Giáo án môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 33, 34

Giáo án môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 33, 34

Tuần 33:

Ngày soạn: 25/4/2012

Ngày giảng: 30/4/2012

Thứ hai ngày 30 tháng 4 năm 2012

Hoạt động tập thể

CHƠI TRÒ CHƠI DÂN GIAN

I Mục tiêu:

-HS biết một số trò chơi dân gian và chơi một cách tích cực, chủ động, an toàn.

-Vận dụng chơi trong giờ ra chơi hàng ngày.

II. Đồ dùng:

- Một số đồ dùng để phục vụ trò chơi.

III Các hoạt động dạy học:

 

doc 33 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 917Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 33, 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33:
Ngày soạn: 25/4/2012
Ngày giảng: 30/4/2012
Thứ hai ngày 30 tháng 4 năm 2012
Hoạt động tập thể
Chơi trò chơi dân gian
I Mục tiêu:
-HS biết một số trò chơi dân gian và chơi một cách tích cực, chủ động, an toàn.
-Vận dụng chơi trong giờ ra chơi hàng ngày.
II. Đồ dùng:
- Một số đồ dùng để phục vụ trò chơi.
III Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.Phần mở đầu
2.Phần cơ bản
3 Phần kết thúc
-GV tập trung lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
-Yêu cầu HS kể một số trò chơi dân gian mà em biết
* Trò chơi vận động:
-GV phân nhóm và cho HS tự chọn một trong các trò chơi trên và cho HS chơi.
-GV quan sát, nhận xét xử lí các tình huống xảy ra.
-Cho cả lớp hát và vỗ tay một bài
-Hệ thống bài
-Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
-Đứng tại chỗ hát và vỗ tay.
-Chơi trò chơi
* HS kể:
-Mèo đuổi chuột
-Chơi chuyền
-Kéo co
-Rồng rắn lên mây
...
-Các nhóm chọn và nêu tên trò chơi
-Chơi trò chơi theo nhóm
-Hát và vỗ tay
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học (T)
ôn tập đọc, viết số
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
-Đọc, viết các số trong phạm vi 100 000.
II. Đồ dùng: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
3. Củng cố - dặn dò:
- Cho HS hoàn thiện BT trong VBT và làm các BT sau:
-Nêu BT- hướng dẫn
Bài 1:
a) Viết số bé nhất có tổng các chữ số là 20.
b) Viết số lớn nhất có tổng các chữ số là 31, biết rằng số đó có bốn chữ số.
Bài 2:
Tìm số có hai chữ số biết rằng số đó lớn gấp 8 lần tổng các chữ số của nó.
Bài 3:
Người ta viết dãy tất cả các số liên tiếp từ 1 đến 100. Hỏi:
a) Dãy đó có tất cả bao nhiêu chữ số 1?
b) Dãy đó có tất cả bao nhiêu chữ số 0?
Bài 4:
a) Viết các số sau thành số La Mã:
23, 37, 16, 14, 29, 18, 25, 27, 38.
b) Đọc các số sau:
VII, XII, XXV, XXIX, XVIII, IX, XXIV.
Bài 5:
Tìm một số biết rằng khi viết thêm 3 vào cuối số đó thì số đó tăng thêm 435 đơn vị.
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-Theo dõi
- Làm bài – chữa
-Đọc yêu cầu – làm bài – chữa
Bài 1:
a) 299
b) 9994.
Bài 2:
72
Bài 3:
a) Trong dãy số:
1, 2, 3, ..., 100.
-Từ 10 đến 19 có 11 chữ số 1.
-Trong các số 1, 21, 31, ..., 91 có 9 chữ số 1.
-Trong số 100 có 1 chữ số 1.
Vậy có tất cả:
11 + 9 + 1 = 21 (chữ số 1)
b) Trong các số 10, 20, 30, ..., 90 có 9 chữ số 0.
Trong số 100 có 2 chữ số 0
Vậy có tất cả:
9 + 2 = 11 (chữ số 0)
Đáp số: a) 21 chữ số 1
 b) 11 chữ số 0
Bài 4:
a) XXIII, XXXVII, XVI, XIV, XXIX, XVIII, XXV, XXVII, XXXVIII.
b)
Bài 5:
Khi viết thêm 3 vào cuối số đó thì ta đã gấp số đó lên 10 lần rồi cộng thêm 3 đơn vị. Ta có sơ đồ:
Số phải tìm:x
Số mới: x x x x x x x x x x 3
 435
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 26/4/2012
Ngày giảng: 1/5/2012
Thứ ba ngày 1 tháng 5 năm 2012
Hoạt động tập thể
Đố vui
I.Mục tiêu :
- HS được chơi một số trò chơi học tập nhằm nâng cao vốn từ của bản thân, tạo không khí học tập vui vẻ : Học mà chơi – Chơi mà học.
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu :
Nôị dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Nội dung :
A: Đố vui
B:Vui văn nghệ
3. Nhận xét tiết học.
- Nêu yêu cầu – ghi bảng
A - GV nêu một số câu hỏi đố vui :
(GV chia nhóm , nêu cách chơi, luật chơi)
Câu đố về hoa
1, Hoa gì nho nhỏ
Cánh màu hồng tươi
Hễ thấy hoa cười
Đúng là Tết đến?
2, Chiếc kèn nhỏ
Trắng trắng tinh
Nhuỵ xinh xinh
Thơm thơm ngát
Là hoa gì?
3, Hoa gì nở hướng mặt trời
Sắc vàng rực rỡ thắm tơi vườn nhà?
4, Hoa đào ngoài Bắc
Hoa gì trong Nam
Cánh nhỏ màu vàng
Cùng vui đón Tết?
5, Hoa tròn nhiều cánh
Nho nhỏ trắng ngần
Hơng thoảng xa gần
Vờn em thơm ngát.
Là hoa gì?
6, Tên gọi là giấy
Nhng lại là hoa
Đỏ, tím trắng ngà
Rung rinh trong nắng.
Là hoa gì?
7, Hoa gì thơm mát xanh xanh
Trưa hè mẹ nấu bát canh ngọt lành?
- HS chơi trò chơi “Đố vui”: đố nhau những câu đố đã sưu tầm được.
B – GV mời HS đọc thơ, hát bài hát về những loài hoa mà em biết.
-Nhận xét, tuyên dương nhóm hoạt động tốt.
-Theo dõi
- HS thảo luận nhóm, trả lời.
-Hoa đào
- Hoa loa kèn
- Hoa hướng dương
- Hoa mai
-Hoa nhài
-Hoa giấy
-Hoa thiên lí
- HS thực hiện
- HS biểu diễn.
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học (T)
Đọc, viết số
I. Mục tiêu:Giúp HS :
Biết đọc, viết các số trong phạm vi 100 000.
II. Đồ dùng: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
Bài 4:
3.Củng cố - dặn dò:
- Nêu BT- hướng dẫn- yêu cầu HS làm – chữa
Bài 1:
a) Ghi cách đọc số: 34 895; 67124; 12 061; 72 307; 20 005; 2005.
b) Viết số, biết số đó gồm:
5 chục nghìn, 8 nghìn, 2 trăm, 7 chục, 4 đơn vị.
3 chục nghìn, 6 trăm, 2 chục, 5 đơn vị.
8 chục nghìn, 4 chục.
1 chục nghìn, 9 đơn vị.
c) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
35425, 35426, 35427,...,...,...
89230, 89240, 89250,...,...,...
77600, 77700, 77800,...,...,...
Bài 2:
a) Từ 3546 đến 3599 có bao nhiêu số tự nhiên?
b) Muốn viết 289 số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số 6312 thì số cuối cùng là số nào?
Bài 3:
Giữa hai số: 613 và 657 có bao nhiêu số nữa? Trong đó có bao nhiêu số chẵn, bao nhiêu số lẻ?
Bài 4:
a) Số nhỏ nhất có 5 chữ số là số nào?
b) Số lớn nhất có 5 chữ số là số nào?
c) Số nhỏ nhất có 6 chữ số là số nào?
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-HS làm bài
Bài 1:
3 HS chữa
Bài 2: 
a)Từ 3546 đến 3599 có số số hạng là:
(3599 - 3546) : 1 + 1 = 54 (số)
 Đáp số: 54 số
b) 
Dãy số tự nhiên liên tiếp có giá trị khoảng cách là 1.
Số khoảng cách là:
289 - 1 = 288 (khoảng)
Số hạng cuối cùng là:
6312 + 1 x 288 = 6600
 Đáp số: a) 54 số
 b) 6600
Bài 3:
Số liền trước số 657 là số 656.
Số lượng số tự nhiên giữa hai số 613 và 657 là:
656 - 613 = 43 (số)
43 số này bắt đầu từ số 614 đến 656 là 2 số chẵn nên số lượng số chẵn hơn số lượng số lẻ là 1. Vậy:
Số lượng số lẻ từ 614 đến 656 là:
43 : 2 = 21 (dư 1)
Số lượng số chẵn từ 614 đến 656 là:
21 + 1 = 22 (số)
 Đáp số: có 43 số
 có 22 số chẵn
 có 22 số lẻ
Bài 4:
a) 10 000
b) 99 999
c) 100 000
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 27/4/2012
Ngày giảng: 2/5/2012
Thứ tư ngày 2 tháng 5 năm 2012
Mĩ thuật
Tập nặn tạo dáng:
Nặn hoặc vẽ, xé dán hình dáng người.
I.Mục tiêu:
-HS nhận biết hình dáng của người đang hoạt động.
-Biết cách nặn hoặc vẽ, xé dáng hình dáng người.
-Nặn hoặc vẽ, xé dán được hình dáng người đang hoạt động.
-Nhận biết vẻ đẹp sinh động về hình dáng của con người khi hoạt động.
II.Chuẩn bị:
-Su tầm tanh, ảnh về các hình dáng khác nhau của con người.
-Một số bài tập nặn (hoặc vẽ, xé dán) của HS năm trước.
-Đất nặn hoặc màu, giấy màu, hồ dán.
III.Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
*HĐ1:Quan sát, nhận xét
*HĐ2: Cách nặn
*HĐ3: Thực hành
*HĐ4: Nhận xét, đánh giá
3. Củng cố - dặn dò:
-HD HS xem tranh, ảnh và gợi ý các em nhận xét:
+Các nhân vật đang làm gì?
+Động tác của từng người như thế nào?
*Cách nặn:
-HS tự chọn hai dáng người đang hoạt động để tập nặn.
-Có thể thực hiện theo một trong hai cách:
+Nặn rời từng bộ phận rồi gắn để tạo thành hình ngời (thân người, đầu, hai tay, hai chân). Chỉnh sửa các bộ phận, chi tiết cho hoàn chỉnh rồi tạo dáng;
+Nặn từng khối đất thành hình dáng người theo ý thích.
-Cho HS xem hình dáng người đang hoạt động ở tranh, ảnh, ở các bài tập nặn của HS năm trước.
-Yêu cầu HS thực hành
-GV quan sát và gợi ý giúp HS hoàn thàh bài tập.
-GV thu một số bài tập nặn rồi cho HS nhận xét:
+Hình dáng người đang làm gì?
+Yêu cầu HS mô tả dáng người ở bài tập theo cách nghĩ của mình và xếp loại.
-GV kết luận, nhận xét tiết học.
-VN sưu tầm tranh của thiếu nhi để chuẩn bị cho bài học sau.
-Theo dõi
-Xem tranh, nhận xét:
-Theo dõi
-HS xem hình dáng người đang hoạt động ở tranh, ảnh của HS năm trước.
-HS thực hành
-HS mô tả dáng người ở bài tập theo cách nghĩ của mình và xếp loại.
IV. Rút kinh nghiệm:
	Hướng dẫn học (LT - C)	
Nhân hoá
I. Mục đích yêu cầu:
- Tiếp tục ôn về nhân hoá.
II. Đồ dùng: Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy - học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
Bài 1
Bài 2:
3.Củng cố - dặn dò:
Bài 1:a) Đọc các bài thơ, đoạn văn sau và gạch một gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật được nhân hoá, hai gạch dưới từ ngữ dùng để nhân hoá:
Giọt sương
Giọt sương đêm long lanh
Nằm nghiêng trên phiến lá
lắng tai nghe tiếng đêm
Của làng quê êm ả.
Sương nghe lời chị Gió
Thì thào trong vườn trăng
Sương nghe tiếng màu xanh
Gọi nhau trong lòng đất.
Trăng chuyện trò thân mật
Với những vì sao đêm
Sương ghi trên lá mềm
Biết bao lời thương mến.
Rồi bình minh chợt đến
Sương tan theo ánh trời
Hoà mình vào lòng đất
Gọi sự sống muôn nơi.
(Phạm Thị út Tươi)
Xuống phố mùa xuân
Tan trường em xuống phố
Mưa bụi giăng mờ trời,
Chồi non vươn tay hứng
Những hạt mưa nhẹ rơi.
Cỏ dưới chân bồi hồi
Cựa mình sau giấc ngủ
Cây ngọc lan đầu phố
Toả hương thơm ngọt lành.
Chim véo von trên cành
Gọi lá hoa trẩy hội,
Dòng sông xanh vời vợi
Cuốn mình ra biển khơi.
Giữa bao la đất trời
Mọi vật đều tươi mới
Em lớn thêm một tuổi
Học hành càng chăm ngoan.
(Tân An)
 Tôi ít quan tâm đến cây xà cừ, dù bao ngày nắng hè tôi đã ngồi nghỉ dưới bóng mát của nó. Cây xà cừ lực lưỡng, rắn rỏi, có vẻ không thiết gì đến hoa trái của chính nó, bình thản đứng bên đường trong một vẻ trung niên bền bỉ, không hồi hộp, không chờ đợi. Nó lầm lì không để ý tới ai nên cũng không khiến ai để ý tới nó...
(Hoàng Phủ Ngọc Tường)
b) Em thích nhất hình ảnh nhân hoá nào nhất? Vì sao?
Bài 2:
Sử dụng biện pháp nhân hoá để viết lại các câu sau cho sinh động hơn:
a) Cây hồng nhung được trồng giữa vườn.
b) Mỗi khi làn gió xuân thoảng qua, cây cối trong vườn lại đung đưa.
c) Chim hót trong vòm lá.
d) Dưới ao, cá đang bơi lội.
d) Sau trận mưa, hoa hồng trông thật đẹp. Cánh hoa mịn, không vương chút bụi.
e) Giọt sương đọng trên lá.
g) Nắng chiếu xuống sân.
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
Bài 1:
a) Các từ được gạch một gạch:
giọt sương, đêm ... n- Y/c làm bài
Bài 1: Khoanh tròn vào các chữ cái:
A. Trước những việc làm của con người nhằm bảo vệ thiên nhiên:
a. Chặt bớt cành cây trước mùa bão.
b. Đắp đê ngăn lũ.
c. Hái lộc ngày xuân.
d. Trồng cây gây rừng.
e. Đánh bắt cá bằng thuốc nổ.
g. Phủ hoang đất trống, đồi trọc.
h. Quét vôi dưới gốc cây ven đường.
B. Trước những gì tốt đẹp mà thiên nhiên mang lại cho con người
a. Than đá
b. Mưa đá
c. Dầu mỏ
d. Động đất
e. Bão
g. Lũ
h. Hải sản
i. Nước
Bài 2: Xếp những từ ngữ đã cho 
dưới đây vào các ô thích hợp trong bảng:
Điện, nước, suối khoáng, mỏ dầu, gỗ, nhựa, muối, giấy, rượu, đường, mỏ sắt, gạo, cây cối, biển cả, khí đốt, kim cương, nhà cửa, chùa chiền, bệnh viện, cối xay gió.
Những thứ có sẵn trong thiên nhiên
Những thứ do con người tạo ra
Bài 3: Điền dấu thích hợp vào ô trống cho chuyện vui sau. Chép lại câu chuyện khi đã điền dấu.
ích lợi của nước
-Nước có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người Tèo nước có ích lợi như thế nào 
-Thưa thầy nếu không có nước thì chúng ta không học bơi được 
và như vậy thì mọi người sẽ chết đuối hết ạ 
Bài 4: Em hãy khoanh tròn dấu câu dùng sai trong các câu văn dưới đây, chữa lại cho đúng và chép lại:
a. Vừa lau chùi bộ đồ thờ. Ông nội vừa nhắc Mẫn.
-Cẩn thận cháu nhé! Xem ông làm này. Ông đặt cái đế nhẹ như thế đấy. Mẫn hỏi ông:
-Ông chùi kĩ quá! Chùi kĩ như thế có nghĩa gì hả ông.
(Theo Chu Huy)
b. Giữa hồ, trên thảm cỏ xanh. Tháp Rùa nổi lên lung linh. Khi mây bay. Gió thổi. Tháp Rùa như dính vào nền trời bồng bềnh xuôi ngược gió mây.
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-Theo dõi
-Làm bài - chữa
Bài 1:
A. Khoanh vào chữ cái: a, b, d, g.
B. Khoanh vào chữ cái: a, c, h, i.
Bài 2:
Những thứ có sẵn trong thiên nhiên
Những thứ do con người tạo ra
nước suối khoáng, mỏ dầu, gỗ, muối, mỏ sắt, cây cối, biển cả, khí đốt, kim cương.
điện, nhựa, giấy, rượu, đường, gạo, nhà cửa, chùa chiền, bệnh viện, cối xay gió.
Bài 3:
-Nước có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người . Tèo, nước có ích lợi như thế nào ? 
-Thưa thầy, nếu không có nước thì chúng ta không học bơi được,và như vậy thì mọi người sẽ chết đuối hết ạ. 
Bài 4:
a. Vừa lau chùi bộ đồ thờ, Ông nội vừa nhắc Mẫn:
-Cẩn thận cháu nhé! Xem ông làm này. Ông đặt cái đế nhẹ như thế đấy. Mẫn hỏi ông:
-Ông chùi kĩ quá! Chùi kĩ như thế có nghĩa gì hả ông?
(Theo Chu Huy)
b. Giữa hồ, trên thảm cỏ xanh, tháp Rùa nổi lên lung linh. Khi mây bay, gió thổi, tháp Rùa như dính vào nền trời bồng bềnh xuôi ngược gió mây.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 5/5/2012
Ngày giảng: 10/5/2012
Thứ năm ngày 10 tháng 5 năm 2012
Âm nhạc
Hát bài tự chọn
I. Mục tiêu: 
- Hs ôn lại các bài hát đã được học trong chơng trình
- Rèn cho HS tính bạo dạn, tự tin trước đông người
- Luyện cho hs giọng hát hay, yêu thích văn nghệ.
II. Đồ dùng:
- Nhạc cụ
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hớng dẫn
*HĐ1: Hát tập thể 
* HĐ2: Hát cá nhân:
3. Củng cố – dặn dò:
- Nêu yêu cầu tiết học
- Hãy kể tên các bài hát đã học
- GV cho cả lớp ôn lại các bài hát đã học
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- Cho HS hát cá nhân: lấy tinh thần xung phong lên hát trớc. Khi hát xong GV cho HS đó có quyền chỉ định bạn khác hát.
Sau mỗi tiết mục GV cùng cả lớp vỗ tay động viên
- Khen ngợi những em có giọng hát hay, phong cách biểu diễn tự nhiên.
- Theo dõi
a)HS nối tiếp nhau kể tên các bài hát đã học.
- Ôn lại các bài hát đã học theo hướng dẫn của GV.
- Biểu diễn cá nhân
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học
Luyện phát âm và viết đúng 
hai phụ âm đầu l - n
I. Mục đích, yêu cầu:
- Sau bài học tiếp tục giúp học sinh:
- Đọc và viết đúng các từ ngữ có phụ âm đầu l – n.
- Rèn kĩ năng nghe, đọc, nói, viết đúng qua luyện đọc, luyện viết, qua cách diễn đạt và đối thoại trực tiếp.
- Giáo dục nói và viết đúng các từ ngữ có phụ âm đầu l – n.
II. Đồ dùng:- GV: Phấn màu, bảng phụ
HS: Bảng con 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hớng dẫn
- Tìm các từ, câu có phụ âm đầu 
l - n?
- HS nêu, viết bảng
a. Luyện đọc
- GV chọn 1 đoạn hoặc 1 bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt
- Đọc mẫu toàn bài
- Gọi 1 HS đọc lại bài, yêu cầu lớp quan sát và gạch chân dưới các tiếng có âm đầu l – n.
- Yêu cầu HS tìm trong bài tập đọc những tiếng có phụ âm đầu l?
+ GV ghi bảng
+ Khi đọc những tiếng có âm đầu l ta phải đọc như thế nào?
+ HD HS luyện đọc các tiếng có âm đầu l.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc – cả lớp đọc thầm. Gạch chân dưới các tiếng có âm đầu l – n
- HS nêu
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Khi đọc uốn cong lưỡi.
- HS đọc cá nhân, đọc theo tổ, theo nhóm.
- Yêu cầu HS tìm trong bài tập đọc những tiếng có phụ âm đầu n?
+GV ghi bảng
+ Khi đọc những tiếng có âm đầu n ta phải đọc như thế nào?
- Hớng dẫn HS luyện đọc các tiếng có âm đầu n.
- HS nêu
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Đầu lưỡi để sát chân răng của hàm răng trên
- HS đọc cá nhân, đọc theo tổ, theo nhóm.
*Luyện đọc từ, cụm từ, câu
- Cho HS luyện đọc các cụm từ chứa tiếng bắt đầu bằng l - n 
- Hướng dẫn HS luyện đọc nối tiếp câu.
- GV nhận xét
- HS đọc cá nhân nối tiếp, đọc theo tổ
- HS đọc nối tiếp
* Luyện đọc cả bài
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Đoạn văn viết về nội dung gì?
- Vậy để làm nổi rõ nội dung của đoạn văn chúng ta cần lưu ý điều gì?
- GV nhận xét, chốt cách đọc
- Gọi HS đọc bài
- 1 HS đọc cả bài
- HSTL
- 2 HS đọc bài
b. Luyện viết
GV đưa nội dung bài tập:
Điền l hay n vào chỗ chấm:
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Bài tập yêu cầu gì?
- GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức.
- Chữa bài – Tổng kết trò chơi.
- GV đọc cho HS viết nội dung bài tập vào vở
- 1 HS đọc
- HSTL
- 3 tổ tham gia trò chơi
- HS viết bài
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
c. Luyện nghe, nói:
- GV hớng dẫn HS nói câu:
Trong lọ nước lã có loài nòng nọc và cá lóc. Lọ nước lã vỡ, cá lóc và lòng lọc chết lăn lóc.
+ Hướng dẫn HS luyện nói.
+ Luyện nói câu trong nhóm 2
+ Cho HS nói trước lớp
- HS quan sát
- HS luyện nói cá nhân
- Luyện nói trong nhóm
- Luyện nói trước lớp, lớp nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhắc lại nội dung
- VN: +Luyện nói, viết đúng những tiếng có phụ âm đầu l- n.
+ Tìm và sưu tầm các từ, câu, đoạn; các ví dụ... có tiếng chứa âm đầu l-n.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 6/5/2012
Ngày giảng: 11/5/2012
Thứ sáu ngày 11 tháng 5 năm 2012
Thể dục
ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 - 3 người
I. Mục tiêu: 
- Ôn động tác tung và bắt bóng theo nhóm 2 – 3 người. Yêu cầu biết cách thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi “chuyển đồ vật”. Yêu cầu biết cách chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm phương tiện
- Địa điểm: Sân trường, vệ sinh sạch, bảo đảm an toàn khi tập
- Phương tiện: Chuẩn bị 2 – 3 em, 1 quả bóng, 2 em 1 dây nhảy và sân cho trò chơi
III. ND, phương pháp lên lớp
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Tập bài thể dục phát triển chung
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
*Chơi trò chơi “Chim bay cò bay”
1 - 2'
2 x 8 nhịp
1 - 2'
1 - 2'
K K K K K K K K
K K K K K K K K
 C/S K K K K K K K K
V(GV)
2. Phần cơ bản
- Ôn động tác tung, bắt bóng tại chỗ và di chuyển theo nhóm 2 -> 3 người
+ Cho từng đôi HS di chuyển hàng ngang cách nhau 2 - 4m và tung qua lại bóng cho nhau
- ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân 
8- 10'
4 - 6'
K K K K 
 K C/S K 
K K K 
 K K K 
-Chơi trò chơi “Chuyển đồ vật”
GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi một cách ngắn gọn. Sau đó chia số HS trong lớp thành các đội đều nhau để các em thi với nhau, GV làm trọng tài
6 - 8'
2- 3 lần
K K K -->K 
K K K -->K 
3.Phần kết thúc
-Đứng thành vòng tròn, làm động tác cúi người thả lỏng, rồi đứng thẳng, rồi lại cúi người thả lỏng và hít thở sâu.
-GV cùng HS hệ thống bài
-GV nhận xét giờ học
-GV giao bài về nhà: Ôn tung và bắt bóng cá nhân để chuẩn bị kiểm tra
1- 2'
2 - 3'
1 - 2'
 C/S > GV 
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học (T)
ôn tập về hình học
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập củng cố biểu tượng về diện tích và biết tính diện tích hình đơn giản, chủ yếu là diện tích hình vuông, hình chữ nhật.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
Bài 1:
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
3.Củng cố - dặn dò:
- Nêu BT- hướng dẫn – Y/c làm bài
Bài 1: Một thửa vườn hình chữ nhật có cạnh dài 13m, cạnh ngắn 9m. Tính:
a) Chu vi thửa vườn.
b) Diện tích thửa vườn.
Bài 2:
Cho thửa vườn hình chữ nhật có chu vi là 68m. Cạnh ngắn là 9m. Tính diện tích thửa vườn.
Bài 3:
Một sân chơi hình vuông có chu vi là 36m. Tính diện tích sân.
Bài 4:
Một thửa vườn hình vuông có diện tích là 64m2. Chu vi vườn là bao nhiêu mét?
Bài 5:
Có một thửa vườn hình vuông có số đo chu vi bằng số đo của diện tích. Đố bạn biết số đo diện tích của thửa vườn là bao nhiêu? (Diện tích thửa vườn tính bằng mét vuông, chu vi bằng mét).
-Nhận xét tiết học 
-VN ôn bài
-Theo dõi
- Làm bài – chữa
Bài 1:
a) Chu vi thửa vườn:
(13 + 9) x 2 = 44(m)
b) Diện tích thửa vườn:
13 x 9 = 117 (m2)
 Đáp số: a) 44m
 b) 117m2
Bài 2:
Nửa chu vi thửa vườn là:
68 : 2 = 34 (m)
Cạnh dài là:
34 - 9 = 25 (m)
Diện tích thửa vườn là:
25 x 9 =225 (m2)
 Đáp số: 225 (m2)
Bài 3:
Cạnh sân chơi là:
36 : 4 = 9 (m)
Diện tích sân là:
9 x 9 = 81 (m2)
 Đáp số: 81 m2
Bài 4:
Cạnh của thửa vườn là: 8m (vì 8 x 8 =64)
Chu vi vườn là:
8 x 4 = 32 (m)
 Đáp số: 32m
Bài 5:
Ta có số đo chu vi thửa vườn hình vuông bằng số đo diện tích thửa vườn.
Mặt khác ta có:
Chu vi hình vuông = số đo cạnh x 4.
Diện tích hình vuông = số đo cạnh x số đo cạnh.
Vậy nếu số đo cạnh là 4 thì số đo chu vi sẽ bằng số đodiện tích.
Vậy, diện tích thửa vườn đó là:
4 x 4 = 16 (m2)
 Đáp số: 16 m2
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 BUOI CHIEU TUAN 33 + 34.doc