Tuần 1
Bài 1: Thường thức mĩ thuật :
XEM TRANH THIẾU NHI .
( Đề tài môi trường )
A.Mục tiêu:
- Học sinh tiếp xúc, làm quen , với tranh vẽ của thiếu nhi , của hoạ sĩ.
- Hiểu nội dung , cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc trong tranh đề tài Môi trường .
- Có ý thức bảo vệ môi trường .
B.Đồ dùng học tập :
1.Giáo viên:
- Tranh in SGK.
- Tranh thiếu nhi và hoạ sĩ cùng đề tài .
2. Học sinh:
- Tranh sưu tầm .
- Vở vẽ , SGK , đồ dùng học tập .
3.Phương pháp giảng dạy :
- Trực quan , vấn đáp , gợi mở , thuyết trình .
C . Những hoạt động dạy học chủ yếu : 35’
Ngày soạn: 22/ 08/ 2009 Ngày giảng: 25/ 08/ 2009 Tuần 1 Bài 1: Thường thức mĩ thuật : XEM TRANH THIẾU NHI . ( Đề tài môi trường ) A.Mục tiêu: - Học sinh tiếp xúc, làm quen , với tranh vẽ của thiếu nhi , của hoạ sĩ. - Hiểu nội dung , cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc trong tranh đề tài Môi trường . - Có ý thức bảo vệ môi trường . B.Đồ dùng học tập : 1.Giáo viên: - Tranh in SGK. - Tranh thiếu nhi và hoạ sĩ cùng đề tài . 2. Học sinh: - Tranh sưu tầm . - Vở vẽ , SGK , đồ dùng học tập . 3.Phương pháp giảng dạy : - Trực quan , vấn đáp , gợi mở , thuyết trình . C . Những hoạt động dạy học chủ yếu : 35’ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I.ổn định tổ chức : 1’ II.Kiểm tra đồ dùng học tập :2’ - Yêu cầu học sinh để đồ dùng lên bàn . - Nên yêu cầu cần có cho môn học. - Nhắc nhở những em còn thiếu . III.Bài mới : 30’ 1.GTBM : Bảo vệ môi trường sống là tự bảo vệ lấy mình . ý thức được điều đó các bạn thiếu nhi đã kể lại câu chuyện đó chúng ta cùng thưởng thức . - Ghi bảng . 2.Hoạt động 1 : Hướng dẫn xem tranh : a, Tranh : Chăm sóc cây xanh : Tác giả : Nguyễn Ngọc Bình – Chất liệu : Bút dạ . Đặt câu hỏi gợi mở : ? Trong tranh có những hình ảnh gì ? ? Hình ảnh nào là hình ảnh chính ? Được miêu tả như thế nào ? ? Hình ảnh nào là hình ảnh phụ ? Có tác dụng gì trong tranh ? Bức tranh với cách sắp sếp hình ảnh dàn trải trên toàn bộ bức tranh các động tác , hình ảnh phụ phù hợp làm nổi bật được nội dung . Với cách xây dựng các nhân vật với các động tác khác nhau nên tránh được cảm giác nhàn chán . ? Màu sắc trong tranh ? Màu nào là màu chủ đạo . Em có nhận xét gì qua bức tranh? ? Em có nhận xét gì về bức tranh ? Em học tập được gì qua bức tranh ? - Giáo viên tiểu kết . b, Tranh : Chúng em với cây xanh : Hướng dẫn học sinh quan sát và trả lời theo hệ thống câu hỏi ở phần a ( thảo luận nhóm ) - Gọi nhóm trả lời nhóm bổ sung . c, Củng cố : ? Các bạn nhỏ đã làm gì để bảo vệ môi trường ? ? Qua 2 bức tranh em rút được bài học gì cho bản thân ? 3.Hoạt động 2 :Nhận xét - Nhận xét chung giờ học . - Khen ngợi những học sinh , nhóm có ý thức học tập tốt . IV.Dặn dò: 2’ - Sưu tầm tranh ảnh của các hoạ sĩ . - Chuẩn bị bài sau: Quan sát đường diềm . Mang đầy đủ vở vẽ , đồ dùng học tập . - Hát. -Lớp trưởng báo cáo . - Lắng nghe . - Quan sát – trả lời . + Các bạn , xô ,cây , + Các bạn nhỏ mỗi bạn một việc rất hăng say. + Cây , xô , gánh ,làm rổ nội dung tranh giúp tranh thêm sinh động . + Màu đỏ , tím ,xanh , trắng + Màu xanh là màu chủ đạo tạo cảm giác dịu mát , thư thái . + Gọi 1,2 ( học sinh ) nêu. + Chăm sóc , trồng , bảo vệ cây. + Chăm sóc để cây thực sự là bạn của mình . + Lắng nghe . - Lắng nghe . Ngày soạn: 05/ 09/2009 Ngày giảng: 08/09/2009 Tuần 2 Bài 2 : Vẽ trang trí : VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀ VẼ MẦU VÀO ĐƯỜNG DIỀM . A . Mục tiêu : 1.Kiến thức – Kĩ năng : - Học sinh tìm hiểu cách trang trí đường diềm. - Cách vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ mầu vào đường diềm . - Hoàn thành bài tập ở lớp. B . Đồ dùng dạy học : 1. Giáo viên: - 1 Số đường diềm trang trí . - Bài trang trí hoàn chỉnh . - Bài học sinh năm trước . 2 . Học sinh : - Vở vẽ , đồ dùng học tập . 3 . Phương pháp giảng dậy : - Trực quan , vấn đáp , gợi mở , luyện tập . C . Những hoạt động dạy học chủ yếu : 35’ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I.ổn định tổ chức :1’ II.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh : - Khen ngợi những em chuẩn bị đầy đủ , nhắc nhở những em còn thiếu . III.Giảng bài mới :30’ 1.GTBM : Việc trang trí giúp đồ vật đẹp hơn , đường diềm là một cách trang trí khá phổ biến hôm nay chúng ta cùng vẽ đường diềm . - Ghi bảng . 2. Hoạt động 1 : Quan sát – Nhận xét : - Trực quan . ? Hai đường diềm có gì khác nhau ? ? Hoạ tiết được xen kẽ được sắp xếp như thế nào ? 3 .Hoạt động 2 : Cách vẽ : - Chia ô kẽ trục phù hợp trên đường diềm được sác định . - Vẽ phác hình hoạ tiết - Vẽ lại cho đúng và đẹp - Vẽ mầu : Những hoạ tiết giống nhau tô màu giống nhau . Có đậm nhạt . 4. Hoạt động 3 : Thực hành : - Trực quan bài học sinh năm trước - Hướng dẫn quan sát hướng dẫn bài tập - Quan sát nhắc nhở những học sinh làm bài tập . - Cuối giờ chọn bài nhận sét . 5 .Đánh giá nhận sét : - Hướng dẫn học sinh nhận sét bài : Hình hoạ tiết mầu , chọn bài đẹp . - Xếp loại bài . IV.Dặn dò :2’ - Chuẩn bị bài sau : Quan sát các loại quả cây : Hình dáng , mầu sắc , - Mang đầy đủ vở , đồ dùng học tập . - Hát . - Lớp trưởng báo cáo . - Quan sát , nhận xét . - Khác cách sắp sếp hoạ tiết :Một đường diềm có hoạ tiết xen kẽ + Hoạ tiết chẵn nhắc lại ở ô chẵn , Hoạ tiết ở ô lẻ nhắc lại ở ô lẻ tiếp theo . - Làm bài tập trong vở tập vẽ . - Nhận xét bài bạn rút kinh nghiện cho bản thân . - Lắng nghe Ngày soạn : 12/09/2009 Ngày giảng : 15/09/2009 Tuần 3 Bài 3: Vẽ theo mẫu : VẼ QUẢ A.Mục tiêu : - Học sinh biết phân biệt mầu sắc , hình dáng một vài loại quả . - Biết cách vẽ quả theo mẫu . - Vẽ được hính quả mầu theo ý thích . B . Đồ dùng dạy học : 1 . Giáo viên . - 1 số quả cây thật . - Bài học sinh năm trước . - Bộ đồ dùng dạy học . 2 .Học sinh : - Vở vẽ , đồ dùng học tập . 3 . Phương pháp giảng dậy : Trực quan , vấn đáp , gợi mở , luyện tập. C. Những hoạt động dạy học chủ yếu : 35’ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I . ổn định tổ chức : 1’ II . Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh : 2’ -Khen ngợi những em chuẩn bị đầy đủ , nhắc nhở những em còn thiếu . III . Giảng bài mới :30’ 1 . GTBM : - Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về vẻ đẹp của quả cây . - Ghi bảng . 2.Hoạt động 1 : Quan sát – Nhận sét : - Trực quan : ? Gọi đúng tên các quả ? ? Quan sát nêu điểm khác nhau của quả ? ? Kể tên một số quả khác mà em biết ? - Chọn quả mẫu : Quả đu đủ . ? Quả nằm ly khung hình gì ? ? Các bộ phận của quả ? ? Miêu tả đặc điểm của quả ? ? Màu sắc của quả ? - Giáo viên tiểu kết . 3. Hoạt động 2 : Cách vẽ : + Vẽ khung hình . + Phác hình quả bằng nét thẳng . + Sửa hình bằng nét cong cho đúng mẫu . + Tô mầu : Mịn đẹp 4.Hoạt động 3 : Thực hành: - Trực quan bài học sinh năm trước . - Vẽ vào phần giấy thực hành . - Quan sát giúp đỡ những em còn lúng túng . - Cuối giờ chọn bài nhận sét . 5.Hoạt động 4 : Đánh giá nhận sét : - Hướng dẫn nhận sét : Hình vẽ , bố cục , màu sắc , chọn bài đẹp . - Tổng kết xếp loại . IV . Dặn dò :2’ - Chuẩn bị bài sau : Quan sát trường học , Mang đầy đủ vở vẽ , đồ dùng học tập . - Hát . - Lớp trưởng báo cáo . - Lắng nghe . - Quan sát , trả lời : + Cam , táo , dưa chuột , + Khác : Kích cỡ , màu sắc , đặc điểm riêng , + Soài , nhãn , na , + Hình chữ nhật nằm ngang . + Cuống , thân , đáy . + Nửa trên thon dài , nửa dưới hơi phình và hơi nhọn đáy . + Màu xanh khi non – vàng chín . - Làm bài vào vở tập vẽ . - Nhận xét bài bạn rút kinh nghiệm cho bản thân . - Lắng nghe Ngày soạn : 19/09/2009 Ngày giảng:22/ 09/2009 Tuần 4 Bài 4 : Vẽ tranh đề tài : TRƯỜNG EM . A . Mục tiêu - Hiểu nội dung đề tài trường em. - Biết cách vẽ tranh đề tài trường em. - Vẽ được tranh đề tài trường em. B . Đồ dùng dạy học : 1 . Giáo viên : - Tranh thiếu nhi cùng đề tài . - Bài học sinh năm trước . - Bộ đồ dùng dạy học . 2 . Học sinh : - Vở vẽ , đồ dùng dạy học . 3 . Phương pháp giảng dậy : - Trực quan , vấn đáp , gợi mở , luyện tập . C.Những hoạt động dạy học chủ yếu:35’ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I.ổn định tổ chức : 1’ II .Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - Khen ngợi những em chuẩn bị đầy đủ , nhắc nhở những em còn thiếu . III.Giảng bài mới :30’ 1.GTBM : - Ngoài ngôi nhà thân yêu ấm áp thì trường lớp là ngôi nhà thứ 2 của chúng ta . Nơi có bao kỉ niệm . Hôm nay chúng ta cùng vẽ về đề taì này . - Ghi bảng . 2.Hoạt động 1 : Tìm chọn nội dung đề tài : Đặt câu hỏi gợi mở ; ? Thế nào là vẽ tranh đề tài trường ? ? Có thể vẽ tranh về nhà trường với những nội dung nào ? ? Những hình ảnh nào gắn với trường em ? ? Nêu cách sắp sếp hình ảnh và màu sắc trong tranh ? - Giáo viên tiểu kết. 3 . Hoạt động 2 : Cách vẽ : + Chọn nội dung thể hiện , chọn hình ảnh chính phụ . - Xây dựng bố cục . - Vẽ hình ảnh chính trước - Vẽ hình ảnh phụ cho rõ nội dung và sinh động . - Vẽ màu theo ý thích . 4 . Hoạt động 3 : Thực hành - Trực quan tranh cùng đề tài - Hướng dẫn làm bài vào phần thực hành . - Quan sát giúp đỡ những em còn lúng túng . - Cuối giờ chọn bài nhận sét IV.Dặn dò : 2’ - Hoàn chỉnh bài ở lớp . - Chuẩn bị bài sau : Quan sát quả , Mang giấy mầu hồ dán hoặc đất nặn . - Hát . - Lớp trưởng báo cáo . - Lắng nghe . - Quan sát , trả lời . + Vẽ về ngôi trường . + Học tập , vui chơi , phong cảnh . + Lớp học , cây , cột cờ , cổng trường + Hình ảnh rõ ràng có chính phụ , màu sắc hài hoà . - Làm bài vào vở tập vẽ . - Lắng nghe . Ngày soạn : 26/ 09/ 2009 Ngày giảng : 29/ 09/2009 Tuần 5 Bài 5 :Tập nặn tạo dáng tự do : NẶN HOẶC VẼ , XÉ DÁN HÌNH QUẢ . A.Mục tiêu : - Nhận biét hình , khối của một số quả. - Biết cách nặn quả. Nặn được một vài quả gần giống mẫu. B . Đồ dùng dạy học : 1.Giáo viên : - Tranh ảnh các loại quả cây . - 1 số quả thật . - Bài học sinh năm trước . 2 .Học sinh : - Giấy mầu , hồ dán , vở vẽ hoặc đất nặn bảng nặn . 3.Phương pháp giảng dạy : - Trực quan , vấn đáp , thực hành . C . Những hoạt động dạy học chủ yếu :35’ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I . ổn định tổ chức :1’ II.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh : 2’ - Khen ngợi những em chuẩn bị đầy đủ , nhắc nhở những em còn thiếu . III.Giảng bài mới :30’. 1.GTBM: - Hôm trước chúng ta đã học cách vẽ quả . Hôm nay chúng ta học cách thể hiện khác . 2.Hoạt động 1:Quan sát , nhận xét : Đặt câu hỏi gợi mở : ? Kể tên các loại quả cây ? ? Nêu tên đăc điểm , hình dáng , màu sắc của quả ? ? Các bộ phận của quả ? ?Hình dáng của quả có giống nhau không . ? Khác ở điểm nào ? + Mỗi quả sẽ là một khối hình khác nhau. 3.Hoạt động 2 : Cách làm : a.Xé dán : - Chọn g ... à động viên khích lệhọc sinh tìm bài yêu thích, dán vài giấy A4. - Giáo viên kết luận và động viên kích lệ học sinh tìm bài yêu thích. * Dặn dò: Hoàn thành bài vẽ. - Sưu tầm tranh ảnh của thiếu nhi. Quan sát sưu tầm tranh ảnh của các con vật- Chuẩn bị bài 31 Vẽ tranh. Ngày soạn:10/04/2010 Ngày dạy:13/ 04/ 2010 Tuần 31 Bài 31: Vẽ tranh Đề tài các con vật Mức độ tích hợp BVMT liên hệ I. Mục tiêu: - Nhận biết được hình dáng đặc điểm và màu sắc của một số con vật quen thuộc - Biết cách vẽ con vật và vẽ màu theo ý thích -Biết một số loài động vật phổ biến và sự đa dạng của động vật. - Quan hệ giữ động vật với con người trong cuộc sống hàng ngày .Một số biện pháp bảo vệ động vật và giữ gìn môi trường sung quanh . - Yêu mến các con vật , có ý thức chăm sóc vật nuôi , phê phán những hành động săn bắt động vật trái phép - Biết chăm sóc vật nuôi II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Sưu tầm tranh ảnh ( sách, báo ) về một số con vật. - Một số tranh dân gian, đông hồ, gà mái, lợn và cây dáy. - Bài vẽ của học sinh năm trước. 2. Học sinh. - Giấy vễ hoặc vở tập vẽ. - Mầu vẽ, đồ dung học sinh. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức:1’ 2. Kiểm tra đồ dùng học sinh. 3. Bài mới a. Hoạt động I. Tìm và nhận biết. - Giới thiệu tranh ảnh, học sinh quan sát và nhận biết. + Quan sát và nhớ lại, tên con vật trong tranh là gì? + Con vật đó có dáng như thế nào? ( tư thế: đứng, nằm, đang đi, đang ăn.. Học sinh mô tả về hình dáng, đặc điểm của các bộ phận, tư thế phù hợp với hoạt động của các con vật và mầu sắc của chúng). - Yêu cầu học sinh chọn con vật định vẽ. 2, Hoạt động 2. Cách vẽ tranh. - Vẽ hình dáng con vật ( vẽ 1 hoặc 2 con có hình dáng khác nhau). - Vẽ cảnh vật phù hợp với nội dung cho tranh sinh động hơn ( cây, nhà, sông, núi..). - Vẽ mầu: + Vẽ mầu các con vật và cảnh xung quanh. + Mầu nền của bức tranh. + Mầu có đậm nhạt. -> Giáo viên lên bảng 1 số bức tranh và vẽ lên bảng cho học sinh quan sát. 3. Hoạt động 3. Thực hành. - Học sinh làm bài. - Giáo viên quan sát và góp ý cho học sinh cách vẽ hình, vẽ mầu, đối với những học sinh vẽ chậm, cần quan tâm đến các em đê hoàn thành bài. 4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Giáo viên giới thiệu một số bài của học sinh đã hoàn thành và tổ chức để các em nhận xét: + Các con vật được vẽ như thế nào? + Mầu sắc của các con vật, cảnh vật xung quanh? + Học sinh tự liên hệ qua tranh của mình để tìm ra các bài vẽ đẹp theo ý thích. * Dặn dò: - Quan sát hình dáng của người thân, bạn bè. - Chuẩn bị đất nặn, bảng nặn, giấy mầu. ______________________________________ Ngày soạn:18 / 4 /2009 Ngày dạy:24 / 4 / 2009 Tuần 32 Bài 32: Tập nặn tạo dáng tự do Nặn hoặc vẽ, xé dán hình dáng nguời. I. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết hình dáng của ngưòi đang hoạt động. - Biết cách nặn hoặc xé, dán hình dáng người. - Nặn hoặc xé, dán hình dáng người đang hoạt động - Nhận biết vẻ đẹp sinh động về hình dáng của con ngưòi khi hoạt động. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Sưu tầm tranh, ảnh về hình dáng khác nhau của con nguời. - Một số bài tập nặn ( hoặc tranh vẽ, xé dán) của học sinh năm trước. - Đất nặn hoặc mầu, hồ dán. 2 Học sinh: - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. - Đất nặn, bảng con ( hoặc mầu, hồ dán ) III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Giới thiệu bài - Giáo viên lựa chọn cách giới thiệu phù hợp. 2. Hoạt động I. Quan sát, nhận xét. - Giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh và gợi ý các em nhận xét: + Các nhân vật đang làm gì? + Động tác của từng người như thê nào? - GV có thể làm mẫu một vài dáng đi chạy, nhảy, đá bóng... để các em thấy đựơc các tư thế của hoạt động. 3. Hoạt động 2. Cách nặn. -> Học sinh chọn hai dáng người đang hoạt động để tập nặn. - Nặn rời từng bộ phận rồi gắn ( thân, đầu, chân, tay, ) gắn lại chỉnh sửa các bộ phận, chi tiết rồi tạo dáng cho hạot động đó. - Nặn từ khối đất thành hình dáng người theo ý muốn. Lưu ý: Khi làm không cho học sinh làm bẩn đồ dùng học tập. 4. Hoạt động 3: Thực hành. Trước khi nặn, giáo viên cho học sinh quan sát lại dáng người hạot động ở trong bức tranh, ảnh, các bài tập nặn của học sinh năm trước, sau đó để học sinh suy nghĩ và tuởng tượng. - Học sinh làm bài theo 2 cách hướng dẫn. - Giáo viên quan sát lớp. Và bao quát, giúp học sinh hoạt động bài. -> Học sinh yếu kém gv có phương pháp riêng. 5.Hoạt động: Nhận xét- Đánh giá. - Giáo viên chuẩn bị một số bài hình dáng động tác có mầu sắc tưoi vui để hướng dẫn học sinh quan sát- nhận xét. - Hình dáng nguời đang làm gì? - Học sinh quan sát mô tả lại theo cách nghĩ và quan sát riêng. -> Giáo viên cho học sinh nhận xét chung. - Kết luận đánh giá tiết học: Động viên khên ngợi học sinh làm bài đạt kết quả tốt, sau đó đánh giá bằng điểm. * Dặn dò:- Học sinh hoàn thành bài. - Chuẩn bị sưu tầm tranh thiếu nhi để vẽ bài sau. _____________________________________ Ngày soạn: 25/4/ 2009 Ngày dạy: 28 / 4 /2009 Tuần 33 Bài 33. Thưởng thức mỹ thuật. Xem tranh thiếu nhi thế giới I. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được bức tranh. - Nhận biết được vẻ đẹp của bức tranh thông qua bố cục. - Quý trọng tình cảm mẹ con, bạn bè. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Tranh vẽ ở vở tập vẽ. - Một số bức tranh của thiếu nhi VN, và thê giới. 2. Học sinh. - Vở tập vẽ. - Sưu tầm tranh thiếu nhi. III. Các phương pháp dạy học chủ yếu. - Quan sát, vấn đáp, luyện tập.. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu tên tranh để học sinh nhận biết được tên tranh, tác giả. - Tranh mẹ tôi của X vét to. Ba- la. Nô- va- 8 2. Hoạt động I. Xem tranh: a. Tranh: Mẹ tôi của X vét to. Ba- la. Nô- va. - Gáo viên cho học sinh quan sát tranh, đặt câu hỏi để học sinh quan sát. - Trong bức tranh có hình ảnh gì? - Hình ảnh nào nổi bật trong bức tranh? - Tình cảm của mẹ đối với em bé. -> Mẹ vòng tay ôm em bé vào lòng, đằng sau là tấm rèm đẹp. - Tranh vẽ diễn ra ở đâu ( ở trong phòng mẹ ngồi trên chiếc xa lông, môi đỏ tóc nâu) Mẹ mặc một chiếc váy xanh lung linh.Em bé đựoc ủ ấm bằng chiếc khăn mầu xanh. - Hình ảnh vẽ ngộ nghĩnh tươi tắn, đơn giản tạo cho bức tranh khoẻ khoắn rõ nôi dung. Đây là một bức tranh đẹp. - Trong khi học sinh tìm hiểu nôi dung tranh giáo viên tìm hiểu và kể những câu chuyện về mẹ, để các em cảm nhận. -> GV giới thiệu về đất nước. b. Tranh: Cùng giã gạo của Xa- rau - giu Thê pxông krao. - Giáo viên dành thời gian để học sinh quan sát tranh đặt câu hỏi. - Tranh vẽ cảnh gì? - Giáng nguời giã gạo không đều nhau. -> Mỗi nguời giã gạo có 1 dáng vẻ riêng: Người giơ chày cao lên phía trên, nguời ngả chày ra phía sau, ngưòi hạ chày xuống cối... làm cho nguời xem thấy cảm nhận của riêng mình. 2. Hoạt động II. Nhận xét - Đánh giá. - GV nhận xét chung giờ học, khen gợi học sinh tích cựu phát biểu và tìm ra ý hay trong bức tranh. * Dặn dò: - Sưu tầm tranh thiếu nhi và tập nhận xét. - Quan sát cây cối trồi mây về mùa hè. _______________________________ Ngày soạn:2/ 5 / 2009 Ngày dạy 5/ 5 / 2009 Tuần 34 Bài 34: Vẽ tranh Đề tài mùa hè. I. Mục tiêu - Học sinh hiểu đựoc nội dung đề tài. - Biết cách sắp sếp phù hợp với nội dung đề tài. - Vẽ được tranh theo ý thích. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Một số tranh ảnh về đề tài mùa hè. - Tranh của học sinh năm trước. - Hình gợi ý cách vẽ. 2. Học sinh: - Sưu tầm tranh ảnh về mùa hè. - Giấy hoặc vở tập vẽ. - Đồ dùng thực hành. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học sinh. 2. Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu phù hợp với bội dung. 3. Hoạt động I. Tìm chọn nội dung đề tài. - Gíáo viên giới thiệu tranh ảnh về mùa hè. - Cảnh vật mùa hè có những mầu sắc nào? - Con vật nào kêu khi mùa hè đến. - Cây nào chỉ nổ vào mùa hè. -> GV Kết luận tóm tắt các ý học sinh trả lời. * Gợi ý học sinh vẽ các hoạt động trong bài. - Các hoạt động nào thường diễn ra vào mùa hè? -> Thả diều, tắm biển, đi thăm quan... Mùa hè em đi nghỉ ở đâu, cảnh vật ở đó thế nào? * Gv kết luận: Chủ đề để vẽ về mùa hè phong phú, đa dạngb về nội dung cũng như cách thể hiện. Những hoạt động trong dịp hè đều có thể vẽ thành tranh. Các em có thể chọn 1 chủ đề để vẽ. 4. Hoạt động 2. Cách vẽ tranh. - GV gợi ý học sinh. - Nhớ lại các hoạt động tiêu biểu của mùa hè: Có nhiều người. - Hoạt động đó diễn ra ở đâu, những hoạt động cụ thể nào? - Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ to, rõ, để nổi bật nội dung. - Vẽ hình ảnh phụ sau. - Vẽ mầu theo ý thích làm nổi bật cảnh sắc mùa hè. 5. Hoạt động 3. Thực hành - Giáo viên khuyến khích học sinh thể hiện ý tưởng của mình. - GV gợi ý học sinh quan sát tim những thiếu xót trong bài vẽ để các em điều chỉnh. - Nhắc học sinh vẽ thay đổi các hình dáng người để vẽ bài sinh động - Thay đổi cảnh vẽ mẫu tạo sự hấp dẫn cho bức tranh. 6. Hoạt động 4: Nhận xét - Đánh giá. - GIáo viên lựa chọn một số bài vẽ để học sinh đánh giá. - Nội dung của bức tranh. - Các hình ảnh được sắp xếp trong bức tranh. - Mầu sắc trong bức tranh. - GV yêu cầu học sinh chọn bức tranh thích. -> Khên gợi học sinh có bài đẹp, yêu cầu học sinh hoàn thành bài. * Dặn dò: - Vẽ tranh đề tài tự do chuẩn bị cho trưng bày kết quả học tập cuối năm. - Tìm chọn bài vẽ đẹp để chuẩn bị cho bài trưng bầy. - Vẽ trong trang giấy A4. _________________________________ Ngày soạn:9 / 5 / 2009 Ngày dạy:12/ 5 /2009 Tuần 35 BÀI 35: Trưng bày kết quả học tập. I. Mục tiêu: - Học sinh thấy đuợc kết quả trong 1 năm. - Học sinh yêu thích môn mỹ thuật. - Nhà trường thấy đựoc tác dụng thực tiễn. II. Hình thức tổ chức. - Chọn các loại bài vẽ. - Chưng bày nơi thuận tiện cho nhiều người xem. - Dán các bài vào khổ giấy Ao. - Chưng bầy đẹp ở đâu để: VD: Vẽ theo mẫu - HS- lớp. Tên bài - Thể loại tranh, - GV chọn bài dẹp làm ĐD D H, cho các năm tới. III. Đánh giá. - Tổ chức học sinh xem và gợi ý để các em nhận xét- Đánh giá - Gv hướng dẫn cho mẹ xem nhân dịp tổng kết. - Khen ngợi học sinh có bài vẽ đẹp. ---------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: