Giáo án Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

Giáo án Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

I. Yêu cầu cần đạt

- Viết được một bản tin ngắn theo mẫu về hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường.

- Viết được bản tin ngắn gọn, đầy đủ thông tin.

- GD HS bảo vệ môi trường.

II. Ðồ dùng dạy học

- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.

- HS: SGK, vở ghi.

 

docx 36 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 276Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Phong Vân 
LỊCH BÁO GIẢNG KHỐI 3 TUẦN 32
( Từ ngày 24/4 đến 28/4/2023)
Thứ/ ngày
Môn 
Tiết theo PPCT
Tiết theo TKB
Tên bài dạy
Hai
24/4
HĐTN
94
SHDC: Thế giới nghề nghiệp của em 
Toán
156
Luyện tập
Tiếng Việt
218+219
 Đọc: Ngọn lửa Ô-lim-pích
 Nói và nghe: Kể chuyện Đất qúy đất yêu 
Ba 
25/4
Tiếng Việt
221
LT: Dấu hai chấm. Đặt và TLCH: Để làm gì?
Toán
157
Luyện tập
GDTC
63
Động tác chuyền bóng bằng hai tay trước ngực (tiết 5) 
TNXH
63+64
Bề mặt Trái Đất (tiết 2 + 3) 
Tư
26/4
Tiếng Việt
222+223
Đọc: Rô-bốt quanh ta
Ôn chữ hoa A, Ă, Â, G (kiểu 2)
Tiếng Anh
127
Unit 8: Food. Culture. Lesson 4.2
Toán
159
Phân loại, thu thập, ghi chép số liệu, bảng số liệu (tiết 2) 
Năm
27/4
Toán
161
Khả năng xảy ra một sự kiện + Luyện tập 
Tiếng Việt
224
LT: Viết một bản tin 
TNXH
65
Mặt trời, trái đất, mặt trăng 
HĐTN
95
HĐGD theo chủ đề: Nghề em yêu thích
Sáu
28/4
Toán
162+163 
Thực hành và trải nghiệm thu thập, phân loại, ghi chép số liệu, bảng số liệu
Tiếng Việt
226
Đọc: Thư của ông Trái Đất gửi các bạn nhỏ. 
Nói – nghe: Môi trường của chúng ta 
Đạo đức
32
An toàn khi tham gia các phương tiện giao thông (tiết 1)
HĐTN
96
SHL. SH theo chủ đề: Đức tính nghề nghiệp 
TUẦN 32 Thứ Hai ngày 24 tháng 4 năm 2023
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 94: Sinh hoạt dưới cờ: Thế giới nghề nghiệp quanh em 
I. Yêu cầu cần đạt
- HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới. Nêu được một số đức tính của bố, mẹ, người thân liên quan đến nghề nghiệp của họ.
- Nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. Nhận biết một số nghề nghiệp.
- GD HS biết quý trọng từng nghề.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ, giấy thăm.
- HS: Sách, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Chào cờ 
- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.
- Thực hiện nghi lễ chào cờ.
- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.
- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
- HS tập trung trật tự trên sân.
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt dưới cờ
a) Khởi động
- GV cho HS hát một bài hát.
- GV dẫn dắt vào hoạt động.
b) Khám phá
Hoạt động 1: Đoán tên nghề nghiệp 
- GV mời mỗi tổ cử một HS lên bốc thăm. Ở mỗi tờ thăm có ghi tên một nghề nghiệp: bác sĩ, chú hề, bộ đội, giáo viên, HS có nhiệm vụ dùng lời miêu tả về công việc, đặc điểm của người làm nghề ấy nhưng không được nhắc đến tên nghề nghiệp hoặc bất kì từ nào có trong tờ thăm của mình. Các thành viên còn lại của tổ có nhiệm vụ đoán tên nghề nghiệp mà bạn mình nhắc tới.
- Trong quá trình HS chơi, nếu HS gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý, GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý để HS trả lời:
+ Nghề nghiệp đó mặc trang phục đặc trưng gì? Bác sĩ: Áo trắng, đeo ống nghe, Diễn viên xiếc, Chú hề: Chiếc mũi đỏ, quần áo nhiều màu sắc,
+ Những người làm nghề này thường là những người có tính cách thế nào? Chú bộ đội: kỉ luật, dũng cảm,
- KL: Mỗi một nghề nghiệp sẽ có những nét đặc trưng riêng, những nét riêng ấy phần nào được thể hiện qua tính cách của người làm công việc đó.
Hoạt động 2: GV giới thiệu về những công việc khác nhau của mọi người trong nhà trường
- Gv hỏi:
+ Các thầy cô trong nhà trường thường làm gì?
+ Cô lao công làm gì?
+ Bác bảo vệ làm gì?
+ Cần phải có thái độ như thế nào với thầy cô giáo, cô lao công, bác bảo vệ?
- GV kết luận: Mỗi nghề nghiệp đều có nét đặc trưng riêng. Chúng ta cần tôn trọng, yêu quý công việc của mỗi người,
- HS hát.
- HS ghi tên bài vào vở.
- HS lên bốc thăm. Ở mỗi tờ thăm có ghi tên một nghề nghiệp: bác sĩ, chú hề, bộ đội, giáo viên.
- HS chơi 
- HS theo dõi, trả lời
- HS lắng nghe, ghi nhớ trả lời
- HS trả lời
+ Dạy học
+ Quét dọn sân trường, vệ sinh,
+ Trông coi trường và lớp học
+ Lễ phép, tôn trọng, 
- Lắng nghe. 
3. Củng cố, tổng kết
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề.
- HS lắng nghe để thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Toán
Tiết 156: Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt
- Thực hiện phép nhân, chia trong phạm vi 100 000. Tính nhẩm các phép tính có liên quan đến các số tròn nghìn, tròn chục nghìn trong phạm vi 100 000. Tính được giá trị biểu thức trong phạm vi 100 000.
- Giải được bài toán thực tế liên quan đến các phép nhân, phép chia trong phạm vi 100 000.
- Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
+ Đặt tính rồi tính: 12904 : 3; 41807 : 2
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài.
- HS làm bảng con.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Luyện tập
Bài 1:
- GV nhận xét.
Bài 2: 
- GV nhận xét.
Bài 3: 
- GV nhận xét.
Bài 4: 
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 
+ Trước tiên phải đi tìm gì?
+ Muốn biết mỗi cuốn vở có giá bao nhiêu ta làm ntn?
- GV nhận xét.
Bài 5:
- GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu cách tìm tích.
- HS làm vở, lần lượt nêu miệng kết quả
a) 2000 x 4 x 5 = 40000;
36000 : 6 : 2 = 3000; 
30000 : 3 x 6 = 60000
b) 20000 x (10 : 5) = 40000
80000 : (2 x 4) = 10000
15000 : (27 : 9) = 5000
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở, nêu.
ĐA: a) Đ; b) S; c) S.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bảng con.
ĐA: 96528; 14296; 9122; 7753 (dư 1)
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu. 
+ Nam có tất cả bao nhiêu tiền. 
+ Ta lấy số tiền Nam có chia cho 8.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
Bài giải
Nam có tất cả số tiền là:
20000 x 2 = 40000 (đồng)
Mỗi cuốn vở có giá là:
40000 : 8 = 5000 (đồng)
Đáp số: 5000 đồng.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu cách tính giá trị biểu thức.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
 a) 36459 : 9 x 3 = 4051 x 3
 = 12153
b) 14105 x 6 : 5 = 84630 : 5
 = 16926
3. Củng cố, tổng kết
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để HS thực hiện phép nhân, chia trong phạm vi 100000; tính nhẩm giá trị của biểu thức có phép nhân, chia, dấu ngoặc và liên quan đến các số tròn nghìn, tròn chục nghìn; tính giá trị của biểu thức có phép nhân, chia và không có dấu ngoặc; giải được BT thực tế liên quan tới phép nhân, chia.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài sau.
- HS tham gia chơi TC để vận dụng kiến thức đã học vào làm BT.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. 
Tiếng Việt
Tiết 218 + 219: Đọc: Ngọn lửa Ô-lim-pích
Nói và nghe: Kể chuyện: Đất quý, đất yêu 
I. Yêu cầu cần đạt
- Học sinh đọc đúng từ câu, đoạn và toàn bộ văn bản “Ngọn lửa Ô-lim-pích”. Nhận biết được những thông tin về Đại hội thể thao Ô-lim-pích (thời gian, địa điểm tổ chức, các môn thể thao trong Đại hội,...) và ý nghĩa của ngọn lửa Ô-lim-pích. Hiểu nội dung bài: Thể thao có khả năng kết nối con người trên thế giới với nhau, đem lại không khí hoà bình, hữu nghị trên thế giới,...
+ Nghe kể câu chuyện Đất quý, đất yêu; kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý.
- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
+ Lời kể rõ ràng, mạch lạc.
- Biết yêu thể thao, và ý thức rèn luyện thể thao để phát triển toàn diện bản thân. Tạo ra quan hệ hoà bình, hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy. 
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi: Đuổi hình bắt chữ 
+ Câu 1: Hình quả bóng và cục đá.
+ Câu 2: Hình cây cầu và chiếc lông chim.
+ Câu 3: Hình quả bóng và cái bàn. 
- GV nhận xét.
- GV đưa tranh trong SGK và hỏi:
+ Câu 1: Em biết cờ của những nước nào trong bức tranh?
+ Câu 2: Vì sao trong hình thi đấu thể thao này có cờ của nhiều nước?
- GV NX, dẫn dắt vào bài mới. 
- HS tham gia trò chơi
+ Trả lời: Môn bóng đá.
+ Trả lời: Môn cầu lông.
+ Trả lời: Môn bóng bàn.
- HS quan sát tranh và trả lời:
+ Nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma.
+ Hình thi đấu thể thao này có cờ của nhiều nước vì đây là giải đấu thể thao quốc tế, có nhiều nước tham gia,...).
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- GV đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV chia đoạn: (4 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến nước Hy Lạp cổ.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến người tứ xứ.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: trai tráng, đoạt, trưng, xung, sáng, hữu,
- Luyện đọc câu dài: Trai tráng/ từ khắp nơi trên đất nước Hy Lạp/ đổ về thành phố Ô-lim-pi-a/ thi chạy,/ nhảy,/ bắn cung,/ đua ngựa,/ ném đĩa,/ ném lao,/ đấu vật,...//; 
Những người đoạt giải được tấu nhạc chúc mừng/ và được đặt một vòng nguyệt quế lên đầu/ tượng trưng cho vinh quang,/ chiến thắng.//;
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
1. Đại hội thể thao Ô-lim-pích có từ bao giờ và ở đâu?
2. Những môn thể thao nào được thi đấu trong đại hội?
3. Khung cảnh thành phố trong những ngày diễn ra lễ hội như thế nào?
4. Em hãy giới thiệu về ngọn lửa Ô-lim-pích.
5. Theo em, vì sao nói Đại hội thể thao Ô-lim-pích là tục lệ tốt đẹp?
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt: Bài văn cho  ... on người đã làm gì khiến ông Trái Đất rơi vào tình trạng như vậy?
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ Trái Đất. 
- GV nhận xét.
- GV dẫn dắt vào bài mới. 
- HS đọc và trả lời các câu hỏi.
- HS ghi tên bài vào vở.
Tiết 2
2. Khám phá
Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HD HS đọc trong nhóm.
- GV mời một số học sinh thi đọc trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc trong nhóm.
- HS thi đọc.
3. Nói và nghe: Môi trường của chúng ta
Hoạt động 1: Dựa vào tranh, nói về nạn ô nhiễm môi trường mà em biết
- GV yêu cầu HS đọc to chủ đề
- GV đưa 3 bức tranh trong SGK và hỏi:
+ Đó là nạn ô nhiễm gì? (ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí)
+ Vì sao xảy ra nạn ô nhiễm đó?
- GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2: Trao đổi với bạn về hậu quả của một nạn ô nhiễm môi trường mà em đã nói ở BT1
- GV cho HS làm việc nhóm 2
- Mời các nhóm trình bày.
- GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc to chủ đề: Môi trường của chúng ta.
- HS thảo luận nhóm đôi, TLCH:
- Đại diện nhóm lên trình bày: 
+ Tranh 1: Nạn ô nhiễm đất,....
+ Tranh 2: Nạn ô nhiễm nước
+ Tranh 3: Cảnh ô nhiễm không khí
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Các nhóm trình bày:
+ Hậu quả của nạn ô nhiễm đất bị nhiễm độc hại, ảnh hưởng đến cây trồng và nguồn nước sinh hoạt.
+ Hậu quả của ô nhiễm nước bị nhiễm bẩn làm ảnh hưởng đến đời sống của con người và muôn loài. Sức khỏe của con người bị ảnh hưởng do dòng nước nhiễm bẩn ( đau bụng, rối loạn tiêu hóa, ngứa,..) Cây cối không phát triển được. Động vật cũng bị ảnh hưởng nhất là động vật dưới nước
+ Hậu quả của ô nhiễm không khí là làm
cho không khí bị nhiễm bẩn. Con người sống trong môi trường ô nhiễm không khí cũng bị ảnh hưởng sức khỏe, thường mắc các bệnh ho, viêm họng, dị ứng,...
4. Củng cố, tổng kết
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào ntực tiễn cho học sinh.
+ Về nhà dọn dẹp bàn học và nhà ở. 
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe để thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Đạo đức
Tiết 33: An toàn khi tham gia các phương tiện giao thông (tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt
- Nêu được các quy tắc an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông. Nêu được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông.
- Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi tham gia các phương tiện giao thông quen thuộc.
- Có ý thức tham gia giao thông.
II. Ðồ dùng dạy học 
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS nghe bài hát: An toàn giao thông” (sáng tác Trần Thanh Tùng)
+ Bài hát nhắc nhở chúng ta điều gì khi tham gia giao thông?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe.
- HS suy nghĩ trả lời
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Tìm hiểu các quy tắc an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, quan sát tranh tình huống trong sgk và trả lời câu hỏi:
+ Các bạn đã tuân thủ những quy tắc nào khi tham gia các phương tiện giao thông?
+ Em còn biết những quy tắc nào khác khi tham gia các phương tiện giao thông
- GV NX, KL: Viêc tham gia các phương tiện giao thông của các bạn trong các tình huống đã đmả bảo an toàn. Khi tham gia các phương tiện giao thông.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự cần thiết phải tuân thủ các quy tắc an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông
- GV yêu cầu HS quan sát tranh để mô tả hành vi của các bạn trong mỗi tranh và nêu hậu quả có thể xảy ra
+ Theo em, vì sao phải tuân thủ các quy tắc an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông?
- GV chốt nội dung, tuyên dương.
- HS làm việc nhóm 4, cùng nhau thảo luận các câu hỏi và trả lời:
+ Tranh 1: Thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô
+ Tranh 2: Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy
+ Tranh 3: Xếp hàng ngay ngắn khi lên xe
ô tô
+ Tranh 4: Mặc áo phao, không đùa nghịch khi tham gia phương tiện giao thông đường thủy
+ Tranh 5: Tuân theo sự hướng dẫn của nhận viên khi ngồi trên xe ô tô
- HS kể 1 số quy tắc khác, ví dụ: Không đùa nghịch, không thò tay ra ngoài khi ngồi trên xe ô tô. Khi đi bộ em phải đi sát lề đường bên phải. Không đi hàng 2, hàng 3... khi đi xe đạp...
- Lắng nghe.
- Hs quan sát tranh, suy nghĩ trả lời câu hỏi
- HS làm việc nhóm 2, cùng nhau thảo luận các câu hỏi và trả lời:
+ Tranh 1: bạn nhỏ và bố khi đi xe máy không đội mũ bảo hiểm
Hậu quả: Bị chấn thương sọ não khi va chạm
+ Tranh 2: Bạn nhỏ thò đầu và tay ra ngoài
cửa sổ khi đi xe ô tô
Hậu quả: Bị nhỏ sẽ bị tai nạn
+ Tranh 3: Bạn nữ áo trắng không mặc áo phao khi xuống thuyền
Hậu quả: Sẽ bị đuối nước khi gặp tai nạn
+ Tranh 4: Các bạn dàn hàng 2 khi đi xe đạp
Hậu quả: Không còn chỗ cho các xe khác đi, dễ gây tai nạn
+ Tuân thủ các quy tắc an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông là rất cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho chúng ta và những người tham gia giao thông
3. Củng cố, tổng kết
- GV yêu cầu HS chia ra thành các nhóm (3- 5 nhóm). Mỗi nhóm có thể viết, vẽ bảng thông tin về quy tắc an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông
+ Mỗi nhóm trình bày bài làm.
+ GV nhận xét, tuyên dương
- GV nhắc nhở HS hàng ngày tuân thủ nghiêm túc các quy tắc an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò: về nhà chuẩn bị cho tiết 3 của bài.
- HS chia nhóm và tham gia thực hành
- Lần lượt các nhóm trình bày phần viết, vẽ của mình
- HS lắng nghe, thực hiện. 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 96: Sinh hoạt lớp. 
Sinh hoạt theo chủ đề: Đức tính nghề nghiệp
I. Yêu cầu cần đạt
- HS nêu được công việc và đức tính liên quan đến một số nghề tìm hiểu được.
- Biết chia sẻ với bạn về nghề nghiệp và đức tính cần có của nghề nghiệp đó.
- Tôn trọng sự lựa chọn nghề nghiệp của bạn.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV mở bài hát “Em muốn làm” của nhạc sĩ
Nguyễn Văn Chung. 
+ Bài hát nói về những nghề nghiệp nào?
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.
- HS nghe bài hát.
+ Cảnh sát, phi công, bác sĩ, kĩ sư, đầu bếp, giáo viên, ca sĩ.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Tổng kết tuần
Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung các ND trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen,
 thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung ND trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV NX chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, 
bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt theo chủ đề
Hoạt động 3: Đức tính nghề nghiệp
- GV nêu yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 và chia sẻ:
+ Chia sẻ cùng bạn về công việc của nghề nghiệp và đức tính cần thiết cho nghề sau bài học trước.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
Hoạt động 4: Trò chơi “Đoán nghề”
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 2 (cùng bàn), mỗi nhóm nêu ra ba đức tính cần thiết cho nghề. 
- Yêu cầu các nhóm khác đoán tên nghề từ ba đức tính đó.
- GV nhận xét chung, tuyên dương khả năng quan sát tinh tế của các nhóm.
- Mời cả lớp cùng đọc bài đồng dao:
“Một tay dẹp 
 Hai tay dẹp
Tay dệt vải
Tay tưới rau
Tay nuôi trồng
Tay hái lượm
Tay tạc tượng
Tay vẽ tranh 
Tay buông câu 
Tay chặt củi
Tay đắp núi
Tay đào sông 
Tay làm nhanh
Tay làm chậm
Đều lao động
Điểm tô đời!”
- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Các nhóm chia sẻ về nghề nghiệp và đức tính cần thiết cho nghề.
- Học sinh chia nhóm 2, nêu ra ba đức tính cần thiết cho nghề.
- Các nhóm đoán tên nghề dựa vào ba đức tính cần thiết cho nghề nhóm bạn đưa ra.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- Cả lớp cùng đọc bài thơ
4. Củng cố, tổng kết
- GV HD HS về nhà cùng với người thân:
+ Kể tên một số công việc và đức tính liên quan đến một số nghề tìm hiểu được.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_32_nam_hoc_2022_2023_truong_tieu_hoc_phon.docx