Giáo án Mĩ thuật - Tiết 25: Vẽ trang trí vẽ họa tiết dạng hình vuông, hình tròn

Giáo án Mĩ thuật - Tiết 25: Vẽ trang trí vẽ họa tiết dạng hình vuông, hình tròn

MĨ THUẬT Tiết 25

VẼ TRANG TRÍ

VẼ HỌA TIẾT DẠNG HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN

Trang: 153/TGDK: 35 phút

A- MỤC TIÊU:

- HS hiểu hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn.

- Biết cách vẽ hoạ tiết.

- Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu theo ý thích.

- HS khá giỏi: Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.

B- CHUẨN BỊ:

GV: - Một số mẫu họa tiết tham khảo, tranh minh họa.

HS: - Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ.

C- CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY- HỌC:

 1. Bài cũ: Ổn định lớp học. GV kiểm tra đồ dùng của HS.

- GV cho HS xem một số bài trang trí các dạng hình: vuông, tròn, tam giác, chữ nhật và đặt câu hỏi:

 + Những họa tiết trang trí trên có dạng hình gì? (vuông, tròn, tam giác, chữ nhật )

2. Bài mới: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.

 

doc 2 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 1190Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật - Tiết 25: Vẽ trang trí vẽ họa tiết dạng hình vuông, hình tròn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 06 tháng 3 năm 2014
MĨ THUẬT Tiết 25
VẼ TRANG TRÍ
VẼ HỌA TIẾT DẠNG HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN
Trang: 153/TGDK: 35 phút
A- MỤC TIÊU:
- HS hiểu hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn.
- Biết cách vẽ hoạ tiết.
- Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu theo ý thích.
- HS khá giỏi: Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
B- CHUẨN BỊ:
GV:	- Một số mẫu họa tiết tham khảo, tranh minh họa.
HS:	- Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ.
C- CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY- HỌC:
 1. Bài cũ: Ổn định lớp học. GV kiểm tra đồ dùng của HS.
- GV cho HS xem một số bài trang trí các dạng hình: vuông, tròn, tam giác, chữ nhật và đặt câu hỏi:
 + Những họa tiết trang trí trên có dạng hình gì? (vuông, tròn, tam giác, chữ nhật)
2. Bài mới: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
Hoạt Động 1: Quan sát nhận xét.
* Mục tiêu: - HS hiểu hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn.
* Cách thực hiện:
GV giới thiệu một số bài vẽ trang trí có nhiều hoạ tiết và đặt câu hỏi:
- Những họa tiết giống nhau thì tô màu giống nhau hay khác nhau?
+ Những họa tiết giống nhau thì tô màu giống nhau hoặc xen kẽ nhau.
- Những họa tiết giống nhau thì có kích thước như thế nào với nhau?
+ Những họa tiết giống nhau thì có kích thước bằng nhau. 
Hoạt Động 2: Cách vẽ.
* Mục tiêu: - Biết cách vẽ hoạ tiết.
* Cách thực hiện:
- GV Cho HS sắp xếp các bước vẽ cho hợp lí.
- GV chốt lần nữa.
B1: Vẽ hình định trang trí và kẻ trục
B2: Vẽ mảng chính, phụ.
B3: Chỉnh hình
B4: Vẽ màu
- GV vẽ bảng minh họa cụ thể các bước.
* Lưu ý HS: + Khi tô màu hoạ tiết nhạt thì nên tô màu nền đậm
+ Khi tô màu hoạ tiết đậm thì nên tô màu nền nhạt
GV cho HS xem một số mẫu họa tiết tham khảo
Hoạt Động 3: Thực hành.
* Mục tiêu:
- Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu theo ý thích.
- HS khá giỏi: Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
* Cách thực hiện:
- GV nêu yêu cầu của bài tập thực hành:
+ Em hãy vẽ hoạ tiết vào hình vuông, sau đó vẽ màu theo ý thích.
- Cả lớp vẽ bài vào vở thực hành, GV theo dõi góp ý cho những HS còn lúng túng
Hoạt Động 4: Nhận xét đánh giá.
- GV treo bài vẽ và tiêu chí đánh giá: HS tập nhận xét bài của bạn.
- GV bổ sung, cho điểm những bài đã hoàn thành.
- Động viên những bài chưa hoàn chỉnh.
* GDNGLL: Trò chơi: “Thử tài đoán vật”.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà hoàn thành bài vẽ
- Em hãy vẽ hoạ tiết vào hình túi xách và vẽ màu theo ý thích.
- Quan sát các con vật nuôi quen thuộc.
* BĐKH: 
- Giảm lượng giấy sử dụng, nên sử dụng giấy đã sử dụng một mặt.
- Hạn chế thải rác vì rác khi phân hủy tạo ra khí mêtan.
- Thu gom và xử lí rác thải, rác hữu cơ có thể dùng làm phân bón cho cây. 
D- BỔ SUNG:.............................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docmi thuat 2.doc