Giáo án môn Đạo đức Lớp 2 - Tuần 17 đến 33

Giáo án môn Đạo đức Lớp 2 - Tuần 17 đến 33

Đạo đức

Biết nói lời yêu cầu, đề nghị

A- Mục tiêu:

- HS biết tự đánh giá việc sử dụng lời yêu cầu, đề nghị của bản thân.

- Thực hành nói lời yêu cầu, đề nghị

B- Đồ dùng:

- Bảng phụ

C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 12 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 835Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đạo đức Lớp 2 - Tuần 17 đến 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức
Biết nói lời yêu cầu, đề nghị
A- Mục tiêu:
- HS biết tự đánh giá việc sử dụng lời yêu cầu, đề nghị của bản thân.
- Thực hành nói lời yêu cầu, đề nghị
B- Đồ dùng:
- Bảng phụ
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Khi nào cần nói lời yêu cầu, đề nghị?
3/ Bài mới:
a) HĐ 1: HS tự liên hệ
- Em nào biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ?
- GV khen HS đã biết thực hiện bài học.
b) HĐ 2: Đóng vai
- TH 1: Em muốn được bố hay mẹ cho đi chơi vào ngày chủ nhật
- TH 2: Em muốn hỏi thăm chú công an đường đi đến nhà một người quen.
- TH 3: Em mốn nhờ em bé lấy hộ chiếc bút
* GV KL: Khi cần đến sự giúp đỡ của người khác em cần có lời nói và hành động cử chỉ phù hợp
c) HĐ 3: Trò chơi
- ND chơi: Người chủ trò đứng trên bảng nói một câu nào đó đề nghị với các bạn trong lớp
VD: - Mời các bạn đứng lên.
 - Mời các bạn ngồi xuống.
 * GV KL: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp là tự trọng và tôn trọng người khác
4/ Củng cố:
- Đọc bài học
* Dặn dò:
- Thực hành theo bài học
- Hat
- HS nêu
- NHận xét
- HS thực hành nói lời yêu cầu, đề nghị
- HS thảo luận theo cặp
- Đóng vai trước lớp
- HS khác nhận xét
- HS thay nhau làm chủ trò
- Nêu ai nói lịch sự thì các bạn thực hiện. Nếu nói không lịch sự thì các bạn không thực hiện
- HS đọc
- Đồng thanh bài học
Đạo đức
Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
A- Mục tiêu:
- HS hiểu : Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là nói năng rõ ràng từ tốn, lễ phép; nhấc và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng. Là tôn trọng chính bản thân mình
- Có KN và hành vi đúng khi nhận và gọi điện thoại
- GD HS từ tốn , lễ phép khi gọi điện thoại
B- Đồ dùng:
- Bộ đồ chơi điện thoại
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/Bài mới:
a) HĐ 1: thảo luận
- ND đoạn hội thoại:
VINH:- A lô, tôi xin nghe.
NAM:- A lô, Vinh đấy à? Tớ là Nam đây.
VINH:- Vinh đây, chào bạn!
NAM:- chân bạn hết đau chưa?
VINH:- Cảm ơn! Chân tớ đỡ rồi. Ngày mai tớ sẽ đi học.
NAM:- Hay quá, chúc mừng bạn! Hẹn ngày mai gặp lại!
VINH:- Cảm ơn bạn. Chào bạn!
- khi điện thoại reo, Vinh làm gì và nói gì?
- Bạn Nam hỏi thăm Vinh qua điện thoại ntn?
- Em có thích cuộc nói chuyện đó không?
- Em học được gì qua hội thoại trên?
* GVKL: Khi nhận và gọi điện thoại, em cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng, từ tốn.
b) HĐ 2: Thảo luận nhóm
- Hãy nêu những việc cần làm khi nhận và gọi điện thoại?
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện điều gì?
* GVKL: Khi nhận và gọi điện thoại cần chào hỏi lễ phép, nói năng rõ ràng, ngắn gọn, nhấc và đặt máy nhẹ nhàng, không nói to, nói trống không.Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
3/ Các hoạt động nối tiếp:
* Củng cố:- Em nhận và gọi điện thoại ntn?
* dặn dò: Thực hành theo bài học.
- Hát
- HS lên đóng vai 2 người đang nói chuyện điện thoại
- HS nêu
- HS nêu
- HS đồng thanh
- HS chia nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- HS đồng thanh
Đạo đức:
Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại (Tiếp)
A- Mục tiêu:
- Thực hiện nhận và gọi điện thoại lịch sự.
- Có KN phân biệt hành vi đúng sai khi nhận và gọi điện thoại
- GD HS có hành vi , thói quen đạo đức đúng đắn.
B- Đồ dùng:
- Bộ đồ chơi điện thoại
- Vở BT đạo đức
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Em cần làm những gì khi nhận và gọi điện thoại?
3/ Bài mới:
a) HĐ 1: Đóng vai
- Cách trò chuyện qua điện thoại như vậy đã lịch sự chưa? Vì sao?
* GV KL: Dù ở tình huống nào em cũng cần lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
b) HĐ 2: Xử lí tình huống
- Em sẽ làm gì trong các tình huống sau?
- Có điện thoại cho mẹ khi mẹ vắng nhà.
- Có điện thoại cho bố nhưng bố đang bận.
- Em đang ở nhà bạn chơi, bạn vừa ra khỏi nhà thì chuông điện thoại reo.
* GV KL: Cần lịch sự khi gọi và nhận điện thoại. Điều đó thể hiện lòng tự trọng và tôn trọng người khác.
4/ Các hoạt động nối tiếp:
* Củng cố:
- Em nhận điện thoại khi mẹ đi vắng?
- Em gọi điện thoại đến nhà bạn , mà lại gặp bố của bạn?
* Dặn dò: Thực hành theo bài học.
- Hát
- Nhiều HS đóng vai theo cặp
* Tình huống 1:
- HS 1: Nam gọi điện cho bà
- HS 2: Bà nhận điện thoại của Nam
* Tình huống 2:
- HS 1: Người gọi nhầ số máy nhà Nam.
- HS 2: Nam nhận điện thoại
- HS nhận xét
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày cách giải quyết
- HS đồng thanh ghi nhớ
- HS tự liên hệ
Đạo đức
Thực hành kĩ năng giữa kì II
A- Mục tiêu:
- Ôn tập và thực hành KN các chuẩn mực đạo đức giữa kì II.
- Rèn thói quen đạo đức cho HS
- GD HS có chẩn mưc đạo đức đúng đắn trong cuộc sống hàng ngày.
B- Đồ dùng:
- Bảng phụ
- Phiếu HT
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Ôn tập và thực hành KN:
a) HĐ 1: Ôn tập:
- Nêu tên các bài đạo đức đã học từ đầu kì II đến giờ?
* Gv nhận xét, củng cố, khắc sâu ND, chuẩn mực và hành vi đạo đức qua từng bài.
b) HĐ 2: Thực hành KN
- HS đóng vai xử lí tình huống.
+ TH 1: Em đang quét lớp, bỗng nhặt được một chiếc bút chì. Em sẽ làm gì?
+ TH 2: Em muốn mẹ cho đi chơi vào ngày chủ nhật. Em sẽ nói gì?
+ TH 3: Em muốn bạn cho mượn bút. Em sẽ nói gì?
+ TH 4: Em gọi điện thoại cho bạn nhưng bị nhầm nhà. Em sẽ nói gì?
+ TH 5: Khi em đến nhà bạn rủ bạn đi chơi nhưng mẹ bạn bị ốm. Em sẽ làm gì?
- GV nhận xét, cho điểm
3/ Củng cố:
- Khắc sâu ND bài ôn tập
* Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- HS kể tên các bài học:
+ Trả lại của rơi
+ Biết nói lời yêu cầu, đề nghị.
+ Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
+ Lịch sự khi đến nhà người khác
- HS đọc ghi nhớ theo từng bài.
- HS đóng vai theo cặp, xử lí tình huống
- HS khác nhận xét, bổ xung.
Đạo đức
Lịch sự khi đến nhà người khác
A- Mục tiêu:
- HS biết được một số qui tắc ứng xử khi đến nhà người khác. Biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè và người thân.
- Rèn thói quen đạo đức cho HS
- GD HS có hành vi đạo đức đúng đắn.
B- Đồ dùng:
- Truyện: Đến chơi nhà bạn
- Tranh minh hoạ
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Khi nhận và gọi điện thoại em cần thể hiện thái độ ntn?
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Bài mới:
a) HĐ 1: Thảo luận
- GV kể chuyện.
- Mẹ bạn Toàn đã nhắc Dũng điều gì?
- Sau khi nhắc nhở, bạn Dũng có thái độ , cử chỉ ntn?
- Qua câu chuyện trên em rút ra điều gì?
* GV KL: Cần phải lịch sự khi đến nhà người khác: gõ cửa hoặc bấm chuông, lễ phép chào hỏi chủ nhà,...
b) HĐ 2: Làm việc theo nhóm.
- Phát phiếu HT
- Đánh giá, cho điểm
c) HĐ 3: Bày tỏ thái độ
- GV nêu ý kiến.
- Em tán thành hay không tán thành?
4/ Củng cố:
- Đồng thanh bài học
* Dặn dò: 
- Thực hành lịch sự khi đến nhà người khác
- Hát
- Vài HS trả lời.
- NHận xét
- HS nêu
- HS nêu
- HS nêu
- HS đọc
- HS làm phiếu theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày KQ
+ Những việc nên làm là:
- Hẹn hoặc gọi điện thoại trước khi đến chơi.
- Gõ cửa hoặc bấm chuông trước khi vào nhà.
- Nói nămg lễ phép, rõ ràng.
- Xin phép chủ nhà khi muốn hoặc xem các đồ vật trong nhà.
- HS bày tỏ thái độ : - Nếu tán thành thì giơ tay
- ý kiến đúng là a và d.
Đạo đức
Lịch sự khi đến nhà người khác (Tiết 2)
A- Mục tiêu:
- Củng cố cách cư xử khi đến nhà người khác.
- Rèn thói quen đạo đức cho HS
- GD HS có hành vi đạo đức đúng đắn.
B- Đồ dùng:
- Bảng phụ
C- Các hoạt động dạy học chủ yêu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Khi đến chơi nhà người khác em cần làm gì?
- NHận xét, cho điểm.
3/ Bài mới:
a) HĐ 1: Đóng vai
- GV chia nhóm, mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống.
+ TH 1: Em sang nhà bạn thấy trong tủ nhà bạn có nhiều đồ chơi đẹp, em rất thích. Em sẽ...
+ TH 2: Em đang chơi ở nhà bạn thì đến giờ 
ti vi có phim hoạt hình mà em rất thích nhưng nhà bạn không mở tivi. Em sẽ...
+ TH 3: Em sang nhà bạn chơi và thấy bà của bạn đang bị mệt. Em sẽ...
- GV nhận xét.
b) HĐ 2: Đố vui.
- Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm chuẩn bị 2 câu đố.
VD: 
+ Vì sao cần lịch sự khi đến nhà người khác?
+ Bạn cần làm gì khi đến nhà người khác?....
- GV nhận xét, đánh giá.
4/ Củng cố:
- GV: Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh. Trẻ em biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người yêu quý.
- Dặn dò: Thực hành theo ND bài học.
- Hát
- Vài HS trả lời
- Nhận xét
- HS chia nhóm đóng vai
- Em hỏi mượn. Nếu chủ nhà cho phép em mới lấy chơi và giữ cẩn thận.
- Em đề nghị chủ nhà mở tivi, không tự tiện mở tivi khi chưa được phép.
- Em cần đi nhẹ, nói khẽ hoặc ra về, khi khác sang chơi.
- Lớp thảo luận, nhận xét.
- HS chia nhóm thi đố
+ Nhóm 1: Đố
+ Nhóm 2: Trả lời
- Các nhóm khác nhận xét
- HS đọc
Đạo đức
Giúp đỡ người khuyết tật.
A- Mục tiêu:
- HS hiểu vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật. Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật. Cần đối xử công bằng với người khuyết tật.
- Rèn thói quen giúp đỡ người khuyết tật
- GD HS có hành vi đạo đức đúng đắn đối với người khuyết tật.
B- Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ
- Phiếu HT
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Bài mới:
a) HĐ 1: Phân tích tranh
+ Treo tranh
- Tranh vẽ gì?
- Việc làm của bạn nhỏ giúp gì cho bạn khuyết tật?
- Nếu em có ở đó , em sẽ làm gì? Vì sao?
* GV KL: Chúng ta cần giúp đỡ các bạn khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được học tập.
b) HĐ 2: Thảo luận nhóm.
- Nêu những việc có thể làm được để giúp đỡ người khuyết tật?
* GV KL: Tuỳ theo khả năng, điều kiện em có thể giúp đỡ người khuyết tật như: đẩy xe lăn; quyên góp ủng hộ nạn nhân chất đọc da cam; dần người mù qua đường; vui chơi cùng bạn câm điếc...
c) HĐ 3: Bày tỏ ý kiến.
- Phát phiếu HT
* GV KL: Các ý kiến a, c, d là đúng.
3/ Củng cố:
- Em đã làm gì để giúp đỡ người khuyết tật?
* Dặn dò: Thực hành theo bài học
- Hát
- HS quan sát tranh
- Tranh vẽ các bạn hS đang đẩy xe cho một bạn bị bại liệt đi học.
- Cho bạn được đi học
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày KQ
- Các nhóm khác bổ xung ý kiến
- HS đọc
- HS nêu
- HS nhận xét, bổ xung
- HS đọc
- HS làm phiếu HT
- Đánh dấu x vào ý kiến đồng ý.
+ Đồng thanh bài học
- HS tự liên hệ
Đạo đức
Giúp đỡ người khuyết tật( Tiết 2)
A- Mục tiêu:
- HS hiểu vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật. Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật. Cần đối xử công bằng với người khuyết tật.
- Rèn thói quen giúp đỡ người khuyết tật
- GD HS có hành vi đạo đức đúng đắn đôứi với người khuyết tật.
B- Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ
- Phiếu HT
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Vì sao ta cần giúp đỡ người khuyết tật?
- Em đã làm gì để giúp đỡ người khuyết tật?
- Nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới:
a) HĐ 1: Xử lí tình huống:
- GV nêu tình huống: Đi học về Thuỷ và Quân gặp 1 cụ già nhờ chỉ đường. Quân bảo Thuỷ: "Về nhanh để xem phim hoạt hình trên ti vi"
- Nếu là Thuỷ em làm gì khi đó?
+ GV KL: Thuỷ nên khuyên bạn, cần chỉ đường , hoặc dẫn người đó đến nhà cần tìm.
b) HĐ 2: Giới thiệu tư liệu về việc giúp đỡ người khuyết tật:
+ GV KL chung:
Người khuyết tật chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, họ thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Cần giúp đỡ người khuyết tật để họ khỏi buồn tỉu, vất vả, thêm tự tin vào cuộc sống. Ta cần làm những việc phù hợp với khả năng để giúp đỡ họ.
4/ Củng cố_ Dặn dò:
- Hát bài:" Đưa chú thương binh qua đường"
- Thực hành giúp đỡ người khuyết tật.
- Hát
- HS nêu
- Nhận xét
- HS sắm vai tính huống
- Nêu các tình huống
- HS trình bày các tư liệu sưu tầm được về việc giúp đỡ người khuyết tật
- HS thảo luận về tư liệu đó.
- HS đọc đồng thanh
- HS hát- Đọc thơ....
Đạo đức
Bảo vệ loài vật có ích.
A- Mục tiêu:
- HS hiểu ích lợi của một số loài vật đối với cuộc sống con người. Cần bảo vệ loài vật có ích.
- Có Kn phân biệt hành vi đúng, sai đối với loài vật có ích
- Có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích.
B- Đồ dùng:
- Tranh ảnh các loài vật có ích.
- Vở BT đạo đức.
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Vì sao ta cần giúp đỡ người khuyết tật?
- Nhận xét, cho điểm
3/ Bài mới:
a) HĐ 1: Đố vui
- GV giơ tranh ảnh, vật mẫu hỏi:
+ Đây là con gì?
+ Nó có ích lợi gì cho con người?
- Gv ghi tóm tắt ích lợi của mỗi con vật.
* GV KL: Hầu hết các loài vật đều có ích cho cuộc sống.
b) HĐ 2: Thảo luận nhóm.
- GV chia nhóm và nêu câu hỏi
+ Em biết những con vật có ích nào?
+ Kể những ích lợi của chúng?
+ Em cần làm gì để bảo vệ chúng?
- GV KL: Cần bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành, để chúng ta biết thêm nhiều điều kì diệu.
c) HĐ 3: Nhận xét đúng sai.
- GV đưa tranh
- GV KL: + Các bạn trong tranh 1, 3, 4 biết bảo vệ, chăm sóc loài vật có ích.
+ Bằng và Đạt có hành động sai: bắn súng cao su vào loài vật có ích.
4/ Củng cố- Dặn dò:
- Kể tên các loài vật có ích?
- Ta cần làm gì để bảo vệ loài vật có ích?
+ Ôn lại bài và thực hành bảo vệ loài vật có ích. 
- Hát
- HS trả lời
- NHận xét
- HS quan sát- giải đố.
- Đồng thanh
- HS chia nhóm
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày KQ
- Đọc đồng thanh
- HS quan sát
- Phân biệt hành vi đúng, sai
- Đồng thanh bài học
Đạo đức
Bảo vệ loài vật có ích( tiết 2)
A- Mục tiêu:
- HS hiểu ích lợi của một số loài vật đối với cuộc sống con người. Cần bảo vệ loài vật có ích.
- Có Kn phân biệt hành vi đúng, sai đối với loài vật có ích
- Có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích.
B- Đồ dùng:
- Tranh ảnh các loài vật có ích.
- Vở BT đạo đức.
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Vì sao ta cần bảo vệ loài vật có ích?
- Em đã bảo vệ loài vật có ích ntn?
- Nhận xét, cho điểm
3/ Bài mới:
a) HĐ 1: Thảo luận nhóm.
+ GV nêuyêu cầu: Khi đi chơi vườn thú, em thấy 1 số bạn dùng gậy chọc, ném đá vào thú trong chuồng. Em sẽ làm gì?
- GV KL: Em nên khuyên ngăn các bạn, nếu các bạn không nghe thì mách người lớn để bảo vệ loài vật có ích.
b) HĐ 2: Chơi đóng vai.
- GV nêu tình huống: An và Huy là đôi bạn thân. Tan học về, Huy rủ: An ơi, trên cây kia có một tổ chim. Chúng mình trèo lên bắt chim non về chơi đi!
 An ứng xử ntn trong tình huống đó?
+ GV KL: Trong tình huống đó, An cần khuyên ngăn bạn không nên trèo cây phá tổ chim vì: Nguy hiểm, dễ ngã; Chim non sống xa mẹ sẽ bị chết.
4/ Củng cố- Dặn dò:
+ Liên hệ: Em đã bảo vệ loài vật có ích chưa?
Hãy kể một vài việc làm cụ thể?
+ Dặn dò: Thực hành theo bài học.
- Hát
- HS trả lời
- NHậ xét, bổ xung
- HS thảo luận theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày KQ
- HS chia nhóm lên đóng vai
- Lớp nhận xét
- HS nêu
- Đồng thanh bài học
Đạo đức
Thực hành giữ gìn trường lớp sạch đẹp
I- Mục tiêu:
- Củng cố nhận biết việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp
- Rèn thói quen giữ trường lớp sạch đẹp.
- GD HS chăm vệ sinh trường lớp
II- Đồ dung:
- Vở BT
- Phiếu HT
III - Các hoạt dộng dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Vì sao phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
- Em làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
3/ Bài mới:
a- HĐ 1: Trò chơi:" Tìm đôi"
- GV đưa cây hoa dân chủ
- GV HD chơi: Mỗi HS bốc 1 phiếu. Mỗi phiếu là một câu hỏi hoặc câu trả lời. Sau khi bốc phiếu, mỗi HS đọc phiếu và đi tìm bạn có phiếu tương ứng với mình. Đôi nào tìm được nhau đung và nhanh thì đôi đó thắng cuộc.
- Gv nhận xét, đánh giá
* KL chung: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của mỗi HS để các em được sinh hoạt, học tập trong môi trường trong lành.
b- HĐ 2: Thực hành làm sạch đẹp lớp học 
- Lớp mình đã sach, đẹp chưa?
* GV KL: Mỗi HS cần tham gia làm các việc cụ thể, vừa sức mình để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
4/ Các hoạt động nối tiếp:
* Củng cố: 
- Vì sao phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
* Dặn dò; Thực hành giữ trường lớp sach đẹp.
- Hát
- HS nêu
- Nhận xét
- Mười HS tham gia chơi:
Ví dụ:
HS 1: Nếu em làm dây mưc ra bàn.........
HS 2: .....Thì em sẽ lấy khăn lau sạch
HS 1: Nếu em thấy bạn ăn quà vứt rác ra sân.
HS 2: ....Thì em nhắc bạn nhặt rác bỏ vào thùng rác.
.......................
- HS đọc đồng thanh
- HS quan sát lớp học
- HS nhận xét
- HS thực hành dọn vệ sinh lớp học của mình
- HS đọc
- Đồng thanh bài học( SGK)
Đạo đức
Thực hành giữ gìn trường lớp sạch đẹp( tiếp).
A- Mục tiêu:
- Củng cố nhận biết việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp
- Rèn thói quen giữ trường lớp sạch đẹp.
- GD HS chăm vệ sinh trường lớp
B- Đồ dung:
- Vở BT
- Phiếu HT
C - Các hoạt dộng dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Vì sao phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
- Em làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
3/ Bài mới:
a- HĐ 1: Trò chơi:" Tìm đôi"
- GV đưa cây hoa dân chủ
- GV HD chơi: Mỗi HS bốc 1 phiếu. Mỗi phiếu là một câu hỏi hoặc câu trả lời. Sau khi bốc phiếu, mỗi HS đọc phiếu và đi tìm bạn có phiếu tương ứng với mình. Đôi nào tìm được nhau đung và nhanh thì đôi đó thắng cuộc.
- Gv nhận xét, đánh giá
* KL chung: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của mỗi HS để các em được sinh hoạt, học tập trong môi trường trong lành.
b- HĐ 2: Thực hành làm vệ sinh lớp học và sân trường
* GV KL: Mỗi HS cần tham gia làm các việc cụ thể, vừa sức mình để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
4/ Các hoạt động nối tiếp:
* Củng cố: 
- Vì sao phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
* Dặn dò; Thực hành giữ trường lớp xanh, sạch, đẹp.
- Hát
- HS nêu
- Nhận xét
- Mười HS tham gia chơi:
Ví dụ:
HS 1: Nếu em vẽ bậy lên tường.........
HS 2: .....Thì em sẽ lấy khăn lau sạch
HS 1: Nếu em thấy bạn bẻ cành cây trong trường.....
HS 2: ....Thì em nhắc bạn không được bẻ cây vì cây cho bóng mát và làm đẹp trường, cho không khí trong lành.......................
- HS đọc đồng thanh
- HS thực hành dọn vệ sinh lớp học của mình, nhổ cỏ bồn hoa, tưới cây cảnh....
- HS đọc
- Đồng thanh bài học( SGK)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dao_duc_lop_2_tuan_17_den_33.doc