Giáo án Lớp 3 - Tuần 27 - Năm học 2022-2023

Giáo án Lớp 3 - Tuần 27 - Năm học 2022-2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Đọc, viết được các số trong phạm vi 100 000.

- Củng cố về cấu tạo thập phân của một số trong phạm vi 100 000.

- So sánh và sắp xếp được thứ tự các số trong phạm vi 100 000.

- Củng cố về làm tròn số đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng mười nghìn.

- Thực hiện được thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.

- Giải quyết được các bài tập liên quan.

- Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngu thông thường để biểu đạt, giải thích các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

 

docx 59 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 247Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 27 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
CÂU CHUYỆN VỀ LÒNG NHÂN ÁI
Ngày dạy:
20/03/2023
Tiết: 79
HĐGD: HĐTN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. 
2. Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động. HS có ý thức thể hiện cảm xúc qua động tác cơ thể.
 3. HS có thái độ thân thiện, giúp đỡ chia sẻ với mọi người. Hình thành phẩm chất nhân ái, trung thực, tăng cường khả năng giao tiếp.
II. ĐỒ DÙNG
 1. Giáo viên: Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video.
 2. Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Chào cờ (15 - 17’)
- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.
- Thực hiện nghi lễ chào cờ.
- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.
- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
2. Sinh hoạt dưới cờ: (15 - 16’)
*Khởi động:
- GV yêu cầu HS khởi động hát
*Kết nối
- GV dẫn dắt vào hoạt động.
*HĐ 1: Nghe tổng kết phong trào “Học nhân ái, biết sẻ chia”
- GV nhận xét qua 1 tuần hs thực hiện phong trào “Học nhân ái, biết sẻ chia”
- GV tuyên dương những hs thực hiện tốt.
*HĐ 2: Xem diễn kịch câm về chủ đề “Lòng nhân ái”
- GV chiếu video.
- Yêu cầu hs thảo luận cặp đôi với câu hỏi:
+ Qua đoạn video em thấy các bạn đang làm gì?
+ Động tác của các bạn thể hiện những điều gì?
+ Theo em, cần có những thái độ như thế nào với những người có hoàn cảnh khó khăn?
- Gọi từng cặp đôi trình bày trước lớp.
- Gọi hs nhận xét.
*GV nhận xét và kết luận: Trong cuộc sống có rất nhiều người gặp khó khăn nên cần phải biết lắng nghe, quan tâm, chia sẻ,...với những người xung quanh bằng những lời nói và hành động...
3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề.
- HS tập trung trật tự trên sân
- HS điểu khiển lễ chào cờ.
- HS lắng nghe.
- HS hát
- Lắng nghe
- HS quan sát
- HS thảo luận cặp đôi.
+ Đang diễn kịch câm về chủ đề “Lòng nhân ái”
+ Chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ,
+ Sự quan tâm, yêu thương,
- Cặp đôi trình bày trước lớp.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe
Tuần: 27
Hoạt động giáo dục theo chủ đề: 
GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Ngày dạy:
22/03/2023
Tiết: 80
HĐGD: HĐTN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
 - HS tìm hiểu và bày tỏ sự đồng cảm với người khuyết tật– cộng đồng yếm thế trong xã hội.
 - Lập được kế hoạch giúp đỡ người khuyết tật.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết đồng cảm với người khuyết tật– cộng đồng yếm thế trong xã hội.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cách giao tiếp với người khuyết tật bằng cử chỉ, điệu bộ,ánh mắt, nụ cười.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và đồng cảm với người khuyết tật.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựng hình ảnh bản thân trước tập thể.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình bạn bè khuyết tật trong lớp.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Thử vào vai người bạn không nghe, không nói được để thấy khó khăn của cộng đồng người khiếm thính, người điếc.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Đôi bàn tay biết nói”để khởi động bài học.
+ GV chuẩn bị sẵn thẻ từ nhỏ có ghi một vài từ khoá, HS dùng động tác cơ thể, gương mặt,... không dùng lời – ngôn ngữ cơ thể, để thể hiện cho các bạn đoán xem đó là từ khoá gì.
+ Lần I: GV lần lượt mời 2 – 3 HS thể hiện 2 – 3 từ khoá.
+ Lần 2: GV mời HS làm việc theo nhóm. Cả nhóm tìm động tác thể hiện một số thông điệp bằng ngôn ngữ cơ thể.
– GV mời HS chia sẻ cảm xúc của mình sau khi thực hiện các động tác cơ thể – ngôn ngữ cơ thể mà không dùng lời nói. Em biết những ai phải thường xuyên nói bằng ngôn ngữ cơ thể? Em đã từng gặp họ chưa?
+ Mời HS trình bày.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV chốt ý : Xung quanh cuộc sống của chúng ta có những người khiếm thính là những người có khả năng nghe nhưng kém. Và có những người điếc là người hoàn toàn không nghe thấy bất kì âm thanh nào. 
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS lắng nghe.
-HS dùng thẻ từ giơ kết quả: Hét to, Điếc tai, Vui vẻ,..
-HS dùng thẻ từ giơ kết quả: Trời nắng quá/ Gió thổi mạnh/ Bài tập khó quả Đường đông quá.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
-Mục tiêu: HS thể hiện sự đồng cảm với những khó khăn mà người khuyết tật gặp phải trong cuộc sống, đồng thời thể hiện được sự cảm phục trước những cố gắng vượt qua khó khăn của họ.
 -Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về người khuyết tật (làm việc cá nhân)
- GV đặt câu hỏi để HS lựa chọn cùng thảo luận về những khó khăn mà người khuyết tật có thể gặp phải trong sinh hoạt và học tập.
+ GV nhắc lại về câu chuyện người khiếm thị, người mù đã từng trải nghiệm ở năm học lớp 2. Khi không nhìn được hoặc nhìn kém, các bạn khiếm thị sẽ gặp những khó khăn gì? Họ phải vượt qua bằng cách nào? Họ đi học, đọc sách thế nào? Họ sử dụng chữ nổi ra sao?
+ Các bạn khiếm thính nghe rất kém, người điếc hoàn toàn không nghe được. Vậy các bạn học tập thể nào? Thầy cô sẽ giảng bài cho các bạn bằng cách nào? Các bạn muốn phát biểu thì phải làm gì?
+ GV kể về những người bị hạn chế về vận động: tay chân bị khuyết tật. Họ phải ngồi xe lăn, chống nạng.... Họ thường gặp phải những vấn đề gì? Họ có chơi thể thao được không?
- HS thảo luận theo nhóm, chia sẻ về một trong những người khuyết tật mà các em từng gặp hoặc nghe kể:
+ Những khó khăn của họ trong công việc và cuộc sống.
+ Những công việc họ có thể làm được.
+ Cảm xúc của em khi nghĩ về những người ấy. 
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- GV chốt ý và mời HS đọc lại.
- GV chốt ý : Những người khuyết tật dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng họ vẫn có những mặt mạnh khác so với người bình thường để có thể khắc phục khó khăn. Tìm hiểu về người khuyết tật là để dồng cảm với họ.
- Học sinh đọc yêu cầu bài và quan sát tranh để trả lời:
+ Sử dụng giấy và bút để viết, vẽ điều mình muốn nói,...
+ Họ sử dụng ngôn ngữ kí hiệu để giao tiếp với nhau và với mọi người; cũng giống các ngôn ngữ khác như tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Đức
+ Họ có thể dùng nét mặt, động tác cơ thể để biểu đạt được lời nói của mình, ý nghĩ của mình, quan điểm của mình.
 + Ngôn ngữ kí hiệu có bảng chữ cái, có các từ nhưng được thể hiện một cách rất độc đáo qua nét mặt và động tác của đôi tay, của cơ thể.
-Những khó khăn của người khuyết tật trong công việc và cuộc sống:
+ Sinh hoạt bất tiện, đôi khi phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.
+ Một số người khả năng tiếp thu bị hạn chế, mất nhiều thời gian và công sức hơn trong quá trình học tập.
+ Khó khăn khi tìm kiếm việc làm và lựa chọn công việc phù hợp.
+ Có tâm lý mặc cảm, không dám nghĩ đến chuyện kết hôn.
+ Một số gặp khó khăn trong việc hoà nhập cộng đồng.
-Những công việc họ có thể làm được:
+ Vận động viên.
+ Giáo viên.
+ Sản xuất các sản phẩm thủ công.
+ Đánh đàn, ca hát.
+ Mát-xa, bấm huyệt.
-Cảm xúc của em khi nghĩ về họ: ngưỡng mộ, khâm phục ý chí mạnh mẽ và nỗ lực vượt lên hoàn cảnh của những người khuyết tật.
- Một số HS chia sẻ trước lớp.
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung
3. Luyện tập:
- Mục tiêu:
+ HS lên được kế hoạch để bày tỏ sự quan tâm, chia sẻ với người khuyết tật 
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2. Lập kế hoạch giúp đỡ người khuyết tật(Làm việc nhóm 2)
- GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2:
- GV để nghị HS thảo luận về những việc mình có thể làm để chia sẻ và giúp đỡ các bạn khiếm thị, khiếm thính và những bạn khuyết tật khác
+ Tìm hiểu về người khuyết tật để có sự đóng cảm với họ.
+ Học cách giao tiếp và ứng xử với người khuyết tật.
+ Lựa chọn những việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật mà em biết.
- GV mời từng nhóm chia sẻ về kế.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV chốt ý : Mỗi chúng ta đều có thể bày tỏ sự quan tâm và chia sẻ cùng các bạn khó khăn Và chính chúng ta cũng học hỏi được tử họ nhiều điều, nhiều cách để thể hiện mình.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- HS các nhóm chia sẻ về kế hoạch của nhóm mình.
- Các nhóm nhận xét.
- 1 HS nêu lại nội dung
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:
+GV HD HS cùng người thân tìm hiểu thêm về những người khuyết tật cần được hỗ trợ quanh em và thực hiện các việc trong kế hoạch giúp đỡ người khuyết tật.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tuần: 27
Hoạt động giáo dục theo chủ đề:
ĐỒNG CẢM VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT.
Ngày dạy:
24/03/2023
Tiết: 81
HĐGD: HĐTN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
 - HS nói được những điều mình đã làm để chia sẻ với người khuyết tật.
2. Năng lực chung.
 - Năng lực tự chủ, tự học: HS biết thực hiện được một số hành động thể hiện sự đóng cảm và chia sẻ với người khuyết tật.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tự hào về những người bạn khuyết tật của mình.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết thể hiện sự đồng cảm và chia sẻ với người khuyết tật.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý bạn.
- Phẩm chất chăm chỉ ... .
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
Hoạt động 1: Đọc câu chuyện Đường về và TLCH
- Gọi 1 hs đọc câu chuyện
- Gọi hs đọc giải nghĩa từ : khiêm nhường, lởm dởm, hồn hậu
- Yêu cầu hs làm bài tập 1 câu a, b vào vbt.
- Gọi hs lên làm bảng phụ
- Gọi hs nhận xét
- Nhận xét chốt đáp án.
- Gọi hs trả lời câu b bài tập 1
- Gv nhận xét- tuyên dương hs
Hoạt động 2: Viết đoạn văn
- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 2
- Yêu cầu hs viết 1 đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về 1 cảnh vật trong câu chuyện, bài văn, bài thơ đã học.
- Yêu cầu hs đọc bài trong nhóm 4. Các thành viên góp ý, bình chọn đoạn văn hay để đọc trước lớp.
- GV gọi 3- 4 hs đọc bài làm
- GV nhận xét, tuyên dương hs
- 1 hs đọc bài
- 2-3 hs đọc giải nghĩa từ
-HS làm bài vào vbt
- 1 hs lên làm bảng phụ
Đoạn 1- cảnh vật trên đường về xóm núi
Đoạn 2 - Cảnh xóm núi
Đoạn 3 - Tình cảm người dân xóm núi.
- Hs nhận xét
- 2-3hs trả lời
+ Yêu thích cảnh vật đường về trên xóm núi: cây cối trên núi đang đâm chồi nảy lộc, xanh tươi dần lên vì mùa đông lạnh giá sắp qua và mùa xuân đang tới. Trên nền xanh tươi của cây lá có điểm những sắc đỏ lập lòe như bó đuốc của những bông hoa chuối nở sớm trong sương mờ bao phủ khắp nơi.
+ Yêu thích cảnh vật xóm núi- nơi có những ngôi nhà của 2 mẹ con. Đó là nơi có csnhr vật thiên nhiên đẹp như tranh: sườn núi rộng mênh mông, có suối trong veo..... 
- Hs đọc yêu cầu
- Hs thực hiện yêu cầu
- Hs đọc bài làm của mình, hs góp ý
- 3-4hs đọc bài trước lớp
- Lắng nghe
3.Vận dụng
 Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Phát triển ngôn ngữ
- Cách tiến hành:
- Hôm nay em được ôn lại những kiến thức nào?
- Dặn hs về nhà đọc đoạn văn cho ông bà, anh chị nghe
- Xem trước bài ôn tập tiết 6+7
- Nhận xét tiết học
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
Tuần: 27
ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II 
Ngày dạy:
24/03/2023
Tiết: 188-189
Môn: Tiếng Việt
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng các từ, câu, đọc to rõ ràng câu chuyện, bài thơ.
- Biết đọc diễn cảm lời của nhân vật trong bài học; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu họặc chỗ ngắt nhịp thơ.
- Biết đọc theo ngữ điệu phù hợp với vai được phân trong những đoạn đối thoại có hai hoặc ba nhân vật.
- Hiểu nội dung bài đọc. Biết bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về nhân vật trong tác phẩm.
- Viết đúng bài chính tả khoảng 60-70 chữ theo hình thức nghe viết hoặc nhớ viết, tốc độ khoảng 60 -70 chữ trong 15 phút. Viết đúng các từ ngữ có tiếng chứa âm vần dễ sai.
- Viết được đoạn văn ngắn.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- Gọi hs đọc bài Đường về và TLCH.
- Em thích hình ảnh, chi tiết nào nhất trong câu chuyện.Vì sao?
- GV nhận xét- tuyên dương hs
- Kết nối - giới thiệu bài.
Khám phá
- Học sinh đọc đúng các từ, câu, đọc to rõ ràng câu chuyện, bài thơ.
- Biết đọc diễn cảm lời của nhân vật trong bài học; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu họặc chỗ ngắt nhịp thơ.
- Biết đọc theo ngữ điệu phù hợp với vai được phân trong những đoạn đối thoại có hai hoặc ba nhân vật.
- Hiểu nội dung bài đọc. Biết bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về nhân vật trong tác phẩm.
- Viết đúng bài chính tả khoảng 60-70 chữ theo hình thức nghe viết hoặc nhớ viết, tốc độ khoảng 60 -70 chữ trong 15 phút. Viết đúng các từ ngữ có tiếng chứa âm vần dễ sai.
- Viết được đoạn văn ngắn.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
Đọc
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng và TLCH
- GV nêu yêu cầu
- Gọi hs lên bốc thăm đoạn đọc và TLCH
+ Nhờ đâu bé nhận ra gió?
+ Gió trong bài thơ có gì đáng yêu?
- Gv nhận xét
Hoạt động 2: Đọc hiểu
- Gv hướng dẫn hs làm bài vào vbt. Yêu cầu hs đọc thầm bài đọc Chú sẻ và bông hoa bằng lăng và TLCH trong bài.
- Hs làm bài
- GV yêu cầu hs đọc bài làm
- Gv nhận xét chốt đáp án.
Viết
Hoạt động 3: Nghe viết : Gió ( 3 khổ thơ đầu)
- Gọi hs đọc 3 khổ thơ đầu bài Gió
- Gọi hs nhắc lại tư thế ngồi viết bài
- Đọc cho hs viết
- Đọc soát lỗi
- Thu 5-7 vở nhận xét.
Hoạt động 4: Viết đoạn văn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện em đã được nghe kể.
- Gọi hs đọc yêu cầu
- Bài tập yêu cầu gì?
- Gợi ý:
+ Câu chuyện em đã được nghe kể là gì?
+ Em thích nhân vật nào trong câu chuyện đó?
+ Em thích nhất điều gì ở nhân vật đó?
+ Em có suy nghĩ, cảm xúc gì về nhân vật đó? 
- Gọi hs đọc gợi ý
- HD hs dựa vào gợi ý để viết thành 1 đoạn văn.
- GV theo dõi, hôc trợ hs
- Gọi 3-4 hs đọc bài làm của mình
- Nhận xét, tuyên dương hs
- Lắng nghe
- Hs thực hiện
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Lắng nghe
- Hs làm bài vào vbt
- Hs đọc bài làm
- Lắng nghe
- 1 Hs đọc bài
- Hs nhắc lại tư thế ngồi viết
- Hs viết
- Soát lỗi chính tả
- Lắng nghe
- Hs đọc
- Hs trả lời
- 2hs đọc gợi ý
- Hs thực hiện yêu cầu
- 3-4 hs đọc bài làm của mình
- Lắng nghe
Vận dụng
Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Phát triển ngôn ngữ
- Cách tiến hành:
- GV dặn hs về nhà viết lại đoạn văn
- Xem lại bài và xem trước bài Đất nước là gì?
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe
IV.Điều chỉnh sau giờ dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tuần: 27
ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II (Tiết 1)
Ngày dạy:
23/03/2023
Tiết: 27
Ôn Tiếng Việt
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng các từ, câu, đọc to rõ ràng câu chuyện, bài thơ, bài văn đã học ( từ tuần 19 đến tuần 26), tốc độ đọc khoảng 70-80 tiếng trong 1 phút.
- Biết đọc diễn cảm lời của nhân vật trong bài học; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu họặc chỗ ngắt nhịp thơ.
- Biết đọc theo ngữ điệu phù hợp với vai được phân trong những đoạn đối thoại có hai hoặc ba nhân vật. Thuộc được 1 số đoạn thơ đã học.
- Hiểu nội dung bài đọc. Biết bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về nhân vật trong tác phẩm.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- Cho HS thi kể tên các bài tập đọc đã học từ đầu kì II.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
- HS thi đua nhau kể.
2. Khám phá.
- Mục tiêu:
- Học sinh đọc đúng các từ, câu, đọc to rõ ràng câu chuyện, bài thơ, bài văn đã học ( từ tuần 19 đến tuần 26), tốc độ đọc khoảng 70-80 tiếng trong 1 phút.
- Biết đọc diễn cảm lời của nhân vật trong bài học; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu họặc chỗ ngắt nhịp thơ.
- Biết đọc theo ngữ điệu phù hợp với vai được phân trong những đoạn đối thoại có hai hoặc ba nhân vật. Thuộc được 1 số đoạn thơ đã học.
- Hiểu nội dung bài đọc. Biết bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về nhân vật trong tác phẩm.
- Viết đúng bài chính tả khoảng 60-70 chữ theo hình thức nghe viết hoặc nhớ viết, tốc độ khoảng 60 -70 chữ trong 15 phút. Viết đúng các từ ngữ có tiếng chứa âm vần dễ sai.
- Viết được đoạn văn ngắn.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1
- YC HS thảo luận nhóm đôi: từng em nêu tên 3 bài đọc đã chọn và nêu nội dung của 3 bài đọc đó.
- Gọi 2 nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.
- NX, tuyên dương HS.
* Hoạt động 2: Đọc 1 bài yêu thích và trả lời câu hỏi
-Bài đọc viết về ai hoặc viết về sự vật gì?
- Em nhớ nhất chi tiết nào trong bài đọc?
- Em học được điều gì từ bài đọc?
- Gọi hs đọc yêu cầu bài đọc.
- GV hướng dẫn hs làm việc nhóm 4 chọn đọc 1 bài mình thích và trả lời câu hỏi trên.
- Từng hs nói tên 1 bài đọc yêu thích, đọc và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, nhận xét
Hoạt động 3: Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi.
- Gọi hs đọc yêu cầu
- Bài yêu cầu gì?
GV yêu cầu hs làm việc cá nhân đọc bài thơ và TLCH bài tập 3
- 1hs đọc bài
- 2HS ngồi cùng bàn thảo luận cùng nhau.
- Hs trả lời
- Hs nhận xét, bổ sung
- 2hs đọc yêu cầu bài
-HS thực hiện
-Nhóm nhận xét, bổ sung
- Hs đọc bài
- Hs trả lời
Vận dụng
Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- Hôm nay em được ôn lại những kiến thức nào?
- YC HS tiếp tục luyện đọc các bài tập đọc đã học, tìm thêm các từ chỉ sự vật có xung quanh, các từ chỉ đặc điểm của các sự vật đó.
- Xem trước bài ôn tập giữa học kỳ tiết 3+4
- Nhận xét giờ học
IV: Điều chỉnh sau giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_27_nam_hoc_2022_2023.docx