Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 24

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 24

Tập đọc

Quả tim Khỉ (2 tiết)

I Mục tiêu

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng.

 - Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật ( Khỉ, Cá Sấu )

+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

 - Hiểu các từ ngữ : Trấn tính, bội bạc, tẽn tò, .

 - Hiểu nội dung câu chuyện : Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng khôn khéo nghĩ ra mẹo thoát nạn. Những kẻ bội bạc, giả dối như Cá Sấu không bao giờ có bạn.

+ Giáo dục học sinh tình cảm bạn bè, không giả dối, bội bạc bạn bè.

II Đồ dùng

 GV : Tranh minh hoạ nội dung bài đọc

 

doc 15 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Thứ hai, ngày 26 tháng 02 năm 2007
Tập đọc
Quả tim Khỉ (2 tiết)
I Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng.
	- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật ( Khỉ, Cá Sấu )
+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
	- Hiểu các từ ngữ : Trấn tính, bội bạc, tẽn tò, ....
	- Hiểu nội dung câu chuyện : Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng khôn khéo nghĩ ra mẹo thoát nạn. Những kẻ bội bạc, giả dối như Cá Sấu không bao giờ có bạn.
+ Giáo dục học sinh tình cảm bạn bè, không giả dối, bội bạc bạn bè.
II Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ nội dung bài đọc
	HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Học thuộc lòng bài thơ : Sư Tử xuất quân
- Đặt tên khkác cho bài
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi đầu bài
b. Luyện đọc
+ GV đọc mẫu toàn bài
- HD HS giọng đọc
+ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- Chú ý những từ ngữ : leo trèo, quẫy mạnh, sần sùi, nhọn hoắt, lưỡi cưa, ...
- Đọc từng đoạn trước lớp
+ HD HS ngắt giọng, nhấn giọng
- Một con vật da sần sùi, / dài thượt, / nhe hàm răng nhọn hoắt như một lưỡi cưa sắc, / trườn lên bãi cát. // Nó nhìn Khỉ bằng cặp mắt ti hí / với hai hàng nước mắt chảy dài./
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm
- 2, 3 HS đọc bài
- HS đặt tên cho bài
+ HS theo dõi SGK
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu
+ HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp
- HS đọc câu
- Đọc các từ chú giải cuối bài
+ HS đọc theo nhóm đôi
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
+ Đại diện nhóm thi đọc
Tiết 2
c. HD tìm hiểu bài
- Khỉ đối sử với Cá Sấu như thế nào ?
- Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào ?
- Khỉ nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn ?
- Câu nói nào của Khỉ làm Cá Sấu tin Khỉ ?
- Tại sao cá Sấu lại tẽn tò, lủi mất ?
- Hãy tìm những từ nói lên tính nết của Khỉ và cá sấu ?
d. Luyện đọc lại
- GV HD 2, 3 nhóm HS thi đọc chuyện theo các vai
- Thấy Cá Sấu khóc vì không có bạn, Khỉ mời Cá Sấu kết bạn, Từ đó ngày nào Khỉ cũng hái quả cho cá Sấu ăn
- Cá Sấu giả vờ mời Khỉ đến chơi nhà mình. Khỉ nhận lời, ngồi trên lưng nó. Đi đã xa bờ, Cá Sấu mới nói nó cần quả tim của Khỉ để dâng vua cá Sấu ăn
- Khỉ giả vờ sẵn sàng giúp cá Sấu, bảo Cá Sấu đưa trả lại bờ, lấy quả tim để ở nhà
- Chuyện quan trọng vậy mà bạn chẳng bảo trước - Bằng câu nói ấy, Khỉ làm cho cá Sấu tưởng rằng sẵn sàng tặng Tim của mình cho cá Sấu
- Cá Sấu lại tẽn tò, lủi mất vì bị lộ bộ mặt bội bạc, giả dối
- Khỉ : tốt bụng, thật thà, thông minh
- Cá Sấu : giả dối, bội bạc, độc ác
+ HS thi đọc chuyện 
IV Củng cố, dặn dò
	- Câu chuyện nói với em điều gì ? ( phải chân thật trong tình bạn, không giả dối )
	- GV nhận xét tiết học
	- Yêu cầu HS về nhà đọc trước nội dung tiết kể chuyện
Tiếng việt ( tăng )
Luyện viết : Quả tim Khỉ
I Mục tiêu
	- HS luyện viết đoạn 3, 4 bài Quả tim Khỉ.
- Biết cách trình bày bài viết
- GD HS có ý thức rèn chữ giữ vở
II Đồ dùng
	GV : Bảng phụ ghi đoạn viết
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Hướng dẫn luyện viết:
a. HD luyện viết
* HD HS chuẩn bị
- GV đọc bài chính tả
- Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa ? Vì sao ?
- Tìm lời của Khỉ và của Cá Sấu. Những lời nói ấy đặt sau dấu câu gì ?
* GV đọc cho HS viết bài vào vở
* Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
b. HD làm bài tập
* Bài tập 2 ( Lựa chọn )
- Đọc yêu cầu bài tập
+ GV nhận xét chốt lại ý đúng :
- say sưa, xay lúa, xông lên, dòng sông
* Bài tập 3 ( lựa chọn )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét
- Giới thiệu một số tranh ảnh một số con vật có tên bắt đầu bằng s
+ HS theo dõi SGK
- 2, 3 HS đọc lại
- Cá Sấu, Khỉ : Phải viết hoa vì đó là tên riêng của nhân vật trong chuyện. Con, Đi, Chẳng. Viết hoa vì đó là những chữ đứng đầu câu
- Được đặt sau dấu hai chấm, gạch đầu dòng
- HS đọc thầm lại bài chính tả trong SGK, ghi nhớ những từ dễ viết sai chính tả
+ HS viết bài
+ Điền vào chỗ trống s / x
- HS làm bài vào VBT
- 2 em lên bảng làm
- Nhận xét bài làm của Bạn
+ Tên nhiều con vật bắt đầu bằng S
- HS trao đổi bài theo nhóm
- Đại diện nhóm đọc kết quả 
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Yêu cầu HS về nhà viết lại cho đúng những chữ còn viết sai trong bài chính tả
An toàn giao thông
Bài 6: Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết những quy định đối với người ngồi trên xe đạp, xe máy. Học sinh mô tả được các hoạt động động tác lên, xuống và ngồi trên xe đạp, xe máy.
2. Kỹ năng: Học sinh thể hiện thành thạo các động tác lên xuống xe đạp hoặc xe máy. Thực hiện đúng động tác đội mũ bảo hiểm
3. Thái độ: Học sinh nghiêm chỉnh thực hiện quy định khi ngồi trên xe. Có thói quen đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
II. Nội dung an toàn giao thông:
- Các điều kiện để đảm bảo an toàn khi ngồi trên xe máy.
+ Đội mũ bảo hiểm, cài khoá dây mũ. Khi lên, xuống xe quan sát xung quanh. Ngồi đằng sau người cầm lái. Hai tay bám chắc vào người lái xe. Không đung đưa chân, không cầm ô, vẫn người khác. Chỉ xuống xe khi xe dừng hẳn.
- Các điều luật liên quan: Điều 28- khoản 1,2,4. Điều 29-khoản 1-3. Điều 32-khoản 2 (luật GTĐB)
III. Chuẩn bị:
2 bức tranh như sách học sinh phóng to. Mũ bảo hiểm. Phiếu học tập ghi các tình huống của hoạt động 3.
IV. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới. Em hãy kể tên một số phương tiện giao thông mà em biết? 2 em kể. Hằng ngày các em đi học bằng phương tiện giao thông gì? 2-3 kể. Khi ngồi trên xe đạp xe máy cần thực hiện những quy định gì? Để hiểu được chính là nội dung bài học.
Hoạt động 2: Nhận diện hành vi đúng, sai khi ngồi sau xe đạp, xe máy.
a. Mục tiêu:
Giúp học sinh nhận thức được hành vi đúng, sai khi ngồi trên xe máy, xe đạp.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
b. Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm giao cho mỗi nhóm 1 hình. 
- Khi lên xuống xe cần lưu ý gì?
- Khi ngồi trên xe?
- Vì sao đội mũ bảo hiểm?
- Đội mũ như thế nào là đúng?
- Quần áo, giày dép như thế nào?
- Quan sát hình vẽ
- Nhận xét đúng/sai
- Lên, xuống ở bên trái
- Ngồi phía sau người lái xe. Bám chặt vào người lái, không đứng lên hoặc nghịch ngợm.
- Mũ bảo vệ đầu, bộ phận quan trọng, khi tai nạn dễ bị nguy hiểm nhất.
- Đội ngay ngắn, cài khoá dây. Thực hành đội mũ
- Gọn gành, dép có quay hậu đóng khoá.
c. Kết luận: 	Khi ngồi trên xe đạp xe máy các em cần chú ý.
	- Lên, xuống xe bên tay trái.
	- Ngồi sau người điều khiển xe, bám chặt, không đung đưa chân hoặc đứng lên.
	- Khi xe dừng hẳn mới xuống xe.
Hoạt động 3: Thực hành và trò chơi
a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh tập thể hiện bằng động tác, cử chỉ những hành vi đúng khi ngồi trên xe đạp, xe máy.
b. Cách tiến hành
- Chia lớp thành 2 nhóm thảo luận theo 2 tình huống
- Tình huống 1: Lên, xuống xe đạp, xe máy. Ngồi trên xe đạp, xe máy, đội mũ bảo hiểm
- Tình huống 2: Trên đường đi
- Các nhóm thảo luận, ghi nội dung trả lời bằng phiếu.
- Học sinh thực hành trong nhóm nhận xét, rút kinh nghiệm 
- Học sinh tập xuống đúng. Bám chặt người lái. Đội mũ ngay ngắn, cài dây.
- Chê bạn vẫy tay gọi. Em không được vẫy lại hoặc vung vẩy chân.
c. Kết luận: Ôm chặt người ngồi trước không vung vẩy chân, tay: 	
	 Vài em nhắc lại
 Nếu không thực hiện thì sẽ ra sao? 	Dễ gây tai nạn nguy hiểm
Gọi học sinh ghi nhớ	2-3 em đọc, lớp đọc ghi nhớ
V. Củng cố:
Khi trên xe đạp, xe máy cần lưu ý thực hiện quy định gì?
Dặn học sinh: Thực hiện theo bài đã học.
Kể chuyện
Quả tim Khỉ
I Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng nói :
- Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện.
- Biết cùng các bạn phân vai dựng lại câu chuyện, bước đầu thể hiện đúng giọng người kể chuyện, giọng Khỉ, giọng Cá Sấu
+ Rèn kĩ năng nghe :
- Tập trung theo dõi bạn kể, biết nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn.
+ Giáo dục học sinh biết quý trọng tình bạn.
II Đồ dùng GV : 4 tranh minh hoạ từng đoạn chuyện, mặt nạ Khỉ, Cá Sấu
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại chuyện Bác sĩ Sói
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HD kể chuyện
* Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn chuyện
+ GV ghi bảng
- Tranh 1 : Khỉ kết bạn với Cá Sấu
- Tranh 2 : Cá Sấu vờ mời Khỉ về nhà chơi
- Tranh 3 : Khỉ thoát nạn
- Tranh 4 : Bị Khỉ mắng, Cá Sấu tẽn tò, lủi mất
- GV chỉ định 4 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện trước lớp
* Phân vai dựng lại câu chuyện
+ GV HD HS lập nhóm, phân vai kể lại chuyện
- GV giúp đỡ từng nhóm
- 3 HS phân vai dựng lại chuyện
+ HS quan sát kĩ từng tranh
- 1, 2 em nói vắn tắt nội dung tranh
+ HS nối tiếp nhau kể trong nhóm từng đoạn câu chuyện theo tranh
- 4 HS kể
- Nhận xét, bổ sung
+ HS dựng lại chuện theo nhóm
- Từng nhóm 3 HS thi kể chuyện theo vai trước lớp
- cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại chuyện hay nhất
IV Củng cố, dặn dò
	- GV khen nhóm dựng lại câu chuện đạt nhất
	- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe
Chính tả ( nghe - viết )
Quả tim Khỉ
I Mục tiêu
	- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Quả tim Khỉ
	- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn s / x, ut / uc
	- Giáo dục học sinh ý thức luyện viết chữ đẹp.
II Đồ dùng
	GV : Bảng phụ viết nội dung BT2, tranh ảnh các con vật có tên bắt đầu bằng s : sói, sỏ, sứa, sư tử, sóc, sao biển, sên, sơn ca, sến, ...
	HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Viết : Tây Nguyên, Ê - đê, Mơ - nông
- Viết 2 tiếng bắt đầu bằng l
- Viết 2 tiếng bắt đầu bằng n
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HD nghe - viết
* HD HS chuẩn bị
- GV đọc bài chính tả
- Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa ? Vì sao ?
- Tìm lời của Khỉ và của Cá Sấu. Những lời nói ấy đặt sau dấu câu gì ?
* GV đọc cho HS viết bài vào vở
* Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
c. HD làm bài tập
* Bài tập 2 ( Lựa chọn )
- Đọc yêu cầu bài tập
+ GV nhận xét chốt lại ý đúng :
- say sưa, xay lúa, xông lên, dòng sông
* Bài tập 3 ( lựa chọn )
- Đọc  ...  đầu đến ...qua đêm. Đoạn 2 : tiếp theo đến .... phải bắn thêm. Đoạn 3 : còn lại
+ Chú ý đọc các câu : Nhưng kìa, / con voi quặp chặt vòi vào đầu xe / và co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy. // Lôi xong, / nó huơ vòi về phía lùm cây / rồi lững thững đi theo về hưỡng bản Tun. //
* Đọc từng đoạn trong nhóm * Thi đọc giữa các nhóm
c. HD tìm hiểu bài
- Vì sao những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng ?
- Mọi người lo lắng như thế nào khi thấy con voi đến gần xe ?
- Theo em nếu đó là voi rừng mà nó định đập chiếc xe thì có nên bắn nó không ?
- Con Voi đã giúp họ thế nào ?
- Tại sao mọi người nghĩ là đã gặp voi nhà
d. Luyện đọc lại
- GV tổ chức cho HS thi đọc chuyện
- 2 HS đọc bài
+ HS nối nhau đọc từng câu trong bài
+ HS nối nhau đọc từng đoạn trước lớp
- HS luyện đọc câu
- Đọc từ chú giải cuối bài
+ HS đọc theo nhóm đôi
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
+ Đại diện nhóm thi đọc
- Nhận xét bạn
- Vì xe bị sa xuống vũng lầy, không đi được
- Mọi người sợ con voi đập tan xe, Tứ chộp lấy khẩu súng định bắn voi, cần ngăn lại.
- Cả lớp thảo luận, trả lời
- Voi quặp chặt vòi vào đầu xe, co mình, lôi mạnh chiếc xe qua khỏi vũng lầy.
- HS trả lời
+ HS thi đọc chuyện
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà kể lại chuyện cho mọi người nghe
Tập viết
Chữ hoa U, Ư
I Mục tiêu
- Rèn kĩ năng viết chữ : biết viết các chữ U, Ư hoa theo cỡ vừa và nhỏ
- Biết viết ứng dụng cụm từ Ươm cây gây rừng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
- Giáo dục học sinh sinh ý thức viết chữ đúng, đẹp.
II Đồ dùng
GV: Chữ mẫu U, Ư. bảng phụ viết sẵn Ươm (1 dòng) Ươm cây gây rừng (1 dòng).
HS : vở TV
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Viết : Thẳng
- Nhắc lại cụm từ ứng dụng
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HD viết chữ hoa
* HD HS quan sát và nhận xét chữ U, Ư
+ Chữ U
- Chữ U cao mấy li ?
- Được viết bằng mấy nét ?
- GV HD HS quy trình viết chữ U
- GV viết mẫu chữ U
+ Chữ Ư
- Nhận xét chữ U và chữ Ư
- GV Viết mẫu. HD HS quy trình viết
* HD HS viết bảng con 
- GV nhận xét, uốn nắn
c. HD HS viết cụm từ ứng dụng
* Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- Đọc cụm từ ứng dụng
* HS quan sát cụm từ ứng dụng, nhận xét
- Nhận xét độ cao các chữ cái ?
- Khoảng cách giữa các tiếng ?
- GV viết mẫu chữ Ươm trên dòng kẻ ?
* HD HS viết chữ Ươm vào bảng con
- GV nhận xét, uốn nắn
d. HD HS viết vào vở TV
- GV nêu yêu cầu viết
e. Chấm, chữa bài: GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con
- Thẳng như ruột ngựa
+ HS quan sát chữ U
- Chữ U cao 5 li
- Được viết bằng 2 nét
- HS quan sát
- Giống chữ U những thêm dấu móc
+ HS tập viết U, Ư 2, 3 lượt 
- Ươm cây gây rừng
- HS nêu cách hiểu cụm từ trên
- Ư, y, g : cao 2,5 li. các chữ cái còn lại cao 1 li, r cao 1,25 li
- Các tiếng cách nhau 1 thân chữ
- HS tập viết chữ Ươm 2 lượt
+ HS viết vở TV
 IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học
	- Khen ngợi những HS viết đẹp, nhắc HS viết thêm trong vở TV
Chính tả ( Nghe - viết )
Voi nhà
I Mục tiêu
	- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Voi nhà
	- Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu s / x, hoặc vần ut / uc
	- Giáo dục học sinh ý thức viết chữ đẹp.
II Đồ dùng
	GV : Bảng phụ viết nội dung BT2
	HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Viết 6 tiếng có âm đầu s / x
- GV nhận xét
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HD nghe - viết
* HD HS chuẩn bị
- GV đọc bài chính tả
- Câu nào trong bài chính tả có dấu gạch ngang, câu nào có dấu chấm than ?
- Viết : huơ, quặp
* GV đọc bài
* Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
c. HD làm bài tập
* Bài tập 2 ( lựa chọn )
- Đọc yêu cầu bài tập phần a
- GV nhận xét bài làm của HS
- 3 em lên bảng, cả lớp làm bảng con
- 2 HS đọc lại
- Câu : nó đập tan xe mất có dấu gạch ngang đầu dòng. Câu : phải bắn thôi có dấu chấm than
- HS viết bảng con
- HS viết bài vào vở
+ Chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống
- HS làm bài vào VBT
- 1 HS lên bảng làm
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học
	- Yêu cầu HS về nhà sửa hết lỗi trong bài chính tả và các bài tập
Tập làm văn
Đáp lời phủ định. Nghe, trả lời câu hỏi.
I Mục tiêu
	- Rèn kĩ năng nói, biết đáp lại lời phủ định trong giao tiếp đơn giản
	- Rèn kĩ năng nghe và trả lời câu hỏi : nghe kể một mẩu chuyện vui, nhớ và trả lời đúng các câu hỏi.
	- Giáo dục học sinh ý thức giao tiếp.
II Đồ dùng
	GV : Máy điện thoại ( hoặc đồ chơi ) để HS thực hành đóng vai
	HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Đóng vai thực hành lại bài tập 2 tuần 23
- GV nhận xết
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HD làm bài tập
* Bài tập 1 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét
* Bài tập 2 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét
* Bài tập 3 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV kể chuyện ( giọng vui, dí dỏm )
- GV kể lần 1, 2, 3
- GV nhận xét
- 2 cặp HS thực hành đóng vai
+ Đọc lời các nhân vật trong tranh 
- Cả lớp quan sát tranh, đọc thầm theo
- Từng cặp HS thực hành đóng vai
- Nhận xét cặp bạn
+ Nói lời đáp của em
- Cả lớp đọc thầm từng mẩu đối thoại
- Từng cặp HS thực hành hỏi đáp
- Nhận xét bạn
+ Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi
- Cả lớp đọc thầm 4 câu hỏi
- HS quan sát tranh
- 1, 2 HS nói về tranh
- HS chia nhóm thảo luận, trả lời 4 câu hỏi
- HS viết câu trả lời vào VBT
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà thực hành đáp lời phủ định phù hợp với tình huống thể hiện thái độ lịch sự, làm cho giao tiếp thực sự mang lại niềm vui cho mình và cho người khác.
Tiếng việt (Tăng)
Luyện: Từ ngữ về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy
I Mục tiêu
	- Tiếp tục luyện tập mở rộng vốn từ về loài thú ( tên, một số đặc điểm của chúng )
	- Tiếp tục luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy.
	- Giáo dục học sinh yêu quý loài thú. Biết sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy.
II Đồ dùng
	GV : Bảng phụ viết nội dung BT1, 2
	HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Tổ chức
- 1 cặp HS làm lại BT3
2. Hướng dẫn luyện tập
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HD làm bài tập
* Bài tập 1 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm mang một tên con vật
- GV gọi tên con vật nào
* Bài tập 2 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV chia lớp thành 4 nhóm ( thỏ, voi, hổ, sóc )
* Bài tập 3 ( V )
- Đọc yêu cầu bài tập
- HS làm
+ Chọn cho mỗi con vật một từ chỉ đúng đặc điểm của của nó
- Nhóm đó đứng lên nói từ chỉ đặc điểm của con vật đó
- Nhận xét nhóm bạn
+ Chọn tên con vật thích hợp với mỗi chỗ trống
- Từng nhóm nói tên con vật thích hợp với ô trống
+ Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống
- HS làm bài vào VBT
- 1 HS lên bảng
- Nhận xét bài làm của bạn
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Nhắc HS học thuộc các thành ngữ vừa học
Tiếng việt (tăng)
Luyện đọc: Quả tim Khỉ 
I Mục tiêu
+ Tiếp tục rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng.
	- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật ( Khỉ, Cá Sấu )
+ Tiếp tục rèn kĩ năng đọc - hiểu :
	- Hiểu các từ ngữ : Trấn tính, bội bạc, tẽn tò, ....
	- Hiểu nội dung câu chuyện : Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng khôn khéo nghĩ ra mẹo thoát nạn. Những kẻ bội bạc, giả dối như Cá Sấu không bao giờ có bạn.
+ Giáo dục học sinh tình cảm bạn bè, không giả dối, bội bạc bạn bè.
II Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ nội dung bài đọc
	HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Tổ chức
2. Hướng dẫn luyện đọc
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi đầu bài
b. Luyện đọc
+ GV đọc mẫu toàn bài
- HD HS giọng đọc
+ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- Chú ý những từ ngữ : leo trèo, quẫy mạnh, sần sùi, nhọn hoắt, lưỡi cưa, ...
- Đọc từng đoạn trước lớp
+ HD HS ngắt giọng, nhấn giọng
- Một con vật da sần sùi, / dài thượt, / nhe hàm răng nhọn hoắt như một lưỡi cưa sắc, / trườn lên bãi cát. // Nó nhìn Khỉ bằng cặp mắt ti hí / với hai hàng nước mắt chảy dài./
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm
- 2, 3 HS đọc bài
- HS đặt tên cho bài
+ HS theo dõi SGK
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu
+ HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp
- HS đọc câu
- Đọc các từ chú giải cuối bài
+ HS đọc theo nhóm đôi
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
+ Đại diện nhóm thi đọc
IV Củng cố, dặn dò
	- Câu chuyện nói với em điều gì ? ( phải chân thật trong tình bạn, không giả dối )
	- GV nhận xét tiết học
	- Yêu cầu HS về nhà đọc trước nội dung tiết kể chuyện
Tiếng việt (tăng)
Luyện: Đáp lời phủ định. Nghe, trả lời câu hỏi.
I Mục tiêu
	- Rèn kĩ năng nói, biết đáp lại lời phủ định trong giao tiếp đơn giản
	- Rèn kĩ năng nghe và trả lời câu hỏi : nghe kể một mẩu chuyện vui, nhớ và trả lời đúng các câu hỏi.
	- Giáo dục học sinh ý thức giao tiếp.
II Đồ dùng
	GV : Máy điện thoại ( hoặc đồ chơi ) để HS thực hành đóng vai
	HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
[
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Tổ chức
2. Hướng dẫn luyện
b. HD luyện
* Bài tập 1 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét
* Bài tập 2 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét
* Bài tập 3 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV kể chuyện ( giọng vui, dí dỏm )
- GV kể lần 1, 2, 3
- GV nhận xét
+ Đọc lời các nhân vật trong tranh 
- Cả lớp quan sát tranh, đọc thầm theo
- Từng cặp HS thực hành đóng vai
- Nhận xét cặp bạn
+ Nói lời đáp của em
- Cả lớp đọc thầm từng mẩu đối thoại
- Từng cặp HS thực hành hỏi đáp
- Nhận xét bạn
+ Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi
- Cả lớp đọc thầm 4 câu hỏi
- HS quan sát tranh
- 1, 2 HS nói về tranh
- HS chia nhóm thảo luận, trả lời 4 câu hỏi
- HS viết câu trả lời vào VBT
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà thực hành đáp lời phủ định phù hợp với tình huống thể hiện thái độ lịch sự, làm cho giao tiếp thực sự mang lại niềm vui cho mình và cho người khác.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_2_tuan_24.doc