Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Học kì 2, Tuần 29

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Học kì 2, Tuần 29

ng quả đào

I Mục tiêu

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 - Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu

 - Bước đầu biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật ( ông, 3 cháu : Xuân, Vân, Việt )

+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

 - Hiểu các từ ngữ trong bài : hài lòng, thơ dại, nhân hậu, .

 - Hiểu nội dung câu chuyện : Nhờ những quả đào ông biết tính nết các cháu. Ông hài lòng về các cháu, đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào.

II Đồ dùng

 GV : Tranh minh hoạ bài đọc

 HS : SGK

III Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 8 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Học kì 2, Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Thứ hai ngày 3 tháng 4 năm 2006
Tập đọc
Những quả đào
I Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu
	- Bước đầu biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật ( ông, 3 cháu : Xuân, Vân, Việt )
+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
	- Hiểu các từ ngữ trong bài : hài lòng, thơ dại, nhân hậu, ....
	- Hiểu nội dung câu chuyện : Nhờ những quả đào ông biết tính nết các cháu. Ông hài lòng về các cháu, đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào.
II Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ bài đọc
	HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng bài Cây dừa
- Các bộ phận của cây dừa được so sánh với gì ?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi đầu bài
b. Luyện đọc
+ GV đọc mẫu toàn bài
- HD HS giọng đọc
+ HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- Chú ý từ ngữ : làm vườn, hài lòng, nhận xét, tiếc rẻ, thốt lên, ....
* Đọc từng đoạn trước lớp
* Đọc từng đoạn trong nhóm
+ Thi đọc giữa các nhóm
- 2, 3 HS đọc bài
- HS trả lời câu hỏi
+ HS theo dõi SGK
+ HS nối nhau đọc từng câu
- HS luyện đọc từ
+ HS nối nhau đọc từng đoạn trong bài
- Đọc từ chú giải cuối bài
+ Đọc theo nhóm đôi
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
+ Đại diện nhóm thi đọc
- Nhận xét bạn
Tiết 2
c. HD tìm hiểu bài
- Người ông dành những quả đào cho ai ?
- Cậu bé Xuân làm gì với những quả đào ?
- Cô bé Vân đã làm gì với quả đào ?
- Việt đã làm gì với quả đào ?
- Ông nhận xét gì về Xuân ? Vì sao ông nhận xét như vậy ?
- Ông nói gì về Vân ? Vì sao ông nói như vậy ?
- Ông nói gì về Việt ? Vì sao ông nói như vậy ?
- Em thích nhân vật nào ? Vì sao ?
d. Luyện đọc lại
- Người ông dành những quả đào cho vợ và ba đứa cháu nhỏ
- Xuân đem hạt trồng vào một cái vò
- Vân ăn hết quả đào của mình và vứt hạt đi. Đào ngon quá, cô bé ăn song vẫn còn thèm.
- Việt dành quả đào cho bạn Sơn bị ốm. Sơn không nhận, cậu đặt quả đào trên giường bạn rồi trốn về.
- Ông nói mai sau Xuân sẽ làm vườn giỏi vì Xuân thích trồng cây.
- Ông nói Vân còn thơ dại quá. Ông nói vậy vì Vân háu ăn, ăn hết phần của mình vẫn thấy thèm
- Ông khen Việt có tấm lòng nhân hậu vì em biết thương bạn, nhường miếng ngon cho bạn
- HS trả lời
+ 2, 3 nhóm HS tự phân các vai thi đọc truyện theo vai
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài
Tiếng việt ( tăng )
Luyện đọc bài : Những quả đào
I Mục tiêu
	- HS tiếp tục luyện đọc bài : Những quả đào
	- Rèn kĩ năng đọc cho HS
	- GD HS có ý thức tự giác
II Đồ dùng
	GV : Bảng phụ ghi câu cần luyện đọc
	HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc lại bài : Những quả đào
2. Bài mới
- GV đọc bài 1 lần
+ GV HD HS đọc từng câu
+ HD HS đọc từng đoạn
- GV treo bảng phụ
+ Thi đọc phân vai
- GV HD HS đọc
- GV cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK
- 2, 3 HS đọc bài
- HS theo dõi SGK
- HS nối nhau đọc từng câu
- Tự tìm ra từ khó - đọc - nhận xét
- HS đọc
- HS đọc
+ HS tự phân nhóm đọc - nhận xét
- HS trả lời
IV Củng cố, dặn dò
	- Thi đọc phân vai
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà đọc lại bài
Thứ ba ngày 4 tháng 4 năm 2006
Kể chuyện
Những quả đào.
I Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng nói :
	- Biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng một cụm từ hoặc một câu
	- Biết kể lại từng đoạn chuyện theo lời tóm tắt.
	- Biết cùng các bạn phân vai, dựng lại toàn bộ câu chuyện.
+ Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe bạn kể chuyện để nhận xét đúng hoặc kể tiếp được câu chuyện.
II Đồ dùng
	GV : Bảng phụ viết ND tóm tắt 4 đoạn của câu chuyện
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại câu chuyện : Kho báu
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HD kể chuyện
* Tóm tắt nội dung từng đoạn của câu chuyện
* Kể từng đoạn câu chuyện dựa vào nội dung tóm tắt ở BT1
- GV nhận xét
* Phân vai kể lại câu chuyện
- GV nhận xét, chấm điểm
- 3 HS nối tiếp nhau kể lại chuyện
+ HS đọc lại yêu cầu
- HS làm bài nhẩm trong đầu
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến
+ HS tập kể từng đoạn trong nhóm
- Đại diện nhóm thi kể
- Nhận xét nhóm bạn
+ HS đọc lại yêu cầu
- 5 HS đại diện cho 5 nhóm xung phong nhận vai, dựng lại câu chuyện
- 2, 3 tốp HS tiếp nối nhau dựng lại câu chuyện
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Chính tả ( tập chép )
Những quả đào
I Mục tiêu
	- Chép chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện Những quả đào
	- Luyện viết đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn : s / x, in / inh
II Đồ dùng
	GV : Bảng phụ viết ND đoạn cần chép, bảng lớp viết ND BT2
	HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Viết : Giếng sâu, xâu kim, xong việc, song cửa, nước sôi, gói xôi
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HD tập chép
* HD HS chuẩn bị
- GV đọc đoạn chép trên bảng 1 lần
- Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa ? Vì sao viết hoa ?
* Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- GV nhận xét bài viết của HS
c. HD làm bài tập chính tả
* Bài tập 2 ( lựa chọn )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét
- 3 HS lên bảng viết
- Cả lớp viết bảng con
+ HS theo dõi bảng
- 2, 3 HS đọc lại
- Những chữ cái đầu câu và đứng đầu mỗi tiếng trong các tên riêng phải viết hoa
- HS tập viết vào bảng con những chữ các em dễ viết sai 
+ HS chép bài vào vở
+ Điền vào chỗ trống s / x
- HS làm bài vào VBT
- 1 em lên bảng làm
- Nhận xét bài làm của bạn
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà viết lại cho đúng những chữ còn mắc lỗi trong bài chính tả.
Thứ tư ngày 5 tháng 4 năm 2006
Tập đọc
Cây đa quê hương
I Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa những cụm từ dài.
	- Biết đọc bài với giọng tả nhẹ nhàng, tình cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả gợi cảm
+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
	- Hiểu các từ khó trong bài : thời thơ ấu, cổ kính, lững thững, ...
	- Hiểu nội dung bài : Bài văn tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình yêu của tác giả với cây đa với quê hương.
II Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ bài đọc, ảnh những cây đa to ở làng quê
	HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc 4 đoạn của chuyện Những quả đào
- Em thích nhân vật nào trong chuyện ? Vì sao ?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV cho HS QS tranh minh hoạ, giới thiệu, ghi đầu bài
b. Luyện đọc
+ GV đọc mẫu cả bài
- HD HS giọng đọc, cách đọc
+ HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- Chú ý các từ dễ sai : liền, nổi lên, lúa vàng gợn sóng, nặng nề, yên lặng.... 
* Đọc từng đoạn trước lớp
+ GV chia bài làm 2 đoạn
- Đ1 : từ đầu đến .... đang cười đang nói
- Đ2 : Phần còn lại
+ GV HD HS đọc đúng câu sau :
- Trong vòm lá, / gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì / tưởng chừng như ai đang cười / đang nói. //
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm
* Cả lớp đọc đồng thanh
c. HD tìm hiểu bài
- Những từ ngữ, câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu ?
- Các bộ phận của cây đa ( thân, cành, ngọn, rễ ) được tả bằng những hình ảnh nào ?
- Hãy nói lại đặc điểm mỗi bộ phận cây đa bằng một từ 
- Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn thấy cảnh đẹp nào của quê hương ?
d. Luyện đọc lại
- GV nhắc HS chú ý đọc bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, nhấn giọng những từ gợi tả gợi cảm
- 2 HS nối nhau đọc bài
- Trả lời câu hỏi
+ HS QS tranh minh hoạ
+ HS theo dõi SGK
+ HS nối nhau đọc từng câu
+ HS nối nhau đọc từng đoạn trong bài
- Đọc từ chú giải cuối bài
+ HS đọc theo nhóm đôi
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
+ Đại diện nhóm thi đọc
- Nhận xét bạn
+ HS đọc bài
- Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là một toà cổ kính hơn là cả một thân cây.
- Thân cây : là một toà cổ kính, chín mười đứa bé dắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây : lớn hơn cột đình. Ngọn cây : chót vót giữa trời xanh. Rễ cây : nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ.
- HS trả lời
- Tác giả thấy lúa vàng gợn sóng, đàn trâu lững thững ra về, bóng sừng trâu dưới ánh chiều....
+ 3, 4 HS thi đọc bài
IV Củng cố, dặn dò
	- Qua bài văn em thấy tình cảm của tác giả với quê hương như thế nào ? ( Tác giả yêu cây đa, yêu quê hương, luôn nhớ tới kie niệm thời thơ ấu gắn liền với cây đa quê hương
	- GV nhận xét tiết học
Luyện từ và câu
Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi để làm gì ?
I Mục tiêu
	- Mở rộng vốn từ về cây cối.
	- Tiếp tục luyện tập đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ " Để làm gì " ?
II Đồ dùng
	GV : Tranh, ảnh 3, 4 loài cây ăn quả rõ các bộ phận của cây. bảng phụ viết tên các bộ phận của cây
	HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Viết tên các loài cây ăn quả
- Viết tên các loài cây lương thực, thực phẩm
- HS khác thực hành đặt và trả lời câu hỏi : Để làm gì ?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HD làm bài tập
* Bài tập 1 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV gắn lên bảng 3, 4 tranh loài cây ăn quả
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng : cây có các bộ phận sau : rễ, gốc, thân, cành lá, hoa, quả, ngọn.
* Bài tập 2 ( V )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV chia lớp thành các nhóm
* Bài tập 3 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- 3 HS lên bảng thực hành
+ Hãy kể tên các bộ phận của cây ăn quả
- HS quan sát
- 1, 2 HS lên bảng nêu tên các loài cây, chỉ các bộ phận của cây
+ Tìm những từ có thể dùng để tả các bộ phận của cây
- Các nhóm thảo luận, viết kết quả vào phiếu
- Đại diện các nhóm dán kết quả trình bày
- HS làm bài vào VBT
+ Đặt các câu hỏi có cụm từ để làm gì
- HS QS tranh vẽ tong SGK
- HS làm nhẩm
- Từng HS nối nhau phát biểu ý kiến
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Yêu cầu về nhà hỏi thêm cha mẹ hoặc người thân những từ dùng để tả các bộ phận của cây.
Thứ năm ngày 6 tháng 4 năm 2006
Tập đọc
Cậu bé và cây si già
I Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Đọc lưu loát toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng.
	- Biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật ( cây si già, cậu bé )
+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
	- Hiểu nghĩa một số từ khó : hí hoáy, rùng mình
	- Hiểu điều câu chuyện muốn nói với em : Cây cối cũng biết đau đớn như con người. Cần có ý thức bảo vệ cây.
II Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
	HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Cây đa quê hương
- Những từ ngữ câu văn nào cho biết cây đa sống lâu năm ?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi đầu bài
b. Luyện đọc
+ GV đọc mẫu toàn bài
- HD HS giọng đọc
+ HD luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- Chú ý từ khó : xum xuê, rùng mình, lắc đầu, ......
* Đọc từng đoạn trước lớp
+ GV chia bài làm 2 đoạn
- Đ1 : từ đầu đến ..... cảm ơn cây
- Đ2 : Phần còn lại
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm
c. HD tìm hiểu bài
- Cậu bé đã làm điều gì không phải với cây si ?
- Cây đã làm gì để cậu bé hiểu được nỗi đau của nó ?
- Theo em, sau cuộc nói chuyện với cây, cậu bé còn nghịch như thế nữa không ? Vì sao ?
d. Luyện đọc lại
- 2 HS đọc bài
- HS trả lời
+ HS theo dõi SGK
+ HS tiếp nối nhau đọc từng câu
+ HS nối nhau đọc từng đoạn
- Đọc từ chú giải cuối bài
+ HS đọc theo nhóm đôi
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
+ Đại diện nhóm thi đọc
- Nhận xét bạn
- Cậu bé dùng dao nhọn khắc tên mình lên thân cây, làm cây đau điếng
- Cây khen cậu có cái tên rất đẹp, rồi hỏi khéo : vì sao cậu không khắc cái tên đẹp ấy lên người cậu ? Cậu bé rùng mình sợ đau, từ đó hiểu ra : dùng dao khắc tên mình lên cây đã làm cho cây đau đớn
- Chắc cậu không nghịch nữa vì đã hiểu cây cũng biết đau như con người, dùng dao khắc lên cây sẽ làm cây đau, có hại cho cây. Có thể từ đó cậu bé có ý thức bảo vệ cây
+ 2, 3 nhóm HS tự phân vai thi đọc lại chuyện
IV Củng cố, dặn dò
	- Truyện này giúp các em hiểu ra điều gì ?
	- GV nhận xét tiết học
	- Nhắc nhở HS có ý thức bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường, làm trong sachk môi trường xung quanh
Tập viết
Chữ hoa A ( kiểu 2 )
I Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng viết chữ :
	- Biết viết chữ hoa A kiểu 2 theo cỡ vừa và nhỏ
	- Biết viết ứng dụng Ao liền ruộng cả theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định
II Đồ dùng
	GV : Chữ mẫu A viết hoa kiểu 2, bảng phụ viết Ao, Ao liền ruộng cả
	HS : Vở TV
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Viết chữ hoa Y
- Nhắc lại cụm từ ứng dụng bài trước
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HD viết chữ hoa
* HD QS và nhận xét chữ A hoa kiểu 2
- Chữ A hoa cao mấy li ?
- Được viết bằng mấy nét ?
- GV HD HS quy trình viết
- GV vừa viết vừa nêu lại quy trình viết
* HD HS viết trên bảng con chữ A hoa kiểu 2
c. HD viết cụm từ ứng dụng
* Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- Đọc cụm từ ứng dụng
- Nêu nghĩa cụm từ ?
* HD HS QS và nhận xét
- Nhận xét độ cao các chữ cái ?
- Khoảng cách giữa các tiếng ?
* HD HS viết chữ Ao trên bảng con
d. HD HS viết vào vở TV
- GV nêu yêu cầu viết
e. Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
- HS viết bảng con
- Yêu luỹ tre làng
+ HS quan sát chữ mẫu
- Cao 5 li
- Được viết bằng 2 nét
+ HS quan sát
+ HS viết chưa A hoa
+ Ao liền ruộng cả
- ý nói giàu có ở vùng thôn quê
- A, l, g, cao 2,5 li. r cao 1,25 li. Các chữ cái còn lại cao 1 li
- Các tiếng cách nhau 1 thân chữ
+ HS viết trên bảng con
+ HS viết theo yêu cầu của GV
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Yêu cầu HS hoàn thành phần luyện viết trong vở TV
Tiếng việt ( tăng )
Thứ sáu ngày 7 tháng 4 năm 2006
Chính tả ( nghe - viết )
Hoa phượng
I Mục tiêu
	- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng dòng thơ 5 chữ hoa phượng
	- Luyện viết đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn : s / x, in / inh
II Đồ dùng
	GV : Bảng phụ viết ND BT2
	HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Viết : xâu kim, chim sâu, cao su, đồng xu, củ sâm, xâm lược, .....
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HD nghe - viết
* HD HS chuẩn bị
- GV đọc bài thơ
- Nêu nội dung bài thơ ?
+ Viết : lấm tấm, lửa thẫm, rừng rực, ....
* GV đọc, HS viết bài
* Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
c. HD làm bài tập
* Bài tập 2 ( lựa chọn )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét
- 2 HS lên bảng viết
- cả lớp viết bảng con
+ HS theo dõi SGK
- 2, 3 HS đọc bài
- Bài thơ là lời của bạn nhỏ nói với bà, thể hiện sự bất ngờ và thán phục trước vẻ đẹp của hoa phượng
- HS viết bảng con
+ HS viết bài vào vở
+ Điền vào chỗ trống s hay x
- HS làm bài vào VBT
- 1 HS lên bảng làm
- Nhận xét bài làm của bạn
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Yêu cầu hS về nhà soát lại lỗi trong bài chính tả
Tập làm văn
Đáp lời chia vui. Nghe - trả lời câu hỏi.
I Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng nói : tiếp tục rèn cách đáp lời chia vui
+ Rèn kĩ năng nghe - hiểu : 
	- Nghe thầy ( cô ) kể chuyện Sự tích hoa dạ lan hương nhớ và trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện.
	- Hiểu nội dung câu chuyệncâu chuyện giải thích vì sao hoa dạ lan hương chỉ toả hương thơm vào ban đêm, qua đó khen ngợi cây hoa dạ lan hương biết cách bày tỏ lòng biết ơn thật cảm động với người đã cứu sống, chăm sóc nó.
II Đồ dùng
	GV : Bảng phụ ghi câu a, b, c BT1, 1 bó hoa thật hoặc giấy, tranh minh hoạ
	HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- 1 em nói lời chia vui, 1 em đáp lại lời chúc
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HD làm bài tập
* Bài tập 1 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét
* Bài tập 2 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV kể chuyện
- GV nêu từng câu hỏi
- 2, 3 cặp HS lần lượt đối thoại
+ Nói lời đáp của em
- 2 HS nói lời chia vui - lời đáp
- Nhiều HS thực hành đóng vai theo các tình huống b, c
+ Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ
- HS nghe
- HS trả lời
- 3, 4 cặp HS hỏi đáp theo 4 câu hỏi
- 1, 2 HS khá giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện
IV Củng cố, dặn dò
	- GV hỏi HS về ý nghĩa câu chuyện ( Ca ngợi cây hoa dạ lan hương biết cách bày tỏ lòng biết ơn thật cảm động với người đã cứu sống, chăm sóc nó )
	- GV nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_2_hoc_ki_2_tuan_29.doc