Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 29 - Năm 2011

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 29 - Năm 2011

29 Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2011

Tập đọc

NHỮNG QUẢ ĐÀO

I. Mục đích yêu cầu:

Học sinh:

- Đọc trơn cả bài, biết nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Nhờ những quả đào, ông biết tính nết của các cháu. Ông hài lòng với các cháu, đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào, khi bạn ốm. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Đồ dùng dạy – học:

G: Tranh minh hoạ SGK

III. ác hoạt động dạy – học:

 

doc 9 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 29 - Năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2011
Tập đọc
Những quả đào
I. Mục đích yêu cầu:
Học sinh:
- Đọc trơn cả bài, biết nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Nhờ những quả đào, ông biết tính nết của các cháu. Ông hài lòng với các cháu, đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào, khi bạn ốm. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy – học:
G: Tranh minh hoạ SGK
III. ác hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. KTBC: (3’)
 - Cây dừa
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Luyện đọc: (30’)
- Đọc từng câu:
+ làm vườn, hài lòng, nhận xét, tiếc rẻ, thốt lên, ...
-Đọc từng đoạn trước lớp
 + Còn Việt,/ sao cháu chẳng nói gì thế?
 + Cháu là người có tấm lòng nhân hậu!//
- Đọc cả bài
 Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:(15’)
 - Ông dành những quả đào cho vợ và 3 đứa cháu nhỏ.
 - Chuyện của Xuân: ...
 - Chuyện của Vân: ...
 - Chuyện của Việt ( Việt có tấm lòng nhân hậu)
* Nhờ những quả đào, ông biết tính nết của các con cháu. Ông hài lòng với các cháu, đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào.
4. Luyện đọc lại (16’)
5. Củng cố – dặn dò: (3’) 
H: Đọc bài và TLCH
H+G: Nhận xét, đánh giá.
G: Giới thiệu bằng lời kết hợp tranh minh hoạ SGK
G: Đọc mẫu toàn bài – nêu cách đọc
H: Tiếp nối đọc từng câu
- Luyện đọc đúng một số từ ngữ HS phát âm chưa chuẩn
H: Tiếp nối đọc đoạn 
- Đọc chú giải
G: HD học sinh đọc đoạn khó
H: Tập đọc đoạn trong nhóm theo hướng dẫn
H: Thi đọc giữa các nhóm ( 3 nhóm cử 3 bạn lên đọc đoạn 2)
=> Nhận xét, đánh giá chung
- Đọc đồng thanh đoạn 3,4
G: Người ông dành những quả đào cho ai?
+ Xuân đã làm gì với quả đào ông cho?
+ Ông nhận xét về Xuân như thế nào?
+ Vì sao ông lại nhận xét về Xuân như vậy?
+ Bé Vân đã làm gì với quả đào ông cho?
+ Ông đã nhận xét về bé Vân như thế nào? Chi tiết nào thể hiện bé Vân còn rất thơ dại?
+ Việt đã làm gì với quả đào ông cho?
+ Ông đã nhận xét về Việt như thế nào? Vì sao ông lại nhận xét như vậy?
 + Em thích nhân vật nào trong câu chuyện nhất? Vì sao?
+ Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
H: Phát biểu
H+G: Nhận xét, bổ sung
G: Ghi bảng
H: Nêu nội dung chính của bài
H: Liên hệ.
G: HD học sinh đọc lại toàn bài theo cách phân vai.
 H: Đọc bài trong nhóm
- Thi đọc trước lớp
H+G: Nhận xét, đánh giá.
G: Nhận xét tiết học
Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau
Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011
Kể chuyện
Những quả đào
I. Mục đích yêu cầu:
Học sinh:
- Bước đầu biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng một cụm từ hoặc một câu (BT1)
- Kể lại từng đoạn câu chuyện dựa vào lời tóm tắt (BT2).
* Học sinh khá giỏi biết phân vai để dựng lại câu chuyện (BT3).
II. Đồ dùng dạy – học:
G: Bảng phụ ghi ND tóm tắt 4 đoạn truyện 
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: (4’)
 - Kho báu
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn kể 
a) Tóm tắt nội dung câu chuyện
 Đoạn 1: Chia đào/ quà của ông
 Đoạn 2: Chuyện của Xuân/ Xuân làm gì với quả đào
 Đoạn 3: Chuyện của Vân
 Đoạn 4: Chuyện của Việt
b) Kể từng đoạn câu chuyện
b) Kể toàn bộ câu chuyện
3. Củng cố – dặn dò: (1’)
4H: Nối tiếp nhau kể
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
G: Nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 
H: Đọc yêu cầu của BT
- Trao đổi nhóm đôi, Tập tóm tắt ND từng đoạn.
- Phát biểu trước lớp
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại
G: Ghi bảng 4 tóm tắt của 4 đoạn
H: Tập kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện trong nhóm
- kể từng đoạn trước lớp
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại cách kể
G: Hướng dẫn học sinh kể toàn bộ câu chuyện theo cách phân vai 
H: Kể theo nhóm
H: Đại diện nhóm kể trước lớp
H+G: Nhận xét, bổ sung, bình chọn
H: Nêu ý nghĩa câu chuyện
G: Nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau
H: tập kể lại chuyện ở nhà cho người thân nghe.
Chính tả
(Tập chép): Những quả đào
I. Mục đích yêu cầu:
Học sinh:
- Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn ngắn.
- Làm được BT(2)a.
II. Đồ dùng dạy – học:
G: Bảng phụ viết ND đoạn viết, BP viết nội dung BT2
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ
- Viết giếng sâu, xâu kim, nước sôi
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn viết chính tả: (26’)
a.Chuẩn bị 
- Đọc bài, tìm hiểu ND
- Nhận xét các hiện tượng chính tả
- Từ khó: người, trồng, thèm, thích, Vân, Xuân, Việt, ...
b-Viết bài:
c-Chấm chữ bài:
3. Hướng dẫn làm bài: (10’)
Bài 2: Điền vào chỗ trống s hay x
 Đang học bài, Sơn bỗng nghe thấy tiếng lạch cạch. Nhìn chiếc lồng sáo treo trước cửa sổ, em thấy lồng trống không. Chú sáo nhỏ tinh nhanh đã xổ lồng. Chú đang nhảy nhảy trước sân. Bỗng mèo mướp xồ tới. Mướp định vồ sáo nhưng sáo nhanh hơn, đã vụt bay lên và đậu trên một cành xoan rất cao.
4. Củng cố – dặn dò:
H: Viết bảng con
- HS lên bảng viết
H+G: Nhận xét, chữa lỗi.
G: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học
G: Đọc đoạn viết một lần 
H: Đọc lại
G? HD học sinh tìm hiểu ND đoạn viết
H: Nhận xét các hiện tượng chính tả: Cách trình bày bài, các chữ cần viết hoa 
H: Tập viết những chữ dễ sai
H: Đọc bài viết 1 lượt( BP)
- Nhìn bảng viết đoạn văn
G: Theo dõi, uốn sửa
G: Đọc bài cho HS soát lỗi.
H: Soát lỗi, sửa bài
G: Thu 7 bài chấm, nhận xét
G: Nêu yêu cầu bài
H; Trao đổi nhóm
- Lên bảng làm bài( bảng phụ)
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
G: Nhận xét tiết học
Dặn dì học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 30 tháng 3 năm 2011
Tập đọc
Cây đa quê hương
I. Mục đích yêu cầu:
Học sinh:
- Đọc trôi chảy, rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung bài: Tả vẻ đẹp cảu cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương (trả lời được các câu hỏi 1,2, 4).
II. Đồ dùng dạy – học:
G:Tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: (5’)
- Những quả đào
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Luyện đọc: (17’)
a-Đọc mẫu
b-Luyện đọc – kết hợp giải nghĩa từ 
*Đọc câu:
- Từ khó: liền, nổi lên, lửa vàng, gợn sóng, nặng nề, yên lặng
*Đọc đoạn
 Cây đa nghìn năm/đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi.//........
*Đọc toàn bài:
3. HD tìm hiểu nội dung bài 10’ 
- Cây đa sống rất lâu...
- Các bộ phận của cây đa được tả rất đẹp
- Tình cảm của tác giả đối với cây đa, với quê hương
* Bài văn tả cảnh đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giả với cây đa, với quê hương.
 4. Luyện đọc lại 7’
5. Củng cố – dặn dò: 3’
G: Gọi học sinh đọc bài 
H: Trả lời câu hỏi về nội dung bài
H+G: Nhận xét
G: Giới thiệu bài – ghi tên bài
G: Đọc mẫu toàn bài 
G: Hướng dẫn học sinh cách đọc 
H: Đọc nối tiếp từng dòng thơ theo hàng ngang 
G: Phát hiện ghi bảng từ khó
- Luyện phát âm từ khó cho học sinh
H: Đọc nối tiếp đoạn (2H)
G: Đưa bảng phụ ghi câu khó
H: Phát hiện cách đọc
H: Đọc cá nhân . Đọc nhóm đôi
H: Các nhóm thi đọc trước lớp (4N)
H+G: Nhận xét, đánh giá
H: Đọc toàn bài (1H)
H: Lần lượt đọc từng đoạn
G: Nêu câu hỏi SGK, HD học sinh lần lượt trả lời
(Câu 3 dành cho H khá giỏi)
H: Phát biểu 
H+G: Nhận xét, bổ sung
G: Chốt ý chính
H: Nêu nội dung chính của bài
H: Đọc lại toàn bài
G: HD cách đọc diễn cảm
H: Luyện đọc trong nhóm theo HD của GV
- Thi đọc trước lớp 
H+G: Nhận xét, đánh giá
G: Nhận xét giờ học
H: Ôn lại bài và Chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Từ ngữ về cây cối
đặt và trả lời câu hỏi để làm gì?
I. Mục đích yêu cầu:
Học sinh:
 - Nêu được một số từ ngữ chỉ cây cối (BT1, BT2).
- Dựa theo tranh, biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ Để làm gì?
II. Đồ dùng dạy – học:
G: Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. KTBC: (5’)
- Kể tên cây ăn quả.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn làm bài (30’)
BT1: Kể tên các bộ phận của một câu ăn quả
- Gốc, rễ, thân, cành, lá, hoa, quả
Bài 2: Tìm các từ có thể dùng để tả các bộ phận của cây
- rễ: ngoằn ngoèo, xù xì
- gốc cây: thô, to, xù sì
- Thân cây: to, chắc, ram ráp
- cành cây: xum xuê, um tùm,
- lá: xanh biếc, tươi xanh
- Quả: vàng rực, vảng tươi,..
- Ngọn: thẳng, chót vót,...
Bài 3: Đặt câu hỏi có cụm từ Để làm gì?
 - Bạn gái tưới nước cho cây để làm gì?
 - Bạn trai bắt sâu cho cây để làm gì?
3. Củng cố – dặn dò: (1’)
H: Nối tiếp phát biểu
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
G: Giới thiệu qua KTBC 
H: Đọc yêu cầu của bài (1H)
H: Trao đổi nhóm kể tên các bộ phận của một cây ăn quả
- Trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
H: Đọc yêu cầu của bài (1H)
G: HD học sinh thực hiện yêu cầu BT trong nhóm 4
H: Trao đổi nhóm hoàn thành BT
- Đại diện nhóm trình bày KQ
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá
H: Đọc yêu cầu của bài và đoạn văn
G: HD học sinh cách làm
H: Cả lớp làm bài vào vở
- Nối tiếp nêu câu hỏi trước lớp
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
G: Nhận xét tiết học
H: Chuẩn bị bài sau
Thứ năm ngày 31 tháng 3 năm 2011
Tập viết
chữ hoa A (kiểu 2)
I. Mục đích, yêu cầu:
 	Học sinh viết đúng chữ hoa A (kiểu 2) (1 dòng cỡ vừa, 1dòng cỡ nhỏ ), chữ và câu ứng dụng: Ao (1 dòng cỡ vừa, 1dòng cỡ nhỏ), Ao liền ruộng cả (3 lần). Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
II. Đồ dùng dạy – học:
 	- G: Mẫu chữ viêt hoa A. Bảng phụ viết: tiếng Ao, Ao liền ruộng cả
 	- H: bảng con, phấn
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: (3’)
Chữ hoa: X
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn viết chữ hoa: 
Hướng dẫn viết câu ứng dụng: 
c. Thực hành viết vào vở: 
 d. Chấm chữa bài
3. Củng cố dặn dò (3')
- Qui trình viết chữ hoa A (kiểu 2).
- Về viết lại bài, chuẩn bị bài sau.
H: Viết bảng con 
G: Quan sát chung -Nhận xét- Đánh giá
G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài
G: Gắn mẫu chữ lên bảng
H: Quan sát, nhận xét về độ cao, chiều rộng, số lợng nét, cỡ chữ
G: HD qui trình viết( vừa nói vừa thao tác)
H: Tập viết trên bảng con
G: Quan sát, nhận xét , uốn sửa 
G: Giới thiệu từ ứng dụng
H : Đọc từ ứng dụng ( bảng phụ)
G: HD HS hiểu nội dung câu ứng dụng
H: Viết bảng con (Ao)
G: Quan sát, uốn nắn
G: Nêu yêu cầu 
H: Viết vào vở (Mỗi cỡ chữ 1 dòng)
* HS khá giỏi viết được cả bài
G: Theo dõi giúp đỡ H
- Chấm bài, nhận xét lỗi trước lớp.
H: Nhắc lại cách viết 
G: Nhận xét chung giờ học, giao việc.
Chính tả
 (Nghe – viết): Hoa phượng
I. Mục đích yêu cầu:
Học sinh:
- Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.
- Làm được bài tập (2)a.
II. Đồ dùng dạy – học:
G: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2a trang 97
H: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: 4’
- Viết: chim sâu, cao su, đồng xu, xâm lược, tình nghĩa, tin yêu
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Hướng dẫn nghe – viết: 
a-Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
-Đọc bài:
-Nắm nội dung bài:
-Nhận xét hiện tượng chính tả:
-Luyện viết tiếng khó:lấm tấm, rừng rực, phượng, ....
b-Viết chính tả: 
c-Soát lỗi, chữa lỗi, chấm điểm 
3,Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2: Điền vào chỗ trống s/x
- xám xịt, sà xuống, sát, xơ xác, sầm sập, loảng xoảng, sủi, xi
4. Củng cố – dặn dò: (3’)
H: Viết bảng con
H+G: Nhận xét, đánh giá
G: Nêu mục đích yêu cầu tiết học
G: Đọc bài (1 lần)
H: Đọc bài (2H)
G: HD học sinh tìm hiểu ND bài viết, nhận xét các hiện tượng chính tả cần lưu ý trong bài.( các từ khó , các chữ cái đầu dòng cần viết hoa,...)
H: Phát biểu (1-2H)
H+G: Nhận xét, chốt ý
H: Nêu cách trình bày (1-2H)
H: Viết bảng con từ khó
G: Quan sát nhận xét uốn nắn...
G: Đọc toàn bộ bài sẽ viết cho HS nghe
- Đọc lần lượt từng dòng thơ cho HS viết
H: Viết bài vào vở (cả lớp)
G: Quan sát uốn nắn...
H: Đọc bài cho học sinh soát lỗi (2 lần)
H: Tự soát lỗi
G: Chấm điểm nhận xét một số bài (5 bài)
H: Nêu yêu cầu bài tập (1H)
G: Giúp học sinh nắm yêu cầu bài tập
H: Lên bảng làm bài ( BP)
H+G: Nhận xét, đánh giá
H: Nhắc tên bài (1H)
G: Lôgíc kiến thức bài học. Nhận xét giờ học, nhắc HS ôn lại bài ở nhà.
Thứ sáu ngày 1 tháng 4 năm 2011
Tập làm văn
đáp lời chia vui 
 nghe trả lời câu hỏi
I. Mục đích yêu cầu:
Học sinh:
- Biết đáp lại lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể.
- Nghe giáo viên kể, trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương (BT2).
II. Đồ dùng dạy – học:
G: Tranh SGK, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: (5’)
- Thực hành nói lời đối thoại
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn làm bài tập: 31’
Bài 1: Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau:
a) Bạn tặng hoa chúc mừng sinh nhật em
b) Bác hàng xóm sang nhà chúc tết....
Bài 2: Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi: Sự tích hoa Dạ lan hương
3. Củng cố – dặn dò: (3’)
H: Thực hành trước lớp
H+G: Nhận xét, đánh giá.
G: Nêu mục đích yêu cầu bài tập 
H: Nêu yêu cầu BT
G: Giúp học sinh nắm yêu cầu bài tập 
H: Trao đổi nhóm đôi, nói lời đáp của mình
- Đại diện nhóm nói trước lớp.
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
H: Nêu yêu cầu bài tập (1H)
G: Kể chuyện cho HS nghe
G: HD học sinh trả lời các câu hỏi tìm hiểu ND câu chuyện:
- Vì sao cây hoa biết ơn ông lão?
- Lúc đầu, cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào?
- Về sau, cây hoa xin trời điều gì?
- Vì sao trời lại cho hoa có hương thơm vào ban đêm
- Trình bày trước lớp
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng
G: Nhận xét giờ học
H: Tập trả lời CH thành thạo
	Ngày 1/4/2011

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_2_tuan_29_nam_2011.doc