tô Hoài – nhà văn rất quen thuộc với các em. Làng mạc vào ngày mùa có những nét gì đặc sắc? Hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu. 2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a)Luyện đọc Có thể chia thành các đoạn như sau để luyện đọc: - Đoạn 1: Từ đầu đến “Nắng nhạt ngả màu vàng hoe”. - Đoạn 2: Tiếp theo đến đuôi áo, vạt áo”. - Đoạn 3: Tiếp theo đến .. quả ớt đỏ chói”. - Đoạn 4: Còn lại. +Đọc cả bài. + Đọc diễn cảm toàn bài với giọng đọc chậm rãi, dàn trải, dịu dàng, nhấn giọng những từ ngữ tả màu vàng rất khác nhau của cảnh , vật. b)Tìm hiểu bài: *Đoạn 1: từ đầu -> đầm ấm lạ lùng. - Câu 1: HS đọc thầm, đọc lướt bài văn, nêu tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng. (- lúa – vàng xuộm - nắng – vàng hoe - xoan – vàng lịm - lá mít – vàng ối - tàu đu đủ, lá sắn héo – vàng tươi - bụi mía – vàng xọng - rơm, thóc – vàng giòn - gà, chó – vàng mượt - mái nhà rơm – vàng mới - tất cả- một màu vàng trù phú, đầm ấm) - Câu 2: Phân tích cách dùng 1 từ chỉ màu vàng để thấy tác giả quan sát tinh và dùng từ gợi cảm. (Sau đây là một số gợi ý nghĩa của các từ chỉ màu vàng được dùng trong bài văn: - lúa – vàng xuộm -> màu vàng đậm, lúa vàng xuộm là lúa đã chín. - nắng vàng hoe -> màu vàng nhạt, tươi ánh lên. Nắng vàng hoe (nắng giữa mùa đông) là nắng đẹp, không gay gắt, nóng bức. - xoan – vàng lịm -> màu vàng của quả chín, ngọt lịm. - lá mít, lá chuối – vàng ối -> vàng rất đậm, đều khắp trên mặt lá. - tàu đu đủ, lá sắn héo – vàng tươi -> màu vàng sáng. - quả chuối – chín vàng -> màu vàng đẹp, tự nhiên của quả chín. - bụi mía – vàng xọng -> màu vàng chứa nước đầy ắp. Tả bụi mía như thế đủ thấy bụi mía rất tươi tốt. - rơm, thóc – vàng giòn -> màu vàng của vật được phơi rất già nắng, tạo cảm giác giòn đến có thể gẫy ra. - gà, chó – vàng mượt -> màu vàng của những con vật béo tốt có bộ lông ống ả, mượt mà. - mái nhà rơm – vàng mới -> vàng của mới. tất cả - vàng trù phú, đầm ấm -> màu vàng của giàu có, ấm no.) ý 1: Sắc màu của khung cảnh lanngf quê ngày mùa. *Đoạn 2: còn lại - Câu 3: Những chi tiết về thời tiết, về con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động như thế nào?( có thể chia cắt thành ... .Bài mới 1-Giới thiệu bài: Tiết học trước các con đã học về cấu tạo của 1 bài văn tả cảnh.Trong tiết học này-Luyện tả cảnh một buổi trong ngày- các em sẽ phân tích các bài văn tả cảnh mới học để bước đầu hiểu thế nào là quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn tả cảnh.Sau đó từng em sẽ trình bày những kết quả quan sát một cảnh đã chọn. 2.Hướng dẫn làm bài tập Bài 1Đọc lại 3 bài văn tả cảnh mới học và nêu nhận xét. Lời giải-xem phụ lục. Bài 2:Trình bày kết quả quan sát - GV giới thiệu một vài ảnh minh hoạ quang cảnh của một số vườn cây, cánh đồng, công viên, nương rẫy, đường phố kiểm tra những ghi chép kết quả quan sát(bài làm ở nhà của từng hs. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. Khen những hs học tốt, biểu dương những HS biết điều khiển nhóm trao đổi về nội dung bài học. - Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết lại vào vở; lập dàn ý tả 1 cảnh em đã chọn, đã quan sát; chuẩn bị cho tiết TLV tới Luyện tập tả cảnh- một buổi trong ngày *PP kiểm tra ,đánh giá. GV kiểm tra 2 hs. - Hs khác nhận xét . -GV nhận xét, đánh giá, cho điểm. *PP thuyết trình, trực quan. - Gv treo tranh và giới thiệu. *PP luyện tập ,thực hành - 1HS đọc yêu cầu của bài tập1. Cả lớp đọc thầm lại. - Gv phát phiếu cho hs trao đổi nhóm.Để tiết kiệm thời gian, mỗi nhóm chỉ thực hiện 1 phần yêu cầu của bài.VD,mỗi nhóm chỉ nhận xét 1 bài. Mỗi nhóm chỉ thực hiện 1 yêu cầu(a hoặc b,c,d).Nhóm giỏi có thể thực hiện nhiều yêu cầu hơn. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc. - Cả lớp và Gv nhận xét. - Gv nhấn mạnh về nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh rất đặc sắc của mỗi tác giả; là mẫu mực cho hs noi theo. -1 hs nêu yêu cầu của bài. -1 hs đọc bài tham khảo Buổi sớm trên cánh đồng- một mẫu về nghệ thuật quan sát của tác giả Lưu Quang Vũ. -HS nối tiếp nhau trình bày những gì đã thấy khi quan sát cảh 1 buổi trong ngày. Cả lớp và Gv tính điểm; đánh giá cao những quan sát chính xác, cách diễn đạt có cái riêng, độc đáo; cách trình bày kết quả quan sát rõ ràng, ấn tượng. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Giáo án môn: Kể chuyện Tiết 1 - Tuần 1 Ngày dạy: Lí tự trọng I- Mục đích, yêu cầu Dựa vào lời kể của Gv và tranh minh hoạ, hs biết thuyết minh cho nội dung từng tranh bằng 1,2 câu.Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện:Ca ngợi anh lí Tự Trọng yêu nước,có lí tưởng, dũng cảm bảo vệ đồng chí ,hiên ngang,bất khuất trước kẻ thù. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. II- Đồ dùng dạy học -Tranh minh hoạ trónggk(phóng to tranh nếu có điều kiện) -Bảng phụ viết săn lời thuyết minh cho 6 tranh. III- Hoạt động dạy - học chủ yếu Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 5’ 7 ’ 20’ 5’ 3’ 1-Giới thiệu câu chuyện: Hôm nay các con sẽ Được nghe kể chuyện về một thanh niên yêu nước mà tên tuổi đã đi vào lịch sử:anh Lí tự Trọng.Anh Trọng tham gia cách mạng khi mới 13 tuổi.Để bảo vệ đồng chí của mình, anh đã dám liều mình bắn chết một tên mật thám Pháp.Anh hi sinh khi mới 17 tuổi.Các em hãy nghe cô kể chuyện để hiểu rõ về con người và chiến công của anh. 2.GV kể chuyện(2,3 lần) (Sáng dạ:học đâu hiểu đấy, nhớ đấy. Mít tinh:cuộc hội họp của đông đảo quần chúng thường có nội dung chính trị và nhằm biểu thị 1 ý chí chung. -Luật sư: Người làm nghề nghiên cứu pháp luật để bênh vực cho những người phải ra trước toà án. -Thành niên:người được pháp luật coi là đã đến tuổi trưởng thành và phải chịu trách nhiệm về việc mình làm(thường là 18 tuổi).Anh Trọng mới 17 tuổi, chưa được coi là đã đến tuổi trưởng thành. -Quốc tế ca:bài hát chung của các Đảng cộng sản các nước. 3.Hướng dẫn hs kể chuyện a) Yêu cầu 1 (VD: * Tranh 1: Lý Tự Trọng rất sáng dạ, được cử ra nước ngoài học tập. * Tranh 2: Về nước, anh được trao nhiệm vụ chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các tổ chức đảng bạn bè qua đường tàu biển. * Tranh 3: Lý Tự Trong rất nhanh trí, gan dạ và bình tĩnh trong công việc. * Tranh 4: Trong một buổi mít tinh, anh đã bắn chết một tên mật thám, cứu đồng chí và bị địch bắn. * Tranh 5: Trước toàn án giặc, anh hiên ngang khẳng định lý tưởng cách mạng của mình. * Tranh 6: Ra pháp trường, Lý Tự Trọng vẫn hát vang bài Quốc tế ca. b) Yêu cầu 2: GV nhắc HS chú ý những điểm sau đây khi chọn kể theo lời nhân vật: - Mở đầu câu chuyện, phải giới thiệu ngayem sẽ nhập vai nhân vật nào. - Em phải xưng “tôi” từ đầu đến cuối chuyện. - Tưởng tượng chính mình là nhân vật đó, em hãy kể câu chuyện thất tự nhiên, thoải mãi. Nếu đưa được ý nghĩ, cảm xúc riêng của nhân vật vào câu chuyện càng tốt. 4. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Các câu hỏi có thể là: + Vì sao những người coi ngục lại gọi anh Trọng là “Ông Nhỏ”. + Anh Trọng đã gạt phát lời luật sư bào chữa nói rằng anh chưa đến tuổi thành niên. bạn hãy nhắc lại lời nói của anh. + Vì sao thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật phát cũng đã xử bắn anh Trọng vì anh chưa đến tuổi vị thành niên? + Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì? - các câu trả lời: + Những người coi ngục gọi anh Trọng là “Ông Nhỏ” vì rất khâm phục anh tuổi nhỏ dũng cảm chí lớn, có khí phách. + Giặc Pháp xử bắn anh Trọng dù anh chưa đến tuổi thành niên vì chúng sợ khí phách anh hùng của anh. Câu chuyện giúp em hiểu: Người anh hùng giám quên minh vì đồng đội / Người anh hùng rất hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù./ Là thanh niên phải có lý tưởng./ Làm người phải biết yêu đất nước. 5. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. Cả lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất trong tiết học. - - Yêu cầu HS về nhà tập kể chuyện theo lời kể một nhân vật (anh Trọng, người coi ngục hoặc luật sư bào chữa cho anh Trọng); tìm hiểu đọc thêm những câu chuyện ca ngợi những anh hùng, danh nhân của đất nước, chuẩn bị cho tiết Kể chuyện tuần tới (Kể chuyện đã nghe đã đọc về các anh hùng, các danh nhân của nước ta. *PP kiểm tra ,đánh giá. -2,3 hs đọc thuộc đoạn văn và lần lượt trả lời các câu hỏi về nội dung thư. -Hs khác nhận xét . -GV nhận xét, đánh giá, cho điểm. *PP thuyết trình, trực quan. - Gv treo tranh và giới thiệu. Gv kể lần 1, hs nghe. Gv kể lại lần 2, lần 3;vừa kể vừa yêu cầu hs quan sát từng tranh minh hoạ trong sgk (hoặc treo tranh minh hoạ phóng to trên bảng lớp).Hs nghe gv kể- nhìn tranh minh hoạ. Sau lần kể 1,gv giải nghĩa một số từ khó trong văn bản truyện.Cũng có thể vừa kể lần 2 vừa khéo léo kết hợp giải nghĩa từ. -1 hs đọc yêu cầu của bài. -GV nói với hs: dựa vào tranh minh hoạ và trí nhớ, các em hãy tìm cho mỗi tranh 1, 2 câu thuyết minh (HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi với bạn bên cạnh). - HS phát biểu lời thuyết minh cho 6 tranh. - Cả lớp và Gv nhận xét. Gv treo bảng phụ đã viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh. - GV nêu yêu cầu của bài. - 2,3 HS thi kể toàn bộ câu chuyện theo đúng trình tự câu chuyện dựa vào tranh và lời thuyết minh tranh. * Với HS trung bình, GV mời một số em kể từng câu chuyện theo tranh, sau đó 1 em kể toàn bộ câu chuyện. (HS chỉ cần kể đúng cốt truyện, không phải lặp lại nguyên văn lời của GV). * Với Hs khá, giỏi, sau khi đã kể toàn chuyện, GV có thể yêu cầu 1 em kể lại câu chuyện theo lời kể của nhân vật (anh Trọng, người coi ngục, hoặc luật sư bào chữa cho anh Trọng). GV gợi ý cho HS tự nêu câu hỏi, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện theo các câu hỏi. Chỉ trong trường hợp HS không nêu được câu hỏi, GV mới ra câu hỏi: Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Thứ ngày tháng năm giáo án : chính tả I- Mục đích yêu cầu 1. Nghe - viết đúng, trình bày đúng đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi. 2. Nắm vững quy tắc viết chính tả với ng/ngh, g/gh, c/k. II- Đồ dùng dạy – học Bút dạ + một số tờ phiếu phôtôcopy phóng to nội dung bài tập (BT) 2, cho 3 HS làm việc theo nhóm hoặc chơi trò chơi thi tiếp sức. III- Các hoạt động dạy – học 1. Hướng dẫn HS nghe – viết GV đọc toàn bài chính tả trong SGK 1 lượt. Chú ý đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác, các tiếng có âm, có vần, thanh mà HS địa phương thường viết sai. HS nghe và theo dõi SGK. GV nhắc HS quan sát hình thức trình bày những khổ thơ viết lục bát, chú ý những tiếng các em viết sai chính tả. Thơ lục bát, khi trình bày bài, chúng ta nên trình bày ntn? ( Câu 8 lùi 1 ô, câu 6 lùi 2 ô) GV đọc từng dòng thơ cho HS viết. Mỗi dòng thơ đọc 1, 2 lượt. GV theo dõi tốc độ viết của HS để điều chỉnh tốc độ đọc của mình cho phù hợp. Uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của HS. GV đọc lại toàn bộ bài chính tả 1 lượt. HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi. GV chấm chữa từ 7 -> 10 bài. Trong đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. HS có thể tự đối chiếu SGK để tự sử những chữ viết sai bên lề trang vở. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập 2: Điền tiếng thích hợp (bắt đầu bằng ng hoặc ngh, g hoặc gh, c hoặc k vào ô trống). + Mỗi HS tự làm bài (cá nhân) bằng bút chì mờ vào SGK (khi chưa có Vở bài tập, Tiếng Việt) + GV đánh giá kết quả làm bài của mỗi nhóm hoặc chỉ định 1 HS làm trọng tài đánh giá, GV kết luận - 1,2 HS đọc lại bài văn sau khi đã điền tiếng thích hợp vào ô trống. - Cả lớp làm lại bài vào SGK theo lời giải đúng. Lời giải: ngày, ghi, ngát, ngữ nghỉ, gái, có, ngày, của kết, của, kiên kỉ, kỉ Bài tập 3: Điền chữ thích hợp vào ô trống - GV nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại - 1 HS giải thích yêu cầu của bài - HS làm bài cá nhân bằng bút chì mờ vào SGK hoặc làm việc theo nhóm trên phiếu. - HS lên bảng làm bài theo phiếu (hoặc HS các nhóm dán kết quả làm bài lên bảng lớp) - Cả lớp và GV nhận xét. Kết luận về lời giải đúng. - 2,3 HS nhìn bảng kết quả, nói quy tắc viết chính tả với ng/ngh, g/gh, c/k. - HS thuộc lòng quy tắc viết chính tả với ng/ngh, g/gh, c/k; 1,2 em không nhìn bảng nhắc lại quy tắc này. - HS sửa bài làm trong SGK theo lời giải đúng (Lời giải: Âm đầu Đứng trước i, ê, e Đứng trước các âm còn lại Âm “cờ” Viết là k Viết là c Âm “gờ” Viết là gh Viết là g Âm “ngờ” Viết là ngh Viết là ng 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giời học, biểu dương những HS học tốt trong tiết học. - Yêu cầu những HS viết sai chính tả về nhà làm lại vào vở: BT2 Lưu ý các em chỉ viết những từ chứa tiếng cần điền (VD: ngày, ghi nhớ, bát ngát, biểu ngữ)
Tài liệu đính kèm: