Giáo án Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

Giáo án Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

I. Yêu cầu cần đạt

- Mở rộng vốn từ chỉ lễ hội hoặc hội (tên lễ hội hoặc hội, địa điểm tổ chức, các hoạt động trong lễ hội hoặc hội). Nhận biết công dụng của dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.

- Biết giới thiệu được về một lễ hội. Biết cách sử dụng dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.

- GD HS giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

II. Ðồ dùng dạy học

- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.

- HS: SGK, vở ghi.

 

docx 30 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Phong Vân 
LỊCH BÁO GIẢNG KHỐI 3 TUẦN 31
( Từ ngày 17/4 đến 21/4/2023)
Thứ/ ngày
Môn 
Tiết theo PPCT
Tiết theo TKB
Tên bài dạy
Hai
17/4
HĐTN
91
SHDC: Phòng, chống ô nhiễm môi trường 
Toán
151
Luyện tập
Tiếng Việt
211+212
 Đọc: Hai Bà Trưng
 Nói và nghe: Kể chuyện Hai Bà Trưng 
Ba 
18/4
Tiếng Việt
213
Nghe-viết: Hai Bà Trưng
Toán
152
Luyện tập
GDTC
59
Động tác chuyền bóng bằng hai tay trước ngực (tiết 3) 
TNXH
61
Trái Đất và các đới khí hậu 
Tư
19/4
Tiếng Việt
214+215
Đọc: Cùng Bác qua suối
Đọc mở rộng
Tiếng Anh
123
Unit 8: Food. Lesson 3.1
Toán
153
Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số 
Năm
20/4
Toán
154
Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số 
Tiếng Việt
216
LT: Dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang 
TNXH
62
Bề mặt Trái Đất
HĐTN
92
HĐGD theo chủ đề: Môi trường xanh
Sáu
21/4
Toán
155
Luyện tập
Tiếng Việt
217
LT: Viết đoạn văn về nhân vật yêu thích trong câu chuyện 
Đạo đức
31
Đi bộ an toàn (tiết 2)
HĐTN
93
SHL: SH theo chủ đề: Hành động vì môi trừng 
TUẦN 31 Thứ Hai ngày 17 tháng 4 năm 2023
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 91: Sinh hoạt dưới cờ: Phòng, chống ô nhiễm môi trường
I. Yêu cầu cần đạt
- HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới. Kể được về cách phòng chống ô nhiễm môi trường.
- Nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. HS thực hiện hành động sống xanh, thân thiện với môi trường. 
- GD HS biết giữ gìn và bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ. Video.
- HS: Sách, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Chào cờ 
- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.
- Thực hiện nghi lễ chào cờ.
- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.
- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
- HS tập trung trật tự trên sân.
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt dưới cờ
a) Khởi động
- GV cho HS khởi động theo bài hát: Lớp học chiến binh xanh
+ Trong bài hát có nhắc đến những hành động nào?
- GV dẫn dắt vào hoạt động.
b) Khám phá
- GV chiếu phóng sự về các hành động sống xanh, thân thiên với môi trường.
- Yêu cầu hs thảo luận cặp đôi với câu hỏi:
+ Trong phần phóng sự có nhắc đến xung quanh mái nhà và xung quanh nhà có gì đặc biệt?
+ Trong đoạn phóng sự có nói đến những ô nhiễm môi trường như thế nào?
+ Cần làm gì để bảo vệ môi trường nước?
- GV NX, KL: Nên trồng nhiều cây xanh. Tuyên truyền người dân bảo vệ cây xanh và nguồn nước,
- HS khởi động theo bài hát: Lớp học chiến binh xanh
+ Nhặt rác.
- HS ghi tên bài vào vở.
- Quan sát.
- HS thảo luận nhóm đôi:
+ Trồng cây trên mái nhà, xung quanh nhà được trang trí nhiều cây hoa.
+ Rất nhiều rác thải đổ xuống sông và biển.
+ Tuyên truyền người dân vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi,
 Lắng nghe
3. Củng cố, tổng kết
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề.
- HS lắng nghe để thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Toán
Tiết 151: Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt
- Thực hiện được phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (không nhớ hoặc có nhớ không quá 2 lượt và không liên tiếp). 
- Vận dụng thực hành vào giải một số bài tập, bài toán có lời văn (2 bước tính) liên quan đến phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
- Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
+ Đặt tính rồi tính: 12904 x 3; 41807 x 2
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài.
- HS làm bảng con.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Luyện tập
Bài 1:
- GV nhận xét.
Bài 2: 
- GV nhận xét.
Bài 3: 
- GV HD mẫu.
- GV nhận xét.
Bài 4: 
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 
+ Trước tiên phải đi tìm gì?
+ Muốn biết ba kho còn lại bao nhiêu lít dầu ta làm ntn?
- GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu cách tìm tích.
- HS làm vở, lần lượt nêu miệng kết quả
Thừa số
18 171
13 061
12 140
Thừa số
5
6
7
Tích 
90 855
78 366
84 980
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bảng con.
x
x
10706
 9
96354
x
12061
 8
96488
 15108
 5
 75540
- HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát.
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
a) 11000 x 9 = 99000; 
b) 21000 x 3 = 63000;
c) 15000 x 6 = 90000
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu. 
+ Tìm 3 kho chứa bao nhiêu lít dầu.
+ Ta lấy số lít dầu 3 kho trừ đi số dầu đã chuyển đi.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
Bài giải
3 kho có số lít dầu là:
12000 x 3 = 36000 (lít)
Ba kho còn lại số lít dầu là:
36000 – 12000 = 24000 (lít)
Đáp số: 24000 lít dầu.
3. Củng cố, tổng kết
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi hái hoa,...sau bài học để HS củng cố phép nhân số có 5 chữ số với số có một chữ số.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài sau.
- HS tham gia chơi TC để vận dụng kiến thức đã học vào làm BT.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. 
Tiếng Việt
Tiết 211 + 212: Đọc: Hai Bà Trưng
Nói và nghe: Kể chuyện: Hai Bà Trưng 
I. Yêu cầu cần đạt
- Học sinh đọc đúng từ câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Hai Bà Trưng. Nhận biết được các hành động thể hiện tài năng, chí hướng của Hai Bà Trưng. Hiểu biết về tình cảm của người dân Tây Nguyên với mái nhà rông thân thương. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần bất khuất chống giặc xâm lược của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
+ Kể lại được toàn bộ câu chuyện “Hai Bà Trưng” theo tranh gợi ý. 
- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện; cảm xúc của người dẫn truyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
+ Lời kể rõ ràng, mạch lạc.
- GD HS biết ơn các vị anh hùng dân tộc.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy. 
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS nghe bài hát “Hào khí Việt Nam”
+ Bài hát nói về điều gì? 
- GV nhận xét.
- GV dẫn dắt vào bài mới. 
- HS lắng nghe.
+ Bài hát nói về các vị anh hùng có công với đất nước. 
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- GV đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV chia đoạn: (5 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến quân xâm lược.
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến giết chết Thi Sách.
+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến kinh hồn.
+ Đoạn 4: Tiếp theo cho đến đường hành quân.
+ Đoạn 5: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- Luyện đọc từ khó: thuở xưa, ngoại xâm, ngút trời, võ nghệ, trẩy quân, giáp phục, 
- Luyện đọc câu dài: Ta sẽ mặc giáp phục/thật đẹp/để dân chúng thêm phấn khích, /để giặc trông thấy/thì kinh hồn.
+ Đọc diễn cảm lời nói của bà Trưng Trắc: “Không! Ta sẽ mặc giáp phục/thật đẹp/để dân chúng thêm phấn khích,/để giặc trông thấy/thì kinh hồn.// (giọng dứt khoát, mạnh mẽ)
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
1. Tìm những chi tiết cho thấy tội ác của giặc ngoại xâm?
2. Hãy giới thiệu về Hai Bà Trưng?
3. Theo em, vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa?
4. Hình ảnh Hai Bà Trưng và đoàn quân ra trận được miêu tả hào hùng như thế nào? 
Giải nghĩa: 
rùng rùng: sự chuyển động mạnh mẽ, cùng
một lúc của số đông.
Cuồn cuộn: chuyển động như cuộn lớp này tiếp theo lớp khác dồn dập và mạnh mẽ.
5. Nêu cảm nghĩ của em về hai vị anh hùng đầu tiên được lưu danh trong lịch sử nước nhà?
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt: Bài đọc ca ngợi Trưng Trắc, Trưng Nhị, hai nữ tướng đầu tiên có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại độc lập, tự do cho đất nước; Qua đó ca ngợi lòng yêu nước của nhân dân ta.
- Hs lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- HS đọc từ khó.
- HS luyện đọc câu dài.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS thi đọc.
+ Những chi tiết cho thấy tội ác của giặc ngoại xâm: Thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ, bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người bị thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng, ...
+ Hai Bà Trưng quê ở huyện Mê Linh, giỏi võ nghệ, và có chí hướng giành lại non sông đất nước.
+ Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa vì hai bà căm thù bọn giặc hung ác, muốn giành lại non song, cứu dân chúng khỏi ách nô lệ, . 
+ Hình ảnh Hai Bà Trưng và đoàn quân ra trận được miêu tả hào hùng: Chủ tướng cưỡi voi, quân đi rùng rùng mạnh mẽ, giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc, cuồn cuộn tràn theo bóng voi, tiếng trống đồng vang dội theo suốt đường hành quân.
+ Tự hào về hai vị anh hùng/ Cảm phục hai người nữ anh hùng.
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
-2-3 HS nhắc lại.
Tiết 2
Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HD HS đọc trong nhóm.
- GV mời một số học sinh thi đọc trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc trong nhóm.
- HS thi đọc.
3. Nói và nghe: Kể chuyện: Hai Bà Trưng
Hoạt động 1: Nêu sự vật trong từng tranh
- HS làm việc nhóm: Đọc lại nội dung bài để nêu sự vật trong từng bức tranh.
- Gọi HS đại diện 1 số nhóm trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác và GV NX, tuyên dương.
Hoạt động 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh
- GV hướng dẫn cách thực hiện:
+ Bước 1: HS ... ào của Bác?
- GV nhận xét.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- 1-2 HS đọc.
+ Câu chuyện “Cùng Bác qua suối” thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của Bác: Quan tâm đến người khác, cẩn thận trong công việc, nhân ái, nhân hậu, gần gũi với mọi người, ...
- HS ghi tên bài vào vở. 
2. Luyện tập
Bài 1: 
- GV hướng dẫn HS làm bài tập: Nhớ lại câu chuyện đã học, đã nghe. VD câu chuyện: Cùng Bác qua suối. GV đưa ra các gợi ý: Tên nhân vật? / Tên bài đọc kể về nhân vật/ Những điều em yêu thích ở nhân vật? Lý do em yêu thích nhân vật?
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, kể về nhân vật mình yêu thích.
- GV nhận xét, tuyên dương và chốt đáp án.
- GV HD HS viết đoạn văn vào vở.
- Nhận xét, đánh giá một số bài viết.
 Bài 2: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc nhóm 4: Đọc cho các bạn trong nhóm nghe đoạn văn vừa viết, góp ý cho nhau về nội dung, hình thức trình bày, lỗi chính tả, lỗi từ ngữ, lỗi câu (nếu có).
- GV yêu cầu 3-4 HS đại diện nhóm đọc đoạn văn đã viết trước lớp.
- GV và HS nhận xét, góp ý, bình chọn các đoạn văn hay.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 2.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Theo dõi bổ sung.
- HS viết vở.
- 4-5 em đọc bài của mình.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS thực hành trao đổi nhóm.
- HS trình bày kết quả.
- HS tiếp tục chỉnh sửa đoạn văn theo góp ý của GV và các bạn.
3. Củng cố, tổng kết
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Sưu tầm tranh, ảnh, bài thơ, ... về Bác Hồ. Nêu nội dung của mỗi tác phẩm tìm được cho các thành viên khác nghe.
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.
- Nhắc HS xem trước bài sau.
- HS lắng nghe để thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Đạo đức
Tiết 31: Đi bộ an toàn (tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt
- Nêu được các quy tắt đi bộ an toàn. Nêu được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắt đi bộ an toàn.
- Tuân thủ quy tắt an toàn khi đi bộ.
- Ý thức giữ gìn nét đẹp văn hóa giao thông đường bộ.
II. Ðồ dùng dạy học 
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS nghe bài hát: Đèn đỏ đèn xanh
+ Khi đi bộ, chúng ta cần tuân thủ các quy tắc an toàn nào?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe.
+ Khi đi bộ, chúng ta cần tuân thủ các quy tắc an toàn như: đi trên hè phố, lề đường; trong trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì cần đi sát mép đường; qua đường ở ngã tư, đi vào vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và tuân thủ đèn tín hiệu giao thông,...
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
- GV yêu cầu HS thảo luận để nhận xét, đưa ra ý kiến về việc làm của các bạn trong tranh và trả lời câu hỏi:
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Bạn nào tuân thủ hoặc chưa tuân thủ quy tắc an toàn khi đi bộ? Vì sao?
- GV cho HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đóng vai thể hiện nội dung tình huống đưa ra cách giải quyết phù hợp.
- GV cho các nhóm lên đóng vai, các nhóm còn lại cổ vũ, động viên.
- GV cho HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Tình hống 1: Khi cần đi qua đường ở nơi không có vạch kẻ đường, em và bạn cần quan sát cẩn thận khi chắc chắc không có xe nào đang đến gần mới đi qua đường. Trong trường hợp đường quá đông các phương tiện tham gia giao thông, các em nên nhờ người lớn đưa qua đường để đảm bảo an toàn.
+ Tình huống 2: Khi đi bộ trên đường không có vỉa hè, em và bạn cần đi sát lề đường bên phải, tập trung quan sát; không dàn hàng ngang,....
- HS thảo luận nhóm 2.
- Đại diện các nhóm trình bày.
+ Đồng tình với những hành vi trong các tranh 1, 4; không đồng tình với những hành vi trong các tranh 2, 3.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiêm.
- HS thảo luận nhóm 4 và đóng vai thể hiện nội dung tình huống đưa ra cách giải quyết phù hợp.
- Các nhóm lên đóng vai, các nhóm còn lại cổ vũ, động viên.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
3. Củng cố, tổng kết
- GV tồ chức cho HS vẽ tranh tuyên truyền với bạn bè, người thân về các quy tắc đi bộ an toàn.
- GV cho HS trình bày sản phẩm.
+ Hằng ngày, em hãy tuân thủ nghiêm túc các quy tắc an toàn khi đi bộ.
- GV nhắc nhở HS hàng ngày tuân thủ nghiêm túc các quy tắc an toàn khi đi bộ.
*Thông điệp:
- Gọi HS đọc thông điệp trong sgk.
- Khuyến khích HS đọc thuộc tại lớp. Nhắc HS ghi nhớ và vận dụng thông điệp vào cuộc sống. 
- GV nhận xét tiết học.
+ Hãy nêu 3 việc em cần làm sau bài học?
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò: về nhà chuẩn bị cho tiết 3 của bài.
- HS vẽ tranh tuyên truyền với bạn bè, người thân về các quy tắc đi bộ an toàn.
- HS trình bày sản phẩm.
+ Hằng ngày em cần tuân thủ nghiêm túc quy tắc an toàn giao thông đường bộ như: Đi bộ trên vỉa hè. Qua đường phải quan sát cẩn thận.Đi đúng vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường
- HS lắng nghe.
- 1-2 HS đọc thông điệp trong sgk.
- HS ghi nhớ và vận dụng thông điệp vào cuộc sống. 
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 93: Sinh hoạt lớp. 
Sinh hoạt theo chủ đề: Hành động vì môi trường
I. Yêu cầu cần đạt
- Học sinh chia sẻ những việc làm của mình và gia đình góp phần phòng, chống ô nhiễm môi trường.
- Bản thân tự giác thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường ở lớp, ở nhà.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV mở bài hát “Em yêu cây xanh” 
+ Trồng nhiều cây xanh cho chúng ta những lợi ích gì?
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.
- HS nghe bài hát.
+ Cho chim hót trên cành, cho sân trường bóng mát, cho chúng em vui chơi, mang lại không khí trong lành.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Tổng kết tuần
Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung các ND trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen,
 thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung ND trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV NX chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, 
bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt theo chủ đề
Hoạt động 3: Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm
- GV nêu yêu cầu học sinh và chia sẻ:
+ Chia sẻ cùng bạn về kết quả thu hoạch của mình về những việc gia đình mình đã làm và dự định sẽ làm.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV NX, KL: Mỗi gia đình có ý thức bảo vệ môi trường sẽ tạo nên sức mạnh thay đổi thế giới này, khiến Thế giới xanh không lâm bệnh.
Hoạt động 4: Hoạt động nhóm chung tay bảo bảo vệ môi trường 
- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 2 (cùng bàn), lựa chọn công việc chung cho nhóm mình.
- GV phát phiếu thu hoạch cho mỗi nhóm.
- Gv chiếu tranh gợi ý.
- GV hướng dẫn ghi bài thu hoạch sau buổi hoạt động nhỏ.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương khả năng thực hành của các nhóm.
- GV kết luận: Sau khi xong công việc, cả lớp đứng dưới sân trường cùng nhau bày tỏ quyết tâm sống xanh, thực hiện những hành động phòng, chống ô nhiễm môi trường; đeo găng tay để nhặt rác ở tay phải, đưa nắm tay phải lên cùng hô: “ Quyết tâm ! Bảo vệ môi trường! Bảo vệ thế giới!”.
- Học sinh chia sẻ.
- Các bạn giới thiệu về kết quả thu hoạch của mình.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- Học sinh chia nhóm 2, cùng nhau thực hiện công việc:
+ Đi nhặt rác ở khu vực bên ngoài cổng trường; Lau bụi cửa sổ và các bề mặt của lớp học và một số khu vực chung trong trường...
+ Lau bụi lá cây trông trường; Ủ phân hữu cơ,...
- Các nhóm ghi thu hoạch vào phiếu.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Củng cố, tổng kết
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:
+ Cùng người thân phân loại rác thải trong gia đình.
+ Cả nhà có thể cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, trồng cây xanh,...
+ Tìm hiểu đường đi của nước thải và cách xử lí chất thải.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_31_nam_hoc_2022_2023_truong_tieu_hoc_phon.docx