Tiế 8 1 : Tập đọc :
CHIẾC RỄ ĐA TRÒN / TIẾT 1.
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Đọc.
-Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng
-Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Bác Hồ, chú cần vụ)
Hiểu : Hiểu các từ ngữ khó trong bài ; thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc.
-Hiểu nội dung câu chuyện : Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống mặt đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây. Trồng cái rễ cây, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.
2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
3.Thái độ :Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác , học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh : Chiếc rễ đa tròn.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TUẦN 31 Thứ hai ngày 28 tháng 4 năm 2008 Tiế 8 1 : Tập đọc : CHIẾC RỄ ĐA TRÒN / TIẾT 1. I/ MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Đọc. •-Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng •-Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Bác Hồ, chú cần vụ) •Hiểu : Hiểu các từ ngữ khó trong bài ; thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc. -Hiểu nội dung câu chuyện : Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống mặt đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây. Trồng cái rễ cây, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi. 2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. 3.Thái độ :Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác , học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Tranh : Chiếc rễ đa tròn. 2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 5’ 25’ 4’ 1’ 1.Bài cũ : PP kiểm tra . -Gọi 3 em đọc bài “Cháu nhớ Bác Hồø” -Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu ? -Vì sao bạn phải cất thầm ảnh Bác ? -Hình ảnh Bác hiện lên như thế nào qua 8 dòng thơ đầu ? -Nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Luyện đocï . Mục tiêu: Đọc trơn cảbài. Ngắt nghỉ hơi đúng Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Bác Hồ, chú cần vụ) -PP luyện đọc : Giáo viên đọc mẫu lần 1 (giọng người kể chậm rãi. Giọng Bác ôn tồn dịu dàng. Giọng chú cần vụ ngạc nhiên. -PP trực quan : Tranh . -Hướng dẫn luyện đọc . Đọc từng câu : -Kết hợp luyện phát âm từ khó ( Phần mục tiêu ) Đọc từng đoạn trước lớp. -PP trực quan :Bảng phụ :Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc. -GV nhắc nhở học sinh đọc lời của Bác ôn tồn dịu dàng. -PP giảng giải : Hướng dẫn đọc chú giải . - Đọc từng đoạn trong nhóm -Nhận xét . 3.Củng cố : Gọi 1 em đọc lại bài. -Chuyển ý : Bác Hồ đã nhờ chú cần vụ làm gì với chiếc rễ đa tròn ? chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết 2. Hoạt động nối tiếp: Dặn dò – Đọc bài. -3 em đọc bài và TLCH. -Ô Lâu. -Vì giặc cấm nhân dân ta hướng về cách mạng. -Đôi má hồng hào. Tóc bạc phơ, Mắt sáng -Chiếc rễ đa tròn. -Tiết 1. -Theo dõi đọc thầm. -1 em giỏi đọc . Lớp theo dõi đọc thầm. -Quan sát. -HS nối tiếp nhau đọc từng câu . -HS luyện đọc các từ : thường lệ, rễ, ngoằn ngoèo, vườn, tần ngần, cuốn, vòng tròn. -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. -Luyện đọc câu : Đến gần cây đa,/ Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ/ và dài ngoằn ngoèo/ nằm trên mặt đất.// -Nói rồi,/ Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn/ và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc,/ sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.// -HS đọc chú giải (SGK/ tr 108) thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc. -Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. -Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài). CN - Đồng thanh (từng đoạn, cả bài). -1 em đọc lại bài. -Tập đọc bài. Tiết 2 : : CHIẾC RỄ ĐA TRÒN / TIẾT 2. I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Đọc -Hiểu : Hiểu các từ ngữ khó trong bài ; thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc. -Hiểu nội dung câu chuyện : Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống mặt đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây. Trồng cái rễ cây, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi. 2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. 3.Thái độ :Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác , học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Tranh : Chiếc rễ đa tròn. 2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 5’ 25’ 4’ 1’ 1.Bài cũ : PP kiểm tra : Gọi 3 em đọc bài và TLCH -Giải nghĩa từ thường lệ ? -Đặt câu với từ “thường lệ” ? -Nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . Mục tiêu : Hiểu : Hiểu các từ ngữ khó trong bài ; thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc. Hiểu nội dung câu chuyện : Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống mặt đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây. Trồng cái rễ cây, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi. -Gọi 1 em đọc. -PP Trực quan :Tranh “Chiếc rễ đa tròn” -PP hỏi đáp :Thấy chiếc rễ đa nằm trên đá6t Bác bảo chú cần vụ làm gì ? -Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng như thế nào ? -Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa ? -Từ câu chuyện trên em hãy nói một câu về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi ? một câu về tình cảm thái độ của Bác đối với mọi vật xung quanh. -PP giảng giải : Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống mặt đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây. Trồng cái rễ cây, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi. -Luyện đọc lại : -Nhận xét. 3.Củng cố : Gọi 1 em đọc lại bài. -Câu chuyện cho em biết điều gì ? -Nhận xét tiết học. Hoạt động nối tiếp: Dặn dò – Đọc bài. -3 em đọc bài và TLCH. -Thói quen quy định từ lâu. -Theo thường lệ sáng nào em cũng dây sớm tập thể dục. -Tiết 2. -1 em đọc đoạn 1. -Quan sát. -Đọc thầm đoạn 1 và trả lời . -Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ thành vòng tròn buộc tựa vào ai cái cọc, sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất. -Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con có vòng lá tròn. - Các bạn nhỏ vào thăm nhà Bác thích chui qua chui lại vòng lá tròn được tạo nên từ chiếc rễ đa. -Nhiều em phát biểu . -Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi./ Bác luôn nghĩ đến thiếu nhi./Bác muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho thiếu nhi./ -Bác thương chiếc rễ đa muốn trồng cho nó sống lại./Những vật bé nhỏ nhất cũng được Bác nâng niu./ Bác quan tâm đến mọi vật xung quanh. -2-3 nhóm thi đọc theo phân vai. -3-4 em thi đọc lại truyện . -1 em đọc bài. - Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Là học sinh em cần học tập và làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy. -Tập đọc bài. - Toán Tiết 151 : LUYỆN TẬP . I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức :: •-Luyện kĩ năng tính cộng các số có ba chữ số (không nhớ). -Ôn tập về 1/4 , về chu vi hình tam giác và giải bài toán. 2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng cộâng các số có ba chữ số, giải toán về chu vi đúng nhanh. 3.Thái độ : Ham thích học toán . II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Vẽ hình bài 3. 2.Học sinh : Sách toán, vở BT, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 5’ 25’ 4’ 1’ 1.Bài cũ : PP kiểm tra :Gọi 3 em lên bảng làm bài tập. Đặt tính và tính : 456 + 123 234 + 644 568 + 421 -Nhận xét,cho điểm. 2.Dạy bài mới : Hoạt động 1 : Luyện tập. Mục tiêu : Luyện kĩ năng tính cộng các số có ba chữ số (không nhớ). Ôn tập về 1/4 , về chu vi hình tam giác và giải bài toán. PP hỏi đáp- thực hành : Bài 1 : Yêu cầu HS tự làm bài. -Nhận xét. Bài 2 : Em hãy tự đặt tính và tính ? -Nhận xét, cho điểm. Bài 3 : PP trực quan, hỏi đáp : Hình vẽ. -Hình nào được khoanh vào 1/4 số con vật ? Vì sao em biết ? Hình b đã khoanh vào một phần mấy số con vật, vì sao em biết điều đó ? -Nhận xét cho điểm. Bài 4 : Gọi 1 em đọc đề. -PP hỏi đáp, giảng giải : -Con gấu nặng bao nhiêu kilôgam ? -Con sư tử nặng như thế nào so với con gấu ? (Vì con sư tử nặng hơn con gấu nên đoạn thẳng biểu diễn số cân nặng của sư tử cần vẽ dài hơn đoạn thẳng biểu diễn số cân nặng của gấu). -Đểû tính số cân nặng của sư tử, ta thực hiện như thế nào ? -Nhận xét,. Bài 5 : Gọi 1 em đọc đề. -PP hỏi đáp, giảng giải : Em hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác ? -Nêu độ dài các cạnh của hình tam giác ? -Vậy chu vi của hình tam giác ABC là bao nhiêu cm ? -Nhận xét, cho điểm. 3.Củng cố : Kilômét, milimét viết tắt là gì ? -1 km = ? m, 1 m = ? mm -Nhận xét tiết học.-Tuyên dương, nhắc nhở. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò. -3 em lên bảng làm. Lớp làm bảng con. 456 234 568 +123 + 644 +421 579 878 989 -Luyện tập. -HS tự làm bài, nhận xét bài bạn. -3 em lên bảng làm, lớp làm vở. -Quan sát. - Hình a được khoanh vào 1/4 số con vật -Vì hình a có tất cả 8 con voi đã khoanh vào 2 con voi. Hình b đã khoanh vào 1/3 số con vật, vì hình b có tất cả 12 con thỏ, đã khoanh tròn vào 4 con thỏ. -1 em đọc : Con gấu nặng 210 kg, con sư tử nặng hơn con gấu 18 kg. Hỏi con sư tử nặng bao nhiêu kilogam ? -Gấu : 210 kg -Sư tử : 18 kg ? kg -Thực hiện phép cộng : 210 + 18. -1 em lên bảng giải. Lớp làm vở. Con sư tử nặng : 210 + 18 = 228 (kg) Đáp số : 228 kg. -1 em đọc : Tính chu vi hình tam giác. -Tính tổng độ dài 3 cạnh của hình tam giác. - Cạnh AB dài 300 cm, cạnh BC dài 400 cm, cạnh CA dài 200 cm. - Chu vi của hình tam giác ABC là : 300 + 400 + 200 = 900 (cm) Đáp số : 900 cm. Kilômét viết tắt là km. Milimét viết tắt là mm. -1 km = 1000 m, 1 m = 1000 mm. -Xem lại đơn vị đo km, mm. Tiết31: TẬP VIẾT CHỮ N HOA (KIỂU 2) . I/ MỤC TIÊU : ... u tả cảnh đẹp ở đâu ? -Những loài hoa nào được trồng ở đây ? -Tình cảm chung của chúng ta là gì ? b/ Hướng dẫn trình bày . -PP hỏi đáp : Bài viết có mấy câu ? Câu nào có nhiều dấu phẩy ? Chữ đầu đoạn văn viết thế nào? Các tên riêng viết như thế nào ? c/ Hướng dẫn viết từ khó. Gợi ý cho HS nêu từ khó. -PP phân tích : Ghi bảng. Hướng dẫn phân tích từ khó. -Xoá bảng, đọc cho HS viết bảng. d/ Viết chính tả. -Đọc từng câu, từng từ, đọc lại cả câu. -Đọc lại cả bài. Chấm vở, nhận xét. Hoạt động 2 : Bài tập. Mục tiêu : Làm đúng các bài tập phân biệt r/ d/gi, thanh hỏi/thanh ngã. Bài 2 : bài 2 a: Yêu cầu gì ? -PP luyện tập : GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm (Điền vào chỗ trống r/ d/ gi) -Bảng phụ : GV dán bảng 2 tờ giấy khổ to. -Nhận xét chốt lại lời giải đúng (SGV/ tr 226) dầu – giấu – rụng . Bài 2b : Yêu cầu gì ? -GV nhận xét chốt lời giải đúng (SGV/ tr 226) cỏ – gõ – chổi. PP trò chơi : Tổ chức trò chơi . Thi đặt câu nhanh với từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/ d/ gi hoặc chứa tiếng có thanh hỏi/ thanh ngã. 3.Củng cố : Nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết chính tả đúng chữ đẹp, sạch. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Sửa lỗi. -Việt Nam có Bác. -HS nêu các từ viết sai. -3 em lên bảng viết : tàu rời ga, nước lả, tập võ, vỏ cây. -Viết bảng con. -Chính tả (nghe viết) : Cây và hoa bên lăng Bác. -Theo dõi. 3-4 em đọc lại. -Quan sát. -Cảnh ở sau lăng Bác. -Hoa đào, sứ đỏ, dạ hương, hoa mộc, hoa ngâu. -Tôn kính thiêng liêng. -2 đoạn 3 câu. Câu “Trên bậc tam cấp” Viết hao lùi vào 1 ô. Viêt1 hoa các tên riêng : Sơn La, Nam Bộ, Bác. -Viết hoa chữ Bác để tỏ lòng tôn kính. -HS nêu từ khó : Sơn La, khoẻ khoắn, vươn lên, Nam Bộ, ngào ngạt, thiêng thiêng. -Viết bảng con. -Nghe và viết vở. -Soát lỗi, sửa lỗi. -Điền vào chỗ trống r/ d/ gi -Chia nhóm (lên bảng điền vào chỗ trống theo trò chơi tiếp sức) -Từng em đọc kết quả. Làm vở BT. -Nhận xét. -Điền các tiếng có thanh hỏi/ thanh ngã vào chỗ trống . -2 em lên bảng điền. -5-6 em đọc lại kết quả. Làm vở BT. -Chia 4 nhóm (1 em đưa ra từ, 1 em đặt câu) -Sửa lỗi mỗi chữ sai sửa 1 dòng. Tiết 31 : Mỹ thuật : VẼ TRANG TRÍ – TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG. I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Học sinh biết được cách trang trí hình vuông đơn giản. 2.Kĩ năng : Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích. 3.Thái độ : Cảm nhận sự cân đối trong trang trí hình vuông. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : -Một số bài trang trí hình vuông. •- Một số họa tiết rời để sắp xếp vào hình vuông. 2.Học sinh : Vở vẽ, nháp, bút chì màu. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 5’ 30’ 1.Bài cũ : PP kiểm tra : Kiểm tra vở vẽ. Nhận xét bài vẽ của tiết trước. 2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét. Mục tiêu : Biết quan sát nhận xét dồ vật dạng hình vuông. -PP trực quan, hỏi đáp : -Nêu một số đồ vật hình vuông có trang trí ? -Giáo viên giới thiệu một số bài trang trí hình vuông mẫu và gợi ý để HS nhận biết. -Hình vuông được trang trí bằng họa tiết gì ? -Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào ? -GV nói : họa tiết to thường ở giữa, hoạ tiết nhỏ ở 4 góc và xung quanh. -Màu sắc trong bài trang trí như thế nào ? Hoạt động 2 : Cách trang trí hình vuông. Mục tiêu : Biết cách vẽ trang trí hình vuông. -PP truyền đạt : GV hướng dẫn học sinh . -Khi trang trí hình vuông em chọn họa tiết gì ? -Khi đã có họa tiết cần phải sắp xếp vào hình vuông như thế nào ? -GV tóm tắt (SGV/ tr 173) -Giáo viên phác nét cách vẽ trang trí hình vuông. Hoạt động 3 : Thực hành. -PP trực quan : GV cho học sinh xem một số bài vẽ trang trí hình vuông của học sinh . -PP thực hành : GV yêu cầu cả lớp thực hành . -GV quan sát và gợi ý hướng dẫn thêm cho học sinh vẽ. -Theo dõi chỉnh sửa. -Giáo viên nhắc nhở cách chọn màu. -GV chỉ ra một số bài vẽ đẹp. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá. -Chọn một số bài nhận xét cách vẽ, cách vẽ màu. Động viên khen ngợi tinh thần học tập, sáng tạo của học sinh. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Hoàn thành bài vẽ. -Vẽ đề tài vệ sinh môi trường. -1 em nhắc tựa. -Quan sát. -Viên gạch lát nền, cái khăn, tấm thảm. -Họa tiết là hoa, lá, các con vật, hình vuông, tam giác. -Sắp xếp đối xứng. -Đơn giản ít màu, hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu. -Hoa lá, con vật. -Dùng các họa tiết rời để sắp xếp vào hình vuông. -HS nhắc lại : Chọn họa tiết trang trí thích hợp. Chia hình vuông thành các phần bằng nhau. Vẽ họa tiết chính vào giữa, họa tiết phụ ở 4 góc.Họa tiết giống cần vẽ đều. -Quan sát hình minh họa -Cả lớp thực hành . -Vẽ họa tiết chính trước (vẽ to ở giữa) -Vẽ họa tiết phụ sau. -Vẽ màu họa tiết trước, vẽ màu nền sau. - Xem lại hoàn chỉnh bài. Tiết 31 : Tập làm văn ĐÁP LỜI KHEN NGỢI . TẢ NGẮN VỀ BÁC HỒ . I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : -Biết nói câu đáp lời khen ngợi. -Quan sát ảnh Bác Hồ, trả lời đúng các câu hỏi về ảnh Bác. -Viết được từ 3-5 câu về ảnh Bác Hồ dựa vào những câu trả lời ở BT2. 2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết trả lời đủ ý, đúng ngữ pháp về nội dung câu chuyện. 3.Thái độ : Phát triển học sinh năng lực tư duy ngôn ngữ. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Tranh minh họa truyện . Bảng phụ viết BT2 . 2.Học sinh : Sách Tiếng việt, vở BT. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 5’ 25’ 4’ 1’ 1.Bài cũ : PP kiểm tra :Gọi 2 em kể lại câu chuyện “Qua suối” -Câu chuyện “Qua suối” nói lên điều gì về Bác Hồ ? -Nhận xét,. 2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Làm bài miệng. Mục tiêu : Biết nói câu đáp lời khen ngợi. Quan sát ảnh Bác Hồ, trả lời đúng các câu hỏi về ảnh Bác. Bài 1 : Gọi 1 em đọc tình huống? - Bài tập yêu cầu gì ? -PP thực hành : Yêu cầu 1 cặp thực hành. -GV nhắc nhở : Khi nói lời đáp cần nói lời đáp với thái độ phù hợp, vui vẻ phấn khởi, khiêm tốn, tránh tỏ ra kiêu căng hợm hỉnh. -Bảng phụ : Ghi tình huống a.b.c Bài 2 : Miệng. - PP trực quan : Aûnh Bác. Gọi 1 em nêu yêu cầu. -PP hoạt động : Thảo luận nhóm. -GV nêu lần lượt từng câu hỏi. a/Aûnh Bác Hồ được treo ở đâu ? b/ Trông Bác như thế nào ? ( râu tóc, vầng trán, đôi mắt . ) c/ Em muốn hứa với Bác điều gì ? -Yêu cầu HS trả lời với những câu hỏi mở rộng ? -Nhận xét. Họat động 2 : Làm bài viết Bài 2 : Gọi 1 em nêu yêu cầu của bài -PP trực quan : Cho HS ảnh Bác Hồ. -GV hướng dẫn: Khác với BT2, bài 3 yêu cầu các em viết một đoạn từ 3-5 câu về ảnh Bác dựa vào những câu trả lời ở Bài 2. Trong một đoạn văn các câu phải gắn kết với nhau, không đứng riêng lẻ tách bạch -Kiểm tra vở, chấm một số bài, nhận xét. 3.Củng cố : Qua mẫu chuyện về Bác Hồ em rút ra bài học gì cho mình ?-Nhận xét tiết học. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Tập kể lại câu chuyện.. -PP thực hành : -2 em em kể lại câu chuyện “Qua suối” và TLCH. -1 em nhắc tựa bài. -1 em đọc tình huống. -Nói lời đáp lại trong những trường hợp em được khen. -1 cặp HS thực hành : -HS1 : Con quét nhà sạch quá! Hôm nay con giỏi quá, quét nhà rất sạch, “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm “ đấy con ạ. Con quét nhà sạch quá ! Cám ơn con gái ngoan. -HS2 : Con cám ơn ba ạ ! Có gì đâu ạ ! Thật thế hở ba. Ngày nào con cũng sẽ quét nhà sạch để ba mẹ vui. -Từng cặp 2 em nối tiếp nhau thực hành nói lời khen với tình huống b.c. b/Hôm nay bạn mặc đẹp quá !/ Bộ quần áo này làm bạn xinh lắm !/ Bạn mặc quần áo hợp lắm, trông rất dễ thương./ -Thế ư! Cám ơn bạn Bạn khen mình quá rồi. c/Cháu ngoan quá, cẩn thận quá ! Cháu thậtt là một đứa trẻ ngoan. -Cháu cám ơn cụ, không có gì đâu ạ ! Dạ, cám ơn cụ. Cháu sợ những người khác bị vấp ngã. -HS quan sát ảnh Bác. -Trao đổi nhóm và TLCH. -Đại diện nhóm thi trả lời cả 3 câu hỏi một lúc. Nhận xét. -Aûnh Bác Hồ được treo trên tường. -Râu tóc Bác màu trắng. Vầng trán Bác cao. Mắt Bác sáng. -Em hứa với Bác là em sẽ ngoan, chăm học. -2 em giỏi trả lời. -1 em nêu : dựa vào những câu trả lời trên, viết được một đoạn văn từ 3-5 câu về ảnh Bác Hồ. -Cả lớp làm vở “ Trên bức tường chính giữa lớp học của em treo một tấm ảnh Bác Hồ. Trong ảnh, trông Bác rất đẹp. Râu tóc Bác bạc trắng, vầng trán cao, đôi mắt hiền từ. Em muốn hứa với Bác là em sẽ chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng là cháu ngoan của Bác. -Nhiều em nối tiếp nhau đọc bài viết. -Nhận xét, đổi vở kiểm tra lỗi về từ, chính tả. -Noi gương Bác học tập và làm việc tốt. -Tập kể lại câu chuyện.. SINH HOẠT LỚP TUẦN 31 I/ Thành phần :GV và HS II/ Nội dung : 1/ Lớp trưởng báo cáo tuần qua : * Học tập : -hang hai phát biểu ý kiến , thụ động trong học tập , hay nói leo : * Vệ sinh : - Có vệ sinh lớp sạch sẽ , 2/ Giáo viên nhận xét bổ sung : -Có nhiều em hay phát biểu ý kiến : - Có nhiều em ngoan , lễ phép : 3/ Công tác tuần tới -Đi học đều , hạn chế nghỉ học,xin phép khi nghỉ học -Hăng hái phát biểu ý kiến, không nói leo -Gĩư gìn VS lớp ,trường, thân thể, sách
Tài liệu đính kèm: