TUẦN 31
Thứ hai ngày12 tháng 3 năm 2010
Tập đọc: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN (2 Tiết)
I. Mục tiêu:
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý, đọc rõ lời nhân vật trong bài
- Hiểu ND: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. (trả lời được các CH 1; 2; 3; 4)
* HS khá, giỏi trả lời được CH5.
- HS có ý thức trong học tập, kính yêu Bác Hồ
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
-Bảng phụ ghi các từ, câu cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
TUẦN 31 ?&@ Thứ hai ngày12 tháng 3 năm 2010 Tập đọc: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN (2 Tiết) I. Mục tiêu: - Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý, đọc rõ lời nhân vật trong bài - Hiểu ND: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. (trả lời được các CH 1; 2; 3; 4) * HS khá, giỏi trả lời được CH5. - HS có ý thức trong học tập, kính yêu Bác Hồ II. Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. -Bảng phụ ghi các từ, câu cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tiết 1 1. Kiểm tra bài cũ : -Gọi HS đọc bài “Cháu nhớ Bác Hồ” và TLCH. - GV nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi tựa. * Hoạt động1: Luyện đọc : - GV đọc mẫu. -Tóm tắt nội dung: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rễ cây mọc thành cây. Khi trồng cái rễ, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi. Đọc từng câu : Luyện phát âm từ khó : Hướng dẫn cách đọc câu văn dài : -Kết hợp giảng từ mới : - tần ngần - thường lệ . - GV đọc mẫu : + Bài này chia làm mấy đoạn? Nêu rõ từng đoạn? * Hướng dẫn đọc bài: Giọng người kể chậm rãi, giọng Bác ôn tồn, dịu dàng, giọng chú cần vụ ngạc nhiên. - Đọc từng đoạn. - Thi đọc đoạn giữa các nhóm. - GV nhận xét tuyên dương. - Đọc toàn bài. - Đọc đồng thanh Tiết 2 * Hoạt động2. Hướng dẫn tìm hiểu bài : -Gọi HS đọc bài. + Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất Bác bảo chú cận vụ làm gì? + Bác hướng dẫn chú cận vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào? + Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây như thế nào? + Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa? a. Về tình cảm của Bác Hồ đối với các em thiếu nhi. b. Về thái độ của Bác Hồ đối với mọi vật xung quanh. - Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rễ cây mọc thành cây. Khi trồng cái rễ, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi. * Hoạt động3. Luyện đọc lại : - Yêu cầu HS tự phân vai và đọc bài theo vai. - Tuyên dương HS đọc tốt. 4. Củng cố dặn dò: + Qua câu chuyện em thấy Bác Hồ có tình cảm như thế nào đối với các em thiếu nhi? - Giáo dục tư tưởng cho HS. - Về đọc lại bài – chuẩn bị bài tiết sau. - Nhận xét tiết học. - Cháu nhớ Bác Hồ. - 3-4 HS đọc bài và trả lời câu hỏi - HS khác theo dõi, nhận xét. - Nghe tạo hứng thú học tập, nhắc lại tựa bài. - HS theo dõi bài. -HS đọc nối tiếp câu. - HS đọc từ khó. - rễ, ngoăn ngoèo, lá tròn, thường lệ, cuốn, nhỏ dần, tần ngần. - HS đọc ngắt nhịp: - Đến gần cây đa,/ Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ,/ và dài ngoằn ngoèo / nằm trên mặt đất - Nói rồi, / Bác cuộn chiếc rễ thành vòng tròn / và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, / sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất. // - Có 3 đoạn. Đoạn 1: Từ đầu à mọc tiếp nhé. Đoạn 2: Tiếp đó à chú sẽ biết. Đoạn 3: còn lại. - HS nối tiếp mỗi em đọc một đoạn. - Các nhóm thi đọc. -HS thực hiện đọc toàn bài. - Bác bảo chú cận vụ cuốn chiếc rễ lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp. - Bác hướng dẫn chú cận vụ cuộn rễ lại thành vòng tròn, buộc tựa vào hai cái cọc, sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất. - Chiếc rễ đa thành cây đa con có vòng lá tròn. - HS phát biểu về những ý kiến đúng. - HS theo dõi, nhận xét. -HS tự phân vai. - Mỗi nhóm 3 HS đọc lại bài theo vai. .- Vài HS nhắc lại ý nghĩa của truyện - Về nhà học bài xem trước bài mới. - HS nghe rút kinh nghiệm. Toán: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu - Biết cách làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000, cộng có nhớ trong phạm vi 100 - Biết giải bài toán về nhiều hơn. - Biết tính chu vi hình tam giác. * BT1; BT2 (cột 1, 3); BT4; BT5 - HS có ý thức trong học tập II. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ : Bài 2 :Đặt tính và tính : 724 + 215 806 + 172 263 + 720 624 + 55 Bài 3: Tính nhẩm. - Cả lớp mlàm giấy nháp. -GV nhận xét ghi điểm. - Nhận xét chung. 2. Bài mới: Giới thiệu bài ghi tựa. * HD luyện tập : 225 362 683 502 261 634 425 204 256 27 859 787 887 758 288 + + + + Bài 1: Tính. - GV yêu cầu HS nêu cách tính 2 phép tính - GV nhận xét sửa sai. Bài 2: Đặt tính rồi tính. - GV yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính. - Gọi HS lên bảng làm cả lớp làm vào bảng - GV Nhận xét – Ghi điểm. Bài 4 : + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Để tính được sư tử nặng bao nhiêu kg ta làm tính gì? Tóm tắt : Gấu : | 210 kg | Sư tử :| 18 kg | .? kg Bài 5: Tính chu vi của hình tam giác? A 300cm 200cm B 400cm C - Hãy nêu cách tính chu vi tam giác. - Nêu độ dài các cạnh của hình tam giác ABC. - GV nhận xét sửa sai. 3. Củng cố dặn dò: - Nêu nội dung luyện tập. + Muốn cộng các số có nhiều chữ số phải qua mấy bước .Nêu rõ từng bước? Về nhà xem trước bài: Phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 1000 - Nhận xét tiết học. 724 806 263 624 215 172 720 55 939 978 983 679 + + + + - 2 HS làm bảng. 500+200 = 700 800+100 = 900 600+300 = 900 300+300 = 600 400+400 = 800 200+200 = 400 - Nghe tạo hứng thú học tập, nhắc lại tựa bài. 1/ HS lên bảng làm cả lớp làm vào bảng con. 2/ HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính + 4/ Con gấu nặng 210 kg, con sư tử nặng hơn co gấu 18 kg. Hỏi con sư tử nặng bao nhiêu kg? - 1 HS đọc. Bài giải Sư tử nặng là: 210 + 18 - 228 (kg) Đáp số: 228 kg 5/ Bằng tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó. - HS nêu. Bài giải Chu vi tam giác ABC là : 300 cm + 400 cm + 200 cm= 900 cm. Đáp số: 900cm - Luyện tập. - 3 HS làm – Lớp tính bảng - Về nhà học bài xem trước bài mới. - HS nghe rút kinh nghiệm. Thứ ba ngày tháng năm 2010 Chính tả: (Nghe – viết) VIỆT NAM CÓ BÁC I. Mục tiêu: - Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng bài thơ lục bát Việt nam có Bác - Làm được bài tập 2; BT3a/b. -Rèn cho HS tính cẩn thận, óc thẩm mĩ,biết giữ gìn VSCĐ. II. Đồ dùng dạy học: -Bài thơ “Thăm nhà Bác” chép sẵn vào bảng phụ. -Bài tập 3 viết ra bảng phụ (giấy to). III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ : Bài 3: Thi đặt câu nhanh. a.Với từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr b. Với từ chứa tiếng có vần êt hoặc êch. -Viết các từ: ngẩn ngơ, mắt sáng. - Gọi HS lên bảng làm cả lớp làm vào bảng con. -GV nhận xét sửa sai. B. Bài mới : Việt Nam có Bác 1-Giới thiệu bài ghi tựa. 2- Hướng dẫn viết chính tả: - GV đọc mẫu tóm tắt nội dung: Bài thơ nói lên công lao to lớn của Bác hồ đối với nhân dân ta. + Công lao của Bác Hồ được so sánh với gì? + Nhân dân ta yêu quý và kính trọng Bác Hồ như thế nào? * Luyện viết : -Yêu cầu HS tìm và nêu từ khó. - GV chốt lại và ghi bảng: Trường Sơn, nghìn năm, lục bát. * Hướng dẫn cách trình bày: + Bài thơ có mấy dòng thơ? + Đây là thể thơ gì? Vì sao em biết? + Các chữ đầu dòng được viết như thế nào? + Ngoài các chữ đầu dòng chúng ta còn phải viết hoa những chữ nào trong bài thơ? Vì sao? * Viết chính tả : - GV đọc bài cho HS viết, đọc chậm rõ và nhắc lại nhiều lần để HS viết đúng. - GV đọc bài cho HS dò bài soát lỗi. - Thu một số vở bài tập để chấm. * Hướng dẫn HS làm bài tập : Bài 2: Điền vào chỗ trống r / d / gì? Đặt dấu hỏi hay dấu ngãtrên những chỗ in đậm. Bài 3: Điền tiếng thích hợp vào ô trống a. rời hay dời . giữ hay dữ? b. lã hay lả? võ hay vỏ . - GV nhận xét sửa sai. 3. Củng cố dặn dò: -Về viết lại các từ khó hay mắc lỗi, chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học - 2-3 HS lên bảng thi đặt câu. - 2 HS viết bảng lớp viết bảng con các từ: ngẩn ngơ, mắt sáng. - Công lao của Bác Hồ được so sánh với non nước, trời mây và đỉnh Trường Sơn. - Nhân dân ta coi Bác là Việt Nam, Việt Nam là Bác. - HS tìm và nêu từ khó. - HS viết từ khó bảng con: Trường Sơn, nghìn năm, lục bát. - Bài thơ có 6 dòng. - Đây là thể thơ lục bát vì dòng đầu có 6 tiếng, dòng sau có 8 tiếng. - Thì phải viết hoa , chữ dòng 6 tiếng lùi vào 1 ô , chữ ở dòng 8 viết sát lề . - Việt Nam, Trường Sơn vì là tên riêng. Viết hoa chữ Bác để thể hiện sự kính trọng Bác. - HS viết bài vào vở. - HS dò bài soát lỗi. - 1 HS lên bảng làm lớp làm vở bài tập. 2/ Những chữ cần điền là: bưởi, dừa, rào, đỏ, rau, những, gỗ chảy, giường. 3/ tàu rời ga , Sơn Tinh dời từng dãy núi , Bộ đội canh giữ bầu trời. Con cò bay lả bay la, không uống nước lã. Anh trai tập võ, vỏ cây sung xù xì - Việt Nam có Bác. - Về nhà học bài xem trước bài mới. - HS nghe rút kinh nghiệm. Tự nhiên – Xã hội: MẶT TRỜI I. Mục tiêu: - Nêu được hình dạng đặc điểm và vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất - HS hình dung (tưởng tượng) điều gì sảy ra nếu trái đát không có Mặt Trời - HS có ý thức trong học tập II. Đồ dùng dạy học: -Các tranh, ảnh giới thiệu về Mặt Trời. -Giấy viết, bút vẽ, băng dính. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ : + Tiết trước chúng ta học bài gì? + Kể tên các con vật sống trên cạn và dưới nước? + Kể tên các cây sống trên cạn, dưới nước? - Nhận xét – Ghi điểm. 2.Bài mới : a. Giới thiệu: Ghi tựa. + Chúng ta đã biết: cây, con sống ở khắp nơi. Nếu như trong bóng tối, vào ban đêm, chúng ta có thể dễ dàng quan sát chúng không? + Vào lúc nào chúng ta mới dễ dàng quan sát chúng? + Vậy nhờ đâu mà chúng ta có ban ngày? Vậy hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về Mặt Trời. b.Các hoạt động *Hoạt động 1: Hát và vẽ về Mặt Trời. - GV gọi HS hát bài “Cháu vẽ ông Mặt Trời”. - GV tiến hành cho lớp hát và gọi HS lên vẽ ông Mặt Trời theo hiểu biết của mình. - GV yêu cầu HS nhận xét bài vẽ của các bạn trên bảng. *Hoạt động 2 : Em biết gì về Mặt Trời + Em biết gì về mặt Trời? - GV ghi nhanh các ý kiến của HS nói về Mặt Trời và giải thích thêm : 1. Mặt trời có dạng cầu giống quả bóng. 2.Mặt Trời có màu đỏ, sáng rực, giống quả bóng lửa khổng lồ. 3.Mặt Trời ở rất xa Trái Đất. + Khi đóng kín cửa lớp, các em có học được không Vì sao + Vào những ngày nắng, nhiệt độ cao hay thấp, ta thấy nóng hay lạnh? + Vậy Mặt Trời có tác dụng gì? *Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm - GV nêu 4 câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận. Khi đi nắng, em cảm ... làm bằng gì? + Con bướm có những bộ phận nào? + Các nếp gấp cánh bướm như thế nào? * Hoạt động1: Hướng dẫn mẫu : Bước 1 : + Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 14 ô. + Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô. + Cắt 1 nan giấy HCn khác màu có chiều dài 12 ô, chiều rộng 1 ô (để làm râu bướm). Bước 2: Gấp cánh bướm. -Tạo các nếp gấp. - Gấp tờ giấy hình vuông 14 ô theo chiều chéo (H1) được (H2). - Gấp liên tiếp 3 lần nữa theo đường dấu gấp ở H2, H3, H4 sao cho các nếp gấp cách đều ta được H5 (Chú ý miết kĩ các nếp gấp). - Mở H5 cho đến khi trở lại tờ giấy hình vuông ban đầu. Gấp các nếp gấp cách đều theo các đường dấu dấu gấp. Sau đó gấp đôi lại để lấy dấu giữa (H6) ta được đôi cánh thứ nhất. - Gấp tờ giấy hình vuông cạnh 10 ô giống như gấp hình vuông có cạnh 14 ô ta được đôi cánh thứ hai (H7). - Dùng chỉ buộc chặt hai đôi cánh lại. Bước 4: Làm râu bướm. - Gấp đôi nan giấy làm râu bướm. -Dán râu bướm vào thân bướm ta được con bướm hoàn chỉnh. -GV theo dõi uốn nắn cho HS. 3. Củng cố dặn dò : + Để làm được con bướm phải qua mấy bước? Nêu rõ từng bước? + Về nhà tập làm lại cho đẹp để tiết sau thực hành gấp tại lớp. - Nhận xét tiết học. - Nghe tạo hứng thú học tập, nhắc lại tựa bài. - HS quan sát mẫu con bướm. - HS trả lời - Bằng giấy màu. - Đầu , thân , cánh , - Đều nhau. - HS quan sát và thực hiện theo. -HS tập cắt nan giấy và tập gấp cánh bướm - Gọi HS lên bảng làm . -Làm con bướm. -2 HS nêu. - Về nhà học bài xem trước bài mới. - HS nghe rút kinh nghiệm. Thứ sáu ngày tháng năm 2010 Tập làm văn: ĐÁP LỜI KHEN NGỢI – TẢ NGẮN VỀ BÁC HỒ I. Mục tiêu: - Đáp được lời khen ngợi theo tình huống cho trước (BT1). Quan sát ảnh Bác Hồ, trả lời được các câu hỏi về ảnh Bác (BT2) - Viết được một vài câu ngắn về ảnh Bác Hồ (BT3) II. Đồ dùng dạy học: -Anh Bác Hồ. -Các tình huống ở bài 1. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ: - 2 HS kể lại câu chuyện Qua suối, TLCH: Câu chuyện nói lên điều gì về Bác Hồ? 2.Bài mới: A .Giới thiệu: Ghi tựa. Trong giờ TLV này, chúng ta sẽ tập đáp lại lời khen ngợi của mọi người trong các tình huống giao tiếp và viết một đoạn văn ngắn tả về ảnh Bác Hồ. * Hoạt động1: Đáp lời khen ngợi. Bài 1: - GV gọi HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS đọc lại tình huống 1. + Khi em quét dọn nhà cửa sạch sẽ, bố mẹ có thể dành lời khen cho em “Con ngoan quá. / Hôm nay con giỏi lắm/” Khi đó em đáp lại lời khen của bố mẹ như thế nào? - GV: Khi đáp lại lời khen của người khác, chúng ta cần nói với giọng vui vẻ, phấn khởi nhưng khiêm tốn, tránh tỏ ra kiêu căng. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để nói lời đáp cho các tình huống còn lại. * Hoạt động 2: Tả ngắn về Bác Hồ Bài 2: - GV gọi HS đọc yêu cầu. - GV cho HS quan sát ảnh bác Hồ. + Anh bác được treo ở đâu? + Trông Bác như thế nào? + Em muốn hứa với Bác điều gì? - GV chia nhóm yêu cầu HS nói về ảnh Bác trong nhóm dựa vào câu hỏi đã được trả lời. - GV yêu cầu các nhóm trình bày. - GV Nhận xét – Tuyên dương. Bài 3: - GV gọi HS đọc yêu cầu và tự làm bài. - GV gọi HS trình bày bài (5 bài). - GV Nhận xét – Ghi điểm. 3.Củng cố , dặn dò: + Các em vừa học bài gì? - Về nhà ôn bài và làm bài tập (VBT). - Chuẩn bị bài học tiết sau. - Nhận xét tiết học. - HS kể. - Nghe tạo hứng thú học tập, nhắc lại tựa bài. - 1 HS đọc. - 1 HS đọc lại. - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. - 1 HS đọc yêu cầu - HS quan sát. -treo trên tường. -..Râu tóc bác trắng như cước, vầng trán cao và đôi mắt sáng ngời -chăm ngoan, học giỏi. - 1 HS đọc và tự làm bài VBt. - 5 HS trình bày bài. - HS thực hiện. - Về nhà học bài xem trước bài mới. - HS nghe rút kinh nghiệm. Toán: TIỀN VIỆT NAM I. Mục tiêu: - Nhận biết được đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng - Nhận biết được một số loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đòng, 500 đồng và 1000 đồng - Biết thực hành đổi tiền trong trường hợp đơn giản - Biết làm các phép cộng, phép trừ các số với đơn vị là đồng. * BT1; 2; 4. II. Đồ dùng dạy học: Các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. Các thẻ từ ghi: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: + Tiết trước chúng ta học bài gì? - GV ghi bảng và yêu cầu HS tính 348 – 236 390 – 310 358 + 110 - Nhận xét – Ghi điểm. 2. Bài mới: Tiền Việt Nam a. Giới thiệu: Ghi tựa. Trong bài học này, các em sẽ được học về đơn vị tiền tệ của Việt Nam và làm quen với một số tờ giấy bạc trong phạm vi 1000. * Hoạt động 1.Giới thiệu các loại giấy bạc - GV giới thiệu : trong cuộc sống hằng ngày , khi mua bán hàng hoá , chúng ta cần phải sử dụng tiền để thanh toán - GV yêu cầu HS tìm tờ giấy bạc 100 đồng. + Vì sao em biết đó là tờ giấy bạc 100 đồng? - GV lần lượt yêu cầu HS tìm các tờ giấy bạc 200 đồng, 500 đồng , 100 đồng và hỏi đặc điểm của từng loại giấy bạc như cách tiến hành tờ bạc 100 đồng. * Hoạt động 2. Luyện tập , thực hành Bài 1: - GV nêu bài toán. + Vì sao đổi 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng lại nhận được 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng? - GV yêu cầu nhắc lại kết quả bài toán. - Tương tự GV yêu cầu HS rút ra kết luận 500 đồng thì đổi được 5 tờ giấy bạc 100 đồng. - Tương tự GV yêu cầu HS rút ra kết luận 1000 đồng thì đổi được 10 tờ giấy bạc 100 đồng . Bài 2: - GV gắn các thẻ từ ghi 200 đồng như phần a lên bảng - GV nêu bài toán. + Có tất cả bao nhiêu đồng? + Vì sao? - GV gắn thẻ từ ghi kết quả 600 đồng lên bảng và yêu cầu HS làm tiếp bài tập. - GV Nhận xét. Bài 3: + Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? + Muốn biết chú lợn nào nhiều tiền nhất ta phải làm sao? - GV yêu cầu HS làm bài. - Nhận xét – Ghi điểm. Bài 4: - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Chữa bài và Nhận xét. + Khi thực hiện các phép tính với số có đơn vị kèm theo ta cần chú ý điều gì? 3.Củng cố , dặn dò : + Các em vừa học bài gì? - GV giáo dục HS biết và có ý thức tiết kiệm trong việc tiêu xài tiền hàng ngày. - Về nhà ôn lại bài và làm bài tập (VBT). - Chuẩn bị bài học tiết sau. - Nhận xét tiết học. -Luyện tập chung. - 3 HS tính – Lớp làm nháp. - Nghe tạo hứng thú học tập, nhắc lại tựa bài. - HS quan sát các tờ giấy bạc. - Vài HS tìm tờ giấy bạc 100 đồng. -Vì có số 100 và dòng chữ “Một trăm đồng”. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS quan sát hình trong SGK và suy nghĩ, sau đó trả lời. 1/ Vì 100 đồng + 100 đồng - 200 đồng. - Vài HS nhắc lại. - HS quan sát hình. - HS chú ý lắng nghe. -600 đồng. -Vì 200 đồng + 200 đồng + 200 đồng - 600 đồng. -Tìm chú lợn chứa nhiều tiền nhất. -Ta phải tính tổng số tiền có trong mỗi chú lợn, sau đó so sánh các số này với nhau. 4/ HS làm. - 2 HS làm bảng lớp – Lớp làm Vở. -Ghi tên đơn vị vào kết quả tính. -Tiền Việt Nam. - Về nhà học bài xem trước bài mới. - HS nghe rút kinh nghiệm. Kể chuyện: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN I. Mục tiêu: - Sắp xếp đúng trật tự các tranh theo nội dung câu chuyện và kể lại được từng đoạn câu chuyện (BT1; BT2) * HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT3) - HS ham thích môn học II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ trong bài. Các câu hỏi gợi ý từng đoạn. HS: SGK. III. Các hoạt động dạy và học Hoạt động GV Hoạt động HS 1- Bài cũ: Ai ngoan sẽ được thưởng. -Gọi HS kể lại câu chuyện Ai ngoan sẽ được t-hưởng. -Qua câu chuyện con học được những đức tính gì tốt của bạn Tộ? Nhận xét cho điểm HS. 2- Bài mới: Chiếc rễ đa tròn - Giới thiệu: -Giờ kể chuyện hôm nay, các em sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện “Chiếc rễ đa tròn”. * Hoạt động1: Sắp xếp lại các tranh theo trật tự -Gắn các tranh không theo thứ tự. -Yêu cầu HS nêu nội dung của từng bức tranh. (Nếu HS không nêu được thì GV nói). -Yêu cầu HS suy nghĩ và sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo trình tự câu chuyện. -Gọi 1 HS lên dán lại các bức tranh theo đúng thứ tự. -Nhận xét, cho điểm HS. * Hoạt động2: Kể lại từng đoạn truyện : Bước 1: Kể trong nhóm -GV yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. Khi một HS kể, các HS theo dõi, dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi gợi ý. Bước 2: Kể trước lớp -Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp. -Sau mỗi lượt HS kể, gọi HS nhận xét. -Chú ý khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu thấy các em còn lúng túng. Đoạn 1 - Bác Hồ thấy gì trên mặt đất? - Nhìn thấy chiếc rễ đa Bác Hồ nói gì với chú cận vụ? Đoạn 2 - Chú cận vụ trồng cái rễ đa như thế nào? - Theo Bác thì phải trồng chiếc rễ đa ntn? Đoạn 3 - Kết quả việc trồng rễ đa của Bác ntn? - Mọi người hiểu Bác cho trồng chiếc rễ đa thành vòng tròn để làm gì? * Hoạt động3: Kể lại toàn bộ truyện -Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện. -Gọi HS nhận xét. -Yêu cầu kể lại chuyện theo vai. -Gọi HS nhận xét. -Cho điểm từng HS. 3.Củng cố -Dặn dò: -Qua bài học giúp các em hiểu điều gì? -Nhận xét cho điểm HS. -Dặn HS về nhà tập kể cho người thân nghe. -Chuẩn bị: Chuyện quả bầu 3 HS kể nối tiếp, mỗi HS kể một đoạn. Khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi. - Nghe tạo hứng thú học tập, nhắc lại tựa bài. Quan sát tranh. Tranh 1: Bác Hồ đang hướng dẫn chú cần vụ cách trồng rễ đa. Tranh 2: Các bạn thiếu nhi thích thú chui qua vòng tròn, xanh tốt của cây đa non. Tranh 3: Bác Hồ chỉ vào chiếc rễ đa nhỏ nằm trên mặt đất và bảo chú cần vụ đem trồng nó. Đáp án: 3 – 2 – 1 Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt mỗi HS trong nhóm kể lại nội dung một đoạn của câu chuyện. Các HS khác nhận xét, bổ sung của bạn. Đại diện các nhóm HS kể. Mỗi HS trình bày một đoạn. HS nhận xét theo các tiêu chí đã nêu. -Bác nhìn thấy một chiếc rễ đa nhỏ, dài. -Bác bảo chú cận vụ cuốn rễ lại rồi trồng cho nó mọc tiếp. -Chú cận vụ xới đất rồi vùi chiếc rễ xuống. -Bác cuốn chiếc rễ thành một vòng tròn rồi bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất. -Chiếc rễ đa lớn thành một cây đa có vòng lá tròn. -Bác trồng rễ đa như vậy để làm chỗ vui chơi mát mẻ và đẹp cho các cháu thiếu nhi. -3 HS thực hành kể chuyện. - Nhận xét bạn theo tiêu chí đã nêu ở tuần 1. 3 HS đóng 3 vai: người dẫn chuyện, Bác Hồ, chú cần vụ để kể lại truyện. Nhận xét. - Vài HS nhắc lại ý nghĩa truyện - Về nhà học bài xem trước bài mới. - HS nghe rút kinh nghiệm.
Tài liệu đính kèm: