III/ Hoạt động dạy chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm
- GV cho 2HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài Cái trống trường em.
- GV nhận xét đánh giá.
Hoạt động 2: Bài mới.
1/ Giới thiệu bài:
- GV cho HS quan sát tranh vẽ trong SGK/48.
- Tranh vẽ những ai ?
- Muốn biết chuyện gì đã xảy ra với lớp học, và tại sao bạn nữ lại bỏ rác vào sọt rác. Các em cùng thầy đọc và tìm hiểu bài: Mẩu giấy vụn.
2/ Luyện đọc đoạn 1, 2:
a) GV đọc mẫu.
b) HD đọc kết hợp giải nghĩa từ:
1/ Đọc từng câu:
- GV cho 4 HS đọc nối tiếp nhau từng câu đoạn 1, 2.
- GV HD rút ra các từ để luyện phát âm.
2/ Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV cho 2 HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp.
- GV HD đọc ngắt giọng:
+ Lớp học rộng rãi, / sáng sủa / và sạch sẽ / nhưng không biết ai / vứt một mẫu giấy / ngay giữa lối ra vào. //
+ Các em hãy lắng nghe và cho biết / mẩu giấy đang nói gì nhé !//
Ngày soạn: 26.09.2010 Ngày dạy: 27.09.2010 Tập đọc (tiết 16) Mẫu giấy vụn I/ Mục đích – Yêu cầu: Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. Hiểu ý nghĩa: Phải giữ trường lớp sạch đẹp. (Trả lời đđược CH 1, 2, 3)(HS khá, giỏi TL được câu hỏi 4) II/ Chuẩn bị: - GV: Câu HD luyện đọc ngắt giọng. - HS: Đọc và viết trước bài vào vở rèn chữ viết. III/ Hoạt động dạy chủ yếu: Hoạt động học chủ yếu: Hoạt động 1: Kiểm - GV cho 2HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài Cái trống trường em. - GV nhận xét đánh giá. Hoạt động 2: Bài mới. 1/ Giới thiệu bài: - GV cho HS quan sát tranh vẽ trong SGK/48. - Tranh vẽ những ai ? - Muốn biết chuyện gì đã xảy ra với lớp học, và tại sao bạn nữ lại bỏ rác vào sọt rác. Các em cùng thầy đọc và tìm hiểu bài: Mẩu giấy vụn. 2/ Luyện đọc đoạn 1, 2: GV đọc mẫu. HD đọc kết hợp giải nghĩa từ: 1/ Đọc từng câu: - GV cho 4 HS đọc nối tiếp nhau từng câu đoạn 1, 2. - GV HD rút ra các từ để luyện phát âm. 2/ Đọc từng đoạn trước lớp: - GV cho 2 HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp. - GV HD đọc ngắt giọng: + Lớp học rộng rãi, / sáng sủa / và sạch sẽ / nhưng không biết ai / vứt một mẫu giấy / ngay giữa lối ra vào. // + Các em hãy lắng nghe và cho biết / mẩu giấy đang nói gì nhé !// - 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài Cái trống trường em. - HS quan sát tranh vẽ trong SGK/13. - Tranh vẽ lớp học đang học, có một bạn nữ đang nhặt rác bỏ vào sọt rác. - HS nêu tên bài. - HS đọc nhẩm theo. - 1 HS đọc lại bài. - 4 HS nối tiếp nhau đọc từng câu. - HS có thể nêu: Rộng rãi, sáng sủa. - 2HS đọc nối tiếp đoạn1, 2 trước lớp. - HS luyện đọc ngắt giọng. Lưu ý: - Chú ý cách đọc của các em HS yếu, TB khi đọc từng câu. Nghỉ giữa tiết Hoạt động 2: 1/Đọc từng đoạn trong nhóm 2. - GV nêu yêu cầu: 1HS đọc, 1HS đọc nhẩm theo, góp ý. Sau đó đổi lại. 2/Thi đọc giữa các nhóm - GV cho 4 nhóm HS thi đọc trước lớp. - GV cho HS đồng thanh đoạn 1, 2. 3/ HD tìm hiểu đoạn 1, 2 - GV cho 2 HS đọc to đoạn 1, 2 Câu1: Mẩu giấy vụn nằm ở đâu? Có dễ thấy không ? Câu2: Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì ? - HS đọc từng đoạn trong nhóm 2. - HS thi đọc giữa các nhóm. - HS nhận xét. - HS đồng thanh đoạn 1, 2. - 2 HS đọc to đoạn 1, 2, còn lại đọc nhẩm theo. - nằm ngay giữa lối ra vào, dễ thấy. - hãy lắng nghe và cho biết mẫu giấy nói gì. Tiết 2 Hoạt động 3: Luyện đọc đoạn 3, 4 1/ Đọc từng câu: - GV cho 10HS đọc nối tiếp nhau từng câu. - GV HD đọc từ khó : nhặt lên, sọt rác. 2/ Đọc từng đoạn trước lớp: - GV cho 2 HS đọc đoạn 3, 4 trước lớp. - HD đọc ngắt giọng: + Các bạn ơi ! // Hãy bỏ tôi vào sọt rác ! // - GV cho HS nêu lại nghĩa của từ: Tiếng xì xào, đánh bạo, hưởng ứng (đoạn 3), thích thú. 3/ Đọc đoạn 3, 4 trong nhóm 4. 4/ Thi đọc giữa các nhóm: - GV cho 3 nhóm thi đọc đồng thanh. - GV nhận xét chung. Hoạt động 4: HD tìm hiểu đoạn 3, 4 - GV cho HS đọc thầm đoạn 3, 4. - Bạn gái nghe thấy mẫu giấy nói gì nào ? - Theo em, bạn gái nói thật hay nói đùa ? - GV cho 4 HS thi đọc. - GV nhận xét chung. - 10 HS đọc nối tiếp nhau từng câu đoạn 3, 4. - HS luyện phát âm. - 2 HS đọc đoạn3, 4 trước lớp. - HS luyện đọc ngắt giọng. - HS nêu nghĩa của các từ tiếng xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú. - HS đọc đoạn 3, 4 trong nhóm 4. - 3 nhóm HS thi đọc đồng thanh. - HS nhận xét. - 2 HS đọc to đoạn 3, 4, còn lại đọc thầm theo. - ... Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác ! - bạn gái nói đùa. - 4 HS thi đọc. - HS nhận xét. Củng cố: - Qua câu chuyện này các em học được gì ở bạn gái ?( bỏ rác đúng nơi qui định) - Muốn cho trường, lớp sạch đẹp, em phải làm gì ?(... vệ sinh lớp học, bỏ rác đúng nơi quy định, đi tiểu, đi thiêu đúng chỗ) Dặn dò: - Dặn học sinh về nhà đọc lại bài. - GV nhận xét tiết học. Ngày soạn: 27.09.2010 Ngày dạy: 28.09.2010 Tập chép (tiết 11) Tập chép: Mẩu giấy vụn I/ Mục tiêu: - Chép lại chính xác bài CT, trình bày đúng lwof nhân vật trong bài. - Làm được bài tập 2. II/ Chuẩn bị: - GV: Viết sẳn đoạn văn cần chép: Mẩu giấy vụ Bỗng một em gái đứng dậy, tiến tới chỗ mẩu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt rác. Xong xuôi, em mới nói: - Em có nghe thấy ạ. Mẩu giấy bảo: “Các bạn ơi ! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!” - HS: VBT. III/ Hoạt động dạy chủ yếu Hoạt động học chủ yếu Hoạt động 1: Kiểm - GV cho HS viết bảng con các từ: chen chúc, gõ kẻng, lỡ hẹn. - GV kiểm tra việc chữa lỗi. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Bài mới 1/ Giới thiệu: GV nêu Mục tiêu của bài. 2/ HD tập chép. a) HD chuẩn bị - GV gắn bảng phụ viết n/d đoạn văn. - GV đọc mẫu. - Câu đầu trong bài có mấy dấu phẩy ? - Đoạn chép kể về việc làm của ai ? - Bạn nữ nghe thấy mẩu giấy nói gì ? - Những chữ nào trong bài được viết hoa ? - Vì sao phải viết hoa ? b) HD phân tích và viết bảng con các từ: sọt rác, nhặt lên, bỗng. 4/ GV cho HS viết vào vở. 5/ Chấm bài. - GV HD soát lỗi: GV đọc từng từ, cụm từ để HS nhìn bảng soát lỗi. - GV HD quy tắc soát lỗi: sai âm đầu, cuối hay vần, dấu thanh soát 1 lỗi. Không viết hoa hay viết hoa không đúng, soát nữa lỗi. - GV chọn 5 – 7 tập chấm và nhận xét cụ thể từng tập. Hoạt động 3: HD làm bài tập 1/ Bài tập 2: Điền vào chỗ trống: b) ai hay ay ? a) m . /. . nhà, m . /. . cày. b) thính t . . ., giơ t . . . c) ch.’. . tóc, nước ch.’. . - GV cho HS làm bảng con. - GV nhận xét. - 2 HS viết bảng lớp, còn lại viết bảng con. - HS lấy tập GV kiểm tra việc chữa lỗi. - HS nêu tên bài. - 2HS đọc lại. - 2dấu phẩy. - về việc làm của một bạn nữ.. - “Các bạn ơi ! Hãy bỏ tôi vào sọt rác !”. - chữ “Bỗng”, “Xong ”, “Em”, “Mẩu”, “Các”, “Hãy”. - vì những chữ ấy là những chữ đứng đầu câu. - HS phân tích và viết bảng con: sọt rác: sọt = s + ọt, rác = r + ác; nhặt lên: nhặt = nh + ặt, lên = l + ên; bỗng = b + ỗng. - HS nhìn bảng và viết từng từ, cụm từ vào vở. - HS nghe GV đọc và nhìn bảng soát lỗi. - HS đọc yêu cầu. a) mái nhà, máy cày. b) thính tai, giơ tay c) chải tóc, nước chảy - 3 HS làm bảng lớp, còn lại làm bảng con. Củng cố: - GV cho HS nhắc lại cách trình bày đoạn văn kể chuyện. - GV cho HS nhận xét về cách viết ai/ay. Dặn dò: - Dặn HS về nhà sửa lỗi. Kể chuyện (tiết 6) Mẩu giấy vụn I/ Mục đích – Yêu cầu: Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện Mẩu giấy vụn.(HS khá, giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện) II/ Chuẩn bị: - GV: Tranh minh họa truyện trong SGK. - HS: Tập kể trước theo tranh ở nhà. III/ Hoạt động dạy chủ yếu Hoạt động học chủ yếu Hoạt động 1: Kiểm - GV cho 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện “Chiếc bút mực”. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Bài mới. 1/ Giới thiệu: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2/ Hướng dẫn kể chuyện. a)Kể từng đoạn theo tranh. - GV chia nhóm và giao việc: HS quan sát tranh 1, 2, 3 kể lại từng đoạn trong nhóm 3. - GV cho HS kể trước lớp. - GV cho HS thi kể trước lớp. - GV HD nêu nội dung chính của từng tranh. Tranh 1: - Cô giáo chỉ và nói gì ? - Các bạn nói gì ? Tranh 2: - Có chuyện gì xảy ra ? - Lúc ấy cả lớp làm gì ? Tranh 3, 4: - Bỗng ai đứng dậy và làm gì ? - GV nhận xét chung. Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện. - GV cho HS kể phân vai. - GV HD HS phân vai: Người dẫn chuyện, cô giáo, bạn HS gái, bạn HS trai. - Lần đầu GV vai người dẫn chuyện. - Các lần sau HS là người dẫn chuyện. - GV nhận xét chung. - 3 HS kể lại câu chuyện “Phần thưởng”. - HS quan sát tranh và kể lại từng đoạn trong nhóm 3. - HS kể trước lớp. - 2 nhóm HS thi kể trước lớp. - chỉ mẩu giấy ngay giữa lối ra vào. Cô nói: Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá ! Thật đáng khen ! Nhưng các em có thấy mảu giấy đang nằm giữa cửa lớp kia không ?. - cả lớp đồng thanh đáp: Có ạ ! - Một em trai đánh bạo giơ tay xin nói: + Thưa cô, giấy không nói được đâu ạ ! - Nhiều tiếng xì xào hưởng ứng: “ Thưa cô, đúng đấy ạ ! Đúng đấy ạ !” - lão Hổ hung ác rình sau bụi cây. - Bỗng một em gái đứng dậy, tiến tới chỗ mẫu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt rác. Xong xuôi, em mới nói: Em có nghe thấy ạ. Mẫu giấy bảo: “ Các bạn ơi ! Hãy bỏ tôi vào sọt rác !”. - HS nhận xét chọn nhóm, bạn kể hay. - HS kể phân vai. - HS phân vai và kể trong nhóm 4. Củng cố: - GV cho 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - Câu chuyện khuyên các em điều gì?( ... cần phải bỏ rác đúng nơi quy định để giữ trường lớp được sạch đẹp. ) Dặn dò: - Dặn HS về nhà kể lại cho người thân nghe. - GV nhận xét tiết học. Ngày soạn: 28.09.2010 Ngày dạy: 29.09.2010 Tập đọc (Tiết 17) Ngôi trường mới I/ Mục đích – Yêu cầu: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng chậm rãi. Hiểu nội dung: Ngôi trường mới rất đẹp, các bạn HS tự hào về ngôi trường và yêu quý thầy cô, bạn bè.(Trả lời được câu hỏi 1, 2; HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3) II/ Chuẩn ... à sau đó làm vào vở bài tập. - GV cho 1 HS làm trên giấy bìa. - GV nhận xét và sửa chữa. - Bài 3: GV cho HS thi tìm ở phần củng cố. Hoạt động học chủ yếu - học hành, học bài, học hỏi, học tập, - Câu cá Bình rất thích. - HS nêu tên bài. - HS đọc yêu cầu bài. - HS đọc yêu câu mẫu. - 2 nhóm HS thi đua trước lớp(nhóm này đọc câu in đậm, nhóm khác đặt câu hỏi). - HS nhận xét. a) Ai là học sinh lớp 2. b) Môn học em yêu thích là gì ? - HS đọc yêu cầu. - HS thảo luận trong nhóm 2 và cùng làm vào VBT. - 1 HS làm trên giấy bìa. - HS nhận xét. Củng cố: - GV cho HS tìm các từ chỉ sự vật ẩn trong tranh sau:(tập, thước, cặp, chổi, bình mực, cục tẩy, compa, viết chì, ê – ke, , ....). Dặn dò: - Dặn HS về nhà xem lại các từ vừa học để nhớ. - GV nhận xét tiết học. Ngày soạn: 28.09.2010 Ngày dạy: 29.09.2010 Tập viết (Tiết 6) Đ – Đẹp trường đẹp lớp I/ Mục đích – Yêu cầu: Viết đúng chữ hoa Đ(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Đẹp(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Đẹp trường đẹp lớp(3 lần) II/ Chuẩn bị: - GV: - Mẫu chữ Đ đặt trong khung chữ. - Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trên dòng kẻ ô ly. - HS: Vở tập viết và bảng con. III/ Hoạt động dạy chủ yếu Hoạt động học chủ yếu Hoạt động 1:Kiểm. - Kiểm tra bài viết ở nhà. - GV cho HS viết bảng con chữ D. - Câu ứng dụng là câu gì ? - GV nhận xét. Hoạt động 2: Giới thiệu - GV nêu MĐ – YC. Hoạt động 3: HD viết chữ hoa 1/ HD quan sát và nhận xét chữ mẫu. - GV cho HS quan sát chữ mẫu ở khung chữ. - Chiều cao của chữ mấy ô ly ? Gồm mấy đường kẻ ngang ? - Chữ cái Đ được viết bởi mấy nét ? - GV giới thiệu các nét: + Nét thẳng đứng hơi lượn ở đầu nét và cuối nét nối với nét công tạo thành nét gút. + Nét cong phải cuuoí nét cuộn vào trong. - GV cho HS tìm điểm đặt bút và điểm dừng bút. - GV viết mẫu. 2/ HD viết bảng con. - GV uốn nắn và nhắc lại cách viết. 3/ HD viết cụm từ ứng dụng. - GV cho HS nêu cụm từ ứng dụng. - Thế nào là “Đẹp trường đẹp lớp” ? - GV cho HS quan sát câu ứng dụng ở bảng lớp để nhận xét về độ cao, khoảng cách, dấu thanh. - Những con chữ nào có độ cao 2,5 li ? - Những con chữ nào có độ cao 1 li ? - Những con chữ nào có độ cao 2 li ? - Những con chữ nào có độ cao 1,5 li ? - Khoảng cách giữa các con chữ là bao nhiêu ? - Dấu nặng, dấu huyền, dấu sắc được đặt ở đâu ? - GV viết mẫu chữ Đẹp trên dòng kẻ. - GV viết cụm từ ứng dụng trên dòng kẻ li. 4/ HD viết vào vở tập viết. - GV nêu yêu cầu viết: Viết 1 dòng chữ Đ cỡ vừa, 1 dòng chữ b cỡ nhỏ và 1 dòng chữ Đẹp cỡ vừa và nhỏ, 2 dòng cụm từ ứng dụng. - GV nhắc tư thế ngồi, cách cầm bút. 5/ Chấm chữa bài. - GV chọn 5 – 7 tập chấm và nhận xét cụ thể từng tập. - HS lấy vở tập viết cho GV kiểm tra. - HS viết bảng con chữ D. - Dân giàu nước mạnh. - HS nêu tên bài. - HS quan sát chữ mẫu. - 5 dòng li, gồm 6 đường kẻ ngang. - 3 nét. - HS quan sát. - ĐB ĐK6, DB giữa ĐK5 - HS quan sát trên bảng lớp. - HS luyện viết bảng con 3 – 4 lượt. - HS nêu cụm từ ứng dụng: Đẹp trường đẹp lớp. - câu nói khuyên chúng ta cần phải giữ cho trường lớp sạch đẹp. - HS quan sát và nhận xét: - Đ, g, l. - n, e, ư, ơ,.... - p, đ. - ... t - là bằng khoảng cách con chữ o. - dấu nặng đặt ở dưới con chữ e. Dấu huyền được đặt ở trên chữ ơ và dấu sắc đặt trên chữ ơ. - HS viết bảng con chữ Đẹp cỡ vừa và cỡ nhỏ 3 – 4 lượt. - HS viết vào vở tập viết theo yêu cầu. Củng cố: - GV cho HS nêu các nét viết con chữ Đ. ( đặt bút ở ĐK6, viết nét thẳng. Sau đó viết nét cong, và cuối cùng viết nét thẳng ngang. ) - GV nhắc HS tập viết là luyện viết chữ đẹp vì chữ viết sẽ giúp một phần trong quá trình học ở phổ thông. Dặn dò: - GV dặn HS về nhà luyện viết thêm bài ở nhà, - GV nhận xét tiết học. Chính tả Nghe – Viết: Ngôi trường mới I/ Mục tiêu: Chép chính xác bài CT, trình bày đúng các dấu câu trong bài. Làm được bài tập 2; BT (3)a II/ Chuẩn bị: - GV: Viết sẳn nội dung bài tập 2, 3. - HS: VBT. III/ Hoạt động dạy chủ yếu Hoạt động học chủ yếu Hoạt động 1:Kiểm - GV cho 2 HS lên viết bảng lớp , còn lại viết vào bảng con: chung sức, trung thành, mái che. - GV nhận xét. - GV KT việc sửa lỗi của HS. - GV nhận xét chung. Hoạt động 2: Bài mới. 1/ Giới thiệu: Hôm nay, các em sẽ viết bài chính tả Nghe – Viết, bài: “Ngôi trường mới “. 2/ HD nghe - viết. 2.1/ Đọc và tìm hiểu đoạn viết chính tả. a) HD chuẩn bị. - GV đọc mẫu. - GV cho 1HS giỏi đọc, cả lớp đọc thầm theo. - Bài chính tả đước trích từ bài tập đọc nào ? - Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có gì mới ? b) HD cách trình bày: - Đoạn văn có mấy câu ? - Trong đoạn có những dấu câu nào ? - Trong bài những chữ nào viết hoa ? Vì sao ? c) HD phân tích và viết bảng con các từ: trang nghiêm, rung động, chiếc. 2.2/ HS viết chính tả. - GV nhắc HS cách cầm bút, tư thế ngồi và phải viết nắn nót. - GV đọc từng cụm từ, từng từ để HS viết vào vở. 2.3/ Chấm chữa bài. - GV HD soát lỗi: GV đọc từng từ, cụm từ để HS nhìn bảng soát lỗi. - GV HD quy tắc soát lỗi: sai âm đầu, cuối hay vần, dấu thanh soát 1 lỗi. Không viết hoa hay viết hoa không đúng, soát nữa lỗi. - GV chọn 5 – 7 tập chấm và nhận xét cụ thể từng tập. Hoạt động 3: HD làm bài tập 1/ Bài tập 2: Thi tìm nhanh các tiếng có vần ai hay ay: M: cái tai, chân tay - GV cho HS thảo luận trong nhóm để tìm từ theo mẫu. - GV cho 2 nhóm HS thi đua ở bảng lớp. - GV nhận xét chung. 2/ Bài tập 3(a): GV cho HS thảo luận trong nhóm 4 để tìm từ bắt đầu bằng S, bắt đầu bằng X GV nhận xét. - 2 HS viết bảng lớp, còn lại viết bảng con. - HS nêu tên bài. - HS đọc thầm theo. - bài “Ngôi trường mới”. - ngôi trường mới. - thấy có tiếng trống rung động, tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp, tiếng đọc bài, chiếc thước kẻ, chiếc bút chì cũng đáng yêu đến thế. - có 5 câu. - dấu chấm than, dấu chấm. - đầu dòng. - HS phân tích và viết bảng con. - HS nghe GV đọc và viết vào vở. - HS nghe GV đọc và nhìn bảng soát lỗi. - HS đọc yêu cầu. - HS tìm từ trong nhóm 4. - 2 nhóm HS thi trên bảng lớp. + ai: cây mai, mái che, trái bưởi, phái nữ. + ay: máy nổ, máy may, chạy bộ, cơm cháy. HS thảo luận nhóm 4 tìm từ: S: súng, sung, sừng, sen, sống, sông, sỏi, X: xây, xúc, xúm, xong, xẻng, xin, xinh, Củng cố: - GV cho HS nhắc lại tư rhế ngồi và cách cầm bút khi viết chính tả. Dặn dò: - Dặn HS về nhà chửa lỗi chính tả. Ngày soạn: 30.09.2010 Ngày dạy: 01.10.2010 Tập làm văn Khẳng định, phủ định – Luyện tập về mục lục sách I/ Mục đích – Yêu cầu: -Biết trả lời và đặt câu hỏi theo mẫu khẳng định, phủ định(BT1, BT2). -Biết đọc và ghi lại được thông tin từ mục lục sách. II/ Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ ghi các câu mẫu của BT 1, 2. - HS: VBT. III/ Hoạt động dạy chủ yếu Hoạt động học chủ yếu Hoạt động 1: Kiểm - GV cho 2 HS nhìn tranh minh hoạ trả lời câu hỏi không vẽ bậy lên tường. - GV nhận xét đánh giá. Hoạt động 2: Bài mới a) Giới thiệu: - GV nêu mục tiêu. b)HD làm bài tập 1/ Bài tập 1: Trả lời câu hỏi bằng hai cách theo mẫu: a) Em có đi xem phim không? b) Mẹ có mua baod không? c) Em có ăn cơm bây giờ không ? M: Em có thích đọc thơ không ? - Có, em có thích đọc thơ. - Không, em không thích đọc thơ ? - GV yêu cầu thảo luận trong nhóm 2 để đặt câu theo mẫu theo 2 cách phủ định và khẳng định. - GV cho HS nêu kết quả. - GV nhận xét. - GV cho HS dựa vào các tranh đã sắp xếp kể lại câu chuyện “Gọi bạn” - GV nhận xét chung. 2/ Bài 2: Đặt câu theo các mẫu sau, mỗi mẫu một câu: a) Trường em không xa đâu ! b) Trường em có xa đâu ! c) Trường em đâu có xa ! - GVHD HS đọc các câu mẫu. - Muốn đặt được câu theo mẫu các em chỉ cần thay đổi Trường thành Nhà em, Khách sạn, Bưu điện, ... - GV cho Hs thảo luận trong nhóm 4 để đặt câu. - GV cho 2 nhóm làm trên giấy bìa. - GV nhận xét và sửa chữa cho HS. - HS làm vào VBT - Bài tập 3: - GV cho HS thảo luận nhóm 4 để ghi lại các bài tập đọc tuần 6: Mẩu giấy vụn, Ngôi trường mới, Mua kính. - HS đọc. - HS nêu tên bài. - HS đọc yêu cầu bài. - HS thảo luận trong nhóm 2 để đặt câu phủ định và khẳng định theo mẫu. - HS nêu kết quả. - HS còn lại nhận xét. a) - Có, em có thích đi xem phim. - Không, em không thích đi xem phim. b) - Có, mẹ có mua báo. - Không, mẹ không mua báo. c) - Có, em có ăn cơm bây giờ. - Không, em không ăn cơm bây giờ. - HS nêu yêu cầu. - HS quan sát và nhận xét sửa chữa. + Sân vận động không xa đâu ! + Sân vận động có xa đâu ! + Sân vận động đâu có xa ! - HS làm vào VBT. Củng cố: - GV cho 2 HS (một bạn đọc câu mẫu: Bạn có đi múa chiều nay không ? Một bạn trả lời câu hỏi: Có, tôi có đi múa chiều nay. Không, tôi không đi múa chiều nay). Dặn dò: - GV dặn HS về nhà ghi lại các câu vào VBT. - GV nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: