Giáo án môn học lớp 2 năm 2003 - 2004 - Tuần thứ 17

Giáo án môn học lớp 2 năm 2003 - 2004 - Tuần thứ 17

Đạo đức

 Tiết 17 : ÔN TẬP.

I/ MỤC TIÊU :

1.Kiến thức : Học sinh được ôn tập các bài : Sinh hoạt đúng giờ, Nhận lỗi – sửa lỗi, Gọn gàng ngăn nắp, Chăm làm việc nhà.

2.Kĩ năng : Thực hiện tốt các hành vi đạo đức.

3.Thái độ : Tập thói quen tốt trong sinh hoạt gia đình.

II/ CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên : Phiếu ôn tập.

2.Học sinh : Học thuộc bài.

 

doc 43 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 2 năm 2003 - 2004 - Tuần thứ 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
& Kế hoạch dạy học Tuần 17 Lớp Hai/2
BUỔI SÁNG
Thứ hai ngày 29 tháng 12 năm 2003
Hoạt động tập thể.
Tiết 1 : SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
 ---------------------------------------------------
Đạo đức
 Tiết 17 : ÔN TẬP.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Học sinh được ôn tập các bài : Sinh hoạt đúng giờ, Nhận lỗi – sửa lỗi, Gọn gàng ngăn nắp, Chăm làm việc nhà.
2.Kĩ năng : Thực hiện tốt các hành vi đạo đức.
3.Thái độ : Tập thói quen tốt trong sinh hoạt gia đình.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Phiếu ôn tập.
2.Học sinh : Học thuộc bài.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Dạy bài mới :
-Giới thiệu bài :
Hoạt động 1 : Ôn tập.
Mục tiêu : Học sinh được ôn tập các bài : Sinh hoạt đúng giờ, Nhận lỗi – sửa lỗi, Gọn gàng ngăn nắp, Chắm làm việc nhà.
-Cho học sinh làm phiếu . 
1.Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý kiến em cho là đúng :
c a/Trẻ em không cần học tập đúng giờ.
c b/Học tập đúng giờ giúp em mau tiến bộ.
c c/Cùng một lúc em có thể vừa học vừa chơi.
c d/Sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ.
2.Hãy đánh dấu + vào ô trống trước việc làm mà em cho là phù hợp nếu em đùa đã làm bạn khó chịu.
c a/Em nói “Đùa một tí mà cũng cáu”.
c b/Em xin lỗi bạn.
c c/Tiếp tục trêu bạn,
c d/Em không trêu bạn nữa và nói :”Không thích thì thôi”
3.Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý kiến em cho là đúng :
c a/Cần gọn gàng ngăn nắp khi nhà chật.
c b/Xếp đồ dùng sẽ mất thời gian.
c c/Gọn gàng ngăn nắp nhà cửa sạch đẹp.
c d/Gọn gàng ngăn nắp là việc làm của mỗi người.
4.Em hãy ghi những việc nhà mà em thường xuyên làm vàsẽ làm :
a/Những việc em đã làm :
b/Những việc em sẽ làm :
-Nhận xét, đánh giá.
2. Củng cố : Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Học bài.
-Ôn tập.
-Làm phiếu ôn tập.
1.Hãy đánh dấu X vào ô trống : 
c a/Trẻ em không cần học tập đúng giờ.
c b/Học tập đúng giờ giúp em mau tiến bộ.
c c/Cùng một lúc em có thể vừa học vừa chơi.
c d/Sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ.
2.Hãy đánh dấu + vào ô trống : 
c a/Em nói “Đùa một tí mà cũng cáu”.
c b/Em xin lỗi bạn.
c c/Tiếp tục trêu bạn,
c d/Em không trêu bạn nữa và nói :”Không thích thì thôi”
3.Hãy đánh dấu X vào ô trống : 
c a/Cần gọn gàng ngăn nắp khi nhà chật.
c b/Xếp đồ dùng sẽ mất thời gian.
c c/Gọn gàng ngăn nắp nhà cửa sạch đẹp.
c d/Gọn gàng ngăn nắp là việc làm của mỗi người. 
4.Em hãy ghi những việc nhà mà em thường xuyên làm vàsẽ làm :
a/Những việc em đã làm :
-Quét nhà – lau nhà.
-Rửa bát – rửa rau.
-Nhặt rau – nấu cơm
-Xếp quần áo – rửa ly. 
b/Những việc em sẽ làm :
Giặt quần áo.
Làmthức ăn.
Đi chợ,
Đi xe đạp đón em về.
-Học bài.
 --------------------------------------------------------
Toán
 Tiết 81 : ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ.
I/ MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : Giúp học sinh :
•-Củng cố về cộng trừ nhẩm (trong phạm vi các bảng tính) và cộng, trừ viết (có nhớ một lần).
•-Củng cố về giải bài toán dạng nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.
2. Kĩ năng : Rèn tính nhanh, đúng, chính xác.
3. Thái độ : Phát triển tư duy toán học cho học sinh.
II/ CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên : Ghi bảng bài 3,4.
2. Học sinh : Sách, vở BT, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1. Bài cũ : Luyện tập phép trừ có nhớ, tìm số trừ.
-Ghi : 100 – 38 100 - 7 100 – x = 53
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Giới thiệu ngày giờ.
Mục tiêu : Củng cố về cộng trừ nhẩm (trong phạm vi các bảng tính) và cộng, trừ viết (có nhớ một lần). Củng cố về giải bài toán dạng nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.
Bài 1 : Yêu cầu gì ?
-Viết bảng : 9 + 7 = ?
-Viết tiếp : 7 + 9 = ? có cần nhẩm để tìm kết quả ? Vì sao ?
-Viết tiếp : 16 – 9 = ?
-9 + 7 = 16 có cần nhẩm để tìm 16 – 9 ? vì sao ?
-Đọc kết quả 16 – 7 = ?
-Yêu cầu học sinh làm tiếp.
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-Khi đặt tính phải chú ý gì ?
-Bắt đầu tính từ đâu ?
-Nhận xét.
-Nêu cụ thể cách tính : 38 + 42, 36 + 64, 81 – 27,
 100 – 42.
Bài 3: Yêu cầu gì ?
-Viết bảng : 
-9 + 1 ® c + 7 ® c
-Hỏi : 9 + 8 = ?
-Hãy so sánh 1 + 7 và 8 ?
-Vậy 9 + 1 + 7 = 17 có cần nhẩm 9 + 8 không vì sao ?
-Kết luận : Khi cộng một số với một tổng cũng bằng cộng số ấy với các số hạng của tổng.
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 4 : Gọi 1 em đọc đề.
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
-Bài toán thuộc dạng gì ?
-Yêu cầu HS tóm tắt và giải?
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 5 : Yêu cầu gì ?
 -GV viết bảng : 72 + c = 72.
-Hỏi điền số nào vào ô trống vì sao ?
-Em làm thế nào để tìm ra 0 ?
-72 + 0 = ?, 85 + 0 = ?
-Vậy khi cộng một số với 0 thì kết quả thế nào ?
-Kết luận : Một số trừ đi 0 vẫn bằng chính số đó .
-Nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố : Giáo dục tư tưởng. Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học bài.
-2 em đặt tính và tính, tìm x. Lớp 
bảng con.
-Ôn tập về phép cộng và phép trừ.
-Tính nhẩm.
-Nhẩm, báo kết quả: 9 + 7 = 16.
-Không cần vì đã biết : 9 + 7 = 16, có thể ghi ngay 7 + 9 = 16. Vì khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không đổi.
-Nhẩm : 16 – 9 = 7.
-Không cần vì khi lấy tổng trừ đi số hạng này sẽ được số hạng kia.
-16 – 7 = 9.
-Làm vở BT. HS đọc sửa bài.
-Đặt tính.
-Đặt sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.
-Từ hàng đơn vị..
 -3 em lên bảng làm. Lớp làm vở.
-Nhận xét.
-4 em trả lời.
-Nhẩm rồi ghi kết quả.
-9 + 1 ® c + 7 ® c
-9 + 8 = 17.
-1 + 7 = 8.
-Không cần vì 9 + 8 = 9 + 1 + 7 ta ghi ngay kết quả là 17.
-2-3 em nhắc lại.
-Làm tiếp vở BT.
-1 em đọc đề.
-Lớp 2A trồng được 48 cây. Lớp 2B trồng nhiều hơn 12 cây.
-Số cây lớp 2B trồng được..
-Bài toán về nhiều hơn.
-Tóm tắt .
Lớp 2A : 48 cây.
Lớp 2B : 12 cây. 
 ? cây.
Giải.
Số cây lớp 2B trồng được :
48 + 12 = 60 (cây)
Đáp số : 60 cây.
-Điền số thích hợp vào c .
-Điền số 0 vì 72 + 0 = 72.
-Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết : 
72 – 72 = 0.
-HS tự làm phần b.
85 - c = 85
-Muốn tìm số trừ lấy số bị trừ trừ đi hiệu : 85 – 85 = 0.
72 + 0 = 72, 85 + 0 = 85.
-Bằng chính số đó.
-Nhiều em nhắc lại.
-Hoàn thành bài tập.
 ---------------------------------------------------------
 Tiếng việt
Tiết 1 : Tập đọc : TÌM NGỌC / TIẾT 1.
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Đọc.
•-Đọc trơn cảbài. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ .
•-Biết đọc truyện bằng giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm : nhấn giọng những từ ngữ kể về sự thông minh và tình nghĩa của Chó, Mèo.
•Hiểu : Nghĩa nhgĩa các từ ngữ :Long Vương, thợ kim hoàn, đánh tráo. Hiểu ý nghĩa truyện – khen ngợi những vật nuôi trong nhà tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.
2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
3.Thái độ : Giáo dục HS biết yêu thương các vật nuôi trong nhà.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh : Tìm ngọc.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ :
-Gọi 3 em đọc thuộc lòng bài “Đàn gà mới nở” và TLCH :
-Tìm những hình ảnh đẹp và đáng yêu của gà con ?
-Gà mẹ bảo vệ con âu yếm con như thế nào ?
-Câu thơ nào cho thấy nhà thơ rất yêu đàn gà?
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
-Trực quan : Tranh : Bức tranh vẽ cảnh gì ?
-Thái độ của những nhân vật trong tranh ra sao ?
-Chỉ vào bức tranh : (Truyền đạt) Chó mèo là những vật nuôi trong nhà rất gần gũi với các em. Bài học hôm nay sẽ cho các em thấy chúng thông minh và tình nghĩa như thế nào.
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
Mục tiêu: Đọc trơn đoạn 1-2-3. Nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Biết đọc truyện bằng giọng nhẹ nhàng tình cảm.
-Giáo viên đọc mẫu lần 1, giọng nhẹ nhàng, tình cảm, khẩn trương.
Đọc từng câu :
-Kết hợp luyện phát âm từ khó .
Đọc từng đoạn trước lớp.
Bảng phụ :Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.
-Hướng dẫn đọc chú giải : (SGK/ tr 139)
- Đọc từng đoạn trong nhóm
-Nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đoạn 1-2-3.
Mục tiêu : Hiểu được tình nghĩa của Chó và Mèo dành cho chàng trai bằng hành động đi tìm ngọc
-Gọi 1 em đọc.
Hỏi đáp : 
-Gặp bọn trẻ định giết con rắn chàng trai đã làm gì ?
-Con rắn đó có gì kì lạ ?
-Rắn tặng chàng trai vật quý gì ?
-Ai đánh tráo viên ngọc ?
-Vì sao anh ta tìm cách đánh tráo viên ngọc ?
-Thái độ của anh chàng ra sao ?
3.Củng cố : Gọi 1 em đọc lại đoạn 1-2-3.
Chuyển ý : Chó và Mèo đã làm gì để lấy lại viên ngọc quý ở nhà người thợ kim hoàn, lấy được viên ngọc quý rồi và chuyện gì sẽ xảy ra nữa, chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết 2.
Hoạt động nối tiếp: Dặn dò – Đọc bài.
-Đàn gà mới nở.
-3 em đọc thuộc lòng bài và TLCH.
-Chó và Mèo đang âu yếm bên cạnh một chàng trai.
-Rất tình cảm.
-Tìm ngọc.
-Theo dõi đọc thầm.
-1 em giỏi đọc . Lớp theo dõi đọc thầm.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết .
-HS luyện đọc các từ :nuốt, ngoạm, rắn nước, Long Vương, đánh tráo, toan rỉa thịt .
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong ba ... áp : Dặn dò : Tập đọc bài. Sửa lỗi.
-Ôn luyện viết chính tả bài : Thêm sừng cho ngựa.
-1 em đọc lại.
-Con ngựa.
-Vì mẹ chưa hình dung được Bin vẽ cái gì.
-Vẽ thêm hai cái sừng .
-Dấu chấm, dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu chấm hỏi, chấm cảm, hai chấm
-Viết bảng : hí hoáy, chuồng ngựa,vẽ rồi xoá, khoe.
-Nghe và viết vở.
-Soát lại bài. Sửa lỗi.
-Sửa mỗi chữ sai 1 dòng.
 -----------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể.
 Tiết 4 : Quyền trẻ em .
 Chủ đề 1 : TÔI LÀ MỘT ĐỨA TRẺ – MỘT NGƯỜI CÓ GIÁ TRỊ VỚI NHỮNG
 QUYỀN NHƯ MỌI NGƯỜI.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
-Học sinh hiểu được trẻ em có quyền có cha mẹ, có tên, có tiếng nói riêng, có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục, được tôn trọng và bình đẳng.
-Học sinh hiểu được trẻ em cũng có bổn phận với bản thân, gia đình và xã hội như mọi người.
2.Kĩ năng : 
-Học sinh có thể nói về mình một cách dễ dàng.
-Học sinh có thể giao tiếp, ứng xử đúng mực trong quan hệ với tập thể gia đình cộng đồng.
3.Thái độ : 
-Có thái độ tự tin, tự trọng mạnh dạn trong mọi quan hệ giao tiếp, không nhút nhát.
-Biết đối xử tốt trong quan hệ bạn bè, những người xung quanh.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : 
-5 tranh về quyền trẻ em.
-Chuyện kể về “bạn Ngân”.
-Bài hát “Em là bông hồng nhỏ”
2.Học sinh : Thuộc bài hát.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
30’
4’
1’
Hoạt động 1 : Trò chơi : Tìm bạn.
Mục tiêu : Học sinh hiểu được trẻ em có quyền có cha mẹ, có tên, có tiếng nói riêng, có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục, được tôn trọng và bình đẳng.
-GV : chia 3 nhóm.
-Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi “Tìm bạn”
-Trò chơi “Tìm bạn” sẽ giúp các em tự giới thiệu về mình.
-GV hướng dẫn cách thực hiện trò chơi.
-Nhóm hãy tự giới thiệu về mình ?
-GV hỏi : Em hãy cho biết gia đình em có mấy người 
-Em có mấy anh chị em ? Có sống chung với ông bà không ?
-Em có về quê nội hay quê ngoại không ? Quê ông bà em ở đâu ? Em có thích không ?
-Bố mẹ em có quan tâm đến em không ?
-Em có ước muốn điều gì không ?
-HS chơi trò chơi xong GV tóm ý : Các em rất mạnh dạn tự tin khi kể về mình, về gia đình mình.
-Yêu cầu lớp hát bài “Mẹ của em ở trường”
-GV truyền đạt : Là một con người dù trai hay gái ai cũng có họ tên , cái tên chứng tỏ mình có cha mẹ, gia đình khi mới sinh ra được đặt tên.
-Trực quan : Tranh 1 : Nhìn tranh các em thấy gì ?
-Tranh 2 : Em nhìn thấy hình ảnh gì trong tranh 2 ?
+Em bé thật bất hạnh, và như thế em bé không có cha mẹ, gia đình.
+Trong trò chơi “Tìm bạn” không có sự phân biệt bạn trai hay gái, giỏi hay yếu.
-Tranh 3 : Nhìn bức tranh em thấy thế nào ?
-GV : Đây là hành động không đúng.
+Tuổi thơ các em có nhiều ước muốn thật giản dị, dễ 
thương
-Treo 2 tranh : 2 bức tranh nói lên điều gì ?
+Các em có muốn đến trường học tập không ?
+Các em có muốn vui chơi không ?
-Chúng ta vừa tìm hiểu chủ đề “Tôi là một đứa trẻ”. 
Một đứa trẻ có quyền có tên họ, có cha mẹ, có gia đình, có quêâ hương và không bị phân biệt đối xử.
Hoạt động 2 : Kể chuyện “Bạn Ngân”
Mục tiêu : Qua câu chuyện kể các em biết được trẻ em cũng có bổn phận với bản thân, gia đình và xã hội.
-Giáo viên kể chuyện “Bạn Ngân”
-Nhân vật trong truyện là bé trai hay gái ?
-Tiếng nói của bạn Ngân có dễ nghe dễ hiểu không ? Tại sao ?
-Vì sao bạn Ngân cảm thấy buồn ?
-Vì sao các bạn thay đổi thái độ với Ngân ?
-Điều gì đã giúp Ngân sung sướng ?
-Nhận xét .
+GV giảng : Trong lớp nếu có bạn nói khó nghe do
khác miền thì chúng ta không nên trêu chọc, nếu khó nghe thì nhờ bạn nói chậm lại rồi dần dần mình sẽ hiểu. 
+Như vậy các em có quyền giữ tiếng nói riêng của mình.
Hoạt động 3 :Trò chơi “Tiếp sức”
Mục tiêu : Qua trò chơi học sinh nhận biết được các quyền và bổn phận của trẻ em.
Củng cố : Nhận xét tiết sinh hoạt.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Đọc tìm hiểu thêm bài.
-Chia 3 nhóm.
-Theo dõi.
-1 em điều khiển lớp nói : gió thổi, gió thổi. Cả lớp vỗ tay 2 cái rồi nói “thổi ai, thổi ai”
-Bạn điều khiển : Thổi nhóm.
-Nhóm tự giới thiệu về mình.
-Hoạt động cá nhân.
-Cá nhân tự giới thiệu.
-Hát bài “Mẹ của em ở trường”
-Bố đi làm giấy khai sinh cho bé.
-Em bé bị bỏ rơi.
- Hình ảnh một người lớn đang đánh một em bé.
-Trẻ được đi học, đi chơi..
-Muốn được đi học, vui chơi.
-Bé gái.
-Khó nghe do khác miền. 
-Bị lẻ loi.
-Các bạn hiểu được Ngân .
-Ngân được bạn quan tâm.
-1 em nhắc lại.
-Đồng thanh.
-Chia 2 nhóm mỗi nhóm 7 em.
-Học sinh tự đề cử bạn cùng tham gia thi đua tiếp bút. 
-Đọc tìm hiểu thêm bài.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày  tháng 1 năm 2004
Duyệt, BGH
Ngày 2 tháng 1 năm 2004
Duyệt, Khối trưởng
Trần Thị Ngọc Dung
Hoạt động tập thể.
 Tiết 4 : Quyền trẻ em .
 Chủ đề 1 : TÔI LÀ MỘT ĐỨA TRẺ – MỘT NGƯỜI CÓ GIÁ TRỊ VỚI NHỮNG
 QUYỀN NHƯ MỌI NGƯỜI.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
-Học sinh hiểu được trẻ em có quyền có cha mẹ, có tên, có tiếng nói riêng, có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục, được tôn trọng và bình đẳng.
-Học sinh hiểu được trẻ em cũng có bổn phận với bản thân, gia đình và xã hội như mọi người.
2.Kĩ năng : 
-Học sinh có thể nói về mình một cách dễ dàng.
-Học sinh có thể giao tiếp, ứng xử đúng mực trong quan hệ với tập thể gia đình cộng đồng.
3.Thái độ : 
-Có thái độ tự tin, tự trọng mạnh dạn trong mọi quan hệ giao tiếp, không nhút nhát.
-Biết đối xử tốt trong quan hệ bạn bè, những người xung quanh.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : 
-5 tranh về quyền trẻ em.
-Chuyện kể về “bạn Ngân”.
-Bài hát “Em là bông hồng nhỏ”
2.Học sinh : Thuộc bài hát.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
30’
4’
1’
Hoạt động 1 : Trò chơi : Tìm bạn.
Mục tiêu : Học sinh hiểu được trẻ em có quyền có cha mẹ, có tên, có tiếng nói riêng, có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục, được tôn trọng và bình đẳng.
-GV : chia 3 nhóm.
-Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi “Tìm bạn”
-Trò chơi “Tìm bạn” sẽ giúp các em tự giới thiệu về mình.
-GV hướng dẫn cách thực hiện trò chơi.
-Nhóm hãy tự giới thiệu về mình ?
-GV hỏi : Em hãy cho biết gia đình em có mấy người 
-Em có mấy anh chị em ? Có sống chung với ông bà không ?
-Em có về quê nội hay quê ngoại không ? Quê ông bà em ở đâu ? Em có thích không ?
-Bố mẹ em có quan tâm đến em không ?
-Em có ước muốn điều gì không ?
-HS chơi trò chơi xong GV tóm ý : Các em rất mạnh dạn tự tin khi kể về mình, về gia đình mình.
-Yêu cầu lớp hát bài “Mẹ của em ở trường”
-GV truyền đạt : Là một con người dù trai hay gái ai cũng có họ tên , cái tên chứng tỏ mình có cha mẹ, gia đình khi mới sinh ra được đặt tên.
-Trực quan : Tranh 1 : Nhìn tranh các em thấy gì ?
-Tranh 2 : Em nhìn thấy hình ảnh gì trong tranh 2 ?
+Em bé thật bất hạnh, và như thế em bé không có cha mẹ, gia đình.
+Trong trò chơi “Tìm bạn” không có sự phân biệt bạn trai hay gái, giỏi hay yếu.
-Tranh 3 : Nhìn bức tranh em thấy thế nào ?
-GV : Đây là hành động không đúng.
+Tuổi thơ các em có nhiều ước muốn thật giản dị, dễ 
thương
-Treo 2 tranh : 2 bức tranh nói lên điều gì ?
+Các em có muốn đến trường học tập không ?
+Các em có muốn vui chơi không ?
-Chúng ta vừa tìm hiểu chủ đề “Tôi là một đứa trẻ”. 
Một đứa trẻ có quyền có tên họ, có cha mẹ, có gia đình, có quêâ hương và không bị phân biệt đối xử.
Hoạt động 2 : Kể chuyện “Bạn Ngân”
Mục tiêu : Qua câu chuyện kể các em biết được trẻ em cũng có bổn phận với bản thân, gia đình và xã hội.
-Giáo viên kể chuyện “Bạn Ngân”
-Nhân vật trong truyện là bé trai hay gái ?
-Tiếng nói của bạn Ngân có dễ nghe dễ hiểu không ? Tại sao ?
-Vì sao bạn Ngân cảm thấy buồn ?
-Vì sao các bạn thay đổi thái độ với Ngân ?
-Điều gì đã giúp Ngân sung sướng ?
-Nhận xét .
+GV giảng : Trong lớp nếu có bạn nói khó nghe do
khác miền thì chúng ta không nên trêu chọc, nếu khó nghe thì nhờ bạn nói chậm lại rồi dần dần mình sẽ hiểu. 
+Như vậy các em có quyền giữ tiếng nói riêng của mình.
Hoạt động 3 :Trò chơi “Tiếp sức”
Mục tiêu : Qua trò chơi học sinh nhận biết được các quyền và bổn phận của trẻ em.
Củng cố : Nhận xét tiết sinh hoạt.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Đọc tìm hiểu thêm bài.
-Chia 3 nhóm.
-Theo dõi.
-1 em điều khiển lớp nói : gió thổi, gió thổi. Cả lớp vỗ tay 2 cái rồi nói “thổi ai, thổi ai”
-Bạn điều khiển : Thổi nhóm.
-Nhóm tự giới thiệu về mình.
-Hoạt động cá nhân.
-Cá nhân tự giới thiệu.
-Hát bài “Mẹ của em ở trường”
-Bố đi làm giấy khai sinh cho bé.
-Em bé bị bỏ rơi.
- Hình ảnh một người lớn đang đánh một em bé.
-Trẻ được đi học, đi chơi..
-Muốn được đi học, vui chơi.
-Bé gái.
-Khó nghe do khác miền. 
-Bị lẻ loi.
-Các bạn hiểu được Ngân .
-Ngân được bạn quan tâm.
-1 em nhắc lại.
-Đồng thanh.
-Chia 2 nhóm mỗi nhóm 7 em.
-Học sinh tự đề cử bạn cùng tham gia thi đua tiếp sức. 
-Đọc tìm hiểu thêm bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17.doc