Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 18 - Năm 2010

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 18 - Năm 2010

Tập đọc

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I ( Tiết 1)

I. Mục đích, yêu cầu :

 Học sinh:

 - Đọc rõ ràng trôi chảy bài tập đọc đã học ở kỳ I (phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, tốc độ đọc khoảng 40 tiếng / phút); hiểu ý nghĩa của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc.

 - Thuộc hai đoạn thơ đã học.

 - Tìm đúng từ chỉ sự vật trong câu. (BT2); biết viết bản tự thuật theo mẫu đã học (BT3).

II. Đồ dùng dạy học:

 G: + bảng phụ ghi nội dung BT2.

 + phiếu ghi tên bài tập đọc.

 + bảng nhóm (BT3)

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 12 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 351Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 18 - Năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2010
Tập đọc
ôn tập và kiểm tra cuối kì I ( Tiết 1)
I. Mục đích, yêu cầu :
 	Học sinh :
	- Đọc rõ ràng trôi chảy bài tập đọc đã học ở kỳ I (phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, tốc độ đọc khoảng 40 tiếng / phút); hiểu ý nghĩa của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc.
	- Thuộc hai đoạn thơ đã học.
 	- Tìm đúng từ chỉ sự vật trong câu. (BT2) ; biết viết bản tự thuật theo mẫu đã học (BT3). 
II. Đồ dùng dạy học:
 G: + bảng phụ ghi nội dung BT2.
	 + phiếu ghi tên bài tập đọc.
 + bảng nhóm (BT3)
III. Các hoạt động dạy học 
Nội dung
Cách thức tiến hành
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung bài:
Bài 1: Kiểm tra tập đọc: 15’
Bài 2: Tìm các từ chỉ sự vật trong câu sau:
 (10’)
 Dưới ô cửa máy bay hiện ra nhà cửa, ruộng đồng, làng xóm, núi non.
Bài 3: Viết bản tự thuật theo mẫu đã học: 11’
..
3. Củng cố, dặn dò: 3’ 
- Thi tìm nhanh các từ chỉ sự vật.
- Về học bài . CB bài sau .
G Nêu mục đích, yêu cầu.
H: Bốc thăm bài tập đọc
- Chuẩn bị bài
- Đọc bài + trả lời câu hỏi về nội dung.
G: Nhận xét, cho điểm
H: 2 em nêu yêu cầu.
- Nhắc lại cách tìm các từ chỉ sự vật.
- 1 em làm trên bảng gạch chân từ chỉ sự vật
 – Lớp làm vào vở
=> Nhận xét, đánh giá chung.
H: Nêu yêu cầu bài tập
Nêu lại cấu tạo một bản tự thuật.
H: làm bài cá nhân trên vở ( 1 em viết vào bảng nhóm)
- Đọc bản tự thuật 
– nhận xét, bổ sung. => Nhận xét, đánh giá
H: Thực hành - Nx
G: Nhận xét chung tiết học, giao việc.
Tập đọc
ôn tập và kiểm tra cuối kì I (Tiết 2)
I. Mục đích, yêu cầu :
 	Học sinh :
	- Đọc rõ ràng trôi chảy bài tập đọc đã học ở kỳ I (phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, tốc độ đọc khoảng 40 tiếng / phút); hiểu ý nghĩa của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc. Thuộc hai đoạn thơ đã học.
 	- Biết đặt câu tự giới thiệu mình với người khác (BT2).
	- Bước đầu biết dùng dấu chấm để tách đoạn văn thành 5 câu và viết lại cho đúng chính tả.
II. Đồ dùng dạy học:
 G:bảng phụ ghi nội dung BT3; phiếu ghi tên bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học 
Nội dung
Cách thức tiến hành
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung bài:
Bài 1: Kiểm tra tập đọc: 15’
Bài 2: Đặt câu tự giới thiệu (10’)
 - Tình huống 1: Cháu chào bác ạ. Cháu là Linh học cùng lớp với Hạnh. Thưa bác, Hạnh có nhà không ạ?
- Tình huống 2: Cháu chào bác. Cháu là Nhi con bố Tuấn ở bên cạnh nhà bác. Bác làm ơn cho bố cháu mượn cái kìm ạ.
- Tình huống 3: 
Bài 3: Dùng dấu chấm ngắt đoạn thành 5 câu rồi viết lại cho đúng: 
Đầu năm học mới, Huệ nhận được quà của bố. Đó là một chiếc cặp rất xinh. Cặp có quai đeo. Hôm khai giảng, ai cũng phải nhìn Huệ với chiếc cặp mới. Huệ thầm hứa sẽ học chăm. học giỏi cho bố vui lòng.
3. Củng cố, dặn dò: 3’ 
- Thi tìm nhanh các từ chỉ sự vật.
- Về học bài . CB bài sau .
G Nêu mục đích, yêu cầu.
 Ghi đầu bài
H: Bốc thăm bài tập đọc
- Chuẩn bị bài
- Đọc bài + trả lời câu hỏi về nội dung.
G: Nhận xét, cho điểm
H đọc yêu cầu
1H đọc tình huống 1 – 1H khá nêu mẫu
Nhận xét, rút kinh nghiệm
H: Thảo luận nhóm 2 tình huống 2 và 3
- Đại diện nhóm nêu lời giới thiệu theo tình huống 
=> Nhận xét, cho điểm các nhóm.
H đọc yêu cầu
H tự làm vào vở ( 1 em làm bài vào bảng nhóm)
- Chữa bài trên bảng nhóm
=> G nhận xét, cho điểm + chấm điểm 6,7 học sinh
=> G nhận xét, đánh giá chung.
H: Nêu lại nội dung ôn luyện
G: Nhận xét chung tiết học; dặn H về nhà xem lại bài.
Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2010
Kể chuyện
ôn tập cuối kì I ( Tiết 3)
I. Mục đích, yêu cầu :
 	Học sinh :
	- Đọc rõ ràng trôi chảy bài tập đọc đã học ở kỳ I (phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, tốc độ đọc khoảng 40 tiếng / phút); hiểu ý nghĩa của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc.Thuộc hai đoạn thơ đã học.
 	- Biết thực hành sử dụng mục lục sách (BT2)
	- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả ; tốc độ viết khoàng 40 chữ/15 phút.
II. Đồ dùng dạy học:
 G:bảng phụ ghi nội dung BT3; phiếu ghi tên bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học 
Nội dung
Cách thức tiến hành
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung bài:
Bài 1: Kiểm tra tập đọc: 15’
Bài 2: Ôn kĩ năng sử dụng mục lục sách
 (10’)
.
Bài 3: Viết chính tả 11’
- Tìm hiểu nội dung:
- Luyện viết từ khó:
- Nghe viết chính tả
- Soát lỗi, chấm chữa:
3. Củng cố, dặn dò: 3’ 
- Thi tìm nhanh các từ chỉ sự vật.
- Về học bài . CB bài sau .
G Nêu mục đích, yêu cầu.
 Ghi đầu bài
H: Bốc thăm bài tập đọc
- Chuẩn bị bài
- Đọc bài + trả lời câu hỏi về nội dung.
G: Nhận xét, cho điểm
H: 2 em nêu yêu cầu.
G: Phố biến cách chơi, luật chơi.
H: Chia 3 nhóm tiến hành chơi
- Tổng kết trò chơi
G: Hỏi đội tra tìm mục lục sách nhanh cách tra mục lục
H phất biểu => G chốt
G: đọc bài chính tả
2H đọc lại, lớp đọc thầm
Nêu nội dung bài viết
Nêu cách trình bày bài và từ khó
Luyện viết bảng con từ khó.
G: Đọc bài; H nghe viết
- Đọc lại; H dùng bút chì soát lỗi
G: Chấm chữa bài; chữa lỗi chung
G: Hệ thống toàn bài. 
- Nhận xét tổng kết tiết học; giao việc
Chính tả
ôn tập và kiểm tra cuối kì (Tiết 4)
Mục đích, yêu cầu 
 Học sinh :
	- Đọc rõ ràng trôi chảy bài tập đọc đã học ở kỳ I (phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, tốc độ đọc khoảng 40 tiếng / phút); hiểu ý nghĩa của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc.Thuộc hai đoạn thơ đã học.
	- Nhận biết được từ chỉ hoạt động và dấu câu đã học (BT2, 3).
 	- Biết nói lời an ủi và cách hỏi để người khác tự giới thiệu về mình (BT4).
II. Đồ dùng dạy học: 
 G: Chuẩn bị thăm ghi các bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học 
Nội dung
Cách thức tiến hành
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung bài:
Bài 1: Kiểm tra tập đọc: 15’
Bài 2: Tìm từ chỉ hoạt động có trong đoạn văn: (10’)
 Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá. Trong bếp, bác mèo mướp vẫn nằm lì bên đống tro ấm. Bác lim dim đôi mắt, luôn miệng kêu: “Rét! Rét!” Thế nhưng, mới sớm tinh mơ, chú gà trống đã chạy tót ra giữa sân. Chú vươn mình, dang đôi cánh to, khoẻ như hai chiếc quạt, vỗ phành phạch, rồi gáy vang: “ò  ó  o  o!” 
Bài 3: Ôn tập về dấu câu 4’
 Trong đoạn văn trên có dấu phẩy (,); dấu hai chấm(:); dấu chấm cảm (!); dấu chấm (.); dấu ngoặc kép (“ ”); dấu chấm lửng ().
Bài 3: Nói lời an ủi và cách hỏi để người khác tự giới thiệu về mình : 7’
..
3. Củng cố - Dặn dò (3’)
- Nội dung chính của bài
- Về học bài và CB bài sau
G: Nêu mục đích, yêu cầu.
H: Bốc thăm bài tập đọc
- Chuẩn bị bài
- Đọc bài + trả lời câu hỏi về nội dung.
G: Nhận xét, cho điểm
H: 2 em nêu yêu cầu.
- Làm bài vào vở nháp
- 1H lên bảng làm vào bảng phụ.
- Chữa bài trên bảng
=> G: nhận xét, đánh giá chung
 H: Nêu yêu cầu bài tập
- Vài H nêu miệng kết quả
=> Nhận xét, chốt lời giải đúng
1H nêu yêu cầu bài tập và tình huống
G: Hướng dẫn học sinh nắm rõ yêu cầu bài
H: Thảo luận theo cặp
- Đại diện lên đóng vai => Nhận xét, KL
G : Hệ thống toàn bài
- Nhận xét giờ, giao việc.
Thứ tư ngày 22 tháng 12 năm 2010
Tập đọc
Ôn tập và kiểm tra cuối kì 1 (Tiết 5)
I. Mục đích, yêu cầu:
 	 Học sinh :
	- Đọc rõ ràng trôi chảy bài tập đọc đã học ở kỳ I (phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, tốc độ đọc khoảng 40 tiếng / phút); hiểu ý nghĩa của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc.Thuộc hai đoạn thơ đã học.
	- Tìm được từ chỉ hoạt động theo tranh vẽ và đặt câu với từ đó (BT2).
	- Biết nói lời mời, nhờ, đề nghị phù hợp với tình huống cụ thể (BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
 G : Chuẩn bị thăm ghi các bài tập đọc.
Các hoạt động dạy học 
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ : (5')
 KT việc chuẩn bị bài của học sinh.
B. Dạy bài mới : 
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung bài:
Bài 1: Kiểm tra tập đọc: 15’
Bài 2: Tìm từ chỉ hoạt động có trong tranh và đặt câu với từ chỉ hoạt động:
 Tập thể dục; vẽ; học; cho gà ăn; quét nhà
Chúng em đang vẽ ông mặt trời.
...
Bài 3: Nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống 4’
 a) Thưa thầy, lớp chúng em kính mời thầy đến dự buổi mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 ở lớp chúng em ạ!
b)Huyền ơi khênh giúp mình cái ghế với.
c) Tớ mòi tất cả các bạn ở lại lớp để họp Sao Nhi đồng.
3. Củng cố - Dặn dò (3’)
- Nội dung chính của bài
- Về học bài và CB bài sau 
- Nhận xét - Đánh giá.
G: Nêu mục đích, yêu cầu.
H: Bốc thăm bài tập đọc
- Chuẩn bị bài
- Đọc bài + trả lời câu hỏi về nội dung.
G: Nhận xét, cho điểm
H: QS tranh SGK.
+ Gọi tên các hoạt động được vẽ trong tranh.
+ Đặt câu với mỗi từ đó.
H: Đặt mỗi em một câu – Nêu câu của mình – nhận xét.
=> G: nhận xét, đánh giá chung
1H nêu yêu cầu bài tập và tình huống
G: Hướng dẫn học sinh nắm rõ yêu cầu bài
H: Thảo luận theo cặp
- Đại diện lên đóng vai => Nhận xét, KL
G : Hệ thống toàn bài
- Nhận xét giờ, giao việc. 
Luyện từ và câu
ôn tập và kiểm tra cuối kì i ( Tiết 6)
I. Mục đích, yêu cầu:
 	Học sinh:
	- Đọc rõ ràng trôi chảy bài tập đọc đã học ở kỳ I (phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, tốc độ đọc khoảng 40 tiếng / phút); hiểu ý nghĩa của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc.Thuộc hai đoạn thơ đã học.
 	- Dựa vào tranh để kể lại câu chuyện ngắn khoảng 5 câu và đặt được tên cho câu chuyện (BT2); viết được tin nhắn theo tình huống cụ thể (BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
 G : Chuẩn bị thăm ghi các bài tập đọc.
Các hoạt động dạy học 
Nội dung
Cách thức tổ chức
A. Kiểm tra bài cũ : (5')
 KT việc chuẩn bị bài của học sinh.
B. Dạy bài mới : 
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung bài:
Bài 1: Kiểm tra tập đọc: 15’
Bài 2: Ôn luyện kĩ năng kể chuyện theo tranh; sắp xếp câu thành bài
+ Trên đường phố mọi người và xe đi lại tấp nập.
+ Có một bà cụ già đang đứng trên lề đường.
+ Bà cụ định sang đường nhưng mài vẫn chưa sang được.
+ Có một cậu bé xuất hiện.
Bài 3: Luyện kĩ năng viết tin nhắn
 Lan thân mến!
 Tớ đến nhà cậu nhưng cả nhà đi vắng. Ngày mai, 7 giờ tối, cậu đến nhà tớ rồi cùng đi dự tết Trung thu nhé.
 Chào cậu 
 Hải Anh.
3. Củng cố - Dặn dò (3’)
- Nội dung chính của bài
- Về học bài và CB bài sau 
- Nhận xét - Đánh giá.
G: Nêu mục đích, yêu cầu.
H: Bốc thăm bài tập đọc
- Chuẩn bị bài
- Đọc bài + trả lời câu hỏi về nội dung.
G: Nhận xét, cho điểm 
H : Mở SGK trang 150 quan sát tranh và nêu yêu cầu của bài - 2 em.
- Trên đường phố mọi người và xe đi lại như thế nào?
- Ai đang đứng trên lề đường?
- Bà cụ định làm gì và đã làm được chưa?
( Yêu cầu HS kể ND tranh 1)
Các tranh khác tiến hành tương tự
H : Nêu yêu cầu - 1 em.
G giúp H nắm vững Y/C của bài tập.
- Học sinh tự làm bài vào vở. Đọc tin nhắn – 4 em.= > Nhận xét, chữa
G: Vì sao phải viết tin nhắn?
- Nội dung tin nhắn cần viết như thế nào?
G : Hệ thống toàn bài
- Nhận xét giờ, giao việc.
Thứ năm ngày 23 tháng 12 năm 2010
Tập viết
ôn tập và kiểm tracuối kì I (Tiết 7)
I. Mục đích, yêu cầu :
 	Học sinh :
	- Đọc rõ ràng trôi chảy bài tập đọc đã học ở kỳ I (phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, tốc độ đọc khoảng 40 tiếng / phút); hiểu ý nghĩa của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc.Thuộc hai đoạn thơ đã học.
 	- Tìm được từ chỉ đặc điểm trong câu (BT2).
	- Viết được một bưu thiếp chúc mừng thầy (cô) giáo (BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
G: Chuẩn bị thăm ghi các bài tập đọc
 + Bảng phụ BT2; bảng nhóm BT3 
III. Các hoạt động dạy học 
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ : (5')
 KT việc chuẩn bị bài của học sinh.
B. Dạy bài mới : 
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung bài:
Bài 1: Kiểm tra tập đọc: 15’
Bài 2: Ôn luyện từ chỉ đặc điểm của người và vật
 a) Càng về sáng tiết trời càng lạnh giá.
 b) Mấy bông hoa vàng tươi như những đốm nắng đã nở sáng trưng trên giàn mướp xanh mát.
 c) Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, Bắc đã đứng đầu lớp.
Bài 3: Luyện kĩ năng viết bưu thiếp
3. Củng cố - Dặn dò (3')
-Nội dung chính của bài 
- Về ôn bài. CB bài sau .
* Nhận xét - Đánh giá.
G: Nêu mục đích, yêu cầu.
H: Bốc thăm bài tập đọc
- Chuẩn bị bài
- Đọc bài + trả lời câu hỏi về nội dung.
G: Nhận xét, cho điểm 
H: Nêu yêu cầu. G gợi ý dể H làm bài vào vở.
- Sự vật được nói trong câu a là gì? ( tiết trời)
- Càng về sáng tiết trời càng thế nào? (lạnh giá)
- Phần b, c làm tương tự.
- Chữa bài => Nhận xét ( chú ý rèn cho những em học yếu )
H: Đọc yêu cầu – Tự viết vào vở ( 1 em viết bảng nhóm)
- Chữa bài => Nhận xét, đánh giá
*Hệ thống toàn bài - Ôn tập kĩ các dạng bài để chuẩn bị cho kiểm tra giữa kì.
- Nhận xét tổng kết tiết học
Chính tả
ôn tập và kiểm tra cuối kì I (Tiết 8)
I. Mục đích yêu cầu:
	Học sinh:
	- Đọc rõ ràng trôi chảy bài tập đọc đã học ở kỳ I (phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, tốc độ đọc khoảng 40 tiếng / phút); hiểu ý nghĩa của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc.Thuộc hai đoạn thơ đã học.
	- Luyện nói lời đồng ý, không đồng ý (BT2).
	- Viết được một đoạn văn ngắn kể về một người bạn trong lớp (BT3).
II.Đồ dùng dạy – học:
G: Phiếu ghi tên bài tập đọc và học thuộc lòng. 
G: 3 bảng phụ kẻ sẵn ô chữ.
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
A. Kiểm tra bài cũ : (5')
 KT việc chuẩn bị bài của học sinh.
B. Dạy bài mới : 
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung bài:
Bài 1: Kiểm tra tập đọc: 15’
Bài 2: Ôn luyện cách nói câu đồng ý và câu không đồng ý
a) Tình huống 1:
- H1 (vai bà): Hà ơi, xâu giúp bà cái kim!
- H2 (vai Hà):Vâng ạ! Cháu sẽ giúp bà ngay. 
b) Tình huống 2: Chị ơi, em không giúp được chị đâu. Em vẫn chưa làm xong bài tập.
..
Bài 3: Viết đoạn văn khoảng 4 đến 6 câu nói về một bạn lớp em.
 Bạn thân nhất của em ở lớp là Mai. Bạn xinh xắn. Đôi má lúc nào cũng hồng hồng như búp bê ấy. Bạn là người hát hay nhất lớp em. Bạn rất hoà đồng, vui vẻ với tất cả các bạn, kể cả các bạn lớp khác. Ai cũng thích chơi với Mai. Em rất tự hào vì mình là bạn thân của Mai.
3. Củng cố - Dặn dò (3')
-Nội dung chính của bài 
- Về ôn bài. CB bài sau .
* Nhận xét - Đánh giá.
G: Nêu mục đích, yêu cầu.
H: Bốc thăm bài tập đọc
- Chuẩn bị bài
- Đọc bài + trả lời câu hỏi về nội dung.
G: Nhận xét, cho điểm 
* Nêu yêu cầu của bài - 2 em.
- H trao đổi theo nhóm đôi một em nêu
tình huống, một em trả lời. ( sắm vai)
- Lớp nhận xét - G khen ngợi những em nói câu đồng ý và câu không đồng ý đúng và hay.
* Nêu yêu cầu bài tập và tự làm bài .
G giúp đỡ học sinh viết văn kém.
Chọn một số bài viết tốt để đọc khen ngợi.
*Hệ thống toàn bài - Ôn tập kĩ các dạng bài để chuẩn bị cho kiểm tra giữa kì.
- Nhận xét tổng kết tiết học.
Thứ sáu ngày 24 tháng 12 năm 2010
Tập làm văn
ôn tập và kiểm tra cuối kì i (Tiết 9, 10) 
I. Mục đích yêu cầu:
	Học sinh:
Đọc thầm được bài “Cò và vạc”, trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài.
Nghe viết đúng, chính xác bài Đàn gà mới nở , không mắc quá 5 lỗi.
Viết được từ 1 đến 3 câu trên tấm bưu thiếp chúc mừng bạn nhân dịp sinh nhật bạn.
II.Đồ dùng dạy – học:
- G: Phiếu ghi 5 câu hỏi trắc nghiệm của phần đọc thầm.
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
1.Giới thiệu bài: 1’
2. Nội dung: 
Bài 1: Đọc thầm bài Cò và Vạc và trả lời các câu hỏi về nội dung 7’
 + Cò là một học sinh như thế nào? 
 c) Ngoan ngoãn, chăm chỉ.
 + Vạc có điểm gì khác Cò?
 b) Không chịu học hành.
 + Vì sao ban đêm Vạc mới bay đi kiếm ăn?
 c) Vì xấu hổ.
 + Những cặp từ nào dưới đây là cặp từ cùng nghĩa?
 a) chăm chỉ – siêng năng
Bài 2 Chính tả nghe – viết Đàn gà mới nở
 15’
- Tìm hiểu nội dung:
- Nhận xét hiện tượng chính tả, luyện viết từ khó:
- Viết bài:
- Soát lỗi, chấm, chữa:
Bài 3: Viết từ 1 đến 3 câu trên tấm bưu thiếp chúc mừng bạn em nhân dịp sinh nhật bạn.
.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Nội dung kiến thức đã học.
- Về học bài, chuẩn bị bài sau.
G: Nêu trực tiếp + ghi đầu bài
H: 1 em đọc thành tiếng lớp đọc thầm
- Tự trả lời 5 câu hỏi trong SGK
- 5 H nối tiếp lên khoang đáp án trên bảng phụ
- Nhận xét, bổ sung.
=> G: Nhận xét, đánh giá
H: Đọc bài viết trang 76 SGK
- Nêu nội dung bài => G: chốt nội dung
H: Nhận xét cách trình bày bài thơ 4 chữ.
- Luyện viết từ khó vào bảng con => Nhận xét, đánh giá.
G: Đọc bài ; H viết bài.
G: Đọc ; H soát lỗi => G chấm điểm 5 bài, nhận xét, đánh giá chung.
H: Đọc yêu cầu
G: Gợi ý
+ Em viết bưu thiếp để làm gì? ( để chúc mừng sinh nhật bạn)
H: Tự viết bài – vài em đọc
- Nhận xét, sữa chữa => G đánh giá
G: Hệ thống toàn bài 
- Nhận xét chung tiết học; giao việc
 Ngày 24/12/ 2010
Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2010
Tiếng Việt
Kiểm tra định kì cuối kì i
Năm học 2010 – 2011
( Đề do Sở Giáo dục và Đào tạo Hoà Bình ra)
Đề bài:
Phần kiểm tra đọc:
Đọc thầm: bài Bông hoa Niềm Vui (SGK TV2, tập 1 – trang 104), khoanh tròn vào trước ý đúng cho các câu hỏi dưới đây và làm các bài tập:
Câu 1: Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa của trường đinh hái một bông hoa Niềm Vui để làm gì?
a. Tặng bố để bố dịu cơn đau.	b. Tặng mẹ để mẹ dịu cơn đau
	c. Tặng chị để chị dịu cơn đau.
Câu 2: Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa Niềm Vui?
Vì sợ bạn mách thầy giáo.
Vì không ai được ngắt hoa trong vườn, hoa để ngắm.
Vị sợ thầy giáo buồn.
Câu 3: Câu sau thuộc kiểu câu nào? “Bạn Chi rất thương bố của mình.”
a. Ai là gì?	b. Ai làm gì? 	c. Ai thế nào?
Câu 4: Theo em, bạn Chi có những đức tính gì đáng quý?
Đọc thành tiếng: Giáo viên cho học sinh đọc thành tiếng một đoạn văn, thơ khoảng 40 đến 45 chữ các bài tập đọc thuộc tuần 15, 16, 17 (SGK TV2, tập 1).
Phần kiểm tra viết:
Chính tả: (Nghe – viết) Bài Quà của bố (TV2, tập 1 – trang 106). Viết đoạn : từ Mở hòm . Chọi nhau phải biết.
Tập làm văn:
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) kể về gia đình em.
Theo gợi ý:	1. Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai?
	2. Mỗi người trong gia đình em làm nghề gì?
	3. Mọi người trong gia đình em sống với nhau như thế nào?
	4. Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào?
Thang điểm và hướng dẫn chấm:
* Bài kiểm tra đọc ( 10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (6,0 điểm)
- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3,0 điểm
- Ngắt nghỉ đúng các dấu câu ( có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu) 1,0 điểm
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu 1,0 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi giáo viên nêu 1,0 điểm
2. Trả lời câu hỏi và làm bài tập: (4,0 điểm)
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ bài trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó các em làm bài tập theo yêu cầu của đề. Cần nhắc cho học sinh nhớ kiểu bài trắc nghiệm lựa chọn.
- Câu 1, 2: khoanh đúng mỗi câu cho 1 điểm tổng điểm 2 câu là 2 điểm
- Câu 3: Trả lời đúng các đức tính tốt của bạn Chi cho 1 điểm
- Câu 4: 1,0 điểm
* Bài kiểm tra viết (10 điểm)
1. Chính tả (5,0 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5,0 điểm
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm. Nhiều lỗi sai giống nhau hoàn toàn chỉ trừ điểm 1 lần.
- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảg cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn  trừ 1 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: (5,0 điểm)
- Viết được một đoạn văn ngắn kể về gia đình theo gợi ý cho sẵn được 3 điểm.
- Trình bày rõ ràng, sạch sẽ, diễn đạt đúng ý, không mắc lỗi thông thường về dùng từ, đặt câu, chính tả cho 1điểm.
- Nếu HS diễn đạt chưa rõ ý, chữ viết xấu, không rõ ràng, trình bày bẩn trừ 1,0 điểm toàn bài.
( Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 4,5 điểm; 4 điểm; 3,5 điểm; 2,5 điểm; 2 điểm; 1,5 điểm; 1 điểm; 0,5 điểm).
	Lưu ý: Điểm từng bài kiểm tra Đọc ( hoặc bài kiểm tra Viết) không cho điểm thập phân. Điểm 2 bài kiểm tra Đọc và Viết được quy về một điểm chung là trung bình cộng điểm của 2 bài ( làm tròn 0,5 thành 1,0).
	Ngày 27/12/2010

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_2_tuan_18_nam_2010.doc