Tập đọc
Ng¬¬ười thầy cũ
I. Mục đích- yêu cầu:
- Biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.
- Hiểu nội dung: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.
( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh minh hoạ bài học.
- Đoạn văn cần HD đọc.
- Hoạt động cá nhân, HĐ nhóm 3, HĐ cả lớp.
III. Các hoạt động dạy và học:
Ngày soạn: 03.20.2010 Ngày dạy: 04.10.2010 Chào cờ Tập đọc Người thầy cũ I. Mục đích- yêu cầu: - Biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài. - Hiểu nội dung: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh minh hoạ bài học. - Đoạn văn cần HD đọc. - Hoạt động cá nhân, HĐ nhóm 3, HĐ cả lớp. III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Tiết 1 A. Kiểm tra bài cũ: 1 HS đọc bài Ngôi trường mới . + Bạn nhỏ cảm nhận như thế nào về ngôi trường mới? + Giáo viên nhận xét cho điểm . B. Bài mới: 1. Giới thiệu chủ điểm mới và bài học. 2. Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài - HD HS luyện đọc giải nghĩa từ + Đọc từng câu: Đọc đúng các từ: Cổng trường, xuất hiện, lớp, lễ phép, lúc ấy... + Đọc từng đoạn trước lớp: - Chú ý cách ngắt nghỉ và nhấn giọng 1 số câu. - Đọc từ chú giải và giải nghĩa 1 số từ: Lễ phép + Đọc từng đoạn trong nhóm + Thi đọc giữa các nhóm + Cả lớp đọc đồng thanh Tiết 2 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Bố Dũng đến trường để làm gì ? Em thử đoán xem vì sao bố Dũng tìm gặp thầy ngay tại trường ? - Khi gặp thầy giáo cũ bố Dũng thể hiện lòng kính trọng như thế nào ? - Bố Dũng nhớ nhất kỷ niệm gì về thầy ? - Dũng suy nghĩ gì khi bố ra về ? 4. Luyện đọc lại: - HS thi đọc phân vai và đọc lại toàn bộ câu chuyện 5. Củng cố, dặn dò: - Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ? - Liên hệ giáo dục. - Giáo viên nhận xét tiết học. Dặn dò HS. - Học sinh đọc bài - Học sinh trả lời - Học sinh nghe HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. HS đọc nối tiếp từng đoạn trong bài. - Học sinh đọc nhóm 2 - Thi đọc giữa các nhóm - Cả lớp đọc đồng thanh - Để tìm gặp lại thầy giáo cũ. - Vì bố vừa được nghỉ phép muốn đến thăm thầy giáo cũ/.. .. .. - Bố vội bỏ mũ trên đầu , lễ phép chào thầy. - Kỷ niệm thời đi học có lần trèo qua cửa sổ, thầy chỉ bảo ban, nhắc nhở mà không phạt. - Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố tự nhận đó là hình phạt để ghi nhớ mãi để không bao giờ mắc lại. - Học sinh đọc trong nhóm . Thi đọc phân vai trước lớp . Kính trọng và yêu quý thầy cô giáo. Tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ. Ngày dạy: 04.20.2010 Ngày soạn: 05.10.2010 Chính tả : Tập chép Người thầy cũ I . Mục tiêu : - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi. - Làm được bài tập 2, 3a/3b, hoặc bài tập CT phương ngữ do GV chọn. II. Đồ dùng dạy Học: - GV: Bảng ghi sẵn đoạn văn. - HS: VBT III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Giáo viên Học sinh A. KTBC: Yêu cầu HS viết từ do GV đọc. - Nhận xét, ghi điểm B. Bài mới: * Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học HĐ1: Hướng dẫn tập chép. 1. Hướng dẫn chuẩn bị - GV đọc đoạn văn. - Đây là đoạn mấy của bài tập đọc: Người thầy cũ. - Đoạn chép kể về ai? - Đoạn chép này là suy nghĩ của Dũng về ai? * Hướng dẫn cách trình bày . - Bài chính tả có bao nhiêu câu? - Bài chính tả có những chữ nào cần viết hoa ? - Yêu cầu đọc câu có cả dấu (?), dấu (:). * Hướng dẫn viết tư khó . - GV đọc cho HS viết từ khó vào bảng con - nhận xét. 2. Chép bài. Theo dõi nhắc nhở em kém. 3. Chấm chữa bài - Chấm 10 bài - chữa lỗi sai phổ biến. HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2: Điền vào chỗ trống ui/uy - Nhận xét - sửa sai. Bài 3a: tr / ch. Tiến hành tương tự bài 2. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét bài viết của HS tuyên dương, nhắc nhở. - 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con: hai bàn tay, hải đảo, vai áo. - GV theo dõi - lắng nghe. - Đoạn 3 . - Về Dũng - Về bố mình và lần mắc lỗi của bố mình với thầy giáo. - 4 câu - Chữ đầu câu, tên riêng. - Em nghĩ: Bố cũng........ nhớ mãi. - Xúc động, cổng trường, nghĩ, hình phạt. - HS nhìn bảng chép bài vào vở. - HS đổi vở soát lỗi ghi ra lề. - HS đọc đề. - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở chữa bài: vui vẻ, huy hiệu, bụi phấn, tận tuỵ - HS đọc đề, làm bài : Giò chả, trả lại, con trăn, cái chăn. - VN viết lại từ sai. kể chuyện người thầy cũ I. mục tiêu: - Xác định được 3 nhân vật trong câu chuyện BT1. - Kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện bài tập 2. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh minh hoạ SGK - HS: SGK III. Hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh HTĐB A. KTBC: Kể chuyện: Mẩu giấy vụn. - GV nhận xét, ghi điểm . B. Bài mới: * Giới thiệu bài: Liên hệ từ bài tập đọc đ giới thiệu HĐ1: Nêu tên các nhân vật trong câu câu chuyện - Yêu cầu HS nêu tên nhân vật trong câu chuyện. HĐ2: Kể lại toàn bộ câu chuyện. - GV hướng dẫn HS kể toàn bộ câu chuyện theo các bước: B1: Kể trong nhóm B2: Kể trước lớp. - GV có thể gợi ý nếu học sinh lúng túng. HĐ3: Dựng lại phần chính của câu chuyện theo vai (Đoạn 2) - Cho các nhóm chọn HS thi đóng vai. - Theo dõi nhận xét tuyên dương. C. Củng cố, dặn dò: (2-3’) - Câu chuyện này nhắc nhở ta điều gì? - Nhận xét giờ học . - 4 HS kể nối tiếp nhau mỗi em một đoạn . - hS lắng nghe - Dũng, chú Khánh, thầy giáo. - Mỗi nhóm 4 em kể nối tiếp từng đoạn - Mỗi nhóm cử 1 người thi kể chuyện trước lớp, nhóm khác nhận xét. - Từng nhóm thảo luận chọn vai, nhận phục trang. - Mỗi nhóm 3 HS diễn lại đoạn 2. - Nhận xét đội đóng hay nhất, bạn đóng hay nhất. - HS trả lời - VN tiếp tục tập kể chuyện. HS khá giỏi biêt kể lại toàn bộ câu chuyện, phân vai dựng lại đoạn 2 của câu chuyện Ngày soạn: 05.10.2010 Ngày dạy: 06.10.2010 TẬP ĐỌC THỜI KHOÁ BIỂU I. Mục tiêu: - Đọc rõ ràng, dứt khoát thời khoá biểu, biết nghỉ hơi sau từng cột, từng đòng. - Hiểu được tác dụng của thời khoá biểu (trả lời được các câu hỏi trong 1,2,4) II. Đồ dùng dạy học: - GV: Viết thời khoá biểu của lớp ra bảng phụ - HS: SGK III. Hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh HTĐB A. KTBC: - Gọi HS đọc bài Người thầy cũ - Nhận xét, ghi điểm B. Bài mới: (27-28’) * Giới thiệu bài: Liên hệ bài Mục lục sách để giới thiệu bài. HĐ1: Luyện đọc. - GV đọc mẫu: to, dõng dạc, ngắt nghỉ rõ sau mỗi cụm từ. a. Đọc từng câu - Giới thiệu từ cần luyện đọc. b. Đọc từng đoạn - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo yêu cầu bài tập 1 (thứ - buổi - tiết); Bài tập 2 (buổi - tiết - thứ) c. Đọc từng đoạn trong nhóm: Cặp đôi. đ. Thi đọc giữa các nhóm. HĐ2: Tìm hiểu bài. - Yêu cầu HS đọc thầm lại toàn bài. - Yêu cầu đọc những tiết học chính trong ngày thứ hai . - Yêu cầu HS đọc những tiết học tự chọn trong T2 - Yêu cầu HS ghi giấy nháp số tiết học chính, tự chọn trong tuần? - HS đọc và nhận xét . - Thời khoá biểu có ích lợi gì? C. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS đọc thời khoá biểu lớp mình và nêu tác dụng của thời khoá biểu. - Dặn HS học tập và chuẩn bị theo thời khoá biểu. - 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi - HS theo dõi đọc thầm, 1 HS đọc lại bài. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu. - Tiếng Việt, ngoại ngữ, nghệ thuật - 3 - 5 HS đọc cá nhân. - HS thực hiện yêu cầu của GV. - Đọc thầm +Buổi sáng: Tiết 1, tiết 4, TV. + Buổi chiều: Tiết 2, TV. + Buổi chiều: Tiết 3: Tin học - Ghi và đọc - Giúp em nắm được lịch học để chuẩn bị bài ở nhà, để mang sách vở, đồ dùng đi học. - HS đọc bài. Hs khá giỏi biêt thực hiện câu hỏi 3 LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ CÁC MÔN HỌC TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG I. Mục đích yêu cầu: - Tìm được một số từ ngữ về các môn học và hoạt động của người, kể được nội dung mỗi tranh bằng một câu (BT3). - Chọn được từ chỉ hoạt động thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu (BT4). II. đồ dùng dạy học: - GV: Các tranh ở BT2 SGK, bảng phụ - HS:Vở BT III. Hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh A. KTBC: - Gọi HS đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân. - GV nhận xét, ghi điểm . B. Bài mới * Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu bài học HĐ1: Giúp HS củng cố về các môn học và hoạt động của người Bài 1: Kể tên các môn học ở lớp 2 - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Cho HS thảo luận nhóm đôi - HS phát biểu GV ghi bảng môn học chính: Toán, Tiếng Việt, TNXH, Nghệ thuật, Thể dục, Đạo đức Bài 2: Yêu cầu HS quan sát 4 tranh SGK. Từ chỉ hoạt động của bạn nhỏ là từ nào? - GV ghi từ HS tìm lên bảng HĐ2: Giúp HS đặt câu với từ chỉ hoạt động, điền từ chỉ hoạt động vào chỗ trống để tạo thành câu. Bài 3: Kể lại nội dung mỗi tranh bằng 1 câu - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi HS làm mẫu sau đó cho HS thực hành theo cặp và đọc bài trước lớp. - GV theo dõi - nhận xét từng câu của Bài 4: Giúp HS nắm vững yêu cầu. - Viết nội dung bài tập lên bảng, chia thành 2 cột. - Yêu cầu HS điền từ vào vở bài tập . HĐ3: Chấm bài - GV chấm bài 4 của một số em, nhận xét C. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS đặt câu có từ chỉ hoạt động . - Nhận xét giờ học . - 2 HS : + Bạn Hà là HS lớp 2. + Bé Uyên là hS lớp 1 - HS đọc yêu cầu của bài - HS làm bài theo nhóm. - HS đọc từ GV ghi lên bảng. - Quan sát nêu nội dung từng tranh. - HS đọc: đọc, viết, nghe, nói - Đọc yêu cầu. - VD:+ Bé đang đọc sách. +Bạn trai đang viết bài. + Hà nghe bố giảng giải. +Hai bạn đang trò chuyện. - HS lắng nghe - HS tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu. - (dạy, giảng, khuyên) - 2 hS chữa bài trên bảng - Nhận xét 2 bạn làm - VN tìm câu có từ chỉ hoạt động. Ngày soạn: 06.10.2010 Ngày dạy: 07.10.2010 TẬP VIẾT CHỮ HOA: E-Ê I. Mục tiêu: - Viết đúng hai chữ hoa E, Ê (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ e hoặc ê), chữ và câu ứng dụng: Em (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ), Em yêu trường em (3 lần). II. Đồ dùng dạy học: - GV: Chữ mẫu, bảng phụ ghi câu ứng dụng - HS: bảng con, VTV III. Hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh A. KTBC: - Gọi 2 HS lên bảng viết chữ Đ, đẹp. - nhận xét, ghi điểm B. Bài mới: * Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu bài học HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa. 1. Hướng dẫn HS quan sát chữ E, Ê - Gv cho HS quan sát chữ mẫu + Chữ E - Chữ E cao mấy li? Gồm mấy nét ? + Chữ Ê - Chữ Ê có gì giống và khác với chữ E? - GV viết lên bảng vừa viết vừa nhắc lại cách viết. 2. Hướng dẫn HS viết bảng con - Gv uốn nắn, nhận xét HĐ2: Hướng dẫn viết ứng dụng. 1. Giới thiệu cụm từ ứng dụng - Yêu cầu HS nêu cách hiểu 2. Quan sát, nhận xét - Những chữ nào cao 1 li? - Chữ nào cao 1,25 li? - Những chữ nào cao2,5 li? - Cách đặt dấu thanh như thế nào? - Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng chừng nào? - Cách nối nét như thế nào? 3. Hướng dẫn viết bảng con - Viết mẫu chữ Em, hướng dẫn nối chữ. - Nhận xét, sửa sai cho HS HĐ3: Hướng dẫn HS viết vào vở - GV nêu yêu cầu viết. - Theo dõi hướng dẫn HS viết đúng qui định . C. Củng cố, dặn dò: (2-3’) - Nhận xét giờ học. - 2 HS viết bảng lớp, cả lớp bảng con. - HS quan sát, nêu - Cao 5 li, 3 nét: 1 nét cong dưới, 2 nét cong trái nối liền nhau tạo thành vòng xoắn nhỏ ở thân chữ - 3 - 5 HS nhắc lại. - Giống chữ E chỉ khác là chữ Ê có thêm dấu - HS viết bảng con - Đọc: Em yêu trường em. - Tình cảm yêu quý ngôi trường của mình. - HS trả lời - Chữ m, ê, u, ư, ơ, n, e - Chữ r Chữ E, y, g - Dấu huyền đặt trên chữ ơ. - Bằng khoảng cách viết chữ o - HS quan sát. - Viết chữ Em vào bảng con 2 lần. - Viết theo yêu cầu. - VN luyện viết tiếp trong vở phần ở nhà và phần chữ nghiêng . Chính tả : Nghe viết: Cô giáo lớp em I. Mục đích yêu cầu: - Nghe viết chính xác bài CT, trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài Cô giáo lớp em. - Làm được bài tập 2, 3a/3b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn. - Giáo viên nhắc HS đọc bài thơ cô giáo lớp em SGK trước khi viết bài chính tả. II. Các hoạt động dạy học: - GV:Bảng phụ cho BT3 - hS: vở ô li, VBT III. Hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh HTĐB A. KTBC: - GV đọc cho HS viết. - Nhận xét, ghi điểm . B. Bài mới: * Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu bài học HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả. 1. Hướng dẫn chuẩn bị - Đọc bài chính tả. - Bạn nhỏ có tình cảm gì với cô giáo? * Hướng dẫn trình bày . - Mỗi dòng thơ có bao chữ? - Chữ đầu dòng viết như thế nào ? * Hướng dẫn viết từ khó . - Đọc từ khó cho HS viết. - Chỉnh sửa lỗi nếu sai. 2. Viết chính tả - GV đọc cho viết bài. 3. Chấm chữa bài. - Chấm 10 bài, chữa lỗi phổ biết của HS. HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài2: Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài. - GV ghi lên bảng kết quả đúng. Bài3a. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống. - GV ghi kết quả đúng C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học - 2 HS: mái nhà, trái cây, mái tranh, quả chanh - Lớp viết vào vở nháp . - HS lắng nghe và nhớ. - Rất yêu thương và kính trọng cô giáo. - 5 chữ. - Viết hoa và cách lề 3 ô. - Viết vào bảng con: thoảng hương, ghé, cô giáo, giảng, yêu thương, điểm mười . - Nghe viết bài vào vở. - Đổi vở soát lỗi ghi ra lề. - Nêu yêu cầu bài tập. Làm bài vào vở. - HS làm bài vào vở, 1 em làm trên bảng phụ, đọc chữa bài. - HS đọc yêu cầu bài - HS làm bài - HS chữa bài - Lớp và GV nhận xét - VN làm BT 3b GV nhắc hs đọc bài thơ co giáo lớp em(SGK) trước khi viêt bài chinh tả Ngày soạn: 07.10.2010 Ngày dạy: 08.10.2010 TẬP LÀM VĂN: KỂ NGẮN THEO TRANH. LUYỆN TẬP VỀ THỜI KHOÁ BIỂU I. MỤC TIÊU: - Dựa vào bốn tranh minh họa, kể đượưc câu chuyện ngắn có tên Bút của cô giáo (BT1). - Dựa vào thời khóa biểu hôm sau của lớp để trả lời được các câu hỏi ở bài tập 3 GV nhắc HS: Chuẩn bị thời khóa biểu của lớp để thực hiện theo yêu cầu của BT3 II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK, bút, sách. III. Hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh HTĐB A. KTBC: Tìm cách nói có nghĩa giống câu: Em không thích đi chơi. - GV nhận xét ghi điểm B Bài mới: GTB: Nêu mục tiêu bài học. HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu. - Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu. Hướng dẫn HS kể nội dung từng tranh Dừng lại ở từng tranh kể nd từng tranh. Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện Giúp HS kể đúng, đủ ý đ kể sinh động, hấp dẫn. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài. Tổ chức cho HS đọc câu hỏi, 1 HS trả lời GV nhận xét . Tổ chức cho HS viết vào vở. Bài 3: Gọi HS nêu y/c. Gọi HS trả lời miệng các câu hỏi: Ngày mài có mấy tiết ? Đó là những tiết gì ? HĐ2: Chấm, chữa bài. - GV chấm chữa bài một số em C. Củng cố và dặn dò: - Yêu cầu HS nêu tên câu chuyện. - Yêu cầu đặt tên khác cho câu chuyện. - Nhận xét giờ học - 3 HS thực hiện. - Đọc yêu cầu - Quan sát đọc các lời nhân vật để biết được nội dung toàn bộ câu chuyện. - 2,3 HS tập kể hoàn chỉnh từng tranh. - HS kể lần lượt nội dung 4 tranh. - Sau mỗi lần bạn kể, cả lớp nhận xét bình chọn bạn kể hay nhất. - Đọc đề bài - 1 HS đọc câu hỏi-1 HS trả lời theo TKB đã lập. HS viết vào vở. 1 HS nêu y/c HS trả lời miệng các câu hỏi Các HS khác nghe và nhận xét - VN chuẩn bị bài sau GV nhắc hs chuẩn bi TKB của lớp để thực hiện BT3
Tài liệu đính kèm: