Giáo án môn Đạo đức 2 - Bài 1 đến bài 28

Giáo án môn Đạo đức 2 - Bài 1 đến bài 28

I/ Mục tiêu

1. Học sinh hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ

2. Bày tỏ ý kiến và tự nhận biết thêm về lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ

3. Có ý thức thực hiện học tập, sinh hoạt đúng giờ

II/ Tài liệu và phương tiện

 1. GV: Thẻ 3 màu: đỏ, xanh, trắng, bảng ghi BT4

 2. HS : Vở BT đạo đức

III/ Các hoạt động dạy học

 

doc 32 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1354Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Đạo đức 2 - Bài 1 đến bài 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Ngày giảng: 
Bài 1 	: Học tập và sinh hoạt đúng giờ
I/ Mục tiêu
1. Học sinh hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ
2. Bày tỏ ý kiến và tự nhận biết thêm về lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ
3. Có ý thức thực hiện học tập, sinh hoạt đúng giờ
II/ Tài liệu và phương tiện
	1. GV: Thẻ 3 màu: đỏ, xanh, trắng, bảng ghi BT4
	2. HS : Vở BT đạo đức
III/ Các hoạt động dạy học
Tiết 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra 1 số thời gian biểu mà em lập ở nhà
- Nhận xét
B. dạy Bài mới 
 a/ Hoạt động 1
 - Bày tỏ ý kiến, thái độ của mình trước việc làm đúng 
- Thảo luận 
Phát bìa cho HS và nói màu:
a. Trẻ em không cần học tập, sinh hoạt đúng giờ
b/ Học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp em mau tiến bộ
c/ Cùng một lúc em có thể vừa học vừa chơi 
d/ Sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ
=> GVNXKL : Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ và việc học tập của bản thân em.
b/ Hoạt động 2
 - Nêu những ích lợi, những hoạt động cần làm
- HS mở BTVN để giáo viên kiểm tra
1-2 HS đọc YC bài tập
- Giơ tấm bìa theo từng câu GV đọc và nói rõ lí do vì sao?
- Sai, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ => Kết quả học tập cảu mình làm Bố Mẹ, thầy cô lo lắng
- Đúng, vì như vậy em mới học giỏi, mau tiến bộ
- Sai vì ... sẽ không tập trung chú ý thì kết quả học tập sẽ thấp, mất nhiều thời gian, đây là thói quen xấu
- Đúng 
- HS chú lắng nghe
- Chia nhóm 
- Giao việc 
 - Các nhóm ghi vào bảng con
=> Kết luận: Việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta học tập kết quả cao hơn thoải mái hơn. Vì vậy việc học tập sinh hoạt đúng giờ là việc làm cần thiết
c/ Hoạt động 3
 - YC : 2 bạn trao đổi với nhau về thời gian biểu của mình
 - Nhận xét 
=> Thời gian biểu nên hợp lí với điều kiện của từng em. Việc thực hiện đúng thời gian biểu sẽ giúp ta làm việc học tập có kết quả và đảm bảo sức khoẻ
4 nhóm4
- N1: Ghi ích lợi của việc học tập đúng giờ (học giỏih, tiếp thu nhanh ...)
- N2: Ghi ích lợi khi sinh hoạt đúng giờ (có lợi cho sức khoẻ c)
- N3: Ghi những việc làm để học tập đúng giờ (giờ nào làm việc ấyg, chăm chỉ nghe giảng ..)
- N4: Ghép với nhóm 3
VD : Học giỏi – chăm chỉ học bài, làm BT
 Tiếp thu nhanh – Chú ý nghe giảng ...
- N2 ghép với nhóm 4 
 VD : Ngủ đúng giờ – Không bị mệt mỏi
 ăn đúng giờ - Đảm bảo sức khoẻ
- Thảo luận nhóm đôi
- HS trao đổi – Nhận xét
- Trình bày trước lớp
C. Củng cố – dặn dò
 - Cần học tập, sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ, học hành mau tiến bộ
 - VN thực hiện theo thời gian biểu đã lập
 - Nhận xét chung tiết học . /.
Tuần 3 
Ngày soạn:
 Ngày giảng: 
Bài 2: Biết nhận lỗi và sửa lỗi
I/ Mục tiêu
1. Học sinh hiểu khi có lỗi thì nên nhận lỗi và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Như thế mới là người dũng cảm, trung thực 
2. HS biết tự nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi – biết nhắc bạn sửa lỗi và nhận lỗi
3. HS biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi
II/ Tài liệu và phương tiện
	1. GV: Phiếu thảo luận nhóm của HĐ1 (Tiết 1 T)
	2. HS : Vở BT đạo đức
III/ Các hoạt động dạy học
Tiết 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
 + Giờ trước các em được hcọ bài gì?
 + Theo em các bạn HS không cần học tập đúng giờ là đúng hay sai? Vì sao?
- Nhận xét - đánh giá
B. dạy Bài mới 
- Học tập, sinh hoạt đúng giờ
- Như vậy là sai. Vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, làm Bố Mẹ, thầy cô lo lắng
a/ Giới thiệu bài
Trong cuộc sống không ai tránh khỏi những lỗi lầmT, nhưng có biết nhận lồi hay không. Qua bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài đạo đức “ Biết nhận lỗi và sửa lỗi” Qua câu chuyện “ Cái bình hoa “
 - Ghi đầu bài lên bảng
b/ Nội dung 
Hoạt động 1 ; Phân tích chuyện GV kể từ đầu ... ba tháng trôi qua. Không còn ai nhớ đến bình hoa.
 + Nếu Xô-Va không nhận lỗi thì chuyện gì sẽ xảy ra?
 + Các em thử xem Xô-Va đã nghĩ và làm gì sau đó?
=> Vậy đk như thế nào chúng ta cùng theo dõi kết quả câu chuyện.
- HS nhắc lại đầu bài
- Cái bình hoa
- HS chú ý lắng nghe
- Các nhóm thảo luận 
(... sẽ không ai biết., câu chuyện sẽ đi vào quên lãng ..)
- Các nhóm đưa ra ý kiến của mình
- GV kể nốt câu chuyện 
? Vì sao Xô-Va trằn trọc không ngủ được
- Phát phiếu
- Qua câu chuyện ta thấy cần làm gì khi mắc lỗi
- Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì?
- Nhận xét – Kết luận 
=> Trong cuộc sống ai cũng có lúc mắc lỗi nhất là với các em ở lứa tuổi nhỏ. Nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ được mau tiến bộ và được nhiều người yêu quý.
Hoạt động 2: 
Chơi trò chơi 
HD cách chơi 
- Nhận xét
 a/ Người nhận lỗi là người dũng cảm
 b/ Nếu có lỗi, không cần nhận lỗi
 c/ Cần nhận lỗi, không cần sửa lỗi
 d/ Cần nhận lỗi cả khi mọi người không biết mình mắc lỗi.
đ/ Cần xin lỗi khi mắc lỗi với bạn bè và em bé
e/ Chỉ cần xin lỗi những người quen biết
=> Kết luận: Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ giúp em mau tiến bộ và được mọi người quý mến
=> Ghi bảng: Bài học
- Lớp chú ý lắng nghe
- Xô-Va đã mắc lỗi mà chưa dám nói ra được.
- Thảo luận – báo cáo
- HS chú ý lắng nghe
- Bày tỏ ý kiến thái độ của mình 
- Chia lớp thành 2 nhóm
- Mỗi nhóm có thơ chữ mang nội dung BT2, lựa chọn những ý kiến tán thành và không tán thành dán lên bảng thành 2 cột
- Nhận xét nhóm bạn
 a/ Đúng
 b/ Không cần thiết nhưng chưa đủ còn có thể làm cho người khác bị ghi oan đã phạm lỗi
 c/ Chưa đúng, vì đó có thể là lời nói xuông mà phải sửa lỗi để mau tiến bộ
 d/ Đúng 
đ®/ Đúng, vì trẻ em cũng cần được tôn trong như người lớn
 e/ Sai, cần xin lỗi cả người biết và người không quen biết khi mình có lỗi với họ
CN - ĐT: đọc bài học
C. Củng cố – dặn dò
 - Nêu nội dung bài học
 - Chuẩn bị kể lại 1 trường hợpc em đã nhận lỗi và sửa lỗi hoặc người khác sửa lỗi với em
 - Nhận xét chung tiết học
Tuần 4
 Ngày giảng: 
Tiết 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
 + Khi mắc lỗi ta cần làm gì?
 + Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì?
- Nhận xét - đánh giá
3. dạy Bài mới 
Hoạt động 1 : Đóng vai theo tình huống. Phát phiếu giao việc cho từng nhóm theo nội dung tranh BT3 (SGK)
- Tình huống 1: 
? Em sẽ làm gì nếu em là Tuấn?
- Tình huống 2:
? Em sẽ làm gì nếu em là Châu?
? Em sẽ làm gì nếu em là Trường?
- Hát
- Cần nhận lỗi và sửa lỗi
- Giúp ta mau tiến bộ
- Chia nhóm: 4 nhóm QS theo tranh 
- Thảo luận 
Nhóm 1: Lan đang đứng trách Tuấn “ Sao bạn hẹn rủ mình cùng đi học mà lại đi 1 mình
=> Cần phải xin lỗi bạn vì không giữ đúng lời hứa và giải thích rõ với bạn lí do 
Nhóm 2: Nhà cửa đang bừa bãi, chưa được ai dọn dẹp, bà mẹ đang hỏi “ Châu con đã dọn nhà cho Mẹ chưa?”
=> Châu cần xin lỗi Mẹ và đi dọn nhà cửa ngay.
Nhóm 3: Tuyết méo máo cầm quyển sách “ Bắt đền Trường đấy làm rách sách tớ rồi “
=> Xin lỗi bạn
Tình huống 4: 
? Em sẽ làm gì nếu em là Xuân?
- Nhận xét – kết luận
=> Khi có lỗi biết nhận lỗi và sửa lỗi là dũng cảm, rất đáng khen.
Hoạt động 2: Thảo luận nhómT
- Phát phiếu cho 4 HS
- Tình huống 1
- Theo em nên làm gì?
- Tình huống 2:
- YC thảo luận nhóm
? Việc đó đúng hay sai? Dương nên làm gì?
- GV nhận xét – kết luận 
- GV ghi 1 số ý kiến lên bảng
+ Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị hiểu lầm
Nhóm 4: Xuân quên không làm BTTV sáng nay đến lớp các bạn kiểm tra BT về nhà.
=> Xuân cần nhận lỗi với cô giáo và các bạn và làm lại BT ở nhà 
- 4 nhóm
- Đọc yc của phiếu và TL
Vân viết chính tả bị điểm xấu vì em không nghe dõ do tai kémV, lại ngồi gần bàn cuối. Vẩn muốn viết đúng nhưng không biết làm thế nào?
- Vân nên nói với cô .
Dương bị đau bụng nên ăn cơm không hết suất. Tổ em bị chê. Các bạn trách Dương dù Dương đã nói lí doD
- Thảo luận 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
+ Nên lắng nghe để hiểu người khác, không trách nhầm lỗi cho bạn 
+ Biết thông cảm, HD giúp đỡ bạn bè sửa lỗi, như vậy mới là người bạn tốt
Hoạt động 3: Tự liên hệ
Trong lớp ta đã có ai từng mắc lỗi và sửa lỗiT
Tuyên dươngT
- HS liên hệ
4. Củng cố – dặn dò
 - Ai cũng có khi mắc lỗi, điều quan trọng là phải biết nhận lỗi, sửa lỗi. Như vậy sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý
 - Cùng nhau nhắc nhở bạn bè khi có lỗi cần nhận và sửa lỗi 
 - Nhận xét chung tiết học . /.
Tuần 5
Ngày soạn:
 Ngày giảng: 
Bài 3	: Gọn gàng ngăn nắp
I/ Mục tiêu
1- ích lợi của việc sống gọn gàng ngăn nắp
 - Biết phân biệt gọn gàng ngăn nắp và chưa gọn gàng ngăn nắp
	2. HS biết giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học chỗ chơi
	3. HS biết yêu mến những người sống gọn gàng ngăn nắp
II/ Tài liệu và phương tiện
	1. GV: - Bộ tranh thảo luận nhóm: HĐ - Tiết 1
	 - Dụng cụ diễn kịch HĐ 1
	2. HS : Vở BT đạo đức
III/ Các hoạt động dạy học
Tiết 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
 + Giờ trước chúng ta học bài gì?
 + Tại sao cần nhận lỗi và sửa lỗi?
- Nhận xét - đánh giá
3. dạy Bài mới 
1. Giới thiệu bài
 - Hôm nay chúng ta sẽ học bài
 - Ghi đầu bài lên bảng
Hoạt động 1: 
Đóng vai theo các tình huống § 
- Giúp HS biết cách ứng sử phù hợp để giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp.
- Chia lớp thành 3 nhóm đóng vai
- HS làm việc theo nhóm
- Mời 3 đại diện lên đóng vai
- Nhận xét
=> GVKL: 
 + Tình huống a: Em cần dọn mâm trước khi đi chơi
- Hát
- Biết nhận lỗi và sửa lỗi
- Sẽ mau chóng tiến bộ được mọi người yêu quí
- HS lắng nghe
- HS đóng vai theo tình huống
a – Em vừa ăn cơm xong chưa kịp dọn mâm bát thì bạn rủ đi chơi.
Em sẽ ...
b – Nhà xắp có khách, Mẹ nhắc em quýet nhà trong khi em muốn xem hoạt hình
Em sẽ ..
c- Bạn được phân công xép dọn chiếu sau khi ngủ dậy nhưng em thấy bạn ko làm.
+ Tinh huống b: Em cần quýet nhà xong thì mới xem phim
+ Tình huống c: Em cần nhắc và giúp bạn xếp gọn chiếu
=> Kết luận: Em cần mọi người giữ gọn gàng nơi ở của mình
Hoạt động 2: Tự liên hệ
- GV kiểm tra việc HS thực hành giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi
- Cách tiến hành
 + GV yêu cầu HS giơ tay theo 3 mức
- GV ghi lên bảng số liệu vừa thu được
- So sánh giữa các nhóm
- GV khen ngợi – Nhắc nhở HS
=> Đánh giá tình huống giữ gọn gàng ngăn nắp của HS ở nhà và ở trường.
GV : Sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho nhà cửa thê ...  đẹp
3. HS có thái độ đồng tình với các việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp
II/ Tài liệu và phương tiện
	- Bài hát: Em yêu trường em
	- Phiếu giao việc của HĐ3
	- Bộ tranh minh hoạ (5 tờ 5)
	- Tiểu phẩm: Bạn Hùng thật đáng khen
IIIi/ Phương pháp: 
	- Phương pháp đàm thoại, luyện tập, thực hành
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
 + Vì sao em phải quan tâm giúp đỡ bạn?
 - Nhận xét - đánh giá
III. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Yêu cầu cả lớp hát " Em yêu trường em"
- Trường em là nơi em được học hnàh em phải làm gì để trường luôn sạch đẹp 
- Ghi đầu bài lên bảng
2. Hoạt động 1: Tiểu phẩm
- " Bạn Hùng thật đáng khen "
- GV đọc kịch bản: SGK (49-50)
- Mời 1 số HS lên đóng tiểu phẩm
- Các nhân vật: Bạn Hùng
 Cô giáo Mai
Hát
- Khi quan tâm ... em sẽ mang lại niềm vui cho bạn, cho mình, tình bạn càng thêm gắn bó thắm thiết
- Tập thể hát
- HS nhắc lại đầu bài
- HS dưới lớp quan sát, theo dõi TLCH
 Một số bạn trong lớp
 NGười dẫn chuyện
- Hùng: Hôm nay sinh nhật mình, mình mời tất cả các bạn ăn kẹo ...
- Các bạn: (vây quanh Hùng v)
Một bạn cầm lấy hộp giấy lên và hỏi M: " Để làm gì?"
- Hùng: Để các bạn bỏ giấy gói bánh kẹo vào
- Cô giáo xoa đầu Hùng - Cô chúc mừng em nhân ngày sinh nhật và khen em đã biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp
- Cả lớp (hoan hô và ĐTh) - chúc mừng sinh nhật vui vẻ.
Thảo luận 
+ Bạn Hùng đã làm gì trong buổi sinh nhật >
+ Hãy đoán xem vì sao bạn Hùng làm như vậy?
=> Kết luận: Vứt rác vào đúng nơi quy định là góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp
3. Hoạt động 2 : Bày tỏ thái độ
- Cho HS quan sát tranh ( 5 tranh )
- Thảo luận nhóm
+ Em có đồng ý với việc làm của bạn trong tranh không? vì sao?
+ Nếu là bạn trong tranh em sẽ làm gì?
- Thảo luận cả lớp
+ Các em cần làm gì để giã gìn trường lớp sạch đẹp?
+ Trong những việc đó em đã làm được việc gì? Vì sao?
=> Kết luận: Trực nhật hàng ngày, không bôi bẩn vẽ bậy lên bàn nghế, không vứat rác bừa bãi, vi vệ sinh đúng nơi quy định
- HS dưới lớp theo dõi các bạn lên đóng tiểu phẩm
- Hoạt động cá nhân
- Đặt 1 hộp giấy lên bảng
- Bạn muốn giữ gìn vệ sinh lớp
- Quan sát tranh và thảo luận
- Đại diện nhóm lên trình bàu theo HD từng bức tranh
- Làm trực nhật hàng ngày, không bôi bẩn, vẽ bậy lên bàn ghế, không vứat rác, đi vệ sinh đúng nơi qui định
- HS liên hệ
4. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
- Phát phiếu BT và HD
- Đánh dấu + vào ô trống ý kiến em cho là đúng
- Yêu cầu làm bài -> Mời 1 số HS lên bày tỏ ý kiến của mình và giải thích lí do
=> Kết luận: Giữ gìn trường lớp sạch sẽ là bổn phận của mỗi HS, điều đó thể hiện lòng yêu trường,, yêu lớp, giúp các em sinh hoạt, học tập trong mô trường trong lành
 a. Trường lớp..có lợic ho sức khoẻ của HS
 b. ................ giúp em học tốt hơn
 c. ..................bổn phận của mỗi người HS
 d. ................. lòng yêu trường, yêu lớp
 e. ................... trách nhiệm của bác lao công
c. Củng cố - dặn dò
- Yêu cầu hát lại bài: Em yêu trường em
Tuần 15
 Ngày giảng: 
Bài 7	 Giữ gìn trường lớp sạch đẹp 
(Tiết 2)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
 + Vì sao phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp? 
 - Nhận xét - đánh giá
III. dạy bài mới 
Hoạt động 1: Nhận xét hành vi
- Phát phiếu cho HS thảo luận để tìm cách xử lí các tình huống.
Tình huống 1: - nhóm 1.
Giờ ra chơi ba bạn Ngọc, Lan, Huệ rủ nhau ra cổng trường ăn kem. Sau khi ăn kem xong các bạn vứt giấy đựng và que kem ngay giữa sân trường.
Tình huống 2 - Nhóm 2:
Hôm nay là ngày trực nhật của Mai. Bạn đã đến lớp sớm và quét dọn, lau bàn ghế sạch sẽ.
Tình huống 3 - nhóm 3:
Nam vẽ rất đẹp và ham vẽ. Cậu đã từng được giải thưởng của quận trong cuộc thi vẽ của Thiếu Nhi. Hôm nay, vì muốn các bạn biết tài của mình, Nam đã vẽ ngay một bức tranh lên tường lớp học.
Tình huống 4 - Nhóm 4:
Hà và Hưng được phân công chăm sóc vườn hoa trước lớp. Hai bạn thích lắm, chiều nào hai bạn cũng dành một ít phút để tưới và bắt sâu cho hoa.
- Hát
- HS trả lời.
- các nhóm thảo luận và đưa ra các tình huống.
- các bạn nữ làm như thế là không đúng. Các bạn nên bỏ rác vào thùng, không vứt lung tung làm bẩn sân trường.
- Bạn Mai làm như thế là đúng. Quét hết rác bẩn sẽ làm cho lớp sạch đẹp, thoáng mát.
- Bạn Nam làm như thế là sai.Bởi vì vẽ như thế sẽ làm bẩn tường, mất đi vẻ đẹp của trường lớp.
- Các bạn này làm như thế là đúng. Bởi vì chăm sóc cây hoa sẽ làm cho hoa nở đẹp trường lớp.
- Yêu cầu các nhóm lên trình bày
- GV nhận xét, kết luận chung.
Hoạt động 2 : ích lợi của việc giữ trường lớp sạch đẹp.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức.
- Chia lớp thành 3 nhóm và HD cách chơi.
=> Kết luận: 
- Làm cho trường lớp sạch đẹp.
- Giúp em học tập tốt hơn.
- Thể hiện lòng yêu trường, yêu lớp.
- Giup các em có sức khoẻ tốt.
Hoạt động 3: Trò chơi " Đoán xem tôi đang làm gì?"
- Nêu tên trò chơi - HD cách chơi.
- các nhóm lên trình bày.
- HS chơi theo HD của GV
- HS nhắc lại
- HS chơi theo HD của Gv
=> Kết luận chung: 
- Đọc kết luận / bảng lớp CN - ĐT
IV. Củng cố - dặn dò 
- Nhắc lại nội dung bài
- Về nhà thực hiện quan tâm giúp đỡ bạn, người thân và mọi người
- Nhận xét gì học . /.
Tuần 16
Ngày soạn:
 Ngày giảng: 
Bài 8: Trật tự, vệ sinh nơi công cộng
I/ Mục tiêu
1. - HS biết lí do cần giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
 - Biết giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
2. Có hành vi: Thực hiện một số việc cần làm để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. Đồng tình ủng hộ các hành vi giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
3. HS có thái độ: 
 - Tôn trọng và chấp hành những quy định về trật tự vệ sinh nơi công cộng.
 - Đồng tình, ủng hộ các hành vi giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
II/ Tài liệu và phương tiện
	- 1 tranh khổ lớn cho HĐ1, mẫu phiếu điều tra, nội dung các í kiến cho HĐ2 - tiết 2.
	- VBT đạo đức
IIIi/ Phương pháp: 
	- Phương pháp đàm thoại, luyện tập, thực hành
III/ Các hoạt động dạy học
Tiết 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
 + Gọi 2 HS nêu bài học.
 - Nhận xét - đánh giá
III. dạy bài mới 
Hoạt động 1: Yêu cầu quan sát tranh và bày tỏ thái độ.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo nhóm:
+ Tình huống 1: Nam và các bạn lần lượt xếp hàng mua vé vào xem phim.
+ Tình huống 2: Sau khi ăn quà xong, Lan và Hoa cùng bỏ vỏ quà vào thùng rác.
+ Đi học về, Sơn và Hải không về ngay mà rủ các bạn chơi đá bóng dưới lòng đường.
+ Nhà ở tầng 4, Tuấn rsất ngại đi đổ rác và nước thải, có hôm cậu đỏ cả một chậu nước từ trên tầng 4 xuống.
- GV chốt lại: Cần phải giữ vệ sinh nơi công cộng.
- Hát
- 2 HS thực hiện
- Quan sát tranh và bày tỏ thái độ .
- Các nhóm thảo luận và đưa ra cách giải quyết.
- Nam và các bạn làm như thế là đúng vì xếp hàng lần lượt mua vé sẽ giữ trật tự trước quầy bán vé.
- các bạn làm như thế là hoàn toàn đúng. Vì như thế trường lớp mới được giữ vệ sinh.
- các bạn làm như thế là sai, vì sẽ gây tai nạn giao thông,
- Bạn Tuấn làm như thế là hoàn toàn sai vì bạn sẽ đổ vào đầu người đi đường.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm với các tình huống.
+ Mẹ bảo Lan mang rác ra đầu ngõ đổ. Lan định mang rác ra đầu ngõ nhưng em lại nhìn thấy một vài túi rác trước sân, mà xunh quanh lại không có ai.
Nếu em là bạn Lan, em sẽ làm gì?
+ Đang giờ kiểm tra, cô giáo không có ở lớp. Nam đã làm bài xong nhưng không biết mình làm có đúng không, Nam rất muốn trao đổi với các bạn xung quanh.
Nếu em là Nam, em có làm như mong muốn đó không? vì sao?
- Gv kết luận: Chúng ta cần giữ vệ sinh nơi công cộng ở mọi lúc, moị nơi.
Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.
+ Lợi ích của việc giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng là gì?
- GV kết luận: Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng là điều cần thiết.
- Hoạt động nhóm -> đại diện nhóm nêu yêu cách phán đoán
- nếu em là Lan em vẫn sẽ ra đầu ngõ đổ rác vì cần phải giữ vệ sinh nơi khu phố mình ở.
- Nếu em là Nam, em sẽ ngồi trật tự tại chỗ, xem lại bài của mình chứ không trao đổi với các bạn xung quanh, làm mất trật tự và ảnh hưởng đến các bạn xung quanh.
- Thảo luận -> câu trả lời
- Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng sẽ giúp cho quang cảnh đẹp đẽ, thoáng mát.
- ...sẽ giúp chúng ta sống thoải mái.
- Nhận xét
=> Kết luận chung: 
 => ghi bảng
- Đọc kết luận / bảng lớp CN - ĐT
IV. Củng cố - dặn dò 
- Nhắc lại nội dung bài
- Về nhà thực hiện giữ vệ sinh nơi công cộng.
- Nhận xét gì học . /.
Tuần 17
Ngày soạn:
 Ngày giảng: 
Bài 8	 Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng
(Tiết 2)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
 + Vì sao phải giữa trật tự vệ sinh nơi công cộng?
 - Nhận xét - đánh giá
III. dạy bài mới 
Hoạt động 1: Báo cáo kết quả điều tra
- Yêu cầu mọt vài đại diện HS lên báo cáo kết quả điều tra sau 1 tuần
- Hát
- 2 HS thực hiện yêu cầu
- Đại diện HS lên báo cáo.
- Gv tổng kết lại các y kiến của các nhóm HS báo cáo.
- Nhận xét về báo cáo của HS và những đóng góp của cả lớp..
- Khen những HS báo cáo tốt, đúng hiện thực.
Hoạt động 2 : Trò chơi " Ai đúng ai sai"
- GV phổ biến luật chơi:
+ Mỗi dãy sẽ lập thành một đội chơi - cử đội trưởng của mình.
+ Các đội chơi đưa ra y kiến đúng hay sai và đưa r a tín hiệu để xin trả lời.
+ Mỗi y kiến đúng được 5 điểm.
+ Đội nào ghi được nhiều điểm nhất sẽ thắng cuộc.
- Gv tổ chức cho HS chơi mẫu.
- Tổ chức cho HS chơi.
- GV nhận xét - phát phần thưởng cho các đội thắng.
Hoạt động 3: Tập làm người HD viên
- GV đặt ra tình huống
- Yêu cầu HS suy nghĩ - đại diện lên trình bày
- Yêu cầu HS trao đổi nhận xét
- Gv nhận xét
- Gv khen những HS dã đưa ra những lời nhắc nhở đúng.
- Trao đổi, nhận xét, góp y kiến của cả HS lớp.
- HS theo dõi cách chơi
- HS thực hiện trò chơi theo HD của Gv
- HS theo dõi cách làm.
-HS lên trình bày.
- Nhận xét, bổ sung
=> Kết luận chung: 
 => ghi bảng
- Đọc kết luận / bảng lớp CN - ĐT
IV. Củng cố - dặn dò 
- Nhắc lại nội dung bài
- Về nhà thực hiện giữa trật tự vệ sinh nơi công cộng ở địa phương mình.
- Nhận xét gìơ học . /.
Tuần 18: 
Thực hành kỹ năng cuối học kỳ 1

Tài liệu đính kèm:

  • docDAO DUC 2.doc