Giáo án môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 29, 30

Giáo án môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 29, 30

Tuần 29:

Ngày soạn: 27/3/2012

Ngày giảng: 2/4/2012

Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2012

Hoạt động tập thể

TRÒ CHƠI: KÉO CO

I. Mục tiêu:

- HS biết cách chơi trò chơi (chơi chủ động, tích cực).

II. Chuẩn bị:-GV: nội dung

-HS: Dây thừng

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 30 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 29, 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29:
Ngày soạn: 27/3/2012
Ngày giảng: 2/4/2012
Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2012
Hoạt động tập thể
Trò chơi: Kéo co
I. Mục tiêu:
- HS biết cách chơi trò chơi (chơi chủ động, tích cực).
II. Chuẩn bị:-GV: nội dung
-HS: Dây thừng
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
3.Củng cố - dặn dò:
-Trực tiếp
-GV phổ biến nội dung giờ học
-Cho HS khởi động
-Cho HS chơi trò chơi: Kéo co
+GV phổ biến cách chơi trò chơi
+Nêu luật chơi
+Cho HS chơi thử
-Nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-HS tập trung
-Giậm chân tại chỗ, vỗ tay và hát
-Khởi động các khớp
-Theo dõi
-HS chơi thử 
-HS chơi trò chơi
-HS chơi phân thắng thua
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học (T)
Diện tích hình chữ nhật
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nắm được quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết số đo 2 cạnh của nó
- Vận dụng để tính được diện tích 1số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là cm2	.
II. Đồ dùng: Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
3.Củng cố - dặn dò:
-Nêu BT, hướng dẫn, yêu cầu HS làm
Bài 1:
Cho hình chữ nhật có diện tích là 96 cm2 . Cạnh ngắn của hình là 8 cm. Tính:
a) Cạnh dài của hình.
b) Chu vi của hình.
Bài 2:
Cho hình chữ nhật có nửa chu vi là 22cm, cạnh ngắn là 9cm. Tính diện tích hình chữ nhật đã cho.
Bài 3:
Cho hình chữ nhật có chu vi là 44cm, cạnh ngắn là 8cm. Tính diện tích hình chữ nhật đã cho.
Bài 4:
Cho hình chữ nhật có diện tích là 104cm2 , cạnh ngắn là 8cm. Tính chu vi hình chữ nhật đã cho.
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-Theo dõi
-Đọc BT, làm bài - chữa
Bài 1:
a) Cạnh dài của hình chữ nhật:
96 : 8 = 12 (cm)
b) Chu vi của hình chữ nhật là:
( 12 + 8 ) x 2 = 40 (cm)
Đáp số: a.12cm
 b.40cm
Bài 2:
Cạnh dài chủa hình chữ nhật là:
22 - 9 = 13 (cm)
Diện tích của hình chũe nhật là:
13 x 9 = 117 (cm2 )
Đáp số: 117cm2
Bài 3:
Nửa chu vi hình chữ nhật:
44 : 2 = 22 (cm)
Cạnh dài hình chữ nhật:
22 - 8 = 14 (cm)
Diện tích hình chữ nhật:
14 x 8 = 112 (cm2 )
Đáp số: 112 cm2 
Bài 4:
Cạnh dài của hình chữ nhật:
104 : 8 = 13 (cm)
Chu vi hình chữ nhật là:
( 13 + 8) x 2 = 42 (cm)
Đáp số: 42 cm
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 28/3/2012
Ngày giảng: 3/4/2012
Thứ ba ngày 3 tháng 4 năm 2012
Hướng dẫn học (T)
Diện tích hình chữ nhật
I.Mục tiêu:
-Giúp HS: Tính được diện tích một số hình đơn giản.
-Củng cố các tính chu vi hình chữ nhật.
II. Đồ dùng: - Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy – học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. GTB
2. Hướng dẫn
Bài 1
Bài 2
Bài 3 
Bài 4
3.Củng cố - dặn dò:
- HS TB làm bài trong VBT, HS khá giỏi làm các bài tập sau:
-Nêu BT. hướng dẫn , yêu cầu HS làm - chữa
Bài 1:Một miếng đất hình chữ nhật có chiều rộng 9cm, chiều dài hơn chiều rộng 6cm. Tìm chu vi và diện tích hình chữ nhật đó.
Bài 2:
Có một hình vuông chu vi 20cm, một hình chữ nhật có chiều rộng bằng cạnh hình vuông và có chu vi 26cm. Tìm diện tích hình chữ nhật.
Bài 3:
Cho một hình chữ nhật, nếu ta giảm chiều dài 5cm và tăng chiều rộng 5cm thì được một hình vuông có chu vi 36cm. Tìm diện tích hình chữ nhật.
Bài 4:
Cho một hình chữ nhật có chu vi 38cm, nếu tăng chiều rộng thêm 8cm và tăng chiều dài thêm 3cm thì được một hình vuông. Tìm diện tích hình chữ nhật.
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-Đọc BT, làm bài - chữa
Bài 1:
Chiều dài hình chữ nhật:
9 + 6 = 15 (cm)
Chu vi hình chữ nhật :
( 15 + 9 ) x 2 = 48 (cm)
Diện tích hình chữ nhật:
15 x 9 = 135 (cm2 )
 Đáp số: 48cm, 135 cm2 
Bài 2:
Cạnh của hình vuông (cũng là chiều rộng hình chữ nhật):
20 : 4 = 5 (cm)
Nửa chu vi hình chữ nhật:
26 : 2 = 13 (cm)
Chiều dài hình chữ nhật:
13 - 5 = 8 (cm)
Diện tích hình chữ nhật:
8 x 5 = 40 (cm2 )
 Đáp số: 40 cm2 
Bài 3:
Cạnh của hình vuông:
36 : 4 = 9 (cm)
Chiều dài hình chữ nhật:
9 + 5 = 14 (cm)
Chiều rộng hình chữ nhật:
9 - 5 = 4 (cm)
Diện tích hình chữ nhật:
14 x 4 = 56 (cm2 )
Đáp số: 56 cm2 
Bài 4:
Chiều dài hơn chiều rộng:
8 - 3 = 5 (cm)
Nửa chu vi hình chữ nhật:
38 : 2 = 19 (cm)
Hai lần chiều rộng hình chữ nhật:
19 - 5 = 14 (cm)
Chiều rộng hình chữ nhật:
14 : 2 = 7 (cm)
Chiều dài hình chữ nhật:
7 + 5 = 12 (cm)
Diện tích hình chữ nhật:
12 x 7 = 84 (cm2 )
Đáp số: 84 cm2 
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 29/3/2012
Ngày giảng: 4/4/2012
Thứ tư ngày 4 tháng 4 năm 2012
Mĩ thuật
Tập Vẽ tranh: Tĩnh vật (lọ hoa và quả )
I. Mục tiêu
-HS nhận biết thêm về tranh tĩnh vật.
-Tập vẽ được tranh tĩnh vật và vẽ màu theo ý thích.
II. Chuẩn bị: -Vở tập vẽ
-Sưu tầm tranh tĩnh vật và một vài tranh khác loại của các hoạ sĩ và của HS.
-Hình gợi ý cách vẽ hình, vẽ màu.
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. GTB
2. Hướng dẫn
*HĐ1: Quan sát, nhận xét
*HĐ2: Cách vẽ tranh
*HĐ3: Thực hành
*HĐ4: Nhận xét, đánh giá
3.Dặn dò:
-GV giới thiệu một số tranh tĩnh vật
và tranh khác loại (tranh sinh hoạt, phong cảnh, các con vật, chân dung,...) để HS phân biệt được:
+Tranh tĩnh vật với các tranh khác loại.
+Vì sao gọi là tranh tĩnh vật?
-Giới thiệu một số tranh để HS nhận biết về đặc điểm của tranh tĩnh vật:
+Hình vẽ trong tranh (lọ, hoa và quả cây...)
+Màu sắc trong tranh (vẽ màu nh thực hoặc vẽ màu theo ý thích)
-GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ tranh để HS nhận ra:
+Cách vẽ hình:
.Vẽ phác hình vừa với phần giấy quy định.
.Vẽ lọ, vẽ hoa,...
+Cách vẽ màu:
. Nhìn mẫu hoặc nhớ lại màu lọ, hoa để vẽ.
. Vẽ màu lọ, hoa theo ý thích, có đậm, có nhạt.
.Vẽ màu nền cho tranh sinh động hơn.
-GV nêu yêu cầu của bài tập:
+Nhìn mẫu thực để vẽ.
+Có thể vẽ theo ý thích:
.Kiểu lọ
.Loại hoa (hoa cúc, hoa sen,...)
.Màu sắc theo cảm nhận riêng (tự do)
.Vẽ thêm quả cây cho tranh sinh động hơn.
-Yêu cầu HS tập vẽ tranh
-GV quan sát và gợi ý thêm
-GV giới thiệu một số bài đã hoàn thành, đẹp và gợi ý HS nhận xét về:
+Bố cục (hình vẽ vừa với phần giấy)
+Hình vẽ lọ, hoa (rõ đặc điểm)
+Màu sắc (trong sáng, có đậm nhạt)
-GV tóm tắt và xếp loại bài vẽ: đẹp, đạt yêu cầu,...
-VN quan sát ấm pha trà.
-Sưu tầm tranh, ảnh các loại ấm pha trà.
-Theo dõi
-HS quan sát và nhận xét.
-Là loại tranh vẽ đồ vật như lọ, hoa, quả,... vẽ các vật ở dạng tĩnh
-HS quan sát hình gợi ý
-HS xem một vài tranh tĩnh vật (có cách thể hiện khác nhau) để thấy cách vẽ màu và cảm thụ vẻ đẹp của tranh.
-Theo dõi
-HS tập vẽ tranh
-Nhận xét, xếp loại
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học (LT - C)
Mở rộng vốn từ: Thể thao. Dấy phẩy
I. Mục đích yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ về Thể thao.
- Luyện tập về dấu phẩy.
II. Đồ dùng: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
3. Củng cố - dặn dò:
-Nêu BT, hướng dẫn, yêu cầu HS làm - chữa
Bài 1:
Xếp những từ đã cho dưới đây vào ô thích hợp trong bảng:
Tạ, sào nhảy, lướt ván, gậy đánh gôn, nhà thi đấu, bơi lội, lưới, ten-nít, trường đấu, đồng hồ tính thời gian, bể bơi, cờ vua, vợt, kính bơi, mũ bơi, nhảy xa, dây nhảy, sân bãi, hố nhảy, đệm, đấu kiếm, ván trượt, kiếm, côn, nhảy dây, đấm bốc, bàn cờ, võ đài, nhảy dù, leo núi, găng tay, ném đĩa, cử tạ, nhảy sào, bóng chuyền, ném lao, sân vận động, đi bộ thể thao.
Môn TT
Dụng cụ thể thao
Nơi hoạt động TT
Bài 2:
Ghi lại những từ có tiếng đấu để chỉ hoạt động thể thao:
.....................................................
Bài 3:
Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu dưới đây:
a. Nhờ nghị lực và tình yêu cuộc sống anh đã chiến thắng được căn bệnh hiểm nghèo.
b. Để có được thành công này chị đã phải tập luyện dưới tuyết lạnh hàng giờ đồng hồ.
c. Nhờ được chăm sóc và giữ gìn cẩn thận cây cầu vẫn giữ được vẻ đẹp có một không hai.
Bài 4:
Sử dụng từ ngữ thích hợp và dấu phẩy để viết tiếp thành câu:
Thể thao rèn luyện cho người ta.............................................
Em thích xem..................................
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-Đọc BT, làm bài - chữa
Bài 1:
Môn TT
Dụng cụ thể thao
Nơi hoạt động TT
Lướt ván, bơi lội, bóng bàn, cờ vua, nhảy xa, đấu kiếm, nhảy dây, đấm bốc, nhảy dù, leo núi, ném đĩa, cử tạ, nhảy sào, bóng chuyền, ném lao, đi bộ thể thao
tạ, sào nhảy, gậy đánh gôn, lưới, đồng hồ tính thời gian, vợt, kính bơi, mũ bơi, dây nhảy, hố nhảy, đệm, ván trượt, kiếm, côn, bàn cờ, găng tay
trường đua, bể bơi, nhà thi đấu, võ đài, sân vận động
Bài 2:
đấu vật, thi đấu, đấu võ, đấu cờ
Bài 3:
a. Nhờ nghị lực và tình yêu cuộc sống, anh đã chiến thắng được căn bệnh hiểm nghèo.
b. Để có được thành công này, chị đã phải tập luyện dưới tuyết lạnh hàng giờ đồng hồ.
c. Nhờ được chăm sóc và giữ gìn cẩn thận, cây cầu vẫn giữ được vẻ đẹp có một không hai.
Bài 4:
-Thể thao rèn luyện cho người ta sức khoẻ, sự nhanh nhẹn, tính kiên trì.
-Em thích bóng đá, bơi lội, đua xe đạp.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 30/3/2012
Ngày giảng: 5/4/2012
Thứ năm ngày 5 tháng 4 năm 2012
Âm nhạc
Hát bài tự chọn
I. Mục tiêu: 
- Hs ôn lại các bài hát đã được học trong chương trình
- Rèn cho HS tính bạo dạn, tự tin trước đông người
- Luyện cho hs giọng hát hay, yêu thích văn nghệ.
II. Đồ dùng:
- Nhạc cụ
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn
*HĐ1: Hát tập thể 
* HĐ2: Hát cá nhân:
3. Củng cố – dặn dò:
- Nêu yêu cầu tiết học
- Hãy kể tên các bài hát đã học
- GV cho cả lớp ôn lại các bài hát đã học
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- Cho HS hát cá nhân: lấy tinh thần xung phong lên hát trước. Khi hát xong GV cho HS đó có quyền chỉ định bạn khác hát.
Sau mỗi tiết mục GV cùng cả lớp vỗ tay động viên
- Khen ngợi những em có giọng hát hay, phong cách biểu diễn tự nhiên.
- Theo dõi
a)HS nối tiếp nhau kể tên các bài hát đã học.
- Ôn lại các bài hát đã học theo hướng dẫn của GV.
- Biểu diễn cá nhân
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học
Luyện phát âm và viết đúng 
hai phụ âm đầu l - n
I. Mục đích, yêu cầu:
- Sau bài học tiếp tục giúp học sinh:
- Đọc và viết đúng các từ ngữ có phụ âm đầu l  ... -Nêu bài tập
-Yêu cầu HS làm - chữa
Bài 1:
Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì? trong các câu sau:
a. Mái nhà được lợp bằng những tấm ngói đỏ tươi.
b.Bố xới đất trồng lại khóm hoa hồng bằng một chiếc bay nhỏ.
c. Hằng ngày, mẹ đưa em đến trường bằng xe máy.
d. Đội bóng lớp 4A ghi được bàn thắng bằng một quả sút bóng từ một chấm phạt đền.
Bài 2: 
Trả lời các câu hỏi sau:
a. Chiếc hộp bút chì của em được làm bằng gì?
b. Em thường tô những bức tranh của mình bằng gì?
c.Những chú chim thường làm tổ bằng gì?
Bài 3:
Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu dưới đây:
a. Tôi quyết định giành lại lòng tin của cha mẹ bằng những điểm 10.
b. Tối tối bà thường ru bé ngủ bằng những câu chuyện cổ tích.
c.Mẹ thường chải mái tóc dài như suối của mình bằng chiếc lược ngà màu đen.
d. Chích bông đã chiến đấu chống lịa kẻ thù bằng chút tàn lực cuối cùng.
e. Ông dính hai tờ giấy lại với nhau bằng hồ dán.
Bài 4:
Chọn dấu câu thích hợp điền vào từng ô trống trong các câu dưới đây:
a. Căn nhà tôi chẳng có nhiều đồ đạc một cái tủ, một cái chạm bát, một bếp lửa và một cái giường đơn.
b. Thọ chợt nghĩ khi nhớ đến câu chuyện của bà nội. Bà từng kể rằng “ Mùa đông không mưa, ruộng đồng khô nứt nẻ, lá cây héo vàng rung trơ cành khẳng khiu, vỏ cây khô oằn lại, sần sùi da cóc. Khổ quá, các loài cây kéo nhau lên Thiên đình xin với Trời cứu vớt...”
c. Vườn tuy nhỏ nhưng có đủ các loài cây và hoa khác nhau cây xoan, cây chuối, cây khế, cây bưởi, cây hồng, cây nhài, cây mẫu đơn, cây thược dược,...
d. Đường đến chợ rộ lên những âm thanh ồn ã tiếng lợn, gà, vịt, tiếng người nói.
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-Đọc bài tập
-Làm bài - chữa
Bài 1
a. Mái nhà được lợp bằng những tấm ngói đỏ tươi.
b.Bố xới đất trồng lại khóm hoa hồng bằng một chiếc bay nhỏ.
c. Hằng ngày, mẹ đưa em đến trường bằng xe máy.
d. Đội bóng lớp 4A ghi được bàn thắng bằng một quả sút bóng từ một chấm phạt đền.
Bài 2:
a. Chiếc hộp bút chì của em được làm bằng nhựa. (sắt, vải)
b. Em thường tô những bức tranh của mình bằng sáp màu. (bút chì màu, màu nước)
c.Những chú chim thường làm tổ bằng cọng rơm. (lá cây)
Bài 3:
a. Tôi quyết định giành lại lòng tin của cha mẹ bằng gì?
b. Tối tối bà thường ru bé ngủ bằng gì?
c.Mẹ thường chải mái tóc dài như suối của mình bằng gì?
d. Chích bông đã chiến đấu chống lịa kẻ thù bằng gì?
e. Ông dính hai tờ giấy lại với nhau bằng gì?
Bài 4:
a. Căn nhà tôi chẳng có nhiều đồ đạc: một cái tủ, một cái chạm bát, một bếp lửa và một cái giường đơn.
b. Thọ chợt nghĩ khi nhớ đến câu chuyện của bà nội. Bà từng kể rằng : “ Mùa đông không mưa, ruộng đồng khô nứt nẻ, lá cây héo vàng rung trơ cành khẳng khiu, vỏ cây khô oằn lại, sần sùi da cóc. Khổ quá, các loài cây kéo nhau lên Thiên đình xin với Trời cứu vớt...”
c. Vườn tuy nhỏ nhưng có đủ các loài cây và hoa khác nhau : cây xoan, cây chuối, cây khế, cây bưởi, cây hồng, cây nhài, cây mẫu đơn, cây thược dược,...
d. Đường đến chợ rộ lên những âm thanh ồn ã : tiếng lợn, gà, vịt, tiếng người nói.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 7/4/2012
Ngày giảng: 12/4/2012
Thứ năm ngày 12 tháng 4 năm 2012
Âm nhạc
Vui văn nghệ
I. Mục tiêu: 
- Hs ôn lại các bài hát đã được học trong chương trình
- Rèn cho HS tính bạo dạn, tự tin trước đông người
- Luyện cho hs giọng hát hay, yêu thích văn nghệ.
II. Đồ dùng:
- Nhạc cụ
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn
*HĐ1: Hát tập thể 
* HĐ2: Hát cá nhân:
3. Củng cố – dặn dò:
- Nêu yêu cầu tiết học
- Hãy kể tên các bài hát đã học
- GV cho cả lớp ôn lại các bài hát đã học
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- Cho HS hát cá nhân: lấy tinh thần xung phong lên hát trước. Khi hát xong GV cho HS đó có quyền chỉ định bạn khác hát.
Sau mỗi tiết mục GV cùng cả lớp vỗ tay động viên
- Khen ngợi những em có giọng hát hay, phong cách biểu diễn tự nhiên.
- Theo dõi
a)HS nối tiếp nhau kể tên các bài hát đã học.
- Ôn lại các bài hát đã học theo hướng dẫn của GV.
- Biểu diễn cá nhân
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học
Luyện phát âm và viết đúng 
hai phụ âm đầu l - n
I. Mục đích, yêu cầu:
- Sau bài học tiếp tục giúp học sinh:
- Đọc và viết đúng các từ ngữ có phụ âm đầu l – n.
- Rèn kĩ năng nghe, đọc, nói, viết đúng qua luyện đọc, luyện viết, qua cách diễn đạt và đối thoại trực tiếp.
- Giáo dục nói và viết đúng các từ ngữ có phụ âm đầu l – n.
II. Đồ dùng:
GV: Phấn màu, bảng phụ
HS: Bảng con 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn
- Tìm các từ, câu có phụ âm đầu 
l - n?
- HS nêu, viết bảng
a. Luyện đọc
- GV chọn 1 đoạn hoặc 1 bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt
- Đọc mẫu toàn bài
- Gọi 1 HS đọc lại bài, yêu cầu lớp quan sát và gạch chân dưới các tiếng có âm đầu l – n.
- Yêu cầu HS tìm trong bài tập đọc những tiếng có phụ âm đầu l?
+ GV ghi bảng
+ Khi đọc những tiếng có âm đầu l ta phải đọc như thế nào?
+ HD HS luyện đọc các tiếng có âm đầu l.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc – cả lớp đọc thầm. Gạch chân dưới các tiếng có âm đầu l – n
- HS nêu
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Khi đọc uốn cong lưỡi.
- HS đọc cá nhân, đọc theo tổ, theo nhóm.
- Yêu cầu HS tìm trong bài tập đọc những tiếng có phụ âm đầu n?
+GV ghi bảng
+ Khi đọc những tiếng có âm đầu n ta phải đọc như thế nào?
- Hướng dẫn HS luyện đọc các tiếng có âm đầu n.
- HS nêu
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Đầu lưỡi để sát chân răng của hàm răng trên
- HS đọc cá nhân, đọc theo tổ, theo nhóm.
*Luyện đọc từ, cụm từ, câu
- Cho HS luyện đọc các cụm từ chứa tiếng bắt đầu bằng l - n 
- Hướng dẫn HS luyện đọc nối tiếp câu.
- GV nhận xét
- HS đọc cá nhân nối tiếp, đọc theo tổ
- HS đọc nối tiếp
* Luyện đọc cả bài
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Đoạn văn viết về nội dung gì?
- Vậy để làm nổi rõ nội dung của đoạn văn chúng ta cần lưu ý điều gì?
- GV nhận xét, chốt cách đọc
- Gọi HS đọc bài
- 1 HS đọc cả bài
- HSTL
- 2 HS đọc bài
b. Luyện viết
GV đưa nội dung bài tập:
Điền l hay n vào chỗ chấm:
+Tay àm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
+ Một nong tằm à ăm ong kén.
+ Nhai kĩ o âu, cày sâu tốt úa.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Bài tập yêu cầu gì?
- GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức.
- Chữa bài – Tổng kết trò chơi.
- GV đọc cho HS viết nội dung bài tập vào vở
- 1 HS đọc
- HSTL
- 3 tổ tham gia trò chơi
- HS viết bài
+Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
+ Một nong tằm là năm nong kén.
+ Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
c. Luyện nghe, nói:
- GV hướng dẫn HS nói câu:
Nòng nọc là ếch nhái còn non, sống dưới nước, lớn lên sống trên cạn.
+ Hướng dẫn HS luyện nói.
+ Luyện nói câu trong nhóm 2
+ Cho HS nói trước lớp
- HS quan sát
- HS luyện nói cá nhân
- Luyện nói trong nhóm
- Luyện nói trước lớp, lớp nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhắc lại nội dung
- VN: +Luyện nói, viết đúng những tiếng có phụ âm đầu l- n.
+ Tìm và sưu tầm các từ, câu, đoạn; các ví dụ... có tiếng chứa âm đầu l-n.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 8/4/2012
Ngày giảng: 13/4/2012
Thứ sáu ngày 13 tháng 4 năm 2012
Thể dục
Hoàn thiện bài thể dục với hoa hoặc cờ.
 Trò chơi: Tung và bắt bóng cá nhân 
I. Mục tiêu:
- Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ. Y/c thuộc bài và thực hiện được động tác tương đối chính xác. 
- Chơi trò chơi: tung bắt bóng cá nhân. Y/c thực hiện được ở mức tương đối đúng.
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Sân trường.
- Phương tiện: Còi, mỗi em 1 bông hoa để đeo ở ngón tay hoặc cờ nhỏ để cầm, bóng.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
- Đứng thành vòng tròn khởi động các khớp.
- Chơi trò chơi "Kết bạn"
1 - 2'
1 - 2'
1 - 2'
2'
K K K K K K K K
K K K K K K K K
 C/S K K K K K K K K
V(GV)
2. Phần cơ bản: 
a) Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ:
- GV cho HS ôn bài TD mỗi lần 2 x 8 nhịp. Cán sự điều khiển, GV quan sát sửa sai cho HS 
b) Chơi trò chơi: tung và bắt bóng bằng 2 tay
- GV nêu tên động tác, HD cách cầm bóng, tư thế đứng chuẩn bị tung bóng, bắt bóng.
- Cho hs đứng tại chỗ tập tung bóng và bắt bóng theo 2 cách
11 - 15'
2 - 3lần
8 - 10'
K K K K K K K K
 K K K K K K K K
K K K K K K K K
V
C/S
3. Phần kết thúc: 
- Đi lại thả lỏng hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học
- Giao bài tập về nhà: ôn bài TD phát triển chung
1- 2'
 2'
2'
 C/S > GV 
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học (T)
Phép trừ các số trong phạm vi 100 000
I.Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết thực hiện tính trừ trong phạm vi 100 000.
-Vận dụng vào việc giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. GTB
2. Hướng dẫn
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
3. Củng cố - dặn dò:
- HS hoàn thiện BT trong VBT và làm thêm các BT sau:
-Nêu bài tập, yêu cầu HS làm - chữa
Bài 1:Thực hiện các phép tính theo cột dọc rồi thử lại:
a) 5628 - 349
b) 53264 - 6457
Bài 2: Tính nhanh:
a) 3268 + 1743 - 268 + 257
b) 5021 - 4658 + 658
Bài 3:Tìm x:
a) x + 2594 = 6732
b) 12056 + x = 24375
Bài 4:
Tìm một số, biết rằng lấy 16021 trừ đi số đó thì bằng 32 cộng với 1079.
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-Theo dõi
-Đọc bài toán
-Làm bài - chữa
Bài 1:
-
a) 5628
 349
 5279
+
Thử lại: 5279
 349
 5628
-
b) 53264
 6457
 46807
+
Thử lại: 46807
 6457
 53264
Bài 2:
a) 3268 + 1743 - 268 + 257
= 3268 - 268 + 1743 + 257
= 3000 + 2000
= 5000
b) 5021 - 4658 + 658
= 5021 - ( 4658 - 658)
= 5021 - 4000
= 1021
Bài 3:
a) x + 2594 = 6732
 x = 6732 - 2594
 x = 4138
Thử lại:
4138 + 2594 = 6732
b) 12056 + x = 24375
 x= 24375 - 12056
 x = 12319
Thử lại:
12056 + 12319 = 24375
Bài 4:
16021 trừ đi số cần tìm thì bằng:
32 + 1079 = 1111
Số cần tìm là:
16021 - 1111 = 14910
Đáp số: 14910
Cách khác:
Gọi số cần tìm là x. Ta có:
16021 - x = 32 + 1079
16021 - x = 1111
 x = 16021 - 1111
 x = 14910
(Thử lại: 16021 - 14910 = 111
32 + 1079 = 1111)
Vậy số cần tìm là:14910
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 BUOI CHIEU TUAN 29+30.doc