Tiết 2 Môn: Tập đọc
Bài: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc thành tiếng:
- Biết đọc với giọng viu, hồn nhiên; Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
2. Đọc - hiểu:
- Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đã mang lại cho lứa tuổi nhỏ.( trả lời được các câu hỏi SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn cần luyện đọc.
- Tranh ảnh, vẽ minh hoạ sách giáo khoa trang 146.
TUẦN 15 Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010 Tiết 1 Chào cờ Tiết 2 Môn: Tập đọc Bài: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ I. MỤC TIÊU: Đọc thành tiếng: Biết đọc với giọng viu, hồn nhiên; Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài. Đọc - hiểu: - Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đã mang lại cho lứa tuổi nhỏ.( trả lời được các câu hỏi SGK). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn cần luyện đọc. - Tranh ảnh, vẽ minh hoạ sách giáo khoa trang 146. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: - Kiểm tra HS đọc bài Chú đất nung( tt )và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét đánh giá 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài - HS đọc phần chú giải. - HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu, chú ý cách đọc như SGV. * Tìm hiểu bài: - HS đọc đoạn 1, trao đổi, trả lời câu hỏi. + Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ? + Tác giả đã tả cánh diều bằng những giác quan nào ? - Cánh diều được tác giả miêu tả tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên đẹp hơn, đáng yêu hơn. + Đoạn 1 cho em biết điều gì ? + Ghi ý chính đoạn 1. - HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi. + Trò chơi thả diều đã đem lại niềm vui sướng cho đám trẻ như thế nào ? + Trò chơi thả diều đã đem lại những ước mơ đẹp cho đám trẻ như thế nào ? - Cánh diều là ước mơ, là khao khát của trẻ thơ. Mỗi bạn trẻ thả diều đều đặt ước mơ của mình vào đó. Những ước mơ đó sẽ chắp cánh cho bạn trong cuộc sống. - Nội dung chính của đoạn 2 là gì? - Ghi bảng ý chính đoạn 2. - Hãy đọc câu mở bài và kết bài ? - HS đọc câu hỏi 3. * Cánh diều thật thân quen với tuổi thơ. Nó là kỉ niệm đẹp, nó mang đến niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp cho đám trẻ mục đồng khi thả diều - Bài văn nói lên điều gì ? * Ghi nội dung chính của bài. * Đọc diễn cảm: - 2 HS đọc bài - Treo bảng phụ ghi đoạn văn. HS luyện đọc. - HS thi đọc từng đoạn văn và cả bài. - Nhận xét về giọng đọc và cho điểm. - Nhận xét và cho điểm học sinh. 3. Củng cố – dặn dò: - Trò chơi thả diều đã mang lại cho tuổi thơ những gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài. - HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Quan sát và lắng nghe. - HS đọc theo trình tự. + Đoạn 1: Tuổi thơ đến vì sao sớm. + Đoạn 2: Ban đêm ... khao của tôi. - HS đọc. - 3 HS đọc toàn bài. - Lắng nghe. - 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi. - Lắng nghe + Đoạn 1: tả vẻ đẹp cánh diều. - 2 HS nhắc lại. - 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm. HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. - Trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp. - 2 HS nhắc lại. - Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ cánh diều - Tôi đã ngửa cổ suốt một thời ...mang theo nỗi khát khao của tôi - 1 HS đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi. - Tác giả muốn nói đến cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ. - Nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt dẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng. - 1 HS nhắc lại ý chính. - 2 HS đọc - HS luyện đọc theo cặp. - 3 - 5 HS thi đọc. - Thực hiện theo lời dặn của giáo viên. Rút kinh nghiệm bài dạy: Tiết 3 Môn: Toán Bài: CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0 MỤC TIÊU: Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. GD HS tính cẩn thận khi làm toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2. KTBC: - Kiểm tra bài: chia một tích cho một số. - GV nhậ xét đánh giá. 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài b ) Phép chia 320 : 40 (số bị chia và số chia đều có chữ số 0 ở tận cùng) - GV ghi 320 : 40, HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên. - GV khẳng định các cách trên đều đúng, cả lớp sẽ cùng làm theo cách sau cho thuận tiện : 320 : ( 10 x 4 ). - Vậy 320 chia 40 được mấy ? - Em có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 và 32 : 4 ? - Có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32 , của 40 và 4 * GV nêu kết luận. - HS thực hiện tính 320 : 40. - GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng c) Phép chia 32 000 : 400 (trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn của số chia). - GV ghi 32000 : 400, HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên. - GV cho HS làm theo cách thuận tiện 32 000 : (100 x 4). - Vậy 32 000 : 400 được mấy. - Nhận xét gì về kết quả 32 000 : 400 và 320 : 4 ? - Em có nhận xét gì về các chữ số của 32000 và 320, của 400 và 4. - GV nêu kết luận. - HS đặt tính và thực hiện tính 32000 : 400 - GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng. - Khi chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào ? - GV cho HS nhắc lại kết luận. d ) Luyện tập thực hành: Bài 1 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài. - Cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2a - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - HS tự làm bài. - HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng - Tại sao để tính x trong phần a em lại thực hiện phép chia 25 600 : 40 ? - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3a - HS đọc đề bài, tự làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe giới thiệu bài. - HS suy nghĩ và nêu các cách tính của mình. 320: (8 x 5); 320:(10 x 4); 320: (2 x 20 ) - HS thực hiện tính. 320 : ( 10 x 4 ) = 320 : 10 : 4 = 32 : 4 = 8 - Bằng 8. - Cùng có kết quả là 8. - Nếu cùng xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 thì ta được 32 : 4. - HS nêu lại kết luận. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp. - HS suy nghĩ, nêu các cách tính của mình. - HS thực hiện tính. - ....= 80 - Hai phép chia cùng có kết quả là 80. - Nếu cùng xoá đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 thì ta được 320 : 4 - HS nêu lại kết luận. - HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp. - Ta có thể cùng xoá đi một, hai, ba, chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia rồi chia như thường. - HS đọc. - 1 HS đọc đề bài. - 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào VBT. - HS nhận xét. - Tìm x. - 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, cả lớp làm bài vào vở . - 2 HS nhận xét. - Vì x là thừa số chưa biết trong phép nhân x x 40 = 25 600, vậy để tính x ta lấy tích (25 600) chia cho thừa số đã biết 40. - HS đọc. 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở. - HS cả lớp. Rút kinh nghiệm bài dạy: Tiết 4 Môn: Đạo đức GV bộ môn dạy . Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2010 Nghỉ GV bộ môn dạy . Thứ tư ngày 1 tháng 12 năm 2010 Tiết 1 Môn: Thể dục GV bộ môn dạy Tiết 2 Môn: Toán Bài: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU : - Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư ) Bài tập cần làm: 1, 3(a). GD HS tính cẩn thận khi làm toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2. KTBC: - Kiểm tr bài Chia cho số có tận cùng là các chữ số 0. - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn thực hiện phép chia * Phép chia 8 192 : 64 - GV ghi phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. - GV theo dõi HS làm bài. - GV hướng dẫn HS đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. - Phép chia 8192 : 64 là phép chia hết hay phép chia có dư ? - GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia : + 179 : 64 có thể ước lượng 17 : 6 = 2 dư 5) + 512 : 64 có thể ước lượng 51 : 6 = 8 (dư 3) * Phép chia 1 154 : 62 - GV ghi phép chia, cho HS thực hiện đặt tính và tính. - GV theo dõi HS làm bài. - GV hướng dẫn HS đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. Vậy 1 154 : 62 = 18 ( dư 38 ) - Phép chia 1 154 : 62 là phép chia hết hay phép chia có dư ? - Trong phép chia có dư chúng cần chú ý điều gì? - GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia. + 115 : 62 có thể ước luợng 11 : 6 = 1 (dư 5 ) + 534 : 62 có thể ước lượng 53 : 6 = 8 ( dư 5 ) c) Luyện tập, thực hành Bài 1 - HS tự đặt tính và tính. - HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 2 - HS đọc đề bài. - HS tóm tắt đề bài và tự làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 (HS giỏi tự làm) - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố - dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. - HS nêu cách tính của mình. - Là phép chia hết. - HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. - 1 HS nêu cách tính của mình. - HS theo dõi. - Là phép chia có số dư bằng 38. - Số dư luôn nhỏ hơn số chia. - HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. - HS nhận xét. - HS đọc đề toán. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. - HS thực hiện theo lời dặn của GV. Rút kinh nghiệm bài dạy: Tiết 2 Môn: Tập đọc Bài: TUỔI NGỰA I. MỤC TIÊU: Đọc thành tiếng: - Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ, bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm một khổ thơ trong bài. * HS khá, giỏi thực hiện CH5 (SGK) Đọc - hiểu: - Hiểu ND: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 ; thuộc khoảng 8 dòng thơ trong bài). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 149/SGK. - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - 4 HS đọc từng đoạn của bài. - HS đọc chú giải. - HS đọc toàn bài. - GV đọc m ... ---------------------------- Thứ Năm, ngày 90 tháng 12 năm 2010 THỂ DỤC: TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC ” ÔN TẬP 5 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG I. MỤC TIÊU : - Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện bài thể dục đúng thứ tự và kĩ thuật. - Trò chơi: “Lò cò tiếp sức” Yêu cầu HS chơi đúng luật. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : Địa điểm : Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : - Chuẩn bị 1 còi, phấn kẻ sân trò chơi. - Học sinh chuẩn bị bàn ghế cho GV ngồi kiểm tra. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức 1 . Phần mở đầu: - Tập hợp lớp, ổn định, phổ biến nội dung, mục tiêu, yêu cầu. - Khởi động: Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. 2. Phần cơ bản: a) Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung: * Ôn bài thể dục phát triển chung Mỗi HS thực hiện 8 động tác theo đúng thứ tự của bài thể dục phát triển chung. - Kiểm tra mỗi đợt từ 3 đến 5 em - Đánh giá dựa trên mức độ thực hiện kỹ thuật động tác và thành tích đạt được b) Trò chơi : “Lò cò tiếp sức” - GV tập hợp HS theo đội hình chơi. - Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. - Cho HS chơi thử và chơi chính thức và có hình phạt vui đối với HS phạm luật chơi. 3. Phần kết thúc: - Cho HS thả lỏng toàn thân. - GV nhận xét, đánh giá. - GV giao bài tập về nhà. - GV hô giải tán. 6 – 10 ph 18 – 22 ph 2 lần mỗi động tác 2 lần 8 nhịp 2 phút - Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. - HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang. - Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. - HS hô “khỏe”. -------------------- ------------------ KHOA HỌC: LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ? MỤC TIÊU: - Làm thí nghiệm để biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. - Có lòng ham mê khoa học, tự làm một số thí nghiệm đơn giản để khám phá khoa học. GD KỸ NĂNG SỐNG: Giáo dục HS: - Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS hoặc GV chuẩn bị theo nhóm: 2 túi ni lông to, dây thun, kim băng, chậu nước, chai không, một miếng bọt biển hay một viên gạch hoặc cục đất khô. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Hoạt động 1: Không khí ở xung quanh ta. - GV tiến hành hoạt động cả lớp. - GV cho từ 3 đến 5 HS cầm túi ni lông chạy theo chiều dọc, chiều ngang, hành lang của lớp. Khi chạy mở miệng túi rồi sau đó dùng dây thun buộc chặt miệng túi lại. - Yêu cầu HS quan sát các túi đã buộc và TLCH: 1) Em có nhận xét gì về những chiếc túi này ? 2) Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng ? 3) Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì ? * Kết luận: Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta. Khi bạn chạy với miệng túi mở rộng, không khí sẽ tràn vào túi ni lông và làm nó căng phồng. b. Hoạt động 2: Không khí có ở quanh mọi vật. - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo định hướng. - GV chia lớp thành 6 nhóm. 2 nhóm cùng làm chung một thí nghiệm như SGK. - Gọi 3 HS đọc nội dung 3 thí nghiệm trước lớp. - Yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm. - GV giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng tham gia. - Yêu cầu các nhóm quan sát, ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu. Hiện tượng Kết luận - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày lại thí nghiệm và nêu kết quả. Các nhóm có cùng nội dung nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho từng nhóm. - GV ghi nhanh các kết luận của từng thí nghiệm lên bảng. - Ba thí nghiệm trên cho em biết điều gì ? * Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. - Treo hình minh hoạ 5 trang 63 / SGK và giải thích: Không khí có ở khắp mọi nơi, lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển. - Gọi HS nhắc lại định nghĩa về khí quyển. c. Hoạt động 3: Cuộc thi: Em làm thí nghiệm. - GV tổ chức cho HS thi theo tổ. - Yêu cầu các tổ cùng thảo luận để tìm ra trong thực tế còn có những ví dụ nào chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta, không khí có trong những chỗ rỗng của vật. Em hãy mô tả thí nghiệm đó bằng lời. - GV nhận xét từng thí nghiệm của mỗi nhóm. 3. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà mỗi HS chuẩn bị 3 quả bóng bay với những hình dạng khác nhau. - 3 HS trả lời. - HS lắng nghe. - Cả lớp. - HS làm theo. - Quan sát và trả lời. 1) Những túi ni lông phồng lên như đựng gì bên trong. 2) Không khí tràn vào ... lại nó phồng lên. 3) Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có không khí. - HS lắng nghe. - Nhận nhóm và đồ dùng thí nghiệm. - HS tiến hành làm thí nghiệm và trình bày trước lớp. - Không khí có ở trong mọi vật: túi ni lông, chai rỗng, bọt biển (hòn gạch, đất khô). - HS lắng nghe. - HS quan sát lắng nghe. - 3 đế 5 HS nhắc lại. - HS thảo luận. - HS trình bày. - HS cả lớp. -------------------- ------------------ KĨ THUẬT: CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (T1) I. MỤC TIÊU: - Ôn tập kiến thức các bài đã học :Cắt, khâu ... - HS tự chọn sản phẩm và thực hành cắt sản phẩm tự chọn. - GD HS tính kiên trì, nhẫn nại. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh quy trình của các bài trong chương. - Mẫu khâu, thêu đã học. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương 1. - GV nhắc lại các mũi khâu thường, đột thưa, đột mau, thêu lướt vặn, thêu móc xích. - GV nhận xét dùng tranh quy trình để củng cố kiến thức về cắt, khâu, thêu đã học. * Hoạt động 2: HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn. - GV cho mỗi HS tự chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu một sản phẩm mình đã chọn. - Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn HS : + Cắt, khâu thêu khăn tay: vẽ mẫu thêu đơn giản như hình bông hoa, gà con, thuyền buồm, cây nấm, tên + Cắt, khâu thêu túi rút dây. + Cắt, khâu, thêu sản phẩm khác váy liền áo cho búp bê, gối ôm * Hoạt động 3: HS thực hành cắt: - Quan sát nhắc nhở thêm. 3. Nhận xét- dặn dò: - Nhận xét tiết học , tuyên dương HS. - Chuẩn bị bài cho tiết sau. - Chuẩn bị đồ dùng học tập - HS nhắc lại quy trình cắt ,khâu thêu... - HS trả lời , lớp nhận xét bổ sung ý kiến. - HS thực hành cá nhân. - HS nêu. - HS lên bảng thực hành. - HS thực hành sản phẩm. - HS cả lớp. --------------------------------------------------- ----------------------------------------------- -------------------- ------------------ ĐỊA LÍ : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU: - Biết đồng bằng bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lua, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ... - Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên. * HS khá, giỏi: + Biết khi nào một làng trở thành làng nghề. + Qui trình sản xuất đồ gốm. - Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2. KTBC : - Hãy nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. - Mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ có thuận lợi và khó khăn gì cho việc trồng rau xứ lạnh. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Phát triển bài : 3/ Nơi có hàng trăm nghề thủ công : *Hoạt động nhóm : - GV cho HS các nhóm dựa vào tranh, ảnh SGK và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo gợi ý sau: + Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ĐB Bắc Bộ? + Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết ? + Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công ? - GV nhận xét và nói thêm về một số làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của ĐB Bắc Bộ. GV: Để tạo nên một sản phẩm thủ công có giá trị, những người thợ thủ công phải lao động rất chuyên cần và trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau theo một trình tự nhất định. *Hoạt động cá nhân : - GV cho HS quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng và trả lời câu hỏi : + Hãy kể tên các làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của người dân ĐB Bắc Bộ mà em biết. + Quan sát các hình trong SGK em hãy nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm. - GV nhận xét, kết luận: Nói thêm một công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất gốm là tráng men cho sản phẩm gốm. - GV yêu cầu HS kể về các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi em đang sống. 4/ Chợ phiên: * Hoạt động theo nhóm: - GV cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh để TLCH: + Chợ phiên ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì? (hoạt động mua bán, ngày họp chợ, hàng hóa bán ở chợ). + Mô tả về chợ theo tranh, ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hóa nào ? GV: Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương, trong chợ còn có nhiều mặt hàng được mang từ các nơi khác đến để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân. 4. Củng cố : - GV cho HS đọc phần bài học trong khung. - Kể tên một số nghề thủ công của người dân ở ĐB Bắc Bộ. - Cho HS điền quy trình làm gốm vào bảng. - Chợ phiên ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì ? 5. Tổng kết - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - HS trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét. - HS thảo luận nhóm. - HS đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS trình bày kết quả quan sát: + Làng Bát Tràng, làng Vạn phúc, làng Đồng Kị + Nhào đất tạo dáng cho gốm, phơi gốm, nung gốm, vẽ hoa văn - HS khác nhận xét, bổ sung. - Vài HS kể. - HS thảo luận. + Mua bán tấp nập, ngày họp chợ không trùng nhau, hàng hóa bán ở chợ phần lớn sản xuất tại địa phương. + Chợ nhiều người; Trong chợ có những hàng hóa ở địa phương và từ những nơi khác đến. - HS trình bày kết quả - HS khác nhận xét. - 3 HS đọc. - HS trả lơì câu hỏi. - HS cả lớp. -------------------- ------------------ HĐTT: AN TOÀN GIAO THÔNG: BÀI 6 (Có giáo án soạn riêng) -------------------------------------------------- ------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: