Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2010-2011 - Trương Thị Thu Hiền

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2010-2011 - Trương Thị Thu Hiền

Môn:Tập đọc

Tiết 84,85 NHỮNG QUẢ ĐÀO

 I . Mục tiêu:

 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chổ; bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời nhân vật.

 - Hiểu ND: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhin quả đào cho bạn, khi bạn ốm. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 - KNS: Tự nhận thức. Xác định giá trị bản thân.

 - KT: Trình bày ý kiến cá nhân, trình bày một phút, thảo luận cặp đôi – chia sẻ.

 - HSKT: Biết lắng nghe bạn đọc bài.

II. Đồ dùng dạy học :

 -Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK

 -Bảng ghi sẵn các từ , các câu cần luyện ngắt giọng.

III. Các hoạt động dạy - học :

 

doc 11 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2010-2011 - Trương Thị Thu Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn:Tập đọc
Tiết 84,85
NHỮNG QUẢ ĐÀO
Ngày soạn:27.03.2011
Ngày dạy:28.03.2011
 I . Mục tiêu: 
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chổ; bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời nhân vật.
 - Hiểu ND: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhin quả đào cho bạn, khi bạn ốm. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 - KNS: Tự nhận thức. Xác định giá trị bản thân.
 - KT: Trình bày ý kiến cá nhân, trình bày một phút, thảo luận cặp đôi – chia sẻ.
 - HSKT: Biết lắng nghe bạn đọc bài.
II. Đồ dùng dạy học : 
 -Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK
 -Bảng ghi sẵn các từ , các câu cần luyện ngắt giọng.
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1 . Kiểm tra bài cũ : 
 - Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi bài cây dừa 
 +Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn,thân, quả) được so sánh với gì?û 
 +Cây dừa gắn bó với thiên nhiên như thế nào? 
 + Em thích những câu thơ nào ? Vì sao ?
 - GV nhận xét – ghi điểm .
Tiết 1
2 . Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa . 
a.Luyện đọc :
 - GV đọc mẫu tóm tắt nội dung : Nhờ những quả đào, mà ông biết tính các cháu . Ông hài lòng về các cháu, đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào .
 + Bài này được chia làm mấy đoạn ? Nêu rõ từng đoạn ?
 + Trong bài có mấy nhân vật ?
 - Gọi HS đọc bài . 
* Luyện phát âm:
 -Yêu cầu HS tìm và nêu từ khó . 
 - GV chốt lại và ghi bảng : hài lòng, nhận xét, với vẻ tiếc rẻ, thốt lên, trải bàn .
 - GV đọc mẫu . 
* Từ mới :
 + Em hiểu thế nào là hài lòng ?
 + Em hiểu thốt lên ý nói như thế nào ?
* Hướng dẫn đọc bài : Giọng người kể khoan thai rành mạch, giọng ông ôn tồn, hiền hậu, giọng Xuân hồn nhiên, nhanh nhảu, giọng Vân ngây thơ, giọng Việt lúng túng, rụt rè . 
 - Đọc từng câu .
 - Đọc từng đoạn .
 - Thi đọc giữa các nhóm .
 - GV nhận xét nhóm có giọng đọc hay nhất 
 -Đọc toàn bài . 
 - Đọc đồng thanh .
Tiết 2
b. Tìm hiểu bài :
 -Gọi HS đọc bài .
 + Người ông dành những quả đào cho ai ?
 + Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả đào ?
+ Ông nhận xét gì về Xuân ? Vì sao ông nhận xét như vậy ?
 + Ông nói gì về Vân ? Vì sao ông nhận xét như vậy ?
 +Ông nói gì về Việt? Vì sao ông nói như vậy ?
 + Em thích nhân vật nào ? Vì sao?
Ý nghĩa : Nhờ những quả đào người ông biết được tính nết của từng cháu mình . Oâng hài lòng về các cháu đặc biệt khen ngợi đứa cháu lòng nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào 
c. Luyện đọc lại :
 - GV gọi HS đọc bài theo vai .
 - GV nhận xét tuyên dương .
3 . Củng cố dặn dò: 
 + Người ông dành những quả đào cho ai?
 + Các cháu của ông đã làm gì với quả đào của mình?
-Về nhà học bài cũ , xem trước bài sau 
 - Cây dừa .
-3 HS đọc bàivà trả lời câu hỏi .
 - Bài có 4 đoạn . HS nêu từng đoạn .
 - 4 nhân vật .
 - 1 HS đọc bài.
 - HS gạch chân và nêu các từ khó .
 - HS đọc bài . 
 - Vừa ý hay ưng ý .
 - Bật ra thành lời một cách tự nhiên .
 - HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài 
 - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
 - Đại diện nhóm thi đọc từng đoạn . 
 - 1 HS đọc toàn bài . 
 - Lớp đọc đồng thanh toàn bài .
 - 1 HS đọc bài. đọc bài, lớp đọc thầm.
 -Người ông dành những quả đào cho vợ và ba đứa cháu nhỏ .
 - Xuân đem hạt trồng vào một cái vò.
Vân ăn hết phần của mình mà vẫn thèm Việt dành những quả đào của mình cho bạn Sơn bị ốm .
 -Ông nói mai sau Xuân sẽ làm vườn giỏi, vì Xuân thích trồng cây .
 -Vân còn thơ dại quá, vì Vân háu ăn. Ăn hết phần của mình mà vẫn thèm .
 -Việt có tấm lòng nhân hậu, biết nhường miếng ngon của mình cho bạn.
 -HS trả lời theo cảm nhận .
 -HS tự phân vai và đọc bài theo vai . 
-HS trả lời .
Môn:Chính tả
Tiết :56
Nghe Viết
NHỮNG QUẢ ĐÀO
Ngày soạn: 28.03.2011
Ngày dạy:29.03.2011
A/ Mục tiêu : Chép chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn ngắn.
 Làm được BT(2) a/b, hoặc bài tập CT phương ngử do GV soạn.
HSKT: Viêt được chử cái U
B/ Chuẩn bị :- Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn chép .
- Bảng lớp viết (hai lần) nội dung BT2
C/ Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1/ Bài cũ : - Gọi 3 em lên bảng .
- Đọc các từ khó cho HS viết .Yêu cầu lớp viết vào giấy nháp .
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài
-Hôm nay các em chép đúng, viết đẹp một đoạn trong bài “Những quả đào “.
 b) Hướng dẫn tập chép :
1/ Ghi nhớ nội dung đoạn viết :
-Treo bảng phụ đoạn văn . Đọc mẫu đoạn văn 1 lần sau đó yêu cầu HS đọc lại .
2/ Hướng dẫn trình bày :
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa ? Vì sao ?
- Lời của ông được đặt sau dấu câu gì?
- Trong bài còn có những dấu gì ?
3/ Hướng dẫn viết từ khó :
-Hãy tìm trong bài các chữ dễ viết lẫn
Xuân, thích làm vườn
- Đọc cho học sinh viết các từ khó vào bảng con 
-Giáo viên nhận xét chỉnh sửa cho HS .
4/Chép bài : -Treo bảng phụ đã chép sẵn đoạn viết lên để học sinh chép vào vở 
- Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh .
5/Soát lỗi : -Đọc lại để học sinh dò bài , tự bắt lỗi 
6/ Chấm bài : 
 -Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét từ 
10 – 15 bài .
c/ Hướng dẫn làm bài tập 
*Bài2:: - Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì ?
Đang học bài Sơn bỗng nghe thấy tiếng lạch cạch. Nhì chiếc lồng sáo treo trước cửa ...ổ, em thấy lồng trống không. Chú ...áo nhỏ tinh nhanh đã ...ổ lồng. Chú đang nhảy nhảy trước ...ân. Bổng mèo mướp ...ô tới. Mướp định vồ sáo nhưng sáo nhanh hơn, đã vụt bay lên và đậu trên một cành ...oan rất cao.
- Gọi hai em lên bảng làm bài .
- Yêu cầu ở lớp làm vào vở .
- Mời hai em khác nhận xét bài bạn trên bảng 
- Nhận xét bài và chốt lại lời giải đúng.
- Tuyên dương và ghi điểm học sinh 
*Câu b: điền vào chổ trống in hay inh ?
- Chia lớp thành 2 nhóm , mỗi nhóm 5 em mỗi em điền 1 từ choi trong vòng 4 phút
- To như cột đ...
- K... như bưng
- T... làng nghĩa xóm
- K... trên nhường dưới
- Ch... bỏ làm mười
- Lớp theo dói nhận xét đánh giá.
-Nhận xét bài và chốt lại lời giải đúng.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc .
d) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
-Nhắc nhớ trình bày sách vở sạch đẹp.
-Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới 
- Ba em lên bảng viết các từ thường mắc lỗi ở tiết trước : giếng sâu, quả chín, tin bạn, xâu kim.
- Nhận xét các từ bạn viết .
- Lắng nghe giới thiệu bài 
- Nhắc lại tựa bài .
-Lớp lắng nghe giáo viên đọc .
-Ba em đọc lại bài ,lớp đọc thầm tìm hiểu bài
 - Đoạn văn có 6 câu .
- Xuân, Vân, Việt là tên riêng ; Một, ông, Từ viết hoa vì các chữ đầu câu .
-Lời của ông được đặt sau dấu hai chấm
- Dấu chấm , dấu phẩy , dấu hai chấm .
 - Lớp thực hành viết từ khó vào bảng con .
- Hai em thực hành viết các từ khó trên bảng. 
- Nhìn bảng chép bài.
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm .
- Điền s hay x vào chỗ trống .
- Hai em lên làm bài trên bảng , lớp làm vào vở 
Đang học bài Sơn bỗng nghe thấy tiếng lạch cạch. Nhì chiếc lồng sáo treo trước cửa .sổ, em thấy lồng trống không. Chú .sáo nhỏ tinh nhanh đã .sổ lồng. Chú đang nhảy nhảy trước .s.ân. Bổng mèo mướp .xô tới. Mướp định vồ sáo nhưng sáo nhanh hơn, đã vụt bay lên và đậu trên một cành .xoan rất cao.
- Lớp theo dõi và nhận xét bài bạn .
- Chia thành 2 nhóm . 
- Các nhóm cử các bạn lên tham gia chơi 
- To như cột đình
- Kín như bưng
- Tình làng nghĩa xóm
- Kính trên nhường dưới
- Chín bỏ làm mười.
- Các nhóm khác nhận xét chéo .
- Bình chọn nhóm thắng cuộc 
- Nhắc lại nội dung bài học .
-Về nhà học bài và làm bài tập trong sách .
Môn:Kể Chuyện
Tiết 29
NHỮNG QUẢ ĐÀO
Ngày soạn:28.03.2011
Ngày dạy: 29.03.2011
I/ Mục tiêu :
Bước đầu biết tóm tắt nội dung mổi đoạn truỵên bằng một cụm từ hoặc một câu (BT1).
Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào lời tóm tắt (BT2).
HS khá giỏi biết phân vai để dựng lại câu chuyện (BT3)
HSKT: Biết lắng nghe bạn kể.
 II / Chuẩn bị - Bảng phụ viết nội dung tóm tắt 4 đoạn của câu chuyện.
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
HT ĐB
- 1/ Bài cũ 
- Ba em nối tiếp kể lại chuyện kho báu, trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện.
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
 2.Bài mới a) Phần giới thiệu :
 - Các em đã được học bài tập đọc Những quả đào. Hôm nay chúng ta sẻ kể lại câu chuyện đó 
 * Hướng dẫn kể chuyện .
- Gọi HS nêu yêu cầu 1:
- Hãy tóm tắt nội dung mỗi đoạn của câu chuyện Những quả đào bằng một cụm từ hoặc một câu.
- Gọi HS đọc các câu mẫu.
+ Đoạn 1: Chia đào.
+ Đoạn 2: Chuyện của Xuân.
- Cho HS trao đổi nhóm đôi thời gian 2 phút
- Mời một số em lên trình bày trước lớp
Mời một em nêu yêu cầu bài tập 2
a/ Kể trong nhóm : HS dựa vào nội dung các đoạn để luyện kể trong nhóm.
- Câu chuyện này ta kể với giọng điệu như thế nào?
- Quan sát hướng dẫn thêm cho HS
b/ Kể trước lớp : 
-Yêu cầu các nhóm lên kể trước lớp .
- Yêu cầu lớp nhận xét .
Câu hỏi gợi ý cho HS kể còn chậm
- Ông dành những quả đào cho ai ? 
- Xuân đã làm gì với quả đào của mình ? 
- Ai được ông khen có tấm lòng nhân hậu? vì sao ?
-Sau mỗi lần HS kể GV cho cả lớp nhận xét đánh giá Theo các tiêu chí sau:
 a. Nội dung: Kể đủ ý, đúng trình tự .
 b. Diễn đạt: nói thành câu, dùng từ thích hợp. Biết kể bằng lời của mình.
c. Cách thể hiện: Giọnh kể tự nhiên, biết phối hợp lời kể với điệu bội, cử chỉ, nét mặt.
- Ghi điểm .
b/ Phân vai dựng lại câu chuyện :
- Để dựng lại câu chuyện này chúng ta cần mấy vai diễn , đó là những vai nào ?
- Câu chuyện có mấy giọng kể? đó là những giọng kể nảo? được thể hiện như thế nào?
- Chia mỗi nhóm 5 HS yêu cầu cùng nhau dựng lại nội dung câu truyện trong nhóm theo hình thức phân vai .
- GV nhận xét tuyên dương những nhóm kể tốt .
- Gọi một em khá kể lại toàn bộ câu chuyện .
e) Củng cố dặn dò : 
 -Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn về nhà kể lại cho nhiều người cùng nghe .
-3 em lên kể lại câu chuyện “ Những quả đào “ .
- Lắng nghe .
- Một số em nhắc lại chuyện “ Những quả đào “
- 3 HS nối tiếp nêu:
- Hãy tóm tắt nội dung mỗi đoạn của câu chuyện Những quả đào bằng một cụm từ hoặc một câu.
- Một em đọc mẫu:
+ Đoạn 1: Chia đào.
+ Đoạn 2: Chuyện của Xuân.
- HS trao đổi nhóm đôi (2 phút)
- Đoạn 1: Quả đào của ông em
- Đoạn 2: Xuân làm gì với quả đào?
- Đoạn 3: Cô bé ngây thơ./ Vân ăn đào như thế nào?
 ... 
 Bài 1: ( Miệng )
 - Hãy kể tên các bộ phận của một cây ăn quả.
Treo tranh cho HS quan sát 
Cho HS trao đổi 1 phút
Mời các em lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận của cây.
Nhận xét đánh giá
Bài 2: ( Viết)
- Tìm những từ có thể dùng tả các bộ phận của cây.
 M: ( to, cao, chắc, bạc phếch,....)
Bài tập yêu cầu ta làm gì? 
HS trã lời GV gạch chân các từ đó
Chia lớp thành 6 nhóm mỗi nhóm 4 em phát phiếu bài tập cho HS điền vào
GV rà soát, chốt lại lời giải đúng, khên những nhóm làm bài tốt
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
2 – 3 HS đọc lại bài làm.
Bài 3: ( Miệng)
- Đặt các câu hỏi có cụm từ để làm gì để hỏi về từng việc được vẽ trong các tranh dưới đây. Tự trả lời các câu hỏi ấy.
- Thực hành hỏi đá theo nhóm đôi
- Mời một số nhóm lên trình bày trước lớp, lớp theo dõi nhận xét bổ sung, đánh giá.
3) Củng cố dặn dò:
 - Một em nhắc lại đề bài.
 - Khen những cá nhân nhóm hoạt động tốt
 - Về nhà hổi thêm bố mẹ anh chị những từ dùng để tả các bộ phận của cây.
HS1: Viết tên cây ăn quả
HS2: Viết tên cây lương thực thực phẩm.
Lớp theo dõi nhận xét bài bạn
HS theo dõi nhắc lại đề
Hai em nêu yêu cầu bài tập.
Quan sát tranh 
Trao đổi nhóm đôi
Lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
( Rễ, gốc, thân, cành, lá, hoa, quả, ngọn)
Một HS đọc yêu cầu
Tìm những từ tả các bộ phận của cây.
các nhóm thảo luận thư lí ghi lại kết quả
Đại diện nhóm tên trình bày Lớp nhận xét bổ sung 
Làm bài vào vở BT
Nêu yêu cầu bài tập
HS hỏi đáp nhóm đôi
Bạn gái tưới cây để làm gì? ( Bạn gái tưới cây để cho cây được tươi tốt.)
HS nhắc lại đề bài
Môn:Tập Viết
Tiết 29
CHỬ HOA A, (A MẪU 2)
Ngày soạn: 30.03.2011
Ngày dạy: 31.03.2011
A/ Mục tiêu : - Viết đúng chư hoa A - kiểu 2 ( 1 dòng cở vừa, 1 dòng cở nhỏ); chử và câu ứng dụng : Ao ( 1 dòng cở vừa, 1 dòng cở nhỏ), Ao liền ruộng cả (3 lần).
B/ Chuẩn bị : * Mẫu chữ hoa ,A đặt trong khung chữ , cụm từ ứng dụng . Vở tập viết
C/ Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
 1.Bài mới: a) Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta sẽ tập viết chữ hoa ,A và một số từ ứng dụng có chữ hoa A
 b)Hướng dẫn viết chữ hoa :
*Quan sát số nét quy trình viết chữ , A
-Yêu cầu quan sát mẫu và trả lời : 
-Chữ A hoa cao mấy ô li ?
- Chữ A gồm mấy nét đó là những nét nào ?
- Điểm đặt bút của nét thứ nhất nằm ở vị trí nào ?- Điểm dừng bút của nét này nằm ở đâu ?
- Nhắc lại qui trình viết con chữ Â A vừa giảng vừa viết mẫu vào khung chữ .
*Học sinh viết bảng con 
- Yêu cầu viết chữ hoa A vào bảng con .
*Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng :
-Yêu cầu một em đọc cụm từ .
- Em hiểu cụm từ “Ao liền ruộng cả." nghĩa là gì?
*/ Viết bảng : - Yêu cầu viết chữ Ao vào bảng
- Theo dõi sửa cho học sinh . 
*) Hướng dẫn viết vào vở :
-Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh 
 d/ Chấm chữa bài 
-Chấm từ 5 - 7 bài học sinh .
-Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm . 
 đ/ Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà hoàn thành nốt bài .
-Lớp theo dõi giới thiệu 
-Vài em nhắc lại tựa bài.
-Học sinh quan sát .
- Chữ A, hoa cao 8 ô li .
-Chữ A, gồm 3 nét là nét móc ngược và nét móc dưới nét lượn ngang .
- Nét 1 : Điểm đặt bút của nét móc ngược nằm trên ĐK 2 , DB giữa ĐK 6 và 5 
- Nét 2: Nét móc dưới ĐB 6, DB trên ĐK 2.
- Nét 3: Nét lượn ngang nằm giữa dòng kẻ 3
- Quan sát mẫu chữ và trả lời : .
- Hai em nêu cách viết .
- Lớp thực hiện viết bảng con .
- Đọc : “ Ao liền ruộng cả." .
- Ý nói sự giàu có ( ở vùng thôn quê ) 
- Viết bảng con : Ao
- Viết vào vở tập viết :
-1 dòng chữ A cỡ nhỏ.
1 dòng chữ A hoa cỡ vừa.
1 dòng chữ Ao cỡ nhỏ.
-1 dòng câu ứng dụng
.“ Ao liền ruộng cả"
-Nộp vở từ 5- 7 em để chấm điểm .
-Về nhà tập viết lại nhiều lần và xem trước bài mới : “ Ôn chữ hoa M mẫu 2
Môn:Chính tả
Tiết 57
HOA PHƯỢNG
Nghe Viết
Ngày soạn30.03.2011
Ngày dạy: 31.03.2011
A/ Mục tiêu : - Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày dúng hình thức bài thơ 5 chử.
Làm được BT(2) a/b hoặc BT CT phương ngử do GV soạn. 
B/ Chuẩn bị : -Bảng phụ chép sẵn bài tập 2a; 2b, giấy khổ to bút dạ; VBT . 
C/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
-Mời 3 em lên bảng viết các từ do giáo viên đọc .
- Lớp thực hiện viết vào bảng con . 
-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ.
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài
-Bài viết hôm nay các em sẽ nghe viết bài 
 " Hoa phượng" và viết đúng các tiếng cĩ âm vần dẽ lẫn: s/x; inh/in. 
b) Hướng dẫn nghe viết : 
1/Ghi nhớ nội dung cần viết 
- GV đọc mẫu bài viết .
- 2 HS đọc lại bài.
- Bài thơ tả cảnh gì?
2/ Hướng dẫn cách trình bày :
- Mỗi dòng thơ cĩ mấy tiếng?
- Bài thơ được trình bày như thế nào?
3/ Hướng dẫn viết từ khó :
- Yêu cầu học sinh : - Tìm những từ có âm và vần khódễ viết sai ? 
- Yêu cầu lớp viết bảng con các từ khó vừa nêu.
- Mời 4 em lên viết trên bảng lớp, sau đó đọc lại
- Nhận xét và sửa những từ học sinh viết sai .
4/ Viết chính tả 
- Đọc cho học sinh viết bài vào vở .
5/Soát lỗi chấm bài :
- Đọc lại chậm rãi để học sinh dò bài 
-Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét.
 c/ Hướng dẫn làm bài tập 
*Bài 2 : - Yêu cầu một em đọc đề .
- Bài này yêu cầu ta làm gì ?
- Hoạt động nhĩm làm vào phiếu bài tấp (5/ )
 b) Chú Vinh là thương b.... Nhờ siêng năng biết t...... tốn, chú đã có một ngơi nhà x.... xắn, vườn cây đầy trái ch.... thơm lùng. Chú hay giúp đỡ mọi người nên được gia đ.... , làng xĩm t.... yêu, k.... phục.
- Chia lớp thành nhiều nhóm , mỗi nhóm 4 em 
- Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy lớp và một bút dạ
- Yêu cầu các nhóm thảo luận viết vào giấy 
- Gọi đại diện các nhóm đọc các từ tìm được .
- Mời nhóm khác nhận xét bổ sung .
- Nhận xét và ghi điểm học sinh . 
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Nhắc nhớ tư thế ngồi viết và trình bày sách vở 
-Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới 
-Hai em lên bảng viết các từ xâu kim, chim sâu, tình nghĩa, tin học, xinh đẹp, xin học . 
-Nhận xét bài bạn . 
-Lớp lắng nghe giới thiệu bài. 
-Hai em nhắc lại tựa bài.
-Lắng nghe GV đọc mẫu , 
- 2 em đọc lại bài thơ.
- Bài thơ tả về hoa phượng của bạn nhỏ nói với bà, thể hiện sự bất ngờ và thán phục trước vẻ đẹp của hoa phượng.
- Mỗi dịng thơ có 5 tiếng.
- Viết thụt vào 2ô các chữ cái đầu câu viết hoa.,
- Các từ khó viết là: cành, nhanh, nghìn,
- 4 em lên viết từ khó.
- Thực hành viết vào bảng con các từ vừa nêu 
-Nghe giáo viên đọc để chép vào vở .
-Nghe để soát và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm 
- Điền vào chổ trống in/inh.
- Điền vào chổ trống in/inh
- Thảo luận làm vào giấy
- Cử đại diện lên dán tờ giấy lên bảng .
- Các nhóm khác nhận xét bài nhóm bạn 
- Cả lớp đọc đồng thanh .
b) Chú Vinh là thương binh. Nhờ siêng năng biết tính tốn, chú đã cĩ một ngơi nhà xinh xắn, vườn cây đầy trái chín thơm lùng. Chú hay giúp đỡ mọi người nên được gia đình , làng xĩm tin. yêu, kính. phục.
-Ba em nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả.
-Về nhà học bài và làm bài tập trong sách .
Môn:Tập làm Văn
Tiết 29
ĐÁP LỜI CHIA VUI- NGHE TRẢ LỜI CÂU HỎI
Ngày soạn30.03.2011
Ngày dạy: 01.04.2011
 A/ Mục tiêu : Biết đáp lại lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể(BT1)
Nghe giáo viên kể, trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện Sự tích hoa da lan hương (BT2).
GDKNS: Giao tiếp ứng xử văn hoá. Lắng nghe tích cực
KT: Hoàn tất nhiệm vụ: thực hành đáp lời chúc mừng theo tinh huống.
B/ Chuẩn bị : 
Bảng phụ ghi các câu hỏi a,b,c(BT1). 
Một bó hoa	
VBT Tiếng Việt
 C/ Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
 1/ Kiểm tra bài cũ : 
- Mời 2 em lên bảng nhập vai diễn lại tình huống bài tập 2; theo hai tình huống sau:
1/ HS1 nĩi lời chia vui ( chúc mừng ) HS2 đáp lời chúc ( theo tình huống các em tự nghĩ ra)
- Nhận xét ghi điểm từng em .
2.Bài mới: a/ Giới thiệu bài : 
-Bài TLV hôm nay , các em sẽ học cách đáp lời chia vui, sau đĩ nghe kể và trả lời câu hỏi.Về sự tích hao dạ hương . 
 b/ Hướng dẫn làm bài tập :
*Bài 1: Làm miệng
 - Yêu cầu một HS nêu đề bài .
- HS trao đổi nhĩm đơi theo các tình huống ở sách giáo khoa
-a. Bạn tặng hoa chúc mừng sinh nhật em.
b. Bác hàng xóm sang chúc tết. Bố mẹ đi vắng, chỉ cĩ em ở nhà.
c. Em là lớp trưởng. Trong buổi họp cuối năm cơ giáo phát biểu chúc mừng thành tích của lớp.
- Mời đại diện các cặp lên thể hiện
Lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
.
*Bài 2: Gọi HS nêu đề bài
 - Kể chuyện Lần 1 .
 - Kể chuyện Lần 2, vừa kể vừa giới thiệu tranh..
 - Kể chuyện Lần 3,
 - Treo bảng phụ đã ghi sẳn 4 câu hỏi và nêu lần lượt từng câu hỏi HS trả lời GV chốt lại.
 - Vì sao cây hoa biết ơn ông lão?
 - Lúc đầu cây hoa tỏ lịng biết ơn ơng lão như thế nào?
 - Về sau cây hoa xin Trời điều gì?
 - Vì sao trời lại cho hoa hương thơm vào ban đêm? 
- Lắng nghe nhận xét ghi điểm học sinh . 
 c) Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học .
- Nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về viết vào vở chuẩn bị tốt 
-2 em lên nhập vai diễn lại các tình huống đã học .
- Lắng nghe nhận xét bài bạn .
- Lắng nghe giới thiệu bài .
- Một em nhắc lại tựa bài 
- Mở sách giáo khoa đọc yêu cầu đề bài 1 
- HS trao đổi nhĩm đơi và trình bày trước lớp.
- Nói lời đáp lại của em trong các trường hợp sau.
- Ví dụ: 
- HS1:Cầm hoa trao cho bạn nói: " Chúc mừng sinh nhật bạn."
- HS2: Nhận hoa và nói: "Rất cảm ơn bạn./ Cảm ơn bạn đã nhớ ngày sinh của mình./..."
- Tương tự HS nối tiếp lên trao đổi các tình huống trên, lớp theo dõi nhận xét bổ sung
- Lớp lắng nghe và nhận xét bổ sung nếu có .
- Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi: Sự tích hoa dạ lan hương.
 - Lắng nghe quan sát tranh ở SGK, đọc 4 câu hỏi dưới tranh.
 .
- Theo dõi trả lời câu hỏi.
- Vì ông lão nhặt cây hoa bị vứt lăn lóc bên đường về trồng, hết lòng chăm bón cho cây sống lại, nở hoa.
- Cây hoa tỏ lòng biết ơn bằng cách nở từng bông hoa to và lộng lẫy.
- Cây hoa xin Trơi cho phép đổi vẽ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão.
- Vì ban đêm là lúc yên tĩnh, ông lão không phải làm việc nên có thể thưởng thức hương thơm của hoa.
- HS hỏi đáp theo cặp trước lớp (2 – 3 cặp)
- Nhận xét bài bạn .
-Hai em nhắc lại nội dung bài học .
-về nhà tập kể lại câu chuyện Sự tích hao dạ hương 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_2_tuan_29_nam_hoc_2010_2011_truon.doc