Giáo án môn Lịch sử lớp 4 năm 2007

Giáo án môn Lịch sử lớp 4 năm 2007

I - MỤC TIÊU

Sau bài học HS nêu được

- Nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta là nhà nước Văn Lang

- Tổ chức xã hội của nhà nước Văn Lang

- Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt

- Một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình minh hoạ trong SGK. Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

A- Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sách vở của HS

B- Dạy – Học bài mới :

1. Giới thiệu bài

2. Nội dung bài

 * Hoạt động 1 : Thời gian hình thành và địa phận của nước Văn Lang

 - GV treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay ,treo bảng phụ và nêu yêu cầu : Hãy đọc SGK ,xem lược đồ và trả lời câu hỏi:

+ Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì ?

+ Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào ?

+ Hãy lên bảng xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang trên trục thời gian?

+ Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào ?

 + Hãy chỉ trên lược đồ khu vực hình thành nước Văn Lang .

- GV kết luận lại nội dung của hoạt động 1 .

 

doc 31 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 707Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 4 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ tư ngày 19 tháng 9 năm 2007 
lịch sử
Bài 1 : Nước Văn Lang
I - Mục tiêu
Sau bài học HS nêu được 
Nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta là nhà nước Văn Lang 
Tổ chức xã hội của nhà nước Văn Lang 
Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt 
Một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay 
II - Đồ dùng dạy học
Các hình minh hoạ trong SGK. Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ 
III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
A- Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sách vở của HS
B- Dạy – Học bài mới : 
1. Giới thiệu bài 
2. Nội dung bài 
 * Hoạt động 1 : Thời gian hình thành và địa phận của nước Văn Lang 
 - GV treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay ,treo bảng phụ và nêu yêu cầu : Hãy đọc SGK ,xem lược đồ và trả lời câu hỏi: 
+ Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì ?
+ Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào ?
+ Hãy lên bảng xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang trên trục thời gian?
+ Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào ?
 + Hãy chỉ trên lược đồ khu vực hình thành nước Văn Lang .
- GV kết luận lại nội dung của hoạt động 1 .
 * Hoạt động 2 : Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang 
 - GV yêu cầu HS : Hãy đọc SGKvà điền tên các tầng lớp trong xã hội Văn Lang vào phiếu học tập sau đó trả lời câu hỏi sau :
+ Xã hội Văn Lang có mấy tầng lớp , đó là những tầng lớp nào ?
+ Người đứng đầu trong nhà nước Văn Lang là ai ? Tầng lớp sau vua là ai ? 
+ Người dân thường trong xã hội Văn Lang gọi là gì ?
+ Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội Văn Lang là tầng lớp nào ?
 * Hoạt động 3 : Đời sống vật chất , tinh thần của người Lạc Việt 
- GV treo các tranh ảnh về các cổ vật và hoạt động của người Lạc Việt
 - GV giới thiệu về từng hình sau đó phát phiếu thảo luận 
 - GV yêu cầu HS dựa vào phiếu học tập hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt bằng lời của em 
- HS trình bày trước lớp . GV nhận xét tuyên dương những HS nói tốt 
 * Hoạt động 4 : Phong tục của người Lạc Việt
 - GV hỏi : Hãy kể tên một số câu chuyện cổ tích , truyền thuyết nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết 
- GV hỏi : Địa phương chúng ta còn lưu giữ các phong tục nào của người Lạc Việt ?
3. Củng cố – Dặn dò :
 - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài 
Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2007 
lịch sử
Bài 2: Nước Âu Lạc 
I - Mục tiêu
Sau bài học HS nêu được 
Nước Âu Lạc ra đời là sự tiếp nối của nước Văn Lang 
Những thành tựu của người Âu Lạc 
 - Người Âu Lạc đã đoàn kết chống quân xâm lược Triệu Đà nhưng do mất cảnh giác nên bị thất bại 
II - Đồ dùng dạy học
Các hình minh hoạ trong SGK . Bảng phụ 
Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ 
III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A- Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau :
 - Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào và ở khu vực nào trên đất nước ta ?
 - Hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt ?
 GV nhận xét và cho điểm HS
B- Dạy – Học bài mới : 
1. Giới thiệu bài 
2. Nội dung bài 
 * Hoạt động 1 : Cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt 
 GV yêu cầu HS đọc SGKvà trả lời các câu hỏi sau :
 + Người Âu Việt sống ở đâu? Đời sống của người Âu Việt có những điểm gì giống với đời sống của người Lạc Việt ?
 + Người dân Âu Việt và Lạc Việt sống với nhau như thế nào ?
* Hoạt động 2 : Sự ra đời của nước Âu Lạc 
 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập 
- Các nhóm trình bày , GV hỏi :
 + Vì sao người Lạc Việt và người Âu Việt lại hợp nhất với nhau thành một đất nước ?
+ Ai là người có công hợp nhất đất nước của người Lạc Việt và người Âu Việt ?
+ Nhà nước tiếp sau nhà nước Văn Lang là nhà nước nào ?
 * Hoạt động 3 : Những thành tựu của người dân Âu Lạc
 - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp với định hướng : Đọc SGKquan sát hình minh hoạ và trả lời câu hỏi : Người dân Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống ? ( Về xây dựng , về sản xuất , về làm vũ khí )
- GV yêu cầu HS nêu kết quả thảo luận sau đó GV giới thiệu về thành Cổ Loa
- GV : Hãy nêu tác dụng của thành Cổ Loa và nỏ thần. GV kết luận 
 * Hoạt động 4 : Nước Âu Lạc và cuộc xâm lược của Triệu Đà 
 - GV yêu cầu HS đọc SGK và kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của người dân Âu Lạc ?
 - GV hỏi : Vì sao cuộc xâm lược của Triệu Đà thất bại ? Vì sao năm 179 TCN , nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc ? GV kết luận 
3. Củng cố – Dặn dò :
 - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài 
Thứ tư ngày 3 tháng 10 năm 2007 lịch sử
Bài 3: Nước ta dưới ách đô hộ của
 các triều đại phong kiến phương Bắc 
I - Mục tiêu
Sau bài học HS nêu được 
 - Thời gian nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ 
 - Một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta 
- Nhân dân ta không chịu khuất phục , liên tục đứng lên khởi nghĩa 
II - Đồ dùng dạy học
 Phiếu thảo luận nhóm .Bảng phụ 
III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A- Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau :
 - Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
 - Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì ?
B- Dạy – Học bài mới : 
1. Giới thiệu bài 
2. Nội dung bài 
*Hoạt động 1 : Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến
 phương Bắc đối với nhân dân ta 
 GV yêu cầu HS đọc SGKvà trả lời các câu hỏi sau :
 - Sau khi thôn tính được nước ta , các triều đại phong kiến phương Bắc đã thi hành những chính sách áp bức bóc lột nào đối với nhân dân ta?
 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm : Tìm sự khác biệt về tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ ( GV treo bảng phụ )
 - GV gọi một nhóm nêu kết quả thảo luận 
 - GV kết luận lại nội dung của hoạt động 1 .
 * Hoạt động 2 : Các cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của phong kiến
 phương Bắc 
 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập với nội dung sau : Hãy đọc SGKvà điền các thông tin về các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc 
 - GV yêu cầu HS báo cáo kết quả 
 - GV hỏi : Từ năm 179 TCN đến năm 938 nhân dân ta đã có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ?
 - Mở đầu cho các cuộc khởi nghĩa ấy là cuộc khởi nghĩa nào ?
 - Cuộc khởi nghĩa nào đã kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc và giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước ta ?
 - Việc nhân dân ta liên tục khởi nghĩa chống laị ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc nói lên điều gì ?
 - HS trả lời GV nhận xét và tổng kết hoạt động 
3. Củng cố – Dặn dò :
 - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài 
Thứ tư ngày 10 tháng 10 năm 2007 
lịch sử
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( Năm 40)
I - Mục tiêu
Sau bài học HS nêu được :
 - Nguyên nhân Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa 
 - Tường thuật được trên lược đồ diễn biến của cuộc khởi nghĩa 
 - Hiểu và nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa
II - Đồ dùng dạy học
- Các hình minh hoạ trong SGK . Bảng phụ 
Lược đồ khu vực chính nổ ra cuộc khởi nghĩa 
III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A- Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau :
 - Khi đô hộ nước ta chính quyền phương Bắc đã thi hành những chính sách áp bức bóc lột nào ?
 - Nhân dân ta đã phản ứng ra sao ? Hãy nêu một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu ?
B- Dạy – Học bài mới : 
1. Giới thiệu bài 
2. Nội dung bài 
 * Hoạt động 1 : Nguyên nhân của khởi nghĩa Hai Bà Trưng 
 - GV yêu cầu HS đọc SGKvà thảo luận để tìm ra nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa
 - GV gọi đại diện HS phát biểu ý kiến 
- GV kết luận lại nội dung của hoạt động 1 .
 * Hoạt động 2 : Diễn biễn của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng 
 - GV treo lược đồ khu vực chính nổ ra cuộc khởi nghĩa và giới thiệu sau đó yêu cầu HS : Hãy đọc SGK và xem lược đồ để tường thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- GV yêu cầu HS tường thuật lại trước lớp 
- GV nhận xét khen ngợi những HS trình bày tốt 
 * Hoạt động 3 : Kết quả và ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng 
 - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp với định hướng : Đọc SGK và trả lời câu hỏi:
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã đạt được kết quả như thế nào ?
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa như thế nào ?
 + Sự thắng lợi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta ?
- GV nêu lại ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng 
 * Hoạt động 4 : Lòng biết ơn và tự hào của nhân dân ta với Hai Bà Trưng 
 - GV yêu cầu HS trình bày các mẩu chuyện , các bài thơ , bài hát về Hai Bà Trưng đã sưu tầm được 
 - GV khen ngợi các HS sưu tầm được nhiều tư liệu, nhắc HS cả lớp góp làm tư liệu chung để cùng tìm hiểu 
3. Củng cố – Dặn dò :
 - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
 - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài 
Thứ tư ngày 17 tháng 10 năm 2007
lịch sử
Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938)
I - Mục tiêu
Sau bài học HS nêu được :
 - Nguyên nhân dẫn đến trận Bạch Đằng 
 - Tường thuật được diễn biến của trận Bạch Đằng 
 - Hiểu và nêu được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịc sử dân tộc 
II - Đồ dùng dạy học
 - Các hình minh hoạ trong SGK . Bảng phụ 
GV và HS tìm hiểu về tên phố , đền thờ nhắc đến trận Bạch Đằng 
III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A- Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau :
 - Em hãy kể lại cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ?
 - Hãy nêu một tên phố , tên đườngnào đó nhắc đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng? 
GV nhận xét cho điểm HS
B- Dạy – Học bài mới : 
1. Giới thiệu bài 
2. Nội dung bài 
 * Hoạt động 1 : Tìm hiểu về con người Ngô Quyền 
 - GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu về Ngô Quyền theo định hướng :
 + Ngô Quyền là người ở đâu ? Ông là người như thế nào ?
 + Ông là con rể của ai ?
 - GV yêu cầu HS phát biểu ý kiến 
- GV kết luận lại nội dung của hoạt động 1 .
 * Hoạt động 2 : Trận Bạch Đằng 
 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo định hướng :
 + Vì sao có trận Bạch Đằng ?
 + Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu khi nào?
 + Ngô Quyền đã dùng kế gì để đấnh giặc ?
 + Kết quả của trận Bạch Đằng ?
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày 
- GV tổ ch ... Sau bài học HS nêu được 
 - Dựa vào lược đồ thuật lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh .
 - Thấy được sự tài trí của Nguyễn Huệ trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh .
 - Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm anh dũng của dân tộc 
II - Đồ dùng dạy học
 - Lược đồ Quang Trung đại phá quân Thanh.Các hình minh hoạ trong SGK.
 - Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý cho hoạt động thảo luận nhóm 
III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A- Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau :
 - Năm 1786 , Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì ?
 - Em hãy kể lại chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Trịnh?
B- Dạy – Học bài mới : 
1. Giới thiệu bài 
2. Nội dung bài 
 * Hoạt động 1: Quân Thanh xâm lược nước ta 
 - GV yêu cầu HS đọc SGK và hỏi : 
 + Vì sao quân Thanh sang xâm lược nước ta ?
 - HS trả lời , GV gọi nhận xét 
 - GV : Đứng trước tình hình đó , Nguyễn Huệ đã làm gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài 
 * Hoạt động 2 : Diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh 
 - GV cho HS hoạt động nhóm 
 + GV treo bảng phụ có ghi sẵn gợi ý của nội dung thảo luận 
 + Hết thời gian HS báo cáo kết quả thảo luận 
 + Khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược mước ta , Nguyễn Huệ đã làm gì ?Vì sao nói việc Nguyễn Huện lên ngôi hoàng đế là một việc làm cần thiết ?
 + Vua Quang Trung tiến quân đến Tam Điệp khi nào ? 
 + Dựa vào lược đồ , nêu đường tiến của năm đạo quân. 
 + Trận đánh mở màn diễn ra ở đâu ? Khi nào ? Kết quả ra sao ?
 + Hãy thuật lại trận Ngọc Hồi ? Hãy thuật lại trận Đống Đa?
 - GV tổ chức cho HS thi kể lại diễn biến của trận Quang Trung đại phá quân Thanh .
*Hoạt động 3 : Lòng quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của vua Quang Trung 
 - GV tiến hành hoạt động cả lớp . Yêu cầu HS trao đổi để tìm những sự việc hành động của vua Quang Trung nói lên lòng quyết tâm đánh giặc sự mưu trí của nhà vua 
 - GV gợi ý : Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long đánh giặc ?
 - Thời điểm nhà vua chọn để đánh giặc là thời điểm nào ?
 - Tại trận Ngọc Hồi , Nhà vua đã cho quân tiến vào đồn giặc bằng cách nào ?
Vậy theo em vì sao quân ta đánh thắng được 29 vạn quân Thanh ?
3. Củng cố – Dặn dò :
 - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài
Thứ tư ngày 5 tháng 9 năm 2007
lịch sử
Những chính sách về kinh tế và văn hoá 
của vua Quang Trung 
I - Mục tiêu
Sau bài học HS nêu được 
 Một số chính sách về kinh tề , văn hoá của vua Quang Trung và tác dụng của các chính sách đó đối với việc ổn định và phát triển đất nước .
II - Đồ dùng dạy học
 - Phiếu thảo luận nhóm cho HS .
GV và HS sưu tầm các tư liệu về các chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung .
III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A- Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau :
 - Năm 1786 , Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì ?
 - Em hãy kể lại chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Trịnh?
 - GV nhận xét cho điểm HS 
B- Dạy – Học bài mới : 
1. Giới thiệu bài 
2. Nội dung bài 
 * Hoạt động 1: Quang Trung xây dựng đất nước 
 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm .
 - GV phát phiếu thảo luận nhóm cho HS , sau đó theo dõi HS thảo luận . giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn . Gợi ý cho HS phát hiện ra tác dụng của các chính sách kinh tế và văn hoá giáo giục của vua Quang Trung .
 - GV yêu cầu các nhóm phát biểu ý kiến .
 - GV tổng kết ý kiến của HS
 - GV kết luận lại nội dung của hoạt động 1 .
 * Hoạt động 2 : Quang Trung - ông vua luôn chú trọng bảo tồn vốn
văn hoá dân tộc
 - GV cho HS cả lớp trao đổi ý kiến 
 + Theo em , tại sao vua Quang trung lại đề cao chữ Nôm ?
( Vì chữ Nôm là chữ viết do nhân dân ta sáng tạo từ lâu , đã được cá dời Lý , Trần sử dụng . Chữ Nôm dựa vào cách viết của chữ Hán nhưng đọc theo âm tiếng Việt . Đề cao chữ Nôm , là đề cao vốn quý của dan tộc , thẻ hiện ý thức tự cường dân tộc 
 + Em hiểu câu “ Xây dựng đất nướclấy việc học làm đầu ” của vua Quang Trung như thế nào ?
 - GV kết luận lại nội dung của hoạt động 2
3. Củng cố – Dặn dò :
 - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
 - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài 
Thứ tư ngày 5 tháng 9 năm 2007
lịch sử
Nhà Nguyễn thành lập 
I - Mục tiêu
Sau bài học HS nêu được 
 -HS nêu được hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn; kinh đô nhà Nguyễn và một số ông vua của triều Nguyễn .
 -Nêu được các chính sách hà khắc , chặt chẽ của nhà Nguyễn nhằm đảm bảo quyền lợi của dòng họ mình 
II - Đồ dùng dạy học
 - Hình minh hoạ trong SGK .
Bảng phụ viết sẵn câu hỏi gợi ý của hoạt động 2 .
III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A- Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau :
 - Em hãy kể lại những chính sách về kinh tế và văn hoá , giáo dục của vua Quang Trung.
 - Hãy nhớ lại các bài học trước để giải thích vì sao Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế văn hoá .
B- Dạy – Học bài mới : 
1. Giới thiệu bài 
2. Nội dung bài 
 * Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn 
 -GV yêu cầu HS trao đổi với nhau và trả lời câu hỏi : Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ?
 - GV giới thiệu về Nguyễn Anh.
 - GV: sau khi lên ngôi Hoàng đế , Nguyễn ánh lấy niên hiệu là gì ? Đặt kinh đô ở đâu ? Từ năm 1802 đến năm 1858 , triều Nguyễn đã trải qua các đời vua nào ?
. * Hoạt động 2 : Sự thống trị của nhà Nguyễn 
 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm với định hướng sau :
 - Hãy cùng thảo luận và hoàn thành phiếu học tập trả lời các câu hỏi sau :
Nêu những sự kiện chứng tỏ các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai ?
 + Tổ chức quân đội của nhà Nguyễn gồm những gì ? 
 + Bộ luật Gia Long với những điều luật hết sức hà khắc đó là gì ?
 - GV yêu cầu đại diện các nhóm lên phát biểu ý kiến .
 - GV tổng kết ý kiến của HS và kết luận : Các vua nhà Nguỹen đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình . 
 *Hoạt động 3 : Đời sống nhân dân dưới thời Nguyễn 
 - GV nêu vấn đề : Theo em với cách thống trị hà khắc của nhà vua thời Nguyễn, cuộc sống của nhân dân ta sẽ thế nào ?
 - GV giới thiệu : Dưới thời Nguyễn , vua quan bóc lột dân thậm tệ , người giàu có công khai sát hại người nghèo . Pháp luật dung túng cho người giầu 
3. Củng cố – Dặn dò :
 - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài
Thứ tư ngày 5 tháng 9 năm 2007
lịch sử
Kinh thành Huế 
I - Mục tiêu
Sau bài học HS nêu được 
 - Sơ lược về quá trình xây dựng kinh thành Huế: Sự đồ sộ , vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế 
 - Tự hào vì Huế được công nhận là một di sản văn hoá thế giới 
II - Đồ dùng dạy học
Hình minh hoạ trong SGK.
- Bản đồ Việt Nam
GV và HS sưu tầm tư liệu , tranh ảnh về kinh thành Huế
III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A- Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau :
 - Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ?
 - Những điều gì cho thấy các vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai và kiên quyết bảo vệ ngai vàng của mình ?
 - GV nhận xét cho điểm HS 
B- Dạy – Học bài mới : 
1. Giới thiệu bài 
2. Nội dung bài 
 * Hoạt động 1: Quá trình xây dựng kinh thành Huế 
 - GV yêu cầu HS đọc SGKtừ Nhà Nguyễn huy động  đẹp nhất nước ta thời đó 
 - Một HS đọc trước lớp , cả lớp theo dõi trong SGK
 - 2 HS trình bày trước lớp 
 - GV yêu cầu HS mô tả quá trình xây dựng kinh thành Huế
 - GV tổng kết ý kiến của HS
 - GV kết luận lại nội dung của hoạt động 1 .
 * Hoạt động 2 : Vẻ đẹp của kinh thành Huế
 - GV tổ chức cho HS các tổ trưng bày các tranh ảnh , tư liệu tổ mình đã sưu tầm được về kinh thành Huế 
 - GV yêu cầu các tổ cử đại diện đóng vai là hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về kinh thành Huế
 - GV và HS các nhóm lần lượt thăm quan góc trưng bày và nghe đại diện các tổ giới thiệu , sau đó bình chọn tổ giới thiệu hay nhất , có góc sưu tầm đẹp nhất 
 - GV tổng kết nội dung hoạt động và kết luận : Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc đẹp đầy sáng tạo của nhân dân ta . Ngày 11- 12-1993 UNESCO công nhận Huế là di sản văn hoá thế giới 
 - GV kết luận lại nội dung của hoạt động 2
3. Củng cố – Dặn dò :
 - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
 - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài 
Thứ tư ngày 5 tháng 9 năm 2007
lịch sử
Tổng kết 
I - Mục tiêu
Sau bài học HS nêu được 
 - Hệ thống được quá trình phát triển của nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỷ thứ XIX
 - Nhớ được các sự kiện , hiện tượng , nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta 
 - Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta . 
II - Đồ dùng dạy học
 - Bảng thống kê các giai đoạn lịch sử đã học.
 - Tranh ảnh trong SGK
III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A- Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau :
 - Em hãy mô tả kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế ?
 - Ngoài nội dung của bài , em biết gì thêm về Huế?
B- Dạy – Học bài mới : 
1. Giới thiệu bài 
2. Nội dung bài 
 * Hoạt động 1: Thống kê lịch sử 
 - GV treo bảng có sẵn nội dung thống kê lich sử đã học ( Nhưng được bịt kín phần nội dung ) 
 - GV lần lượt đặt câu hỏi để HS nêu các nội dung trong bảng thống kê 
 Ví dụ :
 + Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học trong llịch sử nước nhà là giai đoạn nào ?
 + Giai đoạn này bắt đầu từ khi nào và kéo dài đến bao giờ?
 + Giai đoạn này triều đại nào trị vì đất nước ta?
 + Nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử này là gì ?
 + GV cho HS phát biểu ý kiến , đến khi đúng và đủ ý thì mở bảng thống kê đã chuẩn bị , cho HS đọc lại 
 - GV tiến hành tương tự với các giai đoạn khác
 - GV kết luận lại nội dung của hoạt động 1 .
 * Hoạt động 2 : Thi kể chuyện lịch sử 
 - GV yêu cầu HS tiếp nối nhau nêu tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỷ XIX 
 - GV tổ chức cho HS thi kể chuyện về các nhân vật trên 
 - GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương những HS kể tốt , kể hay .
 - GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu về các di tích lịch sử liên quan đến các nhân vật trên 
 - GV kết luận lại nội dung của hoạt động 2
3. Củng cố – Dặn dò :
 - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
 - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài 

Tài liệu đính kèm:

  • docLich su.4.doc