Tiết 22 Môn: Đạo đức
LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU :
-Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người .
-Nêu được ví vụ về cư xử lịch sự với mọi người.
-Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ về phép lịch sự.
- Nội dung các tình huống, trò chơi.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Như thế nào là lịch sự với mọi người?
+ Gọi HS đọc ghi nhớ .
- Nhận xét, đánh giá từng HS.
3. Bài mới
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài Lịch sự với mọi người.
Tiết 22 Môn: Đạo đức LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI ( Tiết 2) I. MỤC TIÊU : -Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người . -Nêu được ví vụ về cư xử lịch sự với mọi người. -Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ về phép lịch sự. - Nội dung các tình huống, trò chơi. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: + Như thế nào là lịch sự với mọi người? + Gọi HS đọc ghi nhớ . - Nhận xét, đánh giá từng HS. 3. Bài mới Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài Lịch sự với mọi người. HĐ Giáo viên Học sinh 1 Bày tỏ ý kiến 2 HĐ cả lớp 3 Trò chơi 4 Bài 1 - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đưa ra ý kiến nhận xét cho mỗi trường hợp sau và giải thích lí do. 1. Trung nhường ghế trên ô tô buýt cho một phụ nữ mang bầu. 2. Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông ít gạo rồi quát “Thôi đi đi”. 3. Do sơ ý, Lâm làm một em bé ngã. Lâm liền xin lỗi và đỡ bé dậy. 4. Trong rạp chiếu bóng, mấy bạn nhỏ vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa. 5. Nam bỏ một con sâu vào cặp sách của bạn Nga. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Hãy nêu những biểu hiện của phép lịch sự? * Kết luận: Bất kể mọi lúc, mọi nơi, trong khi xem phim, nói năng, chào hỏi . . . chúng ta cũng cần phải giữ phép lịch sự. * Tìm hiểu ý nghĩa một số câu ca dao, tục ngữ. - Em hiểu nội dung, ý nghĩa các câu ca dao, tục ngữ sau đây như thế nào? 1. Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. 2. Học ăn, học nói, học gói, học mở. 3. Lời chào cao hơn mâm cỗ. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Tuyên dương những em có câu trả lời xuất sắc. - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. Tập làm người lịch sự Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. - Về nhà thực hành tốt bài học. - Chuẩn bị bài : Giữ gìn các công trình công cộng. - GV nhận xét tiết học. - Thực hiện theop yêu cầu của GV. 1. Trung làm như thế là đúng. Vì chị phụ nữ ấy rất cần một chỗ ngồi trên ô tô buýt, vì đang mang bầu không thể đứng lâu được. 2. Nhàn làm như thế là sai. Dù là ông lão ăn xin nhưng ông cũng là người lớn tuổi, cũng cần được tôn trọng lễ phép. 3. Lâm làm như thế làđúng. Việc làm của lâm như vậy thể hiện Lâm biết yêu thương, quan tâm đến em nhỏ. 4. Mấy em nhỏ đó làm như vậy là sai, là không tôn trọng và ảnh hưởng đến những người xem phim khác ở xung quanh. 5. Nam làm như thế là sai, làm như vậy là không tôn trọng các bạn nữ, làm các bạn nữ sợ hãi, bực mình. - HS dưới lớp nhận xét bổ sung. + Lễ phép chào hỏi người lớn tuổi. Nhường nhịn em bé. Không bình phẩm và cười đùa trong khi xem phim . . . . - HS nối tiếp nhau nhắc lại. - HS nối tiếp nhau trả lời. 1. Câu tục ngữ có ý nói: cần lựa lời nói trong khi giao tiếp để làm cho cuộc giao tiếp thoải mái, dễ chịu. 2. Câu tục ngữ có ý nói: nói năng là điều rất quan trọng, vì vậy cũng cần phải học như : Học ăn, học nói, học gói, học mở. 3.Câu tục ngữ có ý nói:lời chào có tác dụng ảnh hưởng rất lớn đến người khác,cũng như một lời chào nhiều khi còn có giá trị hơn cả một mâm cỗ đầy. - HS dưới lớp nhận xét bổ sung. - HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. 4 Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. - Về nhà thực hành tốt bài học. - Chuẩn bị bài : Giữ gìn các công trình công cộng. - GV nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: