Giáo án môn Chính tả khối lớp 2

Giáo án môn Chính tả khối lớp 2

I/ Mục đích, yêu cầu :

 - Chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn Mỗi ngày mài một ít . có ngày cháu thành tài.

 - Biết cách trình bày một đoạn văn : viết hoa chữ cái đầu câu, chữ đầu đoạn viết hoa, lùi vào một ô, kết thúc câu đặt dấu chấm câu .

 - Củng cố quy tắc chính tả dùng c/k.

 - Điền đúng chữ cái vào ô trống theo tên chữ.

 - Học thuộc lòng tên 9 chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái.

II/ Đồ dùng dạy - học :

 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép và các bài tập chính tả 2, 3.

III/ Các hoạt động dạy - học :

 

doc 125 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1353Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Chính tả khối lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1 : (Tập chép) Có công mài sắt, có ngày nên kim
I/ Mục đích, yêu cầu :
 - Chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn Mỗi ngày mài một ít ... có ngày cháu thành tài.
 - Biết cách trình bày một đoạn văn : viết hoa chữ cái đầu câu, chữ đầu đoạn viết hoa, lùi vào một ô, kết thúc câu đặt dấu chấm câu ...
 - Củng cố quy tắc chính tả dùng c/k.
 - Điền đúng chữ cái vào ô trống theo tên chữ.
 - Học thuộc lòng tên 9 chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái.
II/ Đồ dùng dạy - học :
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép và các bài tập chính tả 2, 3.
III/ Các hoạt động dạy - học :
TG
 Các hoạt động dạy
 Các hoạt động học 
1’
1’
20’
10’
3’
A. Mở đầu :
- Nêu yêu cầu của môn chính tả : viết đúng, viết đẹp, vở sạch, làm đúng các bài tập chính tả. Để viết chính tả tốt phải thường xuyên luyện tập, khi viết phải có đầy đủ các dụng cụ học tập như thước kẻ, bút mực, bút chì, ...
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài : 
 Trong giờ chính tả hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các con tập chép một đoạn trong bài Có công mài sắt, có ngày nên kim. Sau đó chúng ta sẽ làm bài tập chính tả phân biệt c/k và học tên 9 chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái.
2) Hướng dẫn tập chép :
a, Ghi nhớ nội dung đoạn chép :
- Đọc đoạn văn cần chép.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn.
- Đoạn văn này chép từ bài tập đọc nào ?
- Đoạn chép là lời của ai nói với ai ?
- Bà cụ nói gì với cậu bé ?
b, Hướng dẫn cách trình bày :
- Đoạn văn có mấy câu ? Cuối mỗi câu có dấu gì ? 
- Chữ đầu đoạn, đầu câu viết thế nào ?
c, Hướng dẫn viết từ khó :
- Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con.
d, Chép bài :
 - GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS.
e, Soát lỗi :
- Đọc lại bài thong thả cho HS soát lỗi. Dừng lại và phân tích các tiếng khõ cho HS soát lỗi.
g, Chấm bài :
- Thu và chấm 10 – 15 bài. Nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày của HS.
3) Hướng dẫn làm bài tập chính tả :
a, Bài tập 1 : Điền vào chỗ trống c hay k :
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Khi nào ta viết k ?
- Khi nào ta viết c ?
b, Bài tập 2 : Viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng
* Hướng dẫn cách làm : Đọc tên chữ cái ở cột 3 và điền vào chỗ trống ở cột 2 những chữ cái tương ứng.
- Gọi 1HS làm mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Gọi HS đọc lại đúng thứ tự 9 chữ cái trong bảng. Xoá dần bảng cho HS đọc thuộc.
4) Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc lòng theo thứ tự 9 chữ cái trong bảng vừa học.
- Bài sau : Ngày hôm qua đâu rồi. 
- Đọc thầm theo GV.
- 2 đến 3 HS đọc bài.
- Bài Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Lời bà cụ nói với cậu bé.
- Bà cụ giảng giải cho cậu bé hiểu nhẫn nại và kiên trì thì việc gì cũng thành công.
- Đoạn văn có 2 câu. Cuối mỗi câu có dấu chấm (.).
- Viết hoa chữ cái đầu tiên.
- Viết các từ : mài. cháu, sắt, ngày.
- Nhìn bảng chép bài.
- Đổi vở, dùng bút chì soát lỗi, ghi tổng số lỗi, viết các lỗi sai ra lề vở.
- 2HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm. 
- Viết k khi đứng sau nó là các nguyên âm e, ê, i
- Viết là c trước các nguyên âm còn lại.
- Đọc yêu cầu của đề bài.
- Đọc á - viết ă
- 2HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
Rút kinh nghiệm :...................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 2 : (Nghe - đọc) Ngày hôm qua đâu rồi
I/ Mục đích, yêu cầu :
 - Nghe – viết lại chính xác, không mắc lỗi khổ thơ cuối bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi.
 - Biết cách trình bày một bài thơ 5 chữ : viết hoa chữ cái đầu mỗi dòng thơ, bắt đầu viết từ ô thứ 3 cho đẹp.
 - Biết phân biệt phụ âm đầu l/n ; âm cuối ng/n.
 - Điền đúng chữ cái vào ô trống theo tên chữ.
 - Học thuộc lòng tên 10 chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái.
II/ Đồ dùng dạy - học :
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép và các bài tập chính tả 2, 3.
III/ Các hoạt động dạy - học :
TG
 Các hoạt động dạy
 Các hoạt động học 
5’
1’
15’
10’
4’
A. Bài cũ :
- Nhận xét bài viết Có chí thì nên, chữa lỗi HS sai nhiều.
- Kiểm tra đọc thuộc lòng thứ tự 9 chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái.
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài : 
 Trong giờ chính tả hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các con nghe đọc và viết lại khổ thơ cuối trong bài Ngày hôm qua đâu rồi. Sau đó chúng ta sẽ làm một số bài tập và học 10 chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái.
2) Hướng dẫn nghe – viết :
a, Ghi nhớ nội dung đoạn thơ :
- Treo bảng phụ và đọc khổ thơ cần viết.
- Gọi HS đọc lại khổ thơ.
- Khổ thơ cho ta biết điều gì về ngày hôm qua ?
b, Hướng dẫn cách trình bày :
- Khổ thơ có mấy dòng ? Chữ cái đầu mỗi dòng viết như thế nào ? 
- Hãy chọn cách viết em cho là đẹp nhất trong các cách sau :
+ Viết sát lề phải.
+ Viết cho khổ thơ vào giữa trang giấy.
+ Viết sát lề trái. (cho HS xem từng mẫu)
c, Hướng dẫn viết từ khó :
- Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con.
- Chỉnh sửa lỗi cho HS.
d, Đọc – viết :
- Đọc thong thả từng dòng thơ. Mỗi dòng thơ đọc 3 lần. 
- GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS.
e, Soát lỗi :
- Đọc lại bài thong thả cho HS soát lỗi. Dừng lại và phân tích các tiếng khó cho HS soát lỗi.
g, Chấm bài :
- Thu và chấm 10 – 15 bài. Nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày của HS.
3) Hướng dẫn làm bài tập chính tả :
a, Bài tập 1 : Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ?
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
b, Bài tập 2 : Viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Gọi HS đọc lại đúng thứ tự 10 chữ cái tiếp theo trong bảng. Xoá dần bảng cho HS đọc thuộc.
4) Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc lòng theo thứ tự 19 chữ cái trong bảng vừa học.
- Bài sau : Phần thưởng. 
- 2HS lên bảng viết các từ sai, lớp viết vào bảng con
- 2HS lên bảng, 1HS đọc, 1HS viết theo đúng thứ tự 9 chữ cái đầu tiên.
- Đọc thầm theo GV.
- 2 đến 3 HS đọc bài.
- Nếu em bé học hành chăm chỉ thì ngày hôm qua sẽ ở lại trong vở hồng của em.
- Khổ thơ có 4 dòng. Chữ cái đầu mỗi dòng viết hoa.
- Xem mẫu và rút ra kết luận viết khổ thơ vào giữa trang giấy là đẹp nhất. Muốn vậy ta cách lề khoảng 3 ô rồi mới viết. 
- Viết các từ : chăm chỉ, là, lại.
- Nghe GV đọc và viết bài.
- Đổi vở, dùng bút chì soát lỗi, ghi tổng số lỗi, viết các lỗi sai ra lề vở.
- 2HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm. 
- Đọc yêu cầu của đề bài.
- Viết các chữ cái tương ứng với tên chữ trong bảng
- 2HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
Rút kinh nghiệm :...................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 3 : (Tập chép) Phần thưởng
I/ Mục đích, yêu cầu :
 - Chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn tóm tắt nội dung bài Phần thưởng.
 - Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có phụ âm đầu s / x và có vần ăn / ăng.
 - Điền đúng chữ cái vào ô trống theo tên chữ.
 - Học thuộc lòng tên 10 chữ cái cuối cùng trong bảng chữ cái và toàn bộ bảng chữ cái : gồm 29 chữ cái.
II/ Đồ dùng dạy - học :
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép và các bài tập chính tả 2, 3.
III/ Các hoạt động dạy - học :
TG
 Các hoạt động dạy
 Các hoạt động học 
5’
1’
16’
10’
3’
A. Bài cũ :
- Nhận xét bài viết Ngày hôm qua đâu rồi, chữa lỗi HS sai nhiều.
- Kiểm tra đọc thuộc lòng thứ tự 19 chữ cái đầu trong bảng chữ cái.
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài : 
 Trong giờ chính tả hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các con tập chép đoạn tóm tắt nội dung bài Phần thưởng. Sau đó chúng ta sẽ làm bài tập chính tả phân biệt s / x ; ăn / ăng và học tên 10 chữ cái cuối cùng trong bảng chữ cái.
2) Hướng dẫn tập chép :
a, Ghi nhớ nội dung đoạn chép :
- Đọc đoạn văn cần chép.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn.
- Đoạn văn kể về ai ?
- Bạn Na là người như thế nào ?
b, Hướng dẫn cách trình bày :
- Đoạn chép có mấy câu ? Cuối mỗi câu có dấu gì ? 
- Những chữ nào trong được viết hoa ?
c, Hướng dẫn viết từ khó :
- Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con.
d, Chép bài :
 - GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS.
e, Soát lỗi :
- Đọc lại bài thong thả cho HS soát lỗi. Dừng lại và phân tích các tiếng khó cho HS soát lỗi.
g, Chấm bài :
- Thu và chấm 10 – 15 bài. Nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày của HS.
3) Hướng dẫn làm bài tập chính tả :
a, Bài tập 1 : Điền vào chỗ trống :
a, s hay x ?
b, ăn hay ăng ?
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
b, Bài tập 2 : Viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Gọi HS đọc lại đúng thứ tự 10 chữ cái cuối cùng trong bảng. Xoá dần bảng cho HS đọc thuộc 10 chữ cái cuối cùng và toàn bộ bảng chữ cái (29 chữ cái).
4) Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc lòng theo thứ tự bảng chữ cái đã học.
- Bài sau : Làm việc thật là vui. 
- 2HS lên bảng viết các từ sai, lớp viết vào bảng con
- 2HS lên bảng, 1HS đọc, 1HS viết theo đúng thứ tự 19 chữ cái đầu tiên.
- Đọc thầm theo GV.
- 2 đến 3 HS đọc bài.
- Bạn Na.
- Là người rất tốt bụng.
- Đoạn văn có 2 câu. Cuối mỗi câu có dấu chấm (.).
- Chữ cái đầu câu và từ Na.
- Viết các từ : nghị, người, lớp, luôn luôn.
- Nhìn bảng chép bài.
- Đổi vở, dùng bút chì soát lỗi, ghi tổng số lỗi, viết các lỗi sai ra lề vở.
- 2HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm. 
- Đọc yêu cầu của đề bài.
- Viết các chữ cái tương ứng với tên chữ trong bảng.
- 2HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
Rút kinh nghiệm :........................................... ... em. Em thật xinh xắn với nụ cười chúm ch...m, t...ng nói d...u dàng, dễ thương. Như một cô t...n bé nhỏ, Thuỷ T...n thích giúp đỡ mọi người, kh...n ai cũng yêu quý
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
4) Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau : Lượm. 
- 2HS lên bảng viết các từ sai, lớp viết vào bảng con
- Đọc thầm theo GV.
- 2 đến 3 HS đọc bài.
- Nói về Trần Quốc Toản.
- Trần Quốc Toản thấy giặc Nguyên lăm le xâm lược nước ta nên xin vua cho đánh. Vua thấy Quốc Toản còn nhỏ mà có lòng yêu nước nên tha tội chết và ban cho một quả cam, Quốc Toản ấm ức bóp nát quả cam. 
- Đoạn văn có 3 câu.
- Thấy, Quốc Toản, Vua, Quốc Toản là tên riêng, các từ còn lại là từ đứng đầu câu.
- Viết các từ : âm mưu, nghiến răng, xiết chặt, Quốc Toản.
- Nghe GV đọc và viết bài.
- Đổi vở, dùng bút chì soát lỗi, ghi tổng số lỗi, viết các lỗi sai ra lề vở.
- Đọc yêu cầu của đề bài.
- Cả lớp làm bài, 2 HS lên bảng làm, lớp đổi vở kiểm tra.
Rút kinh nghiệm :...................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 5 tháng 5 năm 2006
Môn : Chính tả
Bài 66 : (Nghe – viết) Lượm
I/ Mục đích, yêu cầu :
 - Nghe viết chính xác, trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài Lượm. 
 - Làm đúng các bài tập phân biệt : s / x ; iên / in.
II/ Đồ dùng dạy - học :
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép và các bài tập chính tả 2.
III/ Các hoạt động dạy - học :
TG
 Các hoạt động dạy
 Các hoạt động học 
5’
30’
A. Bài cũ :
- Nhận xét bài viết Bóp nát quả cam, chữa lỗi HS sai nhiều.
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài : 
 Trong giờ chính tả hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các con nghe đọc và viết bài thơ Lượm
2) Hướng dẫn tập chép :
a, Ghi nhớ nội dung đoạn viết :
- Đọc đoạn thơ cần viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn thơ.
- Đoạn thơ nói về ai ?
- Chú bé liên lạc ấy có gì đáng yêu và ngộ nghĩnh ?
b, Hướng dẫn viết từ khó :
- Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con.
c, Hướng dẫn cách trình bày :
- Viết tên bài vào giữa trang vở, các dòng thơ viết lui vào 3 ô, viết hoa các chữ cái đầu dòng.
d, Đọc – viết :
- Đọc thong thả từng cụm từ (từ 2 đến 3 chữ). Mỗi cụm từ đọc 3 lần. 
- GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS.
e, Soát lỗi :
- Đọc lại bài thong thả cho HS soát lỗi. Dừng 
lại và phân tích các tiếng khó cho HS soát lỗi.
g, Chấm bài :
- Thu và chấm 10 – 15 bài. Nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày của HS.
3) Hướng dẫn làm bài tập chính tả :
a, Bài tập 1: Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống :
+ (sen, xen) : hoa ... ...kẽ
 (sưa, xưa) : ngày ... say ... 
 (sử, xử) : cư ... lịch ... 
+ (kín, kiến) : con ... ... mít
 (chín, chiến) : cơm ... ... đấu
 (tim, tiêm) : kim ... ttrái ... 
 - Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
4) Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau : Người làm đồ chơi.
- 2HS lên bảng viết các từ sai, lớp viết vào bảng con
- Đọc thầm theo GV.
- 2 đến 3 HS đọc bài.
- Chú bé liên lạc tên là Lượm. 
- Chú bé loắt choắt, đeo chiếc xắc xinh xinh, chân đi nhanh, đầu nghênh nghênh, đội mũ ca lô lệch và luôn huýt sáo
- Viết các từ : loắt choắt, nghênh nghênh, huýt sáo, đội lệch, thoăn thoắt
- Nghe GV đọc và viết bài.
- Đổi vở, dùng bút chì soát lỗi, ghi tổng số lỗi, viết các lỗi sai ra lề vở.
- 2HS đọc đề bài.
- 2HS lên bảng làm, lớp làm bài. 
Rút kinh nghiệm :...................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 9 tháng 5 năm 2006 
Môn : Chính tả
Bài 67 : (Nghe – viết) Người làm đồ chơi 
I/ Mục đích, yêu cầu :
 - Nghe – viết chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt nội dung của bài Người làm đồ chơi. 
 - Làm các bài tập phân biệt : ch / tr ; ong / ông, dấu hỏi / dấu ngã.
II/ Đồ dùng dạy - học :
 - Bảng phụ viết bài chính tả, nội dung bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy - học :
TG
 Các hoạt động dạy
 Các hoạt động học 
5’
30’
A. Bài cũ :
- Nhận xét bài viết Lượm, chữa lỗi HS sai nhiều.
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài : 
 Trong giờ chính tả hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các con nghe đọc và viết một đoạn trong bài Người làm đồ chơi. 
2) Hướng dẫn nghe – viết :
a, Ghi nhớ nội dung đoạn viết :
- Treo bảng phụ và đọc đoạn văn cần viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn.
- Đoạn văn nói về ai ?
- Bác Nhân làm nghề gì ?
- Vì sao bác định chuyển về quê ?
- Bạn nhỏ đã làm gì ?
b, Hướng dẫn viết từ khó :
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Tìm những chữ được viết hoa trong bài ? Vì sao các từ đó phải viết hoa ?
- Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con.
- Chỉnh sửa lỗi cho HS.
c, Hướng dẫn cách trình bày :
- Viết tên bài vào giữa trang vở, khi xuống dòng, chữ đầu viết lui vào 1 ô, viết hoa các chữ cái đầu câu và tên riêng.
d, Đọc – viết :
- Đọc thong thả từng cụm từ (từ 2 đến 3 chữ). Mỗi cụm từ đọc 3 lần. 
- GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS.
e, Soát lỗi :
- Đọc lại bài thong thả cho HS soát lỗi. Dừng lại và phân tích các tiếng khó cho HS soát lỗi.
g, Chấm bài :
- Thu và chấm 10 – 15 bài. Nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày của HS.
3) Hướng dẫn làm bài tập chính tả :
a, Bài tập 1 : Điền vào chỗ trống :
+ chăng hoặc trăng ?
 ... khoe ... tỏ hơn đèn
 Cớ sao ... phải chịu luồn đám mây ?
 Đèn khoe đền tỏ hơn ...
 Đèn ra trước gió còn ... hỡi đèn ? 
+ ong hay ông :
 phép c... c... rau c... chiêng c... lưng
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
4) Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau : Đàn bê của anh Hồ Giáo. 
- 2HS lên bảng viết các từ sai, lớp viết vào bảng con
- Đọc thầm theo GV.
- 2 đến 3 HS đọc bài.
- Nói về bác nhân.
- Bác làm nghề nặn đồ chơi bằng bột màu. 
- Vì đồ chơi bằng nhựa xuất hiện, hàng của bác không bán được
- Bạn lấy tiền để dành nhờ bạn bè mua đồ chơi để bác vui
- Đoạn văn có 3 câu.
- Nhân là tên riêng, Bác, Khi, Một là từ đứng đầu câu.
- Viết các từ : người nặn đồ chơi, chuyển nghề.
- Nghe GV đọc và viết bài.
- Đổi vở, dùng bút chì soát lỗi, ghi tổng số lỗi, viết các lỗi sai ra lề vở.
- Đọc yêu cầu của đề bài.
- Cả lớp làm bài, 2 HS lên bảng làm, lớp đổi vở kiểm tra.
Rút kinh nghiệm :...................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 12 tháng 5 năm 2006 
Môn : Chính tả
Bài 68 : (Nghe – viết) Đàn bê của anh Hồ Giáo
I/ Mục đích, yêu cầu :
 - Nghe – viết chính xác, trình bày đúng bài Đàn bê của anh Hồ Giáo. 
 - Làm các bài tập phân biệt : ch / tr ; dấu hỏi / dấu ngã.
II/ Đồ dùng dạy - học :
 - Bảng phụ viết bài chính tả, nội dung bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy - học :
TG
 Các hoạt động dạy
 Các hoạt động học 
5’
30’
A. Bài cũ :
- Nhận xét bài viết Người làm đồ chơi, chữa lỗi HS sai nhiều.
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài : 
 Trong giờ chính tả hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các con nghe đọc và viết một đoạn trong bài Đàn bê của anh Hồ Giáo. 
2) Hướng dẫn nghe – viết :
a, Ghi nhớ nội dung đoạn viết :
- Treo bảng phụ và đọc đoạn văn cần viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn.
- Đoạn văn nói về điều gì ?
- Những con bê đực có đặc điểm gì ?
- Những con bê cái đáng yêu như thế nào ?
b, Hướng dẫn viết từ khó :
- Tìm những chữ được viết hoa trong bài ? Vì sao các từ đó phải viết hoa ?
- Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con.
- Chỉnh sửa lỗi cho HS.
c, Hướng dẫn cách trình bày :
- Viết tên bài vào giữa trang vở, khi xuống dòng, chữ đầu viết lui vào 1 ô, viết hoa các chữ cái đầu câu và tên riêng.
d, Đọc – viết :
- Đọc thong thả từng cụm từ (từ 2 đến 3 chữ). Mỗi cụm từ đọc 3 lần. 
- GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS.
e, Soát lỗi :
- Đọc lại bài thong thả cho HS soát lỗi. Dừng lại và phân tích các tiếng khó cho HS soát lỗi.
g, Chấm bài :
- Thu và chấm 10 – 15 bài. Nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày của HS.
3) Hướng dẫn làm bài tập chính tả :
a, Bài tập 1 : Tìm các từ :
+ Bắt đầu bằng ch hoặc tr
Chỉ nơi tập trung đông người mua bán.
Cùng nghĩa với đợi.
Trái nghĩa với méo.
+ Có thanh hỏi hoặc thanh ngã :
Chỉ hiện tượng gió rất mạnh, gây mưa to, có sức phá hoại dữ dội.
Cùng nghĩa với cọp, hùm.
Trái nghĩa với bận.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
4) Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau : Ôn tập cuối học kì. 
- 2HS lên bảng viết các từ sai, lớp viết vào bảng con
- Đọc thầm theo GV.
- 2 đến 3 HS đọc bài.
- Nói về tình cảm của đàn bê đối với anh Hồ Giáo.
- Chúng chốc chốc lại ngừng ăn nhảy quẩng lên đuổi nhau. 
- Chúng rụt rè, nhút nhát như những bé gái
- Hồ Giáo là tên riêng, Giống, Những, Có là từ đứng đầu câu.
- Viết các từ : quấn quýt, quẩn, nhảy quẩng lên, quơ quơ.
- Nghe GV đọc và viết bài.
- Đổi vở, dùng bút chì soát lỗi, ghi tổng số lỗi, viết các lỗi sai ra lề vở.
- Đọc yêu cầu của đề bài.
- Cả lớp làm bài, 2 HS đọc chữa bài, lớp đổi vở kiểm tra.
Rút kinh nghiệm :...................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an chinh ta lop 2.doc