Giáo án môn học lớp 2 - Tuần học 27 - Trường tiểu học Lệ Viễn

Giáo án môn học lớp 2 - Tuần học 27 - Trường tiểu học Lệ Viễn

Toán

Tiết 131: SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA

I. MỤC TIÊU :

 - Biết được số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó. Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.

 - Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.

 - HS làm được BT1, BT2.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 19 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 881Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học lớp 2 - Tuần học 27 - Trường tiểu học Lệ Viễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
 Ngày soạn: 12 / 3 / 2010.
Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2010
Sáng (ĐC Ngô Thị Thuyết dạy)
*******************************************************************
Chiều Toán
Tiết 131: Số 1 trong phép nhân và phép chia
I. Mục tiêu : 
 - Biết được số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó. Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
 - Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
 - HS làm được BT1, BT2.
II. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : 
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Giới thiệu phép nhân có thừa số là 1
 - GV nêu phép nhân 1 x 2 và yêu cầu HS chuyển phép nhân thành tổng tương ứng.
 + Vậy 1 nhân 2 bằng mấy ?
 - GV thực hiện tiến hành với các phép tính 
1 x 3 và 1 x 4
 + Từ các phép nhân 1 x 2 = 2, 1 x 3 = 3, 
1 x 4 = 4 các em có nhận xét gì về kết quả của các phép nhân của 1 với một số ?
 - GV yêu cầu HS thực hiện tính : 
 2 x 1 ; 3 x 1 ; 4 x 1
 + Khi ta thực hiện phép nhân của một số nào đó với 1 thì kết quả của phép nhân có gì đặc biệt ?
Kết luận : Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
b. Giới thiệu phép chia cho 1:
 - GV nêu phép tính 1 x 2 = 2.
 - GV yêu cầu HS dựa vào phép nhân trên để lập các phép chia tương ứng.
 - Vậy từ 2 x 1 = 2 ta có được phép chia tương ứng : 2 : 1 = 2.
 - Tiến hành tương tự như trên để rút ra các phép tính 3 : 1 = 3 và 4 : 1 = 4.
 + Từ các phép tính trên các em có nhận xét gì về thương của các phép chia có số chia là 1 ?
Kết luận : Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
c. Luyện tập :
*Bài 1 : Tính nhẩm 
 - GV yêu cầu HS tự làm bài tập.
 - GV gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp.
 - GV nhận xét sửa sai. 
*Bài 2: 
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 - GV yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV nhận xét sửa sai. 
*Bài 3: Tính.
 - GV ghi bảng : 4 x 2 x 1 =
 + Mỗi dãy tính có mấy dấu tính ?
 + Vậy khi thực hiện tính ta phải làm như thế nào ?
 - Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con 
 - GV nhận xét sửa sai. 
4. Củng cố, dặn dò: 
 - GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận một số nhân với 1 và 1 số chia cho 1.
- Về nhà học bài cũ, làm bài tập ở vở bài tập. 
- Nhận xét tiết học.
 - HS : 1 x 2 = 1 + 1 = 2
 - 1 x 2 = 2
 - HS thực hiện để rút ra :
1 x 3 = 1 + 1 + 1 = 3 
Vậy 1 x 3= 3
1 x 4 = 1 +1 + 1 +1 = 4 
Vậy1 x 4 = 4
 - Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
- HS nêu kết quả.
- Thì kết quả là chính số đó.
- Vài HS nhắc.
- HS lập 2 phép chia tương ứng :
 2 : 1 = 2 , 2 : 2 = 1
- Các phép chia có số chia là 1 thì thương bằng số bị chia.
 - HS nhắc lại.
- HS tự làm bài.
- HS đọc bài .
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- HS lên bảng làm cả lớp làm vào bảng con. 
 x 2 = 2 5 x = 5 
3 : = 3 ‚ x 1 = 2 
5 :  = 5  x 4 = 4 
- Có 2 dấu tính.
- Thực hiện từ trái sang phải.
4 x 2 x 1= 8 x 1 	
 = 8
4 : 2 x 1 = 2 x 1 
 = 2 
4 x 6 :1 = 24 : 1 
 = 24
- 2 HS nhắc lại.
**************************************************
 Đạo đức
Tiết 27: Lịch sự khi đến nhà người khác(T2)
I. Mục tiêu
 - Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.
 - Biết cư xử phù hợp khi đến chơi nhà bạn bè, người quen.
 - (HS khá giỏi ) Biết được ý nghĩa của việc cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
II. Đồ dùng dạy học
 vở bài tập 
III. Hoạt động dạy học
1. Khởi động: Lớp hát
2. Dạy bài mới
* Hoạt động 1: Đóng vai theo các tình huống sau:
 +Tình huống 1: Em sang nhà bạn và thấy trong tủ nhà bạn có nhiều đồ chơi đẹp mà em rất thích. Em sẽ ...
 +Tình huống 2: Em đang chơi ở nhà bạn thì đến giờ ti vi có phim hoạt hình mà em thích xem nhưng khi đó nhà bạn không bật ti vi. Em sẽ ...
 + Tình huống 3: Em sang nhà bạn chơi và thấy bà của bạn đang bị mệt. Em sẽ ...
 - Các nhóm thảo luận đóng vai.
 - Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét.
 - Gv nhận xét kết luận
* Hoạt động 2:Trò chơi Đố vui
 - Gv phổ biến luật chơi
 - Chia nhóm ( 4 nhóm)
 - Gv hướng dẫn cách chơi. 
VD: + Trẻ em có cần lịch sự khi đến chơi nhà người khác không ?
 + Vì sao cần lịch sự khi đến chơi nhà người khác ?
 + Bạn cần làm gì khi đến nhà người khác ?
 ...
 - HS tiến hành chơi.
 - Gv nhận xét,đánh giá.
3. Củng cố dặn dò
 - Gv nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị bài sau.
************************************************
Tự học( TLV)
Luyện tập: Đáp lời đồng ý- tả ngắn về biển
I. Mục đích yêu cầu:
 1. Rèn kĩ năng nghe và nói: Tiếp tục luyện tập cách đáp lại lời đồng ý trong một số tình huống giao tiếp.
 2. Rèn kĩ năng viết cho học sinh
II. Chuẩn bị: Vở buổi 2
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. Kiểm tra: Vở buổi 2
 2. Bài luyện ở lớp: GV hướng dẫn HS làm bài tập
 *Bài 1: Lời đáp của em khi gặp các tình huống sau:
 - 2HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài vào vở
 - 3HS lên bảng nói lời đáp mỗi em 1 tình huống
 - Cả lớp và GV nhận xét,chữa bài
 *Bài 2: Tập nói trước nhóm
 - Từng HS chuẩn bị câu hỏi ra giấy nháp.
 - Từng cá nhân trình bày trước nhóm - Cả nhóm góp ý kiến, nhận xét.
 *Bài 4: Luyện viết
 - HS làm bài vào vở - 3HS lên bảng làm bài.
 - Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài
 *Bài 5 : Tả ngắn về biển
 - Gọi 2 HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài vào vở 
 - 3 HS đọc bài làm của mình 
 - Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài, chốt lại kết quả đúng
 4. Củng cố - Dặn dò:
 - GV chấm một số bài
 - Nhận xét giờ học.
*******************************************************************
 Ngày soạn: 13 / 3 / 2010.
Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010
Sáng Kể chuyện
Tiết 27: Ôn tập giữa học kì II (Tiết 3)
I. Mục tiêu
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
 - Biết cách đặt và trả lời câu hỏi với từ ở đâu? (BT2, BT3), biết đáp lời xin lỗi trong tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở BT4)
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc.
 - Bảng để HS điền từ trong trò chơi.
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : 
+ Một năm có mấy mùa? Nêu rõ từng mùa. 
+Thời tiết của mỗi mùa như thế nào ?
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Kiểm tra tập đọc : 
 - GV để các thăm ghi sẵn bài TĐ lên bàn.
 - GV gọi HS lên bốc thăm bài đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
 - GV nhận xét – ghi điểm.
b. Ôn luyện cách đặt và TLCH : ở đâu ?
*Bài 2. 
 + Bài tập yêu cầu chúng ta điều gì ? 
 + Câu hỏi “ở đâu?” dùng để hỏi về nội dung gì ? 
 - Yêu cầu HS đọc câu văn ở phần a. 
 + Hoa phượng nở đỏ rực ở đâu ?
 +Bộ phận nào trong câu trả lời cho câu hỏi ở đâu?
 - Tương tự trên yêu cầu HS làm phần b.
 + Vậy bộ phận trả lời cho câu hỏi “ ở đâu ?”là bộ phận nào ?
 - GV nhận xét, sửa sai. 
*Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
 a. Hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.
 + Bộ phận nào trong câu trên được in đậm ?
 + Bộ phận này dùng để làm gì ?
 + Vậy ta phải đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào ?
b. Trong vườn trăm hoa khoe sắc thắm. 
 - GV nhận xét, sửa sai. 
*Bài 4. Nói lời đáp của em :
a. Khi bạn xin lỗi vì bạn đã làm bẩn quần áo em. 
 b. Khi chị xin lỗi em vì trách mắng nhầm em.
c. Khi bác hàng xóm xin lỗi vì rách mắng lầm em.
 - Gọi HS thực hành đối đáp trong tình huống b, c. 
 - GV nhận xét, sửa sai. 
4. Củng cố, dặn dò :
- Về nhà học bài cũ, làm bài tập ở vở bài tập. 
 - 2 HS trả lời.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
 - HS lần lượt lên bốc thăm và về chỗ chuẩn bị.
 - HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
 - HS theo dõi và nhận xét 
 - Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi : “ ở đâu ?”
 - Câu hỏi “ ở đâu ? “ dùng để hỏi về địa điểm ( nơi chốn ).
 a. Hai bên bờ sông hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
 - Hai bên bờ sông.
 - Hai bên bờ sông.
- Trên những cành cây 
 - HS đọc yêu cầu.
 - Hai bên bờ sông 
 - Chỉ địa điểm.
 - Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở đâu ?
 - ở đâu trăm hoa khoe sắc?
VD: HS1 ; Xin lỗi bạn nhé ! Mình trót làm bẩn quần áo của bạn.
HS2 : Thôi không sao mình sẽ giặt ngay./ Lần sau bạn đừng có chạy qua vũng nước khi có người đi bên cạnh nhé.
 - HS thực hành hỏi đáp theo cặp.
b. Thôi, cũng không sao chị ạ./ Bây giờ chị hiểu em là được.
c. Dạ, không sao đâu bác ạ./Dạ, không có gì. 
************************************************
Toán
Tiết 132: Số 0 trong phép nhân và phép chia
I. Mục tiêu : 
 - Biết được số 0 nhân với số nào cũng bằng 0, số nào nhân với 0 cũng bằng 0, số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.
 - Biết không có phép chia cho 0.
 - Làm được BT 1, 2, 3
 III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : 
- GV thu vở bài toán chấm 5 em.
 - GV nhận xét chung 
3. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Giới thiệu phép nhân có thừa số là 0 :
- Nêu phép nhân 0 x 2 và y/c HS chuyển phép nhân này thành tổng tương ứng. 
 +Vậy 0 nhân 2 bằng mấy ?
 - Tiến hành tương tự với phép tính : 0 x 3 
 + Vậy 0 nhân 3 bằng mấy ? 
 + Từ các phép tính 0 x 2 ; 0 x 3 - 0 các em có nhận xét gì về kết quả của các phép nhân của 0 với một số khác ?
 - GV ghi bảng : 2 x 0 ; 3 x 0 
- Khi ta thực hiện phép x của 1 số nào đó với 0 thì kết quả của phép nhân có gì đặc biệt?
*Kết luận : Số nào nhân với 0 cũng bằng 0. 
b. Giới thiệu phép chia có số bị chialà 0 :
 - GV nêu phép tính 0 x 2 = 0. 
 - Yêu cầu HS dựa vào phép nhân trên để lập các phép chia tương ứng có số bị chia là 0. 
Vậy từ 0 x 2 = 0 ta có phép chia 0 : 2 = 0 
 - Tương tự như trên GV nêu phép tính 
0 x 5 = 0
 - Yêu cầu HS dựa vào phép nhân để lập thành phép chia.
 - Vậy từ 0 x 5 = 0 ta có phép chia 0 : 5 = 0
 - Từ các phép tính trên, các em có nhận xét gì về thương của các phép chia có số bị chia là 0.
*Kết luận: Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0
*Lưu ý : Không có phép chia cho 0. 
c.Thực hành :
*Bài 1 : Tính nhẩm.
 - GV nhận xét sửa sai. 
*Bài 2 : Tính nhẩm
- Tiến hành tương tự BT 1.
- GV nhận xét sửa sai. 
*Bài 3 : Số?
 - Gọi HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- GV nhận xét sửa sai. 
4. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Về nhà học bài cũ, làm bài tập ở vở bài tập. - Nhận xét, đánh giá tiết học. 
- 5 HS.
 - 2 HS nhắc lại tên bài.
- 0 x 2 = 0 + 0 = 0 
- 0 x 2 = 0
- 0 x 3= 0 + 0 + 0 = 0.
- 0 x 3 = 0 
 - Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0. 
- 2 x 0 = 2 ; 3 x 0 = 0.
- Khi ta thực hiện phép x một số với 0 thì kết quả thu đượ ... nhóm đó thắng cuộc.
 - GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
*Bài 3 : Thi kể tên về một con vật mà em biết 
+ Em hãy nói tên về các loài vật mà em chọn kể.
- GV nhận xét, tuyên dương HS kể tự nhiên, hấp dẫn.
3. Củng cố, dặn dò :
 + Các em vừa học bài gì ? 
- Về ôn lại bài xem trước bài sau. 
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
 - HS lần lượt lên bốc thăm và về chỗ chuẩn bị.
 - HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
 - HS theo dõi và nhận xét 
 - Chia nhóm theo hướng dẫn của GV
 - Giải câu đố. Ví dụ :
1.Con vật này có bờm và được mạnh danh là vua của rừng xanh. (sư tử )
2. Con gì thích ăn hoa quả ? ( khỉ )
3. Con gì cổ rất dài ? ( hươu cao cổ )
4. Con gì rất trung thành với chủ ? (chó )
5. Nhát như ? ( thỏ ) 
6. Con gì được nuôi trong nhà cho bắt chuột ? ( mèo )
1.Cáo được mạnh danh là con vật như thế nào ? ( tinh ranh )
2.Nuôi chó để làm gì ? ( trông nhà ).
3. Sóc chuyền cành như thế nào ? (nhanh nhẹn ).
4. Gấu trắng có tính như thế nào?(tò mò ). 
5.Voi kéo gỗ như thế nào?( khoẻ nhanh ).
 - HS nối tiếp nhau kể chuyện.
*******************************************************************
Chiều Tiếng việt (LT)
Ôn tập giữa học kì ii
I. Mục tiêu:
 - Luyện cho HS về từ ngữ về, chim chóc, sông biển.
 - Củng cố về đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? ở đâu? Như thế nào? 
II. Đồ dùng dạy học: Vở buổi 2
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 *Bài 1: Tìm từ và ghi vào từng nhóm 
 a. Loài chim gọi tên theo hình dáng.
 b. Loài chim gọi tên theo tiếng kêu.
 c. Loài chim gọi tên theo cách kiếm ăn.
 - 2 HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập
 - HS làm bài vào vở - HS nối tiếp nhau lên bảng làm bài.
 - Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài
 *Bài 2: Hãy viết tên các loài cá và ghi vào đúng nhóm.
 a. Cá nước ngọt.
 b. Cá nước mặn.
 - HS làm bài, chữa bài , GV nhận xét.
*Bài 3: Gạch chân dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?
 - GV đưa bảng phụ ghi sẵn các câu 
 - 2 HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập
 - HS làm bài vào vở - 1HS lên bảng làm bài
 - HS dưới lớp nhận xét
 - GV nhận xét ,chữa bài
 *Bài 4: Hãy đặt 3 câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi : Như thế nào?
 - 2 HS nêu yêu cầu bài tập
 - HS làm bài vào vở - 2HS lên bảng làm bài
 - Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài
 *Bài 5: Gạch chân dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi ở đâu?
 - GV đưa bảng phụ ghi sẵn các câu 
 - 2 HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập
 - HS làm bài vào vở - 1HS lên bảng làm bài
 - HS dưới lớp nhận xét
 - GV nhận xét , chữa bài
 2. Củng cố - Dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về nhà tiếp tục ôn tập.
*****************************************************
Toán (LT)
Luyện tập
I. Mục tiêu : 
 - Củng cố về bảng nhân 1 và bảng chia 1.
 - Biết thực hiện phép tính có số 1, số 0.
 - GD các em có ý thức tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học
 Vở bài tập trng 48
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: vở bài tập - Gv nhận xét.
2. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1: số
 x 1
1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
 9
 10
1
 : 1
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
 9
 10
 1
* Bài 2 : Tính nhẩm
 - Hs đọc yêu càu bài - tự làm bài
 4 x 1 = ... 0 x 1 = ... 5 + 1 = ...
 4 : 1 = ... 1 x 0 = ... 5 - 1 = ...
 1 x 1 = ... 0 : 1 = ... 5 x 1 = ...
 1 : 1 = ... 0 : 2 = ... 5 : 1 = ...
 * Bài 3,4: Hs tự làm 
3. Thu bài chấm, chữa bài
4. Củng cố dặn dò
 Gv nhận xét giờ học, chuẩn bị bài ìơ sau.
******************************************************
Tự học(TV)
Luyện đọc các bài tập đọc(Tuần 22- 25)
I.Mục tiêu
 - Hs đọc đúng, to, rõ ràng các bài tập đọc từ tuần 22- 25.
 - Hiểu nội dung bài: trả lời được các câu hỏi.
 - GD các em có ý thức tự giác rèn đọc.
II. Đồ dùng dạy học
 SGKTV tập 2
III. Hoạt động dạy học
1. Khởi động:lớp hát
2. kiểm tra bài cũ: 3 em đọc bài- GV nhận xét cho điểm
3. Luyện đọc bài từ tuần 22 - 25
 - HS mở sgk TV 2 tuần 22 tự luyện đọc theo nhóm.
 - Hs đọc bài + Kết hợp trả lời câu hỏi mà gv yêu cầu.
 - Hs theo dõi, nhận xét bạn đọc.
4. Thi đọc lại bài
 - Đại diện các nhóm thi đọc.
 - Bình chọn nhóm đọc hay nhất.
5. Củng cố dặn dò: Gv nhận xét giờ học, dặn dò hs chuẩn bị bài sau.
*******************************************************************
Thứ năm ngày 18 tháng 3 năm 2010
(ĐC Ngô Thị Thuyết dạy)
*******************************************************************
 Ngày soạn: 16 / 3 / 2010.
Thứ sáu ngày 19 Tháng 3 năm 2010
Tập làm văn
Tiết 27: Kiểm tra định kì viết (Giữa học kì 2)
( Sở ra đề)
****************************************************
Toán
Tiết 135: Luyện tập chung
I. Mục tiêu : 
 - Thuộc bảng nhân, bảng chia đã học.
 - Biết thực hiện phép nhân, phép chia có số đơn vị kèm theo.
 - Biết tính giá trị của biểu thức số có 2 dấu phép tính (trong đó có 1 dấu nhân hoặc chia; nhân chia trong bảng tính đã học).
 - Biết giải bài toán có 1 phép chia.
 - Làm được BT 1 (cột 1, 2, 3 câu a; cột 1, 2 câu b), BT 2, BT 3b
 II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : 
 - Thu một số vở bài tập để chấm. 
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn luyện tập :
*Bài 1a (cột 1, 2, 3); b(cột 1, 2): Gọi HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
 + Khi đã biết 2 x 4 = 8, có thể ghi ngay kết quả của 8 : 2 hay không? Vì sao ?
b. Gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. 
- GV nhận xét, sửa sai 
*Bài 2: Tính 
 - Gọi HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
 - GV nhận xét, sửa sai.
*Bài 3 : Yêu cầu HS đọc bài toán 
 - Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
a.	Tóm tắt
 4 nhóm : 12 học sinh
 1 nhóm :... học sinh ?
 - GV yêu cầu HS tự làm bài.
b.
 - GV gọi HS đọc bài toán.
 - GV yêu cầu HS làm bài.
 - GV chấm bài, nhận xét, sửa sai. 
3. Nhận xét, dặn dò :
 - Về nhà ôn lại bài tiết sau kiểm tra.
 - Nhận xét tiết học.
- 5 HS 
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- Có thể ghi ngay kết quả, vì lấy tích chia cho thừa số này ta được thừa số kia.
- 2 em đọc.
- 1 HS làm bảng, lớp làm vào vở.
Bài giải
Mỗi nhóm có số học sinh là :
12 : 4 = 3 (học sinh)
Đáp số : 3 học sinh
- 2 HS đọc bài toán.
Bài giải
Số nhóm học sinh là :
12 : 3 = 4 (nhóm)
Đáp số : 4 nhóm
- 2 HS đọc bài toán.
- 1 HS lên bảng giải, lớp giải vào vở.
**************************************************
Chính tả
Tiết 54: kiểm tra (ĐọC HIểU – LUYệN Từ Và CÂU)
I. Mục tiêu
 Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức kĩ năng giữa học kì II 
II. Đồ dùng dạy học : 
 Đề bài (Tiết 9 trang 80 SGK TV tập 2)
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ :. 
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
- GV ghi đề bài lên bảng.
- HS đọc thầm bài Cá rô lội nước và suy nghĩ trả lời câu hỏi
- GV thu vở về chấm 
3. Củng cố, dặn dò : 
- Về nhà học bài tốt để kiểm tra giữa kỳ.
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- Cả lớp lấy vở làm bài.
- HS nộp vở.
***************************************************
Tự nhiên xã hội
Tiết 27 : Loài vật sống ở đâu ?
I. Mục tiêu : 
 - Biết được động vật có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.
 - Nêu được sự khác nhau về cách di chuyển trên cạn, trên không, dưới nước của 1 số động vật.
II. Đồ dùng dạy học : 
 Tranh trong SGK, các tranh ảnh về các loài vật.
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ :	
 + Hãy kể tên các loài cây sống dưới nước mà em biết ?
 - GV nhận xét, đánh giá. 
 2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1: Kể tên các con vật.
 + Hãy kể tên các con vật mà em biết ?
b. Hoạt động 2 : Loài vật sống ở đâu ?
 - Hoạt động nhóm:
 - Quan sát hình trong SGK cho biết tên các con vật trong từng hình.
+Trong những loài vật này loài nào sống trên mặt đất ?
 + Loài nào sống dưới nước ?
 + Loài nào sống trên không trung ?
*Kết luận: Loài vật có thể sống khắp nơi trên can, dưới nước, trên không.
c. Hoạt động 3 : Triễn lãm tranh 
 *Bước 1: Hoạt động theo nhóm.
 - Yêu cầu HS tập trung tranh ảnh sưu tầm của các thành viên trong tổ để dán và trang trí vào một tờ giấy to, và ghi tên và nơi sống của con vật.
 *Bước 2 : Trình bày sản phẩm.
 - GV yêu cầu các nhóm lên treo sản phẩm của nhóm mình trên bảng.
*Kết luận : Trong tự nhiên có rất nhiều loài vật, Chúng có thể sống được khắp nơi : Trên cạn, dưới nướcvà trên không trung. Chúng ta cần chăm sóc và bảo vệ chúng.
3. Củng cố, dặn dò: 
 + Loài vật sống được ở đâu ? 
 + Kể tên một số loài vật sống trên cạn, dưới nuớc, trên không.
- Về nhà học bài cũ, xem trước bài sau.
 - 2 HS lên bảng trình bày. 
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- HS kể : chó, mèo, khỉ, chim chào mào, chích choè, cá, tôm, cua... 
- H1: Đàn chim đang bay trên bầu trời 
- H2 : Đàn voi đang đi trên đồng cỏ, một chú voi đi bên cạnh mẹ thật dễ thương.
...
tôm cua 
 - Voi, dê 
- Tôm, cá, cua, vịt.
 - Chim.
 - 2 HS nhắc lại.
- HS tập trung tranh ảnh ; phân công người dán, người trang trí. 
 - Các nhóm lên treo tranh lên bảng. 
- Đại diện các nhóm đọc tên các con vật đã sưu tầm và phân nhóm theo nơi sống.
 - 2 HS trả lời.
- HS kể.
*************************************************** 
Hoạt động tập thể
Tiết 27: Kiểm điểm hoạt động tuần 27 - Phương hướng hoạt động tuần 28.
I Mục tiêu
 - Giúp HS thấy được ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua
 - Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều làm tốt
 - GD hs có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động
II Nội dung
 1. Nhận xét chung ( ưu điểm, nhược điểm trong tuần )
 - Đạo đức, học tập, các hoạt động khác.
 - Nêu gương tốt cho các em học tập
 2. Phương hướng hoạt động tuần sau :
 Tiếp tục thi đua với chủ đề chào mường ngày 8 / 3; 26 / 3.
 - Tiếp tục duy trì và thực hiện các mặt hoạt động tốt của lớp.
 - Nâng cao hơn ý thức, tính tự giác trong học tập.
 - Duy trì phong trào rèn chữ, giữ vở.
 - Bồi dưỡng Hs thi văn hay, chữ đẹp. Tham gia thi viết chữ đẹp cấp tỉnh
 - Thực hiện tốt nề nếp của lớp.
 - Vệ sinh chung và cá nhân sạch sẽ.
 - Các hoạt động khác: Tham gia vào các hoạt động do đoàn đội phát động: Làm báo ảnh. Tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian: Thi kéo co, nhẩy bao, ....
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông .
*******************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 2 2 buoi tuan 27 CKTKN.doc