Giáo án môn Mĩ thuật lớp 1 đến lớp 5 - Tuần 21

Giáo án môn Mĩ thuật lớp 1 đến lớp 5 - Tuần 21

I- Mục tiêu:

- Củng cố cách vẽ màu

- Vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh miền núi theo ý thích

- Thêm yêu mến cảch đẹp quê hương, đất nước, con người.

II. Chuẩn bị:

 GV HS

- Trang, ảnh phong cảnh - Vở tập vẽ 1

- Một số bài của hs năm trước - Bút chì, tẩy, màu vẽ.

 - Một vài quả chuối, ớt thật

III- Các hoạt động dạy - học

- Ổn định

- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.

- Bài mới.

 

doc 7 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1129Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật lớp 1 đến lớp 5 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
 Ngày tháng năm 20
Bài 21: VẼ MÀU VÀO HÌNH VẼ Ở PHONG CẢNH
I- Mục tiêu:
- Củng cố cách vẽ màu
- Vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh miền núi theo ý thích
- Thêm yêu mến cảch đẹp quê hương, đất nước, con người.
II. Chuẩn bị:
 GV HS
- Trang, ảnh phong cảnh - Vở tập vẽ 1 
- Một số bài của hs năm trước - Bút chì, tẩy, màu vẽ..
 - Một vài quả chuối, ớt thật
III- Các hoạt động dạy - học 
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
- Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
- Gv treo tranh:
 + Tranh vẽ cảnh gì ?
 + Trong cảnh biển có gì ?
 + Trong tranh có màu gì ?
- Gv treo tranh 2 
 + Tranh vẽ gì ?
 + Cảnh này ở đâu ?
 + Màu sắc trong tranh như thế nào?
* Tranh phong cảnh là tranh chủ yếu vẽ cảnh là chính. Có nhiều loại phong cảnh như: cảnh biển, cảnh đồng quê, cảnh thành phố, cảnh núi đồi
2- Hoạt động 2: Cách vẽ màu: 
- Gv treo tranh H.3 phóng to:
 + Tranh vẽ cảnh gì ?
 + Cảnh miền núi này có gì ?
- Tranh này các em thấy đẹp chưa? Vì sao ?
- Để bức tranh đẹp hơn, chúng ta vẽ màu 
- Vẽ màu theo ý thích, vẽ đều màu
- Chọn những màu khác nhau để vẽ vào các hình: núi, mái nhà, tường nhà, cửa, lá cây, thân cây, áo váy
- Vẽ màu phải có đậm, có nhạt.
3- Hoạt động 3: Thực hành.
- GV cho hs xem một số bài hs vẽ.
- Gv quan sát, gợi ý cho hs vẽ.
4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- GV chọn một số bài để hs cùng xem.
 + Em thích bài nào nhất? Vì sao?
 + Em thích bài nào nhất ? Vì sao ?
- GV nhận xét và tuyên dương
* Đất nước Việt Nam chúng ta có rất nhiều cảnh thiên nhiên tươi đẹp, các em nếu có điều kiện tìm hiểu thêm, riêng ở làng quê mình cũng có những cảnh đẹp như cánh đồng, ngõ xómcác em phải luôn giữ gìn sạch sẽ, cây cối xanh tươi để làm quê hương mình thêm đẹp hơn.
- Tranh vẽ cảnh biển
- Cảnh biển có thuyền, người, núi
- Màu xanh của nước biển chiếm toàn bộ tranh, có màu vàng của nắng, màu xanh của lá cây, của thuyền, núi
- Tranh vẽ cổng làng, cây cối và một người
- Cảnh nông thôn
- Cổng làng có màu đà, màu xanh của cây cối, con đường có màu vàng..
- Cảnh miền núi
- Dãy núi, ngôi nhà sàn, cây và cây chuối, có hai người.
- Chưa đẹp vì chưa vẽ màu
- Hs chọn màu để vẽ
- Hs quan sát, nhận xét về:
 + Cách vẽ màu
 + Màu sắc 
 + Chọn bài mình thích.
IV. Dặn dò:
- Quan sát vật nuôi trong nhà về hình dáng các bộ phận và màu
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ vật nuôi trong nhà.
 + Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ.
TUẦN 21
Ngày tháng năm 20
Bài 21: Nặn hoặc vẽ hình dáng người.
 Bài học: VẼ HÌNH DÁNG NGƯỜI
I. Mục tiêu:
- Hs tập quan sát, nhận biết các bộ phận chính của con người(đầu, mình, chân, tay)
- Biết cách vẽ dáng người.
- Vẽ được dáng người.
II. Chuẩn bị:
 GV HS
- Chuẩn bị ảnh các hình dáng người.	- Vở tập vẽ
- Tranh vẽ người của hs	- Bút chì, màu vẽ.
- Hình hướng dẫn cách vẽ người.
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng
- Bài mới
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
 - GV treo tranh một sốhình dáng nguời.
+ Con người có những chính bộ phận nào?
 + Trong các hình ảnh trên có các dáng người như thế nào ?
 + Khi đi, đứng, chạy,các em thấy các bộ phận trên cơ thể con người như thế nào ?
* GV kết luận: Khi đi, đứng, chạy,.. thì các bộ phận trên cơ thể người thay đổi để phù hợp với tư thế hoạt động , vì vậy các em quan sát kỹ để diễn tả dáng người cho đúng.
2- Hoạt động 2: Cách vẽ
- GV minh hoạ cách vẽ trên bảng
 + Vẽ phác hình người thành các dáng đi, đứng, chạy, nhảy
 + Vẽ chi tiết hoàn chỉnh hình
- Có thể vẽ thêm các hoạt động như: đá bóng, nhẩy dây
- Vẽ màu theo ý thích
3- Hoạt động 3: Thực hành:
- Gv cho hs xem một số bài hs năm trước vẽ
- GV quan sát, nhắc nhở cho hs vẽ vừa với phần giấy quy định.
4- Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - GV chọn 1 số bài để hs cùng xem:
 + Em có nhận xét gì?
 + Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Qua bài học này các em sẽ áp dụng vào ác bài học về vẽ tranh theo đề tài như: đề tài thiếu nhi vui chơi, đề tài sân trường em giờ ra chơi, đề tài vệ sinh môi trườngsẽ giúp các em diễn tả con người cụ thể hơn, sinh động hơn.
- Con người có các bộ phận: 
 + Đầu
 + Mình 
 + Chân, tay
- Có các dáng người:
 + Đứng nghiêm
 + Đứng
 + Đi
 + Chạy 
- Khi đứng nghiêm thì chân thẳng, người thẳng lên
- Khi đứng thì con người ở trạng thái bình thường
- Khi đi thì một chân bước tới, tay vung nhẹ
- Khi chạy thì lưng cong, người lao về phía trước, chân sải dài
- Hs theo dõi
- Hs thực hành
- Vẽ nhiều dáng khác nhau như chạy, nhảy,..và vẽ các hình ảnh phụ cho sinh động
- Vẽ một hoặc 2 hình người
- Vẽ màu theo ý thích
- Hs nhận xét:
 + Hình dáng
 + Màu sắc.
- Chọn bài mình thích.
IV. Dặn dò:
- Hoàn thành xong bài ở nhà nếu chưa xong
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ trang trí đường diềm.
- Quan sát các đồ vật trong nhà có trang trí đường diềm
 + Mang theo đầy đủ dụng cụ học tập
TUẦN 21
Ngày tháng năm 20
Bài 21:Thường thức mĩ thuật: TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG
I. Mục tiêu:
- Hs bước đầu làm quen với nghệ thuật điêu khắc ( giới hạn ở các loại tượng tròn )
- Có thói quen quan sát, nhận xét các pho tượng thường gặp
- Hs yêu thích giờ tập nặn
II. Chuẩn bị:
 GV HS
- Chuẩn bị một số pho tượng thạch cao 	 - Vở tập vẽ 3
loại nhỏ (tượng nhỏ) - Bút chì, màu vẽ
- Ảnh các tác phẩm điêu khắc nổi tiếng
ở Việt Nam và thế giới
- Các bài tập nặn của hs	 	
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
- GV giới thiệu một số ảnh và tượng
 + Các em cho biết đây là gì ?
 + Tượng này đặt ở đâu ?
 + Tượng khác với tranh như thế nào ?
- Ảnh chụp các pho tượng nên ta chỉ nhìn thấy một mặt như tranh.
- GV yêu cầu hs quan sát tượng ở vở tập vẽ ;
 + Em hãy kể tên các pho tượng ?
 + Pho tượng nào là Bác Hồ, pho tượng nào là anh hùng liệt sĩ?
+ Hãy kể tên chất liệu mỗi pho tượng ?
 + Ngoài ra em còn biết có tượng nào nữa ?
- Tượng thường đặt ở đâu ?
Vd: Tượng phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh.
- Ngoài ra tượng còn đặt ở đâu ?
Vd: Tượng chân dung Bác Hồ, tượng đài các anh hùng, danh nhân..
* Tượng cổ thường không có tên tác giả, tượng mới có tên tác giả.
2-Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá:
- Gv nhận xét tiết học , động viên , khen ngợi các hs phát biểu xây dựng bài.
* Nặn, tạc, đúc tượng là một môn nghệ thuật được rất nhiều người yêu thích, nó không chỉ có giá trị về văn hoá mà còn có giá trị về kinh tế rất lớn. Nếu em nào có dịp chúng ta tìm xem những bức tượng đẹp nhé.
- Tượng
- ở chùa, ở các công trình kiến trúc, công viên, bảo tàng, gia đình..
- Tranh vẽ trên giấy, vải, tường bằng bút lông, bút chì , phấn màu và bằng nhiều chất liệu khác như: màu bột, màu nước, sơn dầu
- Tranh vẽ trên mặt phẳng nên chỉ nhìn thấy mặt trước.
- Tượng được tạc, dắp, đúc, bằng đất, đá, thạch cao, xi măngcó thể nhìn thấy các mặt xung quanh ( mặt trước, mặt sau, mặt nghiêng).Tượng thường chỉ có một màu( trừ tượng phật ở chùa thờ cúng và một số tượng dân gian)
- Hs trả lời 
- Có những tượng khác như: tượng trong tư thế ngồi( Phật trên toà sen), có tượng đứng, tượng chân dung Bác Hồ..
- Tượng cổ thường đặt ở nơi tôn nghiêm như: đình, chùa, miếu..
- Tượng mới đặt ở công viên, cơ quan, bảo tàng, quảng trường, trong các triễn lãm mĩ thuật
IV- Dặn dò: - Quan sát các pho tượng thường gặp
- Trang trí góc học tập bằng các pho tượng 
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ trang trí: Vẽ màu vào dòng chữ nét đều
 + Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ 
Bài 21: Vẽ trang trí
Trang trí hình tròn
I/ Mục tiêu
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình tròn và biểu sự ứng dụng của nó trong cuộc sống hằng ngày.
- Học sinh biết cách sắp xếp họa tiết và trang trí được hình tròn theo ý thích.
- Học sinh có ý thức làm đẹp trong học tập và cuộc sống. 
II/ Chuẩn bị 
GV: - Một số đồ vật được trang trí có dạng hình tròn: cái đĩa, khay tròn, ...
 - Một số bài vẽ trang trí hình tròn của học sinh các lớp trước. 
HS : - Bài trang trí- Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy,màu sáp.
III/ Hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hé của học sinh
1.Quan sát, nhận xét
- Giáo viên giới thiệu một số đồ vật đã chuẩn bị:
- GV cho HS quan sát một số bài trang trí hình tròn: + Hoạ tiết dùng để trang trí?
+ Cách sắp xếp hoạ tiết?
+ Vị trí của mảng chính và mảng phụ?
+ Màu sắc của những hoạ tiết giống nhau?
- GV nhận xét chung.
2.Cách trang trí hình tròn:
+ Vẽ một hình tròn (vẽ bằng compa sao cho vừa phải, cân đối với tờ giấy).
+ Kẻ các đường trục (bằng bút chì, mờ).
+ Vẽ các hình mảng chính, phụ.
+ Chọn các họa tiết thích hợp vẽ vào mảng chính.
+ Tìm các họa tiết vẽ ở các mảng phụ sao cho phong phú, vui mắt và hài hòa với họa tiết ở mảng chính.
+ Vẽ màu ở họa tiết chính trước, họa tiết phụ sau rồi vẽ màu nềnsao cho nổi bật họa tiết chính
- Giáo viên cho học sinh xem thêm một số bài trang trí hình tròn của học sinh các lớp trước. 
3.Thực hành: 
- Giáo viên gợi ý,giúp đỡ HS
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ Tên đồ vật?
+ Trang trí vào đồ vật nhằm mục đích gì?
+ Kể tên một số đồ vật dạng hình tròn có trang trí mà em biết?
- * HS làm bài:
+ Vẽ hình tròn và kẻ trục 
+ Vẽ các hình mảng chính, phụ cho cân đối,.
+ Tìm họa tiết vẽ vào .
+ Tìm và vẽ màu theo ý thích (có đậm có nhạt cho rõ trọng tâm).
4.Nhận xét,đánh giá.
- GV gợi ý HS nhận xét và đánh giá một số bài vẽ về bố cục, hình vẽ và màu sắc.
- Học sinh xếp loại bài theo ý thích. 
* Dặn dò: - Quan sát hình dáng, màu sắc của một số loại ca và quả. 
TẬP NẶN TẠO DÁNG
ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I. Mục tiêu
- Hs có khả năng quan sát, biết cách nặn các hình khối.
- HS biết cách nặn được hình người, con vật, đồ vật..và tạo dáng theo ý thích.
- Hs cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối.Thích sáng tạo
II. Chuẩn bị.
- GV: SGK,SGV
- chuẩn bị một một số tượng, đồ gốm, đồ mĩ nghệ
- HS: SGK, vở ghi, đất nặn 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung 
Hs quan sát
Hoạt động 1: quan sát, nhận xét
GV: yêu cầu Hs quan sát một số dáng người qua các bức tượng
+ GV yêu cầu nêu các bộ phận cơ thể con người( đầu, thân, chân, tay.)
+ gợi ý h\s cách nêu hình dạng của từng bộ phận
+nêu một số dáng hoạt động của con người
Hs quan sát và nêu nhận xét
Hoạt động 2: cách nặn
GV giới thiệu hướng dẫn hs cách nặn như sau: 
+ Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách nặn theo các bước: 
+ Nặn các bộ phận chính trước, nặn các chi tiết sau
Hoat động 3: Thực hành
HS lắng nghe và thực hiện
H\s thực hiện nặn theo hướng dẫn
+Hs có thể chọn hình định nặn(người, con vật, cây, quả) 
Nặn theo cá nhân hoặc theo nhóm.
Gợi ý, bổ xung cho từng học sinh, về cách nặn và tạo dáng
Có thể cho HS vẽ hoặc xé dán nếu không có đIều kiện nặn
 Hs thực hiện
+Năn theo nhóm
Hs thực hiện theo nhóm
GV yêu cầu hs tìm dáng người và cách nặn khác nhau để cho bài phong phú và đa dạng
Hoạt động 4: nhận xét đánh giá
GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài và có bài đẹp
Nhắc hs sưu tầm kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và một số kiểu chữ khác ở sách, báo.
Hs lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21.doc