Giáo án môn Tập đọc Lớp 2 - Kim Thị Đào

Giáo án môn Tập đọc Lớp 2 - Kim Thị Đào

Tuần 1 :

Tập đọc

Có công mài sắt ,có ngày nên kim

I. Mục tiêu

- Đọc đúng , rõ ràng toàn bài ; Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm , dấu phẩy , giữa các cụm từ .

- Hiểu lời khuyên từ các câu chuyện : làm việc gì cũng phải kiên trì , nhẫn nại mới thành công . ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Đồ dùng dạy học .

- Giáo viên : Tranh minh họa (SGK)

- Học sinh : SGK

III. Các họat động dạy học .

 

doc 88 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tập đọc Lớp 2 - Kim Thị Đào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 : 
Tập đọc
Có công mài sắt ,có ngày nên kim
I. MỤC TIÊU
- Đọc đúng , rõ ràng toàn bài ; Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm , dấu phẩy , giữa các cụm từ .
- Hiểu lời khuyên từ các câu chuyện : làm việc gì cũng phải kiên trì , nhẫn nại mới thành công . ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC .
Giáo viên : Tranh minh họa (SGK) 
Học sinh : SGK
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC .
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 
1./ Ổn định:
2./ Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học sinh 
3./ Bài mới :
a./Giới thiệu:
* luyện đọc đoạn 1,2
- Đọc mẫu 
+ Giáo viên đọc mẫu lần 1 – Đọc to, rõ thong thả, phân biệt giọng nhân vật.
+ Yêu cầu 1 học sinh khá đọc lại đoạn 1,2
b./Luyện đọc từ khó .
Giáo viên giới thiệu từ cần luyện đọc đã ghi trên bảng và gọi học sinh đọc .
Yêu cầu học sinh đọc từng câu.
* Hướng dẫn đọc ngắt giọng câu dài.
- Cho học sinh luyện đọc câu và ngắt giọng.
Đọc từng đoạn .
- Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối theo từng đoạn trước lớp. Giáo viên – lớp theo dõi nhận xét.
- Chia nhóm – Học sinh theo dõi đọc theo nhóm.
* Thi đọc .
- Cho học sinh thi đọc đồng thanh, cá nhân .
- Giáo viên nhận xét .
* cả lớp đồng thanh.
c./Tìm hiểu bài (đoạn 1,2 )
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 và hỏi .
+ Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào?
Học sinh đọc tiếp đọan 2 và trả lời.
+ Cậu nhìn thấy bà cụ đang làm gì ?
+ Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì ?
+ Cậu bé có tin thỏi sắt có mài được thành chiếc kim nhỏ không?
+ Những câu văn nào cho thấy cậu không tin?
* Lúc đầu cậu bé không tin là bà cụ có thể mài thỏi sắt thành một cái kim nhưng về sau cậu lại tin .Bà đã nói gì để cậu bé tin, chúng ta cùng tiếp bài để biết điều đó. 
Tiết 2
a./ Luyện đọc đoạn 3,4
* Đọc mẫu:
Hướng dẫn phát âm từ khó 
- Giáo viên ghi từ khó lên bảng yêu cầu học sinh đọc .
* Hướng dẫn ngắt giọng.
- Giáo viên treo bảng phụ – học sinh luyện ngắt giọng.
Đọc từng đoạn .
Thi đọc giữa các nhóm 
Đọc đồng thanh.
b./ Tìm hiểu đoạn 3,4.
- Gọi học sinh đọc đoạn 3,4.
- Bà cụ giảng giải như thế nào ?
- Theo em bây giờ cậu bé đã tin bà chưa ? vì sao?
- Qua câu chuyện này khuyên điều gì ?
* Luyện đọc lại toàn câu truyện .
- Cho học sinh thi đọc giữa các nhóm .
4./ Cũng cố - dặn dò:
+ Em thích nhất nhân vật nào ?Vì sao?
Nhận xét tiết học
Về nhà đọc lại truyện ghi nhớ lời khuyên của truyện .
Chuẩn bị bài sau “ Tự thuật ” .
Hát vui
- Nộp dụng cụ học tập .
Học sinh theo dõi đọc thầm .
1 em đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
3,5 học sinh đọc – lớp đọc đồng thanh từ khó: nghuệch ngoạc, quyển sách,năm nót,mải miết.
Mỗi em đọc 1 câu, đọc nối tiếp từng dãy bàn cho đến hết. 
3,5 em đọc cá nhân + đồng thanh. Mỗi khi cầm quyển sách / cậu chỉ đọc được chỉ vài hàng/ngáp dài ngáp ngắn / rồi bỏ đi//
Bà ơi /bà làm gì thế ?
Thỏi sắt to như thế ? làm sao bà mài thành kim được .
Các nhóm cử học sinh thi đọc .
1 em đọc đồng thành tiếng, lớp đồng thầm.
Mỗi khi cầm sách cậu chỉ đọc được . Nghuệch ngoạc.
Bà cụ đang cầm thỏi sắt mãi miết mài vào tảng đá .
Để làm thành một cái kim.
Cậu Không tin
Cậu bé ngạc nhiên, nói với bà cụ rằng : Thỏi sắt to như thế làm sao bà mài thành kim được ?
1em đọc mẫu , lớp theo dõi ( SGK) và đọc thầm theo.
3 ,5 em đọc cá nhân + đồng thanh quay, hiểu,giảng giải,sắt mài, vẫn
3,5 em đọc cá nhân + đồng thanh.
Mỗi ngày mài / thỏi sắt nhỏ đi một tí / sẽ có nó thnàh kim //Giống như cháu / mỗi ngày cháu học một tí / sẽ có ngày //cháu thành tài//.
1 em đọc thành tiếng – lớp đọc thầm theo.
Mỗi ngày .thành tài.
Cậu bé tin lời bà nên cậu quay về nhà và học hành chăm chỉ ?
Câu chuyên khuyên ta nên nhẫn nại, kiên trì, không được ngại khổ
Học sinh đọc đoạn văn .
2 em đọc lại cả bài
Em thích bà cụ , vì bà dạy cho cậu bé tính nhẩn nại kiên trì./ vì bà là người nhẫn nại, kiên trì.
Em thích cậu bé vì cậu bé biết nhận ra sai lầm của mình và sửa chữa.
Tập đọc
Tự thuật
I.MỤC TIÊU:
- Đọc đúng và rõ ràng toàn bài ; Biết nghỉ hơi sau các dấu câu , giữa các dòng , giữa phần yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng . 
- Nắm được những thông tin chính về bạn học sinh trong bài . Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật ( Lí lịch ) . ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ) .
II./ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên : Tranh minh họa, sơ đồ vẽ các đơn vị hành chính .
- Học sinh : Xem bài trước.
III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm bài cũ :
2./ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1./ Ổn định:
2./ Kiểm tra bài cũ:
- Mời 2 HS kiểm tra bài cũ . Đọc bài và trả lời câu hỏi 1,2 SGK .
- Nhận xét ghi điểm .
3./ Bài mới :
a.Giới thiệu:
b.Luyện đọc :
- Giáo viên đọc mẫu lần 1 ( Giọng to rõ )
* Hướng dẫn phát âm từ khó.
- Giáo viên giới thiệu các từ cần luyện đọc và yêu cầu học sinh đọc các từ khó : huyện , quê quán , quận trường, tự thuật, nơi ở hiện nay, Hàn Thuyên, Chương Mĩ
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng câu.
 - Gọi 1 em đọc phần chú giải SGK
* Hướng dẫn đọc ngắt giọng.
- giáo viên treo bảng phụ hướng dẫn học sinh ngắt giọng theo dấu phân cách, hướng dẫn đọc ngày ,tháng , năm .
- Giáo viên theo dõi uốn nắn sửa sai.
* Thi đọc giữa các nhóm.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Đọc đồng thanh.
c./Tìm hiểu bài.
- Cho học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
+ Em biết những gì về bạn Hà ?
+ Nhờ đâu em biết về bạn Hà như vậy?
+ Hãy cho biết họ tên em?
Giáo viên mời 2,3 em lên làm mẫu trước lớp.
- Giáo viên nhận xét.
+ Hãy cho biết tên địa phương em đang ở?
Luyện đọc lại :
Giáo viên nhắc nhỡ học sinh đọc rõ ràng, rành mạch.
3./ Củng cố – dặn dò:
- Gọi 1 em khá đọc lại toàn bài.
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài sau”ngày hôm qua đâu rồi”.
Hát vui
- 2 HS lần lượt kiểm tra .
- Học sinh lăng nghe – 1 em khá đọc.
3- 5 học sinh đọc cá nhân , đồng thanh các từ khó.
- Học sinh đọc nối tiếp nhau cho đến hết.
- 1 Học sinh đọc – Lớp theo dõi.
- Học sinh đọc nối tiếp nhau đọc từng câu –Học sinh khác nghe góp ý.
- Đại diện nhóm đọc cả lớp nghe nhận xét.
- Họ và tên ,nam, nữ , ngày sinh, năm sinh, quê quán 
- Nhờ bản tự thuật của Thanh Hà nên em biết rõ thông tin về bạn ấy.
- Học sinh nối tiếp nhau nói chi tiết địa phương mình.
- Học sinh thi đua nhau đọc.
Tuần 2 : 
Tập đọc
Phần thưởng
I / MỤC TIÊU:
- Biết nghắt nghỉ hơi sau các dấu chấm , dấu phẩy giữa các cụm từ .
- Hiểu nội dung : Câu truyện đề cao lòng tốt và khuyến khích học sinh làm việc tốt ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,4 ) .
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	Gv: tranh minh họa phóng to.
	Hs: xem bài trước.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Ổn định: Báo cáo sỉ số
Kiểm tra bài cũ.	 
Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài thơ “ngày hôm qua đâu rồi ?” và trả lời câu hỏi (SGK).
Nhận xét cho điểm.
Bài mới:
- Giới thiệu bài: Giáo viên treo tranh và hỏi tranh vẽ cảnh gì?
- Giáo viên chỉ vào tranh và nói: đây là cô giáo, cô đang trao phần thưởng cho Na. Na không phải là học sinh giỏi nhưng cuối năm bạn vẫn được cô giáo khen thưởng, các bạn quí mến. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu vì sao Na được thưởng.
Giáo viên ghi tựa bài bảng lớp.
Luyện đọc đoạn 1,2.
Đọc mẫu:
Giáo viên đọc mẫu đoạn 1,2 (đọc như mục yêu cầu)
Hướng dẫn Hs đọc – Kết hợp giải nghĩa từ.
b. Đọc từng câu.
 Giáo viên hướng dẫn uốn nắn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từ khó.
c. Đọc từng đoạn trước lớp.
Hướng dẫn đọc ngắt giọng 1 số câu dài, câu khó ngắt.
Một buổi sáng / vào giờ ra chơi / các bạn trong lớp túm tụm bàn tán điều gì / có lẽ bí mật lắm //
d. Đọc từng đoạn trong nhóm.
Giáo viên theo dõi hướng dẫn các nhóm.
e. Thi đọc giữa các nhóm.
f. Hướng dẫn lớp đọc đồng thanh.
Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Gọi 1 em đọc lại đọan 1,2 và hỏi:
Câu chuyện kể về ai?
Bạn Na là người thế nào?
Hãy kể những việc tốt mà Na đã làm?
Các bạn đối với Na như thế nào?
Tại sao Na luôn được bạn bè quý mến mà lại buồn?
Chuyện gì đã xảy ra vào cuối năm học?
“Yên lặng” nghĩa là gì? 
Các bạn của Na làm gì vào giờ ra chơi?
Theo em các bạn Na bàn bạc điều gì?
Giáo viên: để biết chính xác điều bất ngờ mà cả lớp và cô giáo muốn dành cho Na chúng ta tìm hiểu tiếp đoạn cuối.
Tiết 2 
Luyện đọc.
Đọc mẫu.
Giáo viên đọc mẫu lần 1 đoạn 3.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc từ khó.
Đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn sửa sai.
Hướng dẫn đọc từ khó.
Đọc từng đoạn trước lớp.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc ngắt giọng ở những câu dài – kết hợp giải nghĩa từ đây là phần thưởng / cả lớp đề nghị tặng bạn Na // 
“ Tấm lòng đáng quý” – chỉ lòng tốt của bạn Na.
Đọc từng đoạn trong nhóm.
Thi đọc.
Đọc đồng thanh.
Tìm hiểu bài:
Em nghĩ Na có xứng đáng nhận phần thưởng không? Vì sao?
Khi Na được nhận phần thưởng những ai vui mừng? Vui như thế nào?
4. Củng cố – dặn dò:
Gọi 1 em đọc lại bài vài và hỏi:
Qua câu chuyện này, em học được gì ở bạn N ... u : Hiểu ý nghĩa của câu chuyện. Câu chuyện nêu bật vai trò của các vật nuôi trong đời sống con người , cũng thông minh và tình cảm.
-Hỏi đáp :
-Chuyện gì xảy ra khi chó ngậm ngọc mang về?
-Khi bị Cá đớp mất ngọc, Chó- Mèo đã làm gì ?
-Lần này con nào sẽ mang ngọc về ?
-Chúng có mang ngọc về được không ? Vì sao ?
-Mèo nghĩ ra kế gì ?
-Qụa có bị mắc mưu không và nó phải làm gì ?
-Thái độ của chàng trai như thế nào khi thấy ngọc ?
-Tìm những từ ngữ khen ngợi Chó và Mèo ?
-Luyện đọc lại.
-Nhận xét.
3. Củng cố : -Em biết điều gì qua câu chuyện ?
-Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
-Giáo dục tư tưởng :Nhận xét 
-Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- đọc bài.
-4 em đọc rõ ràng rành mạch, ngắt câu đúng.
-Con chó nhà hàng xóm/ tiếp.
-Theo dõi đọc thầm.
-Phát âm các từ : ngậm, bỏ tiền, thả rắn, Long Vương.
-Luyện đọc câu dài, khó ngắt.
-Mèo liền nhảy tới/ ngoạm ngọc/ chạy biến.// Nào ngờ,/ vừa đi một quãng/ thì có con quạ sà xuống/ đớp ngọc/ rồi bay lên cao.//
-HS trả lời theo ý của các em.
-HS nối tiếp đọc từng câu cho đến hết.
-Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm.
- Đồng thanh.
-1 em giỏi đọc đoạn 4-5-6 . Lớp theo dõi đọc thầm.
-Chó làm rơi ngọc bị cá nuốt mất.
-Rình bên sông, thấy có người đánh được cá, mổ ruột cá có ngọc. Mèo nhảy tới ngoạm ngọc chạy.
-Mèo đội trên đầu..
-Không vì bị quạ lớn đớp lấy rồi bay lên cao.
-Giả vờ chết để lừa quạ.
-Qụa mắc mưu, van lạy xin trả ngọc.
-Mừng rỡ.
-Thông minh, tình nghĩa..
-Đọc bài.
-Chó, Mèo là những con vật gần gũi 
-Phải sống đoàn kết với mọi người xung quanh.
-Đọc bài.
GÀ “TỈ TÊ” VỚI GÀ
I/ MỤC TIÊU :
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- Hiểu ND: Lồi gà cũng cĩ tình cảm với nhau, che chở, bảo vệ, yêu thương nhau như con người ( trả lời được các CH trong SGK ) 
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Bảng phụ viết vài câu luyện đọc.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ :Gọi 3 em đọc bài Tìm ngọc..
-Do đâu mà chàng trai có viên ngọc quý ?
-Nhờ đâu Chó Và Mèo tìm lại được ngọc ?
-Qua câu chuyện em hiểu được điều gì ?
-Nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
-Chủ điểm của tuần này là gì ?
-Bạn trong nhà của chúng ta là những con vật nào ?
-Hôm nay chúng ta sẽ biết thêm về một người bạn rất gần qua bàGà “tỉ tê” với gà.
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
Mục tiêu : Đọc trơn cả bài, Biết nghỉ hơi đúng.
Bước đầu biết đọc bài với giọng kể tâm tình, thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn.
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài (chú ý giọng kể tâm tình, chậm rãi).
-Hướng dẫn luyện đọc.
Đọc từng câu ( Đọc từng câu). GV chỉ định 1 em đọc đầu bài.Các em khác nối tiếp nhau đọc từng câu đến hết bài.
-Giáo viên uốn nắn cách đọc của từng em.
-Luyện đọc từ khó :
-Luyện đọc câu : Yêu cầu HS đọc và tìm cách ngắt các câu dài.
-Bảng phụ hướng dẫn luyện đọc câu:
-Đọc từng đoạn trong nhóm :
-Kết hợp giảng từ : Tỉ tê, tín hiệu, xôn xao, hớn hở. (SGK/ tr 142)
-Nhận xét, kết luận người đọc tốt nhất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu : Đọc trơn cả bài, Biết nghỉ hơi đúng.Bước đầu biết đọc bài với giọng kể tâm tình, thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn.
Hỏi đáp : 
-Gà con biết trò chuyện với mẹ từ khi nào ?
-Gà mẹ nói chuyện với con bằng cách nào ?
-Gà con đáp lại mẹ thế nào ?
-Từ ngữ nào cho thấy gà con rất yêu mẹ ?
-Gà mẹ bảo cho con biết không có chuyện gì nguy hiểm bằng cách nào?
-Gọi 1 em bắt chước tiếng gà .
-Cách gà mẹ báo tin cho con biết “Tai họa!nấp mau!”
-Khi nào lũ con lại chui ra ?
-Nhận xét.
3.Củng cố : Qua câu chuyện em hiểu điều gì ?
-Loài gà cũng có tình cảm, biết yêu thương đùm bọc với nhau như con người.
-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp: Dặn dò- Đọc bài.
-3 em đọc và TLCH.
-Bạn trong nhà.
-Chó, Mèo.
-Gà “tỉ tê” với gà.
-Theo dõi đọc thầm.1 em đọc lần 2.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
-HS luyện đọc các từ ngữ: gấp gáp, roóc roóc,nguy hiểm, nói chuyện, nũng nịu, liên tục.
-Luyện đọc các câu :
Từ khi gà con còn nằm trong trứng,/ gà mẹ đã nói chuyện với chúng/ bằng cách gõ mỏ lên vỏ trứng,/ còn chúng/ thì phát tín hiệu/ nũng nịu đáp lới mẹ.//
-Đàn con đang xôn xao/ lập tức chui hết vào cánh mẹ,/ nằm im.//
-Chia nhóm : Trong nhóm tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
Đoạn 1 : Từ đầu đến lời mẹ.
Đoạn 2 : Khi gà mẹ  mồi đi.
Đoạn 3 : Gà mẹ vừa tới  nấp mau
Đoạn 4 : Phần còn lại.
-4 em nhắc lại giảng từ.
-Chia nhóm:đọc từng đoạn trong nhóm. Đọc cả bài.
-Thi đọc giữa đại diện các nhóm đọc nối tiếp nhau. Nhận xét.
-Đọc thầm. 
-Từ khi còn nằm trong trứng.
-Gõ mỏ lên vỏ trứng.
-Phát tín hiệu nũng nịu đáp lại..
-Nũng nịu.
-Kêu đều đều “cúc  cúc  cúc”
-1 em thực hiện “cúc .. cúc .. cúc”
-Xù lông, miệng kêu liên tục, gấp gáp “roóc  roóc”.
-Khi mẹ “cúc . cúc .cúc” đều đều.
-1 em đọc cả bài.
-Mỗi loài vật đều có tình cảm riêng, giống như con người. Gà cũng nói bằng thứ tiếng riêng của nó.
-Đọc bài.
Tuần 18
ÔN TẬP ĐỌC & HỌC THUỘC LÒNG
TIẾT 1
I/ MỤC TIÊU :
- Đọc rõ ràng trơi chảy bài tập đọc đã học ở học kì 1 ( phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng / phút ) hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã học. Thuộc hai đoạn thơ đã học.
- Tìm đúng từ chỉ sự vật trong câu (BT3) biết viết bản tự thuật theo mẫu đã học (BT3) 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ :
-Gọi 3 em đọc bài “Thêm sừng cho ngựa” và TLCH 
-Bin ham vẽ như thế nào ?
-Bin định vẽ con gì ?
-Bin định chữa bức vẽ đó như thế nào ?
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
1. Ôn luyện đọc & HTL.
Mục tiêu : Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Đọc trơn các bài tập đọc đã học. Tốc độ 45 chữ/ 1 phút. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
-Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
-Chấm theo thang điểm :
-Đọc đúng từ đúng tiếng : 7 điểm.
-Nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp : 1,5 điểm.
-Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút : 1,5 điểm.
2. Tìm từ chỉ sự vật trong câu đã cho .
Mục tiêu: Ôn luyện về từ chỉ sự vật.
-Gọi HS đọc yêu cầu và đọc câu văn đề bài cho.
-Em gạch chân dưới các từ chỉ sự vật trong câu văn ?
-Nhận xét, cho điểm.
3. Viết bản tự thuật theo mẫu.
Mục tiêu : Ôn luyện về cách viết tự thuật theo mẫu.
-Gọi học sinh nêu yêu cầu .
-Gọi một số em đọc bài Tự thuật.
-Nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố : Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp: Dặn dò – Đọc bài.
-Thêm sừng cho ngựa.
-3 em đọc bài và TLCH.
-Ôn tập đọc và HTL.
-7-8 em bốc thăm. 
-Đọc 1 đoạn hoặc cả bài.
-1 em đọc.
-Gạch chân từ chỉ sự vật.
-Lớp làm bài, 2 em lên bảng.
-Dưới ô cửa máy bay hiện ra nhà cửa, ruộng đồng, làng xóm, núi non.
-Nhận xét, bổ sung.
-1 em nêu yêu cầu.
-Cả lớp làm bài.
-Một số em đọc lại bài.
-Nhận xét, bổ sung.
-Đọc bài .
ÔN TẬP ĐỌC & HỌC THUỘC LÒNG
TIẾT 2
I/ MỤC TIÊU : 
- Mức độ độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1
- Biết đặt câu tự giới thiệu mình với người khác
 ( BT2)
Bước đầu biết dùng dấu chấm để tách đoạn văn thành 5 câu và viết lại cho đúng CT ( BT3)
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1. Ôn luyện đọc & HTL.
Mục tiêu : Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Đọc trơn các bài tập đọc đã học. Tốc độ 45 chữ/ 1 phút. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
-Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
-Chấm theo thang điểm :
-Đọc đúng từ đúng tiếng : 7 điểm.
-Nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp : 1,5 điểm.
-Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút : 1,5 điểm.
2. Đặt câu tự giới thiệu.
Mục tiêu : Ôn luyện về cách tự giới thiệu.
-Gọi học sinh đọc đề bài.
-Yêu cầu 1 em làm mẫu.
-Em nhắc lại câu giới thiệu ?
-2 tình huống còn lại, hãy thảo luận cặp đôi.
-Nhận xét, cho điểm.
3. Ôn luyện về dấu chấm.
Mục tiêu : Ôn luyện về dấu chấm.
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
-Yêu cầu học sinh tự làm bài.
-Nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố : 
-Giáo dục tư tưởng :Nhận xét tiết học.
-Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- đọc bài.
-Ôn tập đọc và HTL.
-7-8 em bốc thăm. 
-Đọc 1 đoạn hoặc cả bài.
-3 em đọc mỗi em đọc 1 tình huống.
-1 em khá đọc lại tình huống 1. Tự giới thiệu về em với mẹ của bạn em khi em đến nhà bạn lần đầu
-1 em làm mẫu :
+ Cháu chào Bác ạ! Cháu là Mai, học cùng lớp với bạn Ngọc. Thưa Bác, Ngọc có nhà không ạ.
-Vài em nhắc lại.
-Thảo luận theo cặp.
+ Cháu chào Bác ạ!Cháu là Sơn con bố Tùng ở bên cạnh nhà Bác. Bác làm ơn cho bố cháu mượn cái kìm ạ!
+ Em chào cô ạ! Em là Ngọc, học sinh lớp Hai/2. Cô Minh bảo em đến phòng cô, xin cô cho lớp em mượn lọ hoa ạ!
-1 em đọc. Cả lớp đọc thầm.
-Làm vở bài tập. 2 em làm trên bảng.
+ Đầu năm học mới, Huệ nhận được quà của bố. Đó là một chiếc cặp rất xinh. Cặp có quai đeo. Hôm khai giảng, ai cũng nhìn Huệ với chiếc cặp mới. Huệ thầm hứa sẽ học giỏi cho bố vui lòng.
-Nhận xét, bổ sung.
-Đọc bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tap_doc_lop_2_kim_thi_dao.doc