Giáo án môn học lớp 5 - Trần Văn Sáu - Tuần 21

Giáo án môn học lớp 5 - Trần Văn Sáu - Tuần 21

Tập đọc :

Tiết 41 : Trí dũng song toàn

I.Mục đích yêu cầu :

 -Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng,lúc trầm vắng, tiêc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.

-Hiểu được ý nghĩa bài học: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

- Hỗ trợ đặc biệt : Rèn cho HS đọc đúng và trả lời câu hỏi thành câu đủ ý .

II. Đồ dùng dạy - học :

 -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

III.Các hoạt động dạy - học:

1. Bài cũ : GV gọi 3 học sinh lên bảng kiểm tra bài”Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng” và trả lời câu hỏi trong sgk .

 

doc 32 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 5 - Trần Văn Sáu - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai, ngày tháng năm 20
Tập đọc :
Tiết 41 : Trí dũng song toàn
I.Mục đích yêu cầu :
 -Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng,lúc trầm vắng, tiêc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.
-Hiểu được ý nghĩa bài học: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
- Hỗ trợ đặc biệt : Rèn cho HS đọc đúng và trả lời câu hỏi thành câu đủ ý .
II. Đồ dùng dạy - học :
 	 -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III.Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ : GV gọi 3 học sinh lên bảng kiểm tra bài”Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng” và trả lời câu hỏi trong sgk . 
2. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1: Luyện đọc
Mt: Đọc lưu loát, phát âm đúng một số tiếng khó trong bài: Thảm thiết, cúng giỗ, ngạo mạn.
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.
-GV đưa tranh vẽ lên vừa chỉ tranh vừa giới thiệu: Tranh về ông Giang Văn Minh đang oai phong, khẳng khái đối đáp với triều đình nhà Minh.
-GV chia đoạn: 4 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu => hỏi cho ra nhẽ
+ Đoạn 2: Tiếp theo => đền mạng Liễu Thăng
+ Đoạn 3: Tiếp theo => ám hại ông .
+ Đoạn 4 : Phần còn lại.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài 
-Lần1:Theo dõi, sửa phát âm sai cho học sinh các từ hay đọc sai : Thảm thiết, cúng giỗ, ngạo mạn.
-Lần 2: Giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong phần giải nghĩa từ
-Gọi 1 -2 HS đọc cả bài.
 GV đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
+1em đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
+ HS dùng bút chì đánh dấu đoạn 
+ 4 học sinh nối tiếp nhau đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm theo.
+ 1 HS đọc phần chú giải trong SGK.
+ Lắng nghe.
+ 1-2 em đọc, cả lớp theo dõi. 
+ Lắng nghe.
Hoạt động2 : Tìm hiểu bài.
Mt: Hiểu được ý nghĩa bài học
-Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
Đoạn 1+2.
- Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ "Góp giỗ liễu thăng"? 
Đoạn 3+4.
- Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà minh? (Hai HS nhắc lại)
- Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
- Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn? 
- Bài văn trên cho ta biết nội dung gì?
Nôïi dung : Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài
+ Cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi. Nhận xét, bổ sung.
 Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. vua Minh bị mắc mưu nhưng vẫn phải bỏ, lệ nước ta góp giỗ liễu thăng..
-Vì vua Minh mắc mưu ông phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng. Vua Minh còn căm ghép ông vì ông dám lấy cả việc quân đội ba triều đại Nam, Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông bạch đằng.
-Vì ông vừa mưu trí vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để buộc vua nhà Minh phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng. )
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm .
Mt: Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng,lúc trầm vắng, tiêc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn.Lớp nhận xét .
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm (chú ý Giọng đọc, nhấn giọng)
- GV đưa bảng phụ chép đoạn văn cần luyện đọc lên bảng và hướng dẫn HS đọc.
- GV đọc mẫu đoạn văn trên. 
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo nhóm 2 .
- Gọi HS thi đọc diễn cảm đoạn trích trước lớp.
- Nhận xét và tuyên dương – khen những HS đọc hay.
+ 4 HS thực hiện đọc. Cả lớp lắng nghe, nhận xét .
+ HS lắng nghe 
+HS luyện đọc diễn cảm trích đoạn theo nhóm 2.
+ Đại diện nhóm thi đọc.Lớp nhận xét tuyên dương nhóm đọc hay
3.Củng cố -Dặn dò:
 - Gọi 1 HS đọc lại bài và nhắc lại nội dungbài. Giáo dục và nhận xét tiết học.Về nhà luyện đọc thêm, chuẩn bị bài: “ Tiếng rao đêm” 
TOÁN
Tiết 101 :Luyện tập về tính diện tích (tiết 1)
I. Mục tiêu :
 Giúp HS :
-Ôn tập và rèn kĩ năng tính diện tích hình đã học hình chữ nhật, hình vuông.
-Vận dụng các công thức tính diện tích các hình đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn đơn giản.
- Hỗ trợ đặc biệt : Giúp HS vận dụng được công thức để tính các hình .
II. Đồ dùng dạy - học: -Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ : 
 HS tính diện tích hình CN với a= 6 dm, b= 4,4 dm, hình vuông với a= 7,5 cm 
2. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề bài .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1 : Ôn lại cách tính diện tích một số hình.
MT: Ôn tập và rèn kĩ năng tính diện tích hình đã học hình chữ nhật, hình vuông
-Gọi HS lên bảng ghi lại các công thức tính diện tích đã học về hch, HV, Hình thoi
+ 2HS lên bảng viết các công thức tính diện tích các hình đã học . 
Hoạt động 2 : HS thực hành tính diện tích của một hình trên thực tế.
Mt: Vận dụng các công thức tính diện tích các hình đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn đơn giản.
Treo bảng phụ có vẽ sẵn hình minh hoạ trong ví dụ ở SGK.
-Gọi HS đọc yêu cầu:
-Muốn tính diện tích mảnh đất này ta làm thế nào? (Ta phải chia hình đó thanh các phần nhỏ là các hình đã có công thức tính diện tích.)
-Yêu cầu thảo luận cặp đôi tìm cách làm.Có thể giải bài toán theo nhiều cách khác nhau .
- Gọi các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận .
- GV nhận xét và chốt lại : 
Độ dài cạnh DC là :25 +20 +25 = 70 (m)
Diện tích Hchữ nhật ABCD là :70 x 40,1 = 2807 (m2)
DT của hai hvuông EGHK và MNPQ là :20 x 20 x 2 = 800 (m2)
DT mảnh đất là :2807 + 800 = 3607 (m2)
- Các cách giải trên thực hiện theo mấy bước? ( 3 bước : Bước 1 : chia mảnh dất thành các hình cơ bản đã có công thức tính diện tích . Bước 2 : Đo các khoảng cách trên thực tế hoặc thu thập các số liệu đã cho .Buớc 3 : Tính diện tích từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích mảnh đất )
-Gọi HS nhắc lại. 
+ 1HS quan sát, dưới lớp làm theo yêu cầu của giáo viên. 
+ Vài HS trả lời.
+ HS thảo luận, 1vài nhóm trình bày ý kiến .Lớp nhận xét, bổ sung 
+ Một số HS nêu .
Hoạt động 3 : Thực hành
Mt: Hoàn thành nội dung bài tập yc
Bài 1: - Gọi 1 HS đọc đề, lớp theo dõi, GV hướng dẫn HS vận dụng cách chia mảnh đất bằng những hình CN sau đó tính diện tích . HS làm bàivào vở .
Giáo viên sửa bài theo đáp án
Bài giải :
Chia mảnh đất thành 2 hình chữ nhật ABCI và FGDE .
Chiều dài của hình chữ nhật ABCI là : 3,5 +3,5 +4,2 = 11,2 (m)
Diện tích hình chữ nhật ABCI là : 3,5 x 11,2 = 39,2 (m2 )
Diện tích hình chữ nhật FGDE là : 4,2 x 6,5 = 27,3 (m2 )
Diện tích khu đất đó là : 39,2 + 27,3 = 66,5 (m2 ) 
 Đáp số : 66,5 m2 
Lưu ý : HS có thể giải bằng cách khác 
Bài 2: Tương tự cách hướng dẫn trên 
 - Giáo viên sửa bài theo đáp án:
a. Chia mảnh đất theo hình vẽ :
b. Xác định khoảng cách và tính :
Chiều dài AD của hình chữ nhật ABCD là : 50 +30 = 80 (m)
Chiều rộng CD của hình chữ nhật ABCD : 100,5 – 40,5 = 60 (m)
Diện tích của hình chữ nhật ABCD : 80 x 60 = 4800 (m2)
D.tích 2 mảnh đất hình chữ nhật nhỏ : 30 x 40,5 x 2 = 2430 (m2)
Diện tích của khu đất đó là : 4800 +2430 = 7230 (m2)
Đáp số : 7230 m2
+1 HS đọc đề, lớp theo dõi, làm bàivào vở, 1 học sinh làm trên bảng, nhận xét, sửa bài.
+ 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
+ Theo dõi và sửa bài nếu sai.
3.Củng cố-Dặn dò: Nhận xét tiết học.Về học lại bài, chuẩn bị :“Luyện tập tính diện tích” tiếp theo .
ĐẠO ĐỨC
Tuần 21 : Ủy ban nhân dân xã, phường em (tiết 1)
I. Mục tiêu 
 Học xong bài này HS biết :
- Cần phải tôn trong Ủy ban nhân dân (UBND) xã ( phường ) và vì sao phải tôn trọng (UBND) xã ( phường ) .
- Thực hiện các quy định của (UBND) xã ( phường ), tham gia các hoạt động do (UBND) xã ( phường ) tổ chức .
II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV : Aûnh trong bài phóng to .
III. Hoạt động dạy và học
 1. Bài cũ : Nêu một số trường hợp thể hiện tình yêu quê hương ? 
 2.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề bài . 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1 : Tìm hiểu truyện : Đến UBND phường 
Mt:Biết được một số công việc của UBND xã(phường), biết tầm quan trọng của UBND xã( phường)
-G V gọi 1-2 HS đọc toàn bộ câu truyện .
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung từng câu hỏi sau:
(?) Bố Nga đến UBND phường để làm gì ?
(?) UBND phường làm những công việc gì ? 
(?) UBND xã ( phường ) có vai trò rất quan trọng nên mỗi người dân cần phải có thái độ như thế nào đối với UBND ?
- Cho HS các nhóm trình bày, HS nhận xét .
Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt ý.
=>UBND) xã ( phường ) giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương . Vì vậy, mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ Ủy ban hoàn thành công việc .
-GV gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
+ Theo dõi, lắng nghe.
+Thảo luận nhóm 2 em.
+ Trình bày ý kiến thảo luận, mời bạn nhận xét, bổ sung.
+ Một số học sinh lần lượt nhắc lại.
+ 2-3 em đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động 2: Luyện tập
Mt:Biết việc làm của của UBND xã(phường)
-Yêu c ... có cái râu dài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn, bài văn hay của một số học sinh trong lớp.
Yêu cầu học sinh chọn viết lại một đoạn văn theo nội dung đề bài.
- Học sinh sửa bài vào vở nháp, một số em lên bảng sửa bài. Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
Học sinh trao đổi thảo luận trong nhóm để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn và tự rút kinh nghiệm cho mình.
- 1 học sinh đọc lại yêu cầu. Học sinh tự chọn để viết lại đoạn văn.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc lại đoạn văn viết mới (có so sánh đoạn cũ).
- Học sinh nhận xét
3. Củng cố- dặn dò: Giáo viên nhận xét, biểu dương những học sinh làm bài tốt những em chữa bài tốt. Chuẩn bị : “Oân tập văn kể chuyện”. 
KHOA HỌC
Tiết 42 : Sử dụng năng lượng chất đốt ( tiết 1) 
I.Mục tiêu: 
	- Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt.
- Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Đồ dùng dạy - học:- Giáo viên: - SGK. bảng thi đua. Học sinh : - Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
III. Các hoạt động:
1. Bài cũ: 3 HS trả lời câu hỏi:
(?) Vì sao nói mặt trời là nguồn năng lưộng chủ yếu của sự sống trên trái đất?
(?) Con người sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống như thế nào?
2. Bài mới: GT bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kể tên một số loại chất đốt
Mt: Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt.
-GV yc hsinh đọc thông tin SGK, quan sát tranh, trả lời yc sau:
(?) Nêu tên các loại chất đốt trong hình 1, 2, 3 trang 86 SGK, trong đó loại chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể khí hay thể lỏng?
(?) Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng?
(?) Những loại nào ở thể rắn, lỏng, khí?
-HS đọc thông tin SGK, quan sát tyranh, thảo luận nhóm, trả lời yc của GV
-Các nhóm cử đại diện trình bày.
-Cả lớp nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2: Thảo luận sử dụng chất đốt
Mt: Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
1.Sử dụng chất đốt rắn.
(?) Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi?
(?) Than đá được sử dụng trong những công việc gì?
(?) Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?
(?) Ngoài than đá,em còn biết tên loại than nào khác?
2. Sử dụng các chất đốt lỏng
(?) Kể tên các loại chất đốt lỏng mà em biết, chúng thường được dùng để làm gì?
(?) Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác ở đâu?
3. Sử dụng các chất đốt khí.
(?) Dầu mỏ được lấy ra từ đâu?
(?) Từ dầu mỏ thể tách ra những chất đốt nào?
 GV chốt: Để sử dụng được khí tự nhiên, khí được nén vào các bình chứa bằng thép để dùng cho các bếp ga.
Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
-củi, tre, rơm, rạ 
-Sử dụng để chạy máy, nhiệt điện, dùng trong sinh hoạt.
Khai thác chủ yếu ở các mỏ than ở Quảng Ninh.
-Than bùn, than củi.
-Xăng, dầu, cồndùng đun nấu, chạy máy.
-Dầu mỏ ở nước ta được khai thác ở Vũng Tàu.
-Từ mỏ dầu
-Khí tự nhiên
-Ủ chất thải, mùn, rác, phân gia súc trong hầm bi- ô ga khí sinh học theo đường ống dẫn vào bếp.
3. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: “Sử dụng năng kượng của chất đốt (tiết 2)”.
TOÁN 
Tiết 105 : Diện tích xung quanh – diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
I. Mục tiêu:
- Học sinh tự hình thành được biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. Học sinh tự hình thành được cách tính và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng được các quy tắc và tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần để giải các bài tập có liên quan.
II.Đồ dùng dạy - học:
+ GV:	Hình hộp chữ nhật, phấn màu. HS: Hình hộp chữ nhật, kéo.
III. Các hoạt động:
1.Bài cũ: “Hình hộp chữ nhật .Hình lập phương “
(?) Hình hộp chữ nhật có mấy mặt, hãy chỉ ra các mặt của hình hộp chữ nhật?
(?) Em hãy gọi tên các mặt của hình hộp chữ nhật.
Bài mới: Gv giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm, cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của HHCN.
Mt: Hình thành khái niệm, cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của HHCN.
1)Diện tích xung quanh
 Gv cho Hs quan sát mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật, chỉ ra các mặt xung quanh.
(?) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là gì?
Giáo viên chốt: diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích của 4 mặt bên.
- Gv nêu ví dụ như SGK: Vậy hình hộp chữ nhật có chiều dài là 8 cm, chiều rộng là 5 cm, chiều cao là 4cm. Hãy tìm diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật này?
Yêu cầu các HS thảo luận theo nhóm để tìm cách tính.
Gv chốt lại cách làm đúng:
+Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng Dt của hình chữ nhật có chiều dài là: 5 + 8 + 5 + 8 = 26 cm ( Chu vi mặt đáy)và chiều rộng bằng chiều cao của hình hộp chữ nhật là 4 cm, nên diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:26 ´ 4 = 104 (cm2)
(?) Từ ví dụ trên phát biểu cách tình diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
-Giáo viên chốt lại: Muốn tìm diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, ta lấy chu vi mặt đáy, nhân với chiều cao.( cùng đơn vị đày)
Công thức: S XQ = (a + b) x2 x c
( c là chiều cao của hhcn)
2)Diện tích toàn phần
(?) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật gồm Dt những mặt nào?
- Yêu cầu HS vận dụng để tiếp tục tính DTTP của ví dụ trên.( Làm việc nhóm đôi)
- Gv chốt cách tính đúng:
Diện tích một mặt đáy là: 8 ´5 = 40 ( cm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là: 
 104 + 40 ´ 2 = 184 ( cm 2)
(?) Vậy muốn tìm diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào?
=>Muốn tính DT toàn phần của hình hộp chữ nhật ta lấy Dt xung quanh cộng với Dt hai mặt đáy
Công thức S TP = S xq + (a x b ) x 2
- Các nhóm để các hình hộp chữ nhật lên bàn quan sát, chỉ ra các mặt xung quanh.
- Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là diện tích của 4 mặt bên.
 4 cm
 5 cm
 8 cm 
 5 + 8 + 5 + 8 = 26 (cm) là chu vi đáy hình hcn
26 ´ 4 = 104 (cm2)( Lấy chu vi đáy X chiều cao hhcn
- Là tổng Dt của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy
- HS thực hiện, sau đó trình bày kết quả, lớp nhận xét,thống nhất kết quả.
5 cm
5 cm
8 cm
8 cm
4 cm
Hoạt động 2: Luyện tập.
Mt: Vận dụng được các quy tắc và tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần để giải các bài tập có liên quan.
Bài 1 : GV yc hs đọc bài tập 1
- GV yêu cầu HS vận dụng trực tiếp công thức tính S xq, S tp của HHCN để tính
- GV đánh giá bài làm của HS
Chu vi đáy: (4 + 5) ´ 2 = 18 (dm)
Diện tích xung quanh: 18 ´ 3 = 54 (dm2)
DT hai mặt đáy là: 4 ´ 5 ´ 2 = 40 dm2
Dt toàn phần là: 54 + 40 = 94 dm2
Đáp số: 54 dm2; 94 dm2
Bài 2 : GV yc hs đọc bài tập 2
 - GV hướng dẫn HS : 
+Tính diện tích xung quanh của thùng tôn .
+ Tính diện tích đáy của thùng tôn .
+Diện tích thùng tôn ( không nắp)
Chu vi đáy thùng tôn là: (6 + 4) ´ 2 = 20 (dm)
Diện tích xung quanh của thùng tôn là: 20 ´ 9 = 180 (dm2)
Diện tích đáy của thùng tôn là: 6 ´ 4 = 24 (dm2)
Diện tích tôn dùng để làm thùng là: 180 + 24 = 204 (dm2)
Đáp số: 204 dm2
- HS đọc bài tập 1
- Học sinh làm bài. 1 hs lên bảng làm bài Lớp sửa bài. 
-Hs đọc bài tập 2
-Học sinh làm bài. 1 hs len bảng làm bài. Học sinh sửa bài: 
3. Củng cố- dặn dò: Nêu quy tắc, công thức tính S XQ, S TP hình HCN. Nhận xét tiết học . Chuẩn bị “ Luyện tập”
KĨ THUẬT
Tiết 21 : Vệ sinh phòng bệnh cho gà
I. Mục tiêu:
Hs cần phải:
-Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
-Có ý thức chăm sóc bảo vệ vát nuôi.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ nội dung SGK
III. Các hoạt động:
1.Bài cũ: Nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà?
(?)Nêu các công việc chăm sóc gà?
2.Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động 1:Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà:
Mt: Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho ga
Gv yc học sinh đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm nội dung câu hỏi GV yêu cầu:
(?)Nêu tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà?
=.>VS phòng bệnh cho gà nhằm tiêu diệt vi trùng, kí sinh trùng gây bệnh và làm tăng sức chống bệnh cho gà.
-Học sinh đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm nội dung câu hỏi
-Đại diện nhóm trình bày, nhận xét
Hoạt động 2:Cách vệ sinh phòng bệnh cho gà:
Mt:Nêu được các cách vệ sinh phòng bệnh cho gà
GV yêu cầu hs đọc thông tin mục 2a, thảo luận nhóm, trả lời yc sau:
(?)Nêu những công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà? Và tác dụng của nhưĩng công việc trên?
=>Vệ sinh phòng bệnh bằng cách thường xuyên cọ rửa sạch sẽ dụng cụ cho gà ăn, uống, làm vệ sinh chuồng nuôi và tiêm, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà.
-Hs đọc thông tin mục 2a, thảo luận nhóm
-Trình bày nội dung thảo luận
3. Củng cố: GV yêu cầu hs đọc bài học. GV nhận xét tiết học, HS về vận dụng điều đã học vào việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
Ban giám hiệu duyệt tuần 21 
Ngày .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21 DA CHINH SUA.doc