Giáo án mầm non - Thế giới động vật

Giáo án mầm non - Thế giới động vật

THỂ DỤC SÁNG:

 "Bài tập phát triển chung"

1. Mục đích - Yêu cầu:

 - Trẻ tập đúng động tác và thuộc các động tác.

 - Trẻ biết kết hợp tay chân nhịp nhàng.

 - Trẻ chăm tập thể dục để có một cơ thể khỏe mạnh.

2. Chuẩn bị:

 - Địa điểm.

 - Nhạc thể dục.

3. Tiến hành:

 

doc 83 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 829Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án mầm non - Thế giới động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn đầu tuần 1
Thể dục sáng:
 "Bài tập phát triển chung"
1. Mục đích - Yêu cầu:
	- Trẻ tập đúng động tác và thuộc các động tác.
	- Trẻ biết kết hợp tay chân nhịp nhàng.
	- Trẻ chăm tập thể dục để có một cơ thể khỏe mạnh.
2. Chuẩn bị:
	- Địa điểm.
	- Nhạc thể dục.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Khởi động.
Cho trẻ đi vòng quanh các kiểu chân: Mũi- gót- má ngoài, chạy nhanh- chậm về 3 hàng ngang.
* Hoạt động 2: Trọng động.
"Bài tập phát triển chung".
- Hô hấp: Gà gáy ò! ó! o!..!
- Tay: Hai tay rang ngang gập trước ngực 
- Lườn - bụng: Hai tay giơ cao gập trước ngực 
- Chân: Co một chân vuông góc rồi ruối thẳng chân không cham đất.
- Bật: Bật tiến về phía trước.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
Đi nhẹ nhàng 1-2 vòng sân hít thở sâu.
- Trẻ khởi động theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ tập theo sự hướng dẫn của cô.
- Hô hấp
- Tay 2lần +8nhịp 
- Lườn 2lần + 8 nhịp
- Chân 2lần + 8 nhịp
- Bật 4nhịp 2lần.
- Đi nhẹ nhàng hít thở sâu
Hoạt động góc:
- Góc XD: Xây chuồng trại chăn nuôi
- Góc PV: Cửa hàng bán đồ chơi con vật ,Nấu ăn,sản xuất thức ăn cho con vật 
- Góc NT: Hát về các con vật, làm đồ chơi các con vật bằng giấy, lá cây trang trí lớp.
- Góc TN: Chăm sóc cây cối , vườn hoa, con vật
- GócHT: Xem sách tranh về các con vật gần gũi với trẻ, tô viết chữ.
1. Mục đích- Yêu cầu:
	- Trẻ biết kết hợp các kiến thức kĩ năng đã học để hoạt động ở các góc chơi như: xây dựng vườn bách thú, bác sỹ thú y, bán hàng.
	- Trẻ biết giao lưu với nhau trong quá trình chơi, ôn luyện kĩ năng vận động, sự khéo léo của đôi bàn tay để hoạt động một các tích cực nhất.
- Giáo dục cho trẻ có thói quen gọn gàng, găn lắp có tinh thần đoàn kết, tương chợ lẫn nhau, giúp trẻ phát triển tình cảm xã hội.
2. Chuẩn bị:
	- Các góc chơi: XD, PV, HT, NT, TN.
	- Đồ chơi lắp gép xây dựng, gạch, các con thú sống ở trong rừng, sách, hoa quả nhựa, bộ bác sĩ, bộ nấu ăn.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Thỏa thuận trước khi chơi.
- Trò chuyện về chủ điểm:
 + Gia đình con có nuôi những con gì? có những con vật hôm nay cô Thu cho các con quan sát không? các con vật này được gia đình con nuôi ở đâu?
- Cho trẻ nhận vai chơi:
 + Hôm nay cô mời các con xây dựng trại chăn nuôi.
 + Vậy xây dựng cái gì? Khi xây phải xây như thế nào? muốn cho các con thú không bị sổng ra ngoài thì phải làm gì?
- Nếu các con vật bị ốm thì phải là gì?
 + Các con vật bị ốm thì cần đến ai? Bác sỹ định khám như nào? 
- Thức ăn mà hết thì phải ua ở đâu?
 + Cần mua thức ăn ở đâu?
 + Các con vật ăn bằng gì? 
- Ngoài ra còn có rất nhiều góc để chơi như nghệ thuật, nông đân chăm sóc cây xanh này. Cô mời các con về nhóm chơi nào.
* Hoạt động 2: Quá trình chơi.
- Cho trẻ tự xắp xếp đồ chơi ở các góc.
- Cô đến các nhóm chơi tạo tình huống cho trẻ giao lưu với nhau.
 + Bác đang làm gì đấy?
 + Bác định làm gì với các con thú này? theo tôi bác nên để mỗi loại con ở một chuồng thì sẽ đảm bảo an toàn cho chúng. 
+ Bác sỹ ơi các con vật dạo này có khoẻ không? chúng thường mắc bệnh gì vậy?
 + Các bác đang nặn con gì vậy? Vì ao lại nặn cái vòi voi dài vậy?...?
- Cô động viên khuyến khích trẻ chưa thực hiện được.
* Hoạt động 3: Kết thúc chơi và nhận xét quá trình chơi.
- Cho trẻ kết thúc các nhóm nhỏ trước.
- Về nhóm chơi chính để nhận xét
 + Cho trẻ tự giới thiệu thành quả của nhóm mình
 + Các trẻ khác nhận xét.
- Cô nhận xét chung.
- Văn nghệ múa hát theo chủ điểm.
- Trò chuyện về gia đình mình.
- Trẻ tự nhận vai chơi.
- Trẻ chơi ở các nhóm trong quá trình chơi trẻ giao lưu với nhau.
- Trẻ tự nhận xét các nhóm chơi 
- Hát văn nghệ, cất dọn đồ chơi.
Trò chơi có luật:
	- Trò chơi học tập: + Bắt chiếc tiếng kêu. 
	+ Mèo đuổi chuột.
	+Cáo ơi ngủ à?
	+ Mèo và chim sẻ
	 + Cáo và thỏ
	- Trò chơi dân gian: + Chi chi chành chành
	 + Lộn cầu vồng
	 + Rồng rắn lên mây.
	 + Kéo cưa lừa sẻ.
 Cách chơi, luật chơi có trong sách " Trò chơi , thơ , chuyện trẻ 5-6 tuổi"
Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009
I. đón trẻ:
* Trò chuyện: Về 2 ngày nghỉ.
	1. Mục đích: Trẻ kể được những công việc trẻ đã làm trong 2 ngày nghỉ.
	2. Tiến hành:
	- Nhà con có những ai? Hai ngày nghỉ vừa rồi con đã làm gì? Bố mẹ cho con đi đâu? Giáo dục trẻ những công việc vừa sức.
* Thể dục sáng: Thể dục nhịp điệu.
* Điểm danh:
ii. hoạt động học:
KPKH : Tìm hiểu về một số con vật sống trong gia đình
1.Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ biết phân biệt một số con vật nuôi trong gia đinh, có 4 chân, đẻ con và so sánh nhận xét được sự khác nhau giống nhau rõ nét (cấu tạo, thức ăn, sinh sản, nơi sống, tiếng kêu... )
- Rèn cho trẻ khả năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ đích.
- Thái độ của trẻ biết chăm sóc bảo vệ.
- Nội dung tích hợp :Tạo hinh , âm nhạc, Toán
2.Chuẩn bị: 
 - Hinh ảnh các con vật nuôi trong gia đinh chiếu trên máy chiếu
 - Cô yêu cầu trẻ sưu tầm các loại tranh ảnh, đồ chơi là các con vật nuôi có 4 chân, đẻ con (chó, mèo, trâu, bò, ngựa, gà, vịt, ngan, ngỗng ...) 
- Tranh vẽ các con vật, thức ăn của chúng
- Một số câu đố về các con vật nuôi
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động1: Trò chuyện theo kinh nghiệm của trẻ 
- Hát: Gà trống, mèo con, cún con 
- Đàm thoại:
 + Chúng minh vừa hát bài hát gi? Kể về những con vật nào? 
 + Các con vật đó được gọi là động vật gì? Tại sao biết? 
 + ở nhà các con có nuôi con vật gì không? 
 + Hãy tả con vật đó cho cô giáo và các bạn cùng biết? 
+ Nhà con nuôi con vật đó để làm gì Nó thường ăn nhưng loại thức ăn gì? 
* Hoạt động 2: Mô tả bằng lời các con vật nuôi của bé. 
- Cho trẻ quan sát hinh ảnh các con vật nuôi trên màn hinh chiếu. (trò chuyện về các con vật đó).
- Cô: Hôm qua cô đã cho các con về nhà sưu tầm tranh, ảnh, đồ chơi về các con vật mà các con thích, cô muốn chúng minh cùng đứng lên lấy và hãy mô tả hinh dáng, tiếng kêu, sinh sản, thức ăn của các con vật mà chúng minh đã chuẩn bị nào? và con người nuôi chúng để làm gi? (Cho khoảng 10 - 15 cháu mô tả các con vật mà trẻ đã chuẩn bị mang đến). 
* Hoạt động 3: Trò chơi phân nhóm các con vật:
- Cô: Ai có con vật 2 chân đẻ trứng thi giơ lên và đứng sang bên tay phải cô, ai có con vật 4 chân đẻ con thì giơ lên đứng sang tay trái của cô. Cho trẻ so sánh số nào nhiều hơn, ít hơn? (Chơi 2,3 lần) Lần sau cô cho trẻ đổi động vật cho nhau. 
* Hoạt động 4: Trò chơi mô tả hinh dáng tiếng kêu của các con vật: Cho lần lượt các trẻ lên làm động lác mô phỏng hinh dáng tiếng kêu của các con vật nuôi, trẻ cả lớp làm theo bạn. (chơi 4,5 lần) 
* Hoạt động 5: Trò chơi con gi thức ăn lấy:
- Chia lớp làm 4,5 nhóm nhỏ trẻ cùng nhau xem tranh, bàn bạc, nối thức ăn với con vật con vật đó.
- Kết thúc trẻ treo tranh lên giá cả lớp cùng xem xét 
 Cô khen gợi cả lớp kết hợp giáo dục trẻ, biết chăm sóc vật nuôi, để chúng cung cấp nguồn thực phẩm giàu chất đạm cho con người.
- Trẻ đứng quanh cô hát và trò chuyệnvề các con vật trong bài hát.
- Trẻ trả lời theo ý hiểu.
- Cho trẻ xem hình chiếu các con vật.
- Trẻ kể về các con vật trẻ mang tới. 
- Chơi phân loại nhóm các con vật.
-Làm tiếng kêu các con vật.
- Trẻ nối thức ăn cho cac con vật./
iii. Hoạt động góc:
- Góc XD: Xây chuồng trại chăn nuôi
- Góc PV: Cửa hàng bán đồ chơi con vật ,Nấu ăn,sản xuất thức ăn cho con vật 
- Góc NT: Hát về các con vật, làm đồ chơi các con vật bằng giấy, lá cây trang trí lớp
- Góc TN: Chăm sóc cây cối , vườn hoa, con vật
- GócHT: Xem sách tranh về các con vật gần gũi với trẻ, tô viết chữ.
Iv. Hoạt động ngoài trời:
	- QS: Thời tiết
	- VĐTT: + Mèo đuổi chuột
	 + Kéo cưa.
	- CTYT: Đồ chơi ngoài trời
1. Mục đích- Yêu cầu:
	- Trẻ chơi dạo và quan sát thời tiết, phân biệt thời tiết.
	- Trẻ chơi đúng luật có ý thức tham gia chơi.
	- Trẻ chơi theo ý thích.
2. Chuẩn bị:
	- Địa điểm chơi dạo
	- Đồ chơi: Đu quay, cầu trượt.
3. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Quan sát " Thời tiết "
 Cô và trẻ đi dạo xung quanh cô định hướng cho trẻ vào đối tượng cần quan sát.
	- Các con thấy thời tiết hôm nay ntn? Sáng đi học con thấy thời tiết ntn? Vậy phải mặc quần áo ra sao? Trời về trưa thì sao? Đi ra sân phải làm sao? vì sao phải làm như vậy?....?
* Hoạt động 2: Vận động tập thể
	- Trò chơi:" Mèo đuổi chuột".
 Cô cho trẻ đứng thành một vòng tròn chọn 2 trẻ một làm chuột chạy, một làm mèo đuổi chuột. ( Chơi 3- 4 lần)Khen ngợi động viên trẻ.
	- Trò chơi: " Keo cưa lừa xẻ ".
 Cho trẻ ngồi 2 bạn quay mặt vào nhau kéo cưa theo lời bài đồng dao, chơi 3- 4 lần.
* Hoạt động 3: Chơi theo ý thích.
	- Cô giới thiệu đồ chơi.
	- Bao quát trẻ chơi.
v. vệ sinh- ăn trưa- ngủ trưa:
vi. hoạt động chiều:
Vệ sinh- Vận động nhẹ- Làm quen bài mới- Ăn phụ.
* Làm quen bài hát mới:" Vì sao con mèo rửa mặt".
1. Mục đích: Trẻ thuộc lời bài hát, luyện tai nghe cho trẻ.
2. Tiến hành:
	Cho trẻ ngồi quây quần.
	- Đố các con sáng nay cô cháu mình hát bài hát nói về con vật gì? ngoài ra cô còn có một bài hát rất hay nhé các con chú ý nghe xem là bài hat gì nhé.
	+ Cô hát lần 1+ lần 2. Cho trẻ cùng tập hát.
	- Giáo dục trẻ yêu quý bảo vệ các con vật.
Vệ sinh- nêu gương- trả trẻ.
Lưu ý cuối ngày:.
Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2009
i. đón trẻ:
* Trò chuyện: Về con chó.
	1. Mục đích: Trẻ biết được con hổ có ích lượi , đặc điểm, sinh sản.
	2. Tiến hành:
	- Nhắc nhở trẻ để gọn gàng các loại đồ dùng vào đúng nơi quy định.
	- Gia đình con có nuôi con vật nào không?Con chó của con có đặc điểm ntn? Nó đẻ ra trứng hay con? Vì sao trong mỗi gia đình nên nuôi con chó?...? 
* Thể dục sáng: Bài tập phát triển chung 
* Điểm danh:
ii. hoạt động học:
Bé trèo giỏi:	Trèo lên xuống ghế.
1. Mục đích- Yêu cầu:
- Trẻ biết trèo phối hợp chân tay nhịp nhàng, trèo lên ghế nhẹ nhàng nhanh nhẹn.
- Phát triển thể lực, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, chân.
- Thái độ của trẻ tham gia tich cực vào hoạt động.
2. Chuẩn bị:
- 20 - 40 túi cát
 - Ghế ngồi của trẻ 10 chiếc
 - Không gian tổ chức lớp học: Ngoài lớp
 - Hinh thức tổ chức: Cả lớp 
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Khởi động: 
- Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân
- Cô cho trẻ tập trung thành vòng tròn. Cho trẻ chuyển động các  ...  cầu:
- Trẻ biết hát bài hát "Chim mẹ chim con" thể hiện sắc thái âm nhạc tình cảm âu yếm, nội dung bài hát đem đến cho trẻ tinh cảm thương yêu con chim.
- Trẻ biết thể hiện các động tác phù hợp với âm nhạc và nội dung bài hát đó.
- Trẻ hứng thú nghe cô hát, nghe ca sĩ hát bài hát "Chim bay“
2. Chuẩn bị:	
	- Đàn oóc gan, đĩa nhạc có bài hát "Chim bay"
- Không gian tổ chức lớp học: Trong lớp
- Hinh thức tổ chức: Cả lớp 
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Dạy hát "Chim mẹ chim con"
- Cô giới thiệu tên bài hát mới: Cô hát cho trẻ nghe 2 lần 
- Giảng giải về nội dung bài hát
- Bật nhạc cho trẻ hát kết hợp trở về đội hinh vòng tròn 
- Tiếp tục bật nhạc cho trẻ hát bài hát 3,4 lần
- Cho trẻ hát theo tổ, theo nhóm, cá nhân kết hợp với các động tác múa và các dụng cụ âm nhạc (trẻ dùng đàn, trẻ dùng xắc xô, trẻ dùng sáo) thành lập các ban nhạc tí hon.
 (Cho trẻ tự đặt tên cho các ban nhạc của minh)
- Cho từng tốp trẻ hát, cá nhân trẻ hát, cô khuyến khích trẻ tự sáng tác động tác minh họa theo nhạc nội dung bài hát. 
* Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc: Trò chơi chim gáy, chim gõ kiến
- Cô nói luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi 3,5 lần
- Lần 1: Cô đóng vai chim gõ kiến còn trẻ đóng vai chim gõ kiến
- Lần 2: Chia lớp làm 2 tốp, tốp nam, tốp n. Tốp nam là chim gáy thi tốp n làm chim gõ kiến và ngược lại. 
* Hoạt động 3: Nghe hát
 - Cô hát bài hát: “Em nh chim câu”
 Nhạc và lời: Trần Ngọc
 - Lần 2: Cô hát theo nhạc
 - Giới thiệu tên bài hát
- Lần 3: Bật nhạc bài hát cho trẻ nghe
- Trẻ tập hát bài Chim mẹ chim con.
- Trẻ hát với nhiều hình thức.
- Chơi trò chơi.
- Trẻ lăng nghe cô hát.
Bé khéo tay: Gấp bơm bớm bằng giấy
1. Mục đích- Yêu cầu:
- Trẻ biết được các thao tác gấp để tạo ra một con bớm đẹp. 
- Kích thích khả năng sáng tạo của trẻ. Rèn đôi tay khéo léo và các kĩ nang gấp đơn giản.
2. Chuẩn bị:	
	- Giấy màu, kéo.
- Không gian tổ chức lớp học: Trong lớp
- Hinh thức tổ chức: Cả lớp 
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1:
 - Đọc thơ: “Ong và bớm”
đàm thoại:
+ Bài thơ nói về con gì?
+ Ong và bướm thuộc loại động vật nào? Là chim hay côn trùng?
+ Ngoài những con này ra chúng minh có biết còn có những con nào là chim hay côn trùng không? Chúng có ích lợi hay tác dụng gi không? 
* Hoạt động 2: Gấp con bươm bướm bằng giấy
- Cô hướng dẫn trẻ cách gấp:
+ đầu tiên chuẩn bị kéo để cắt một tờ giấy hinh vuông, gấp đôi tờ giấy theo đường chéo, rồi gấp ngược lên, làm đôi tờ giấy tiếp.
+ Dùng các thao tác gấp, hớng trẻ quan sát cách cô gấp
 và ghi nhớ từng thao tác.
+ Khi cô gấp xong con bơm bớm, đa trẻ quan sát, ngắm nhin; Sau đó bắt đầu hớng dẫn trẻ gấp từng thao tác một.
- Trẻ thực hiện: Cô phát cho mỗi trẻ một tờ giấy có hinh vuông với các màu sắc khác nhau, sau đó cô gấp đến đâu trẻ gấp đến đó. Chú ý: Cô vừa gấp vừa nói, vừa quan sát trẻ, xem trẻ nào không làm đợc thi hướng dẫn chi tiết cho trẻ đó.
* Hoạt động 3: Cho trẻ trưng bày sản phẩm lên bàn, cho trẻ đứng xung quanh bàn quan
sát sản phẩm của minh, của bạn. Giới thiệu sản phẩm của minh và so sánh với sản phẩm của bạn.
- Cô nhận xét chung cả lớp: Cô nhận xét những con bơm bớm đẹp có sáng tạo, biết chọn màu sắc phù hợp.
- Cho từng trẻ giới thiệu và nêu nhận xét về sản phẩm của bạn: Trẻ giới thiệu sản phẩm của minh. 
- Tuyên dương cả lớp 
- Trẻ đọc thơ và trò chuyện về bài thơ.
- Trẻ nghe cô hướng dẫn cách gâp.
- trẻ tập gấp con bươm bươm.
- Trẻ trưng bày sản phẩm và nhận xét bài của mình và của bạn.
Hoạt động góc:
	- XD: Vườn bách thú
	- PV: Bác sỹ thú y, bán hàng..
	- HT: Xem sách tranh về các con vật gần gũi với trẻ, tô viết chữ. .
	- NT: Múa hát về các con vật, làm đồ chơi các con vật bằng giấy, lá cây...
	- TN: Chăm sóc cây cối, vườn hoa, con vật.
Hoạt động ngoài trời:
	- QS: Cảnh thiên nhiên
	- VĐTT: + Cáo ơi ngủ à. 
	 + Kéo cưa. 	 	- CTYT: Lá cây, phấn vẽ, hột hạt.
1. Mục đích- Yêu cầu:
	- Trẻ được dạo chơi quan sát, kể lại những cảnh vật trẻ nhìn thấy.
	- Trẻ chơi đúng luật có ý thức tham gia chơi.
	- Trẻ chơi theo ý thích.
2. Chuẩn bị:
	- Địa điểm chơi dạo
	- Đồ chơi:Phấn vẽ, lá cây, hột hạt.
3. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Quan sát "Cảnh vật thiên nhiên "
 Cô và trẻ đi dạo xung quanh sân vừa đi vừa hát " đi chơi đi chơi nào...".
	- Con đang nhìn thấy những gì? 	
	- Các con thấy trường mình có nhiều cây xanh để làm gì?
	- Ngoài ra còn cung cấp khí gì? hút khí gì?
	- Gia đình con có nhiều cây xanh không? khuyên trẻ về nói với bố mẹ nên trồng nhiều cây xanh để có bầu không khí tronh lành.
* Hoạt động 2: Vận động tập thể
	- Trò chơi:"Cáo ơi ngủ à?"
 Cô chọn một trẻ làm cáo, các trẻ còn lại làm thỏ. Các chú thỏ đi kiếm ăn nhìn thấy cáo đang ngủ bèn gọi “Cáo ơi ngủ à?” Con cáo tỉnh dậy đuổi bắt con thỏ, ai bị cáo bắt sẽ phải thay cho bạn cáo thành thỏ, thỏ thành cáo. ( cho trẻ chơi 5- 6 lần )
	+ Khen ngợi động viên trẻ.
	- Trò chơi: "Kéo cưa lừa xẻ".
Cho trẻ ngồi 2 bạn quay mặt vào nhau kéo cưa theo lời bài đồng dao.(chơi 3-4 l)
* Hoạt động 3: Chơi theo ý thích.
	- Cô giới thiệu đồ chơi.
	- Bao quát trẻ chơi.
vệ sinh- ăn trưa- ngủ trưa:
hoạt động chiều:
Vệ sinh- Vận động nhẹ- Làm quen bài mới- Ăn phụ.
* Làm quen bài hát mới:"Lao động vệ sinh đồ chơi ".
1. Mục đích: Trẻ biết giữ gìn vệ sinh đồ chơi của lớp.
2. Tiến hành:
	- Các con nhìn thấy đồ chơi lớp mình như thế nào? vì sao vậy? Phải làm gì cho nó sạch đẹp hơn? cần có dụng cụ lao động gì? làm như nào? 
	- Chuẩn bị dụng cụ lao động, chia trẻ làm 3 nhóm
	+ Nhóm lau dọn đồ chơi góc xây dựng.
	+ Nhóm lau dọn đồ chơi góc phân vai.
	+ Nhóm lau dọn đồ chơi góc nghệ thật.
+ Nhóm lau dọn đồ chơi góc học tâp và sách.
	- Cô hướng dẫn từng nhóm. Cho trẻ thực hiện cô bao quát chung.
	- Cô nhận xét chung, động viên khuyến khích trẻ chăm chỉ.
Vệ sinh - nêu gương- trả trẻ
Lưu ý cuối ngày:
.
Thứ sáu ngày 8 tháng 1 năm 2010
đón trẻ:
* Trò chuyện: Về các con vật sống dưới nước.
	1. Mục đích: Trẻ biết ích lợi đặc điểm , sinh sản, nơi sống, vận động của chúng.
	2. Tiến hành:
	- Nhắc nhở trẻ để gọn gàng các loại đồ dùng vào đúng nơi quy định.
	- Đố các con biết con gì mà sống dưới nước? Chúng có đặc điểm gì nổi bật? Nó đẻ ra con hay trứng? vì sao con biết? Có được ra ao, sông để bắt các con vật để chơi không? vì sao?..?
* Thể dục sáng: Thể dục nhịp điệu.
* Điểm danh:
hoạt động chung:
Bé yêu thơ: Đọc thơ: Ong và bướm.
1. Mục đích- Yêu cầu:
- Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm, cảm nhận đợc âm điệu vui, nhịp nhàng của bài thơ.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, Qua đó giáo dục trẻ biết chăm chỉ lao động
sẽ được mọi người yêu mến.
2. Chuẩn bị:
	- Tranh chữ  to bài thơ. 
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Cô cùng trẻ trò chuyện về những con côn trùng có ích? có hại?
 + Chúng minh có biết những con cô trùng nào? 
 + Nhưng con này có ích hay có hay có hại?
 + Đối với nhưng con có hại thi chúng ta phải làm gi để phòng tránh chúng?....
- Giới thiệu tên bài thơ, tác giả?
- Ai đã thuộc bài thơ này có thể đọc cho cô và cả lớp cùng nghe; Ai đã dạy con ?
- Cô đọc lại cho trẻ nghe 1,2 lần sau đó cô hướng dẫn trẻ cách đọc diễn cảm.; Cho trẻ đọc theo cô 2,3 lần 
* Hoạt động 2: Đàm thoại về nội dung bài thơ:
- Bướm gặp ong đang làm gi?
- Bướm đã nói gi với ong?
- Ong trả lời với bướm như thế nào?
- Ong và bướm cháu thích ai? Vi sao?
 Giáo dục trẻ phải chăm chỉ lao động, không ham vui mà quên nhiệm vụ, về nhà nhớ giúp cha mẹ làm những công việc nhà, tới lớp giúp cô và các bạn những công việc sinh hoạt ở lớp. 
* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm:
- Cho cả lớp đọc lại 1 lần nữa
- Cho từng tổ đọc
- Cho nhóm bạn trai, bạn gái, nhóm 3-4 trẻ đọc
- Cho trẻ đọc cá nhân (Cô chú ý sửa sai cho trẻ) 
- Cô cho cả lớp đọc nối tiếp
- Cô chú ý sửa cách đọc cho nhng trẻ đọc, ngắt nghỉ chưa đúng, chưa diễn cảm.
- Trẻ nói về các con cô trùng.
- Trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ xung phong đọc
-Lắng nghe cô đọc lại.
- Trẻ đàm thoại về nội dung bài thơ
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc thơ với nhiều hình thức.
Hoạt động góc:
	- XD: Vườn bách thú
	- PV: Bác sỹ thú y, bán hàng..
	- HT: Xem sách tranh về các con vật gần gũi với trẻ, tô viết chữ. .
	- NT: Múa hát về các con vật, làm đồ chơi các con vật bằng giấy, lá cây...
	- TN: Chăm sóc cây cối, vườn hoa, con vật.
Hoạt động ngoài trời:
	- QS: Thời tiết
	- VĐTT: + Mèo và chim sẻ.	 	 	 + Kéo cưa.
	- CTYT: Đồ chơi ngoài trời
1. Mục đích- Yêu cầu:
	- Trẻ biết tên cây, tác dụng của cây, biết cách chăm sóc bảo vệ cây.
	- Trẻ chơi đúng luật có ý thức tham gia chơi.
	- Trẻ chơi theo ý thích.
2. Chuẩn bị:
	- Địa điểm chơi dạo
	- Đồ chơi: Đồ chơi ngoài trời.
3. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Quan sát " Thời tiết "
 Cô và trẻ đi dạo xung quanh cô định hướng cho trẻ vào đối tượng cần quan sát.
	- Các con thấy thời tiết hôm nay ntn? Sáng đi học con thấy thời tiết ntn? Vậy phải mặc quần áo ra sao? Trời về trưa thì sao? Đi ra sân phải làm sao? vì sao phải làm như vậy?....?
* Hoạt động 2: Vận động tập thể
	- Trò chơi:" Mèo và chim sẻ".
 Cô cho một trẻ làm mèo, các trẻ còn lại làm chim, khi các chú chim bay ra khỏi tổ mải đi khiếm thóc thì chú mèo suất hiện vồ bắt các chú chim và các chú chim phải nhanh bay về tổ, chú chim nào bị bắt thì phải làm mèo thay cho chú mèo kia. ( Chơi 3- 4 lần) Khen ngợi động viên trẻ.
	- Trò chơi: "Kéo cưa lừa xẻ".
 Cho trẻ ngồi 2 bạn quay mặt vào nhau kéo cưa theo lời bài đồng dao, chơi 3-4l
* Hoạt động 3: Chơi theo ý thích.
	- Cô giới thiệu đồ chơi.
	- Bao quát trẻ chơi.
vệ sinh- ăn trưa- ngủ trưa:
hoạt động chiều:
Vệ sinh- Vận động nhẹ- Làm quen bài mới- Ăn phụ.
* Làm quen bài hát mới:"Tổ chức sinh hoạt văn nghệ cuối tuần".
1. Mục đích: Trẻ ôn lại những bài hát, bài thơ cô đã dạy.
2. Tiến hành:
 - Cho trẻ ngồi chữ U, gió thiệu mời trẻ lên hát máu lại những bài đã học trong tuần
	+ Đọc thơ: Mèo đi câu cá., đàn bò, vè loài vật.
	+ Hát : Vì sao con mèo rửa mặt, Cá vàng bơi, Hươu voi dê, chú voi con....
- Cô cho trẻ tự nhận xét các bạn ngoan trong tuần, cô nhận xét chung.
Vệ sinh- nêu gương- trả trẻ.
Lưu ý cuối ngày:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan the gioi DV.doc