Giáo án Luyện từ và câu 2 - Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy - Năm học 2016-2017

Giáo án Luyện từ và câu 2 - Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy - Năm học 2016-2017

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS nhận biết được một số loài cá nước mặn, nước ngọt, kể tên một số loài cá sống dưới nước.

- Biết đặt dấu phẩy thích hợp vào chỗ thiếu trong câu.

- Yêu thích một số loài vật sống dưới nước.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ, sách giáo khoa, dụng cụ tổ chức trò chơi.

- Học sinh: Vở bài tập, SGK.

 

docx 3 trang Người đăng haibinhnt91 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 2 - Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba, ngày 14 tháng 3 năm 2017
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN
DẤU PHẨY
MỤC TIÊU:
Giúp HS nhận biết được một số loài cá nước mặn, nước ngọt, kể tên một số loài cá sống dưới nước.
Biết đặt dấu phẩy thích hợp vào chỗ thiếu trong câu.
Yêu thích một số loài vật sống dưới nước.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ, sách giáo khoa, dụng cụ tổ chức trò chơi. 
Học sinh: Vở bài tập, SGK.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
NỘI DUNG
HÌNH THỨC
* Khởi động: Lớp hát bài hát: “ Bống bống bang bang”
* Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức đã học
+ Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức bài: Từ ngữ về sông biển; Đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao?
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Hộp quà bí mật ”
- 3 HS tham gia chơi và thực hiện các yêu cầu:
+ Chiếu hình ảnh sông - HS nói tên sông - Dưới lớp nêu thêm tên sông.
+ HS nêu từ có tiếng “ biển” - Dưới lớp nêu thêm từ có tiếng biển. 
+ Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân cho câu sau:
“ Vì ghen tức, Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh.”
- GV tổng kết trò chơi - Nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2: Mở rộng vốn từ ngữ về sông biển. 
+ Mục tiêu: Giúp HS nắm vững vốn từ ngữ về sông biển.
- Giới thiệu bài: Ở tiết trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về sông biển. Vậy, để giúp các em mở rộng vốn từ về sông biển và làm tốt bài tập về dấu phẩy, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bài: “Mở rộng vốn từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy.” 
- GV ghi tên bài bài học. 
* Bài tập 1: Hãy xếp tên các loài cá trong hình vẽ theo nhóm thích hợp.
a) Cá nước mặn (cá biển). M: cá nục
b) Cá nước ngọt (cá ở sông, hồ, ao). M: cá chép 
- HS đọc yêu cầu - GV giúp HS nắm yêu cầu.
- GV cho HS xem tranh 8 loài cá – HS quan sát và nhớ tên 8 loài cá.
- HS nêu tên 8 loài cá.
- GV giải thích thêm về đặc điểm của cá chuồn.
- GV kiểm tra việc tìm hiểu của HS về nơi ở của các loài cá.
- GV tổ chức cho các em thảo luận nhóm 4 viết tên các loài cá 
vào 2 nhóm: sống ở nước mặn và nước ngọt.
- Tổ chức cho các em thi đua lên bảng gắn tên các loài cá vào 2 nhóm.
- Lớp + Giáo viên nhận xét, chốt ý:
+ Cá nước mặn: cá thu, cá chim, cá chuồn, cá nục.
+ Cá nước ngọt: cá mè, cá chép, cá trê, cá chuối.
* GV hỏi: Cá chuối còn có tên gọi khác là gì? 
- GV nói: Các con vừa tìm hiểu về một số loài cá và nơi sống của chúng. Có loài cá sống ở nước ngọt là cá sống ở sông, suối, ao, hồ. Có loài cá sống ở nước mặn đó là cá biển. 
+ Em hãy kể thêm một số loài cá:
+ Sống ở biển: ........
+ Sống ở sông, suối, ao, hồ: 
- GV chiếu tranh minh hoạ cá sống ở nước mặn, nước ngọt, nói thêm một số loài cá nước lợ cho HS biết. 
* GV chốt ý và chuyển sang bài tập 2.
+ Bài tập 2: Kể tên các con vật sống ở dưới nước.
- HS đọc yêu cầu. 
- GV chiếu hình ảnh 3 con vật và cho các em nêu tên các con vật có trong tranh.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi 2. (2 phút) thực hiện yêu cầu bài tập 2. 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Bắn tên” - 2 dãy thi đua nêu tên các con vật sống ở dưới nước. 
- Lớp và GV nhận xét, tuyên dương.
- GV gợi ý cho HS nêu ích lợi của một số loài vật sống dưới nước: làm thức ăn, trang trí, đồ trang sức (Cho HS xem tranh minh hoạ).
- GV hỏi: Để bảo vệ các loài vật sống dưới nước, chúng ta cần làm gì?
- GV chốt ý và chuyển ý sang bài tập 3. 
* Hoạt động 3: Luyện tập về dấu phẩy
+ Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu phẩy.
+ Bài tập 3: Những chỗ nào trong câu 1 và câu 4 còn thiếu dấu phẩy.
- HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- GV hỏi: Bài tập 3 yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu 1 HS đọc thành tiếng đoạn văn , lớp đọc thầm và tìm hiểu xem đoạn văn có mấy câu?
- GV xác định 4 câu của đoạn văn và gạch chân câu 1 và 4 – HS đọc câu 1 và 4.
- HS làm bài vào vở BT, một em làm vào bảng phụ.
- GV chấm một số vở của các em.
- Nhận xét bài làm của HS.
- HS đọc lại bài làm của các em - Lớp + GV nhận xét. 
+ Dấu phẩy thường được sử dụng khi nào?
+ Khi đọc, đến dấu phẩy các con cần chú ý đến điều gì?
- GV chốt ý - Cho HS đọc lại đoạn văn. 
* Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò
+ Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học 
- GV cho HS nêu lại nội dung bài học. 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Đố vui” tìm hiểu về các loài cá. 
- Dặn dò HS ghi nhớ cách dùng dấy phẩy, kể cho người thân nghe về những con vật sống dưới nước mà em biết.
- Nhận xét tiết học
- Hát tập thể
- Trò chơi: Hộp quà bí mật 
- Cá nhân + Tập thể 
- Cá nhân + Tập thể 
- Cá nhân 
- HS nhắc lại tên bài
- 2 HS 
- HS quan sát
- Hoạt động lớp 
- Thảo luận nhóm 4 
- Thi đua 2 dãy 
- Hoạt động lớp 
- Minh họa tranh 
- 1 HS 
- 3 HS 
- Thảo luận nhóm đôi 
- Trò chơi: Bắn tên 
- Minh họa tranh 
- Hoạt động lớp 
- 1 HS 
- Cá nhân + Tập thể 
- Làm vào sách giáo khoa + Bảng phụ 
- Hỏi - đáp 
- 2 HS 
- Trò chơi: Đố vui 
* RÚT KINH NGHIỆM: ....
 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên 
 Ngô Thị Linh Huệ Nguyễn Thị Hồng Nhung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_2_mo_rong_von_tu_tu_ngu_ve_song_bien.docx