Giáo án Lớp 3 (Chiều) - Tuần 1 đến tuần 3

Giáo án Lớp 3 (Chiều) - Tuần 1 đến tuần 3

Tuần 1:

 Thứ 2 ngày22 tháng 8 năm 2011

Âm nhạc: Học hát bài: Quốc ca Việt Nam

A/ Mục tiêu:

-Biết hát theo giai điệu và lời 1.

-Có ý thức nghiêm trang khi chào cờ.

* LGHĐNG: Giúp hs hiểu được ý nghĩa của Quốc ca Việt Nam.

 Mỗi nước đều có một bài Quốc ca riêng.

B/ Đồ dùng dạy học:

 Bộ nhạc cụ quen dùng.

C/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 121 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 630Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 (Chiều) - Tuần 1 đến tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:
 Thứ 2 ngày22 tháng 8 năm 2011
Âm nhạc: Học hát bài: Quốc ca Việt Nam
A/ Mục tiêu:
-Biết hát theo giai điệu và lời 1. 
-Có ý thức nghiêm trang khi chào cờ.
* LGHĐNG: Giúp hs hiểu được ý nghĩa của Quốc ca Việt Nam.
 Mỗi nước đều có một bài Quốc ca riêng.
B/ Đồ dùng dạy học:
 Bộ nhạc cụ quen dùng.
C/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
I. Bài mới: Giới thiệu bài:
GV giới thiệu bài hát.
Quốc ca là bài hát trong nghi lễ chào cờ, khi hát phải đứng nghiêm trang và hướng về Quốc kỳ.
HĐ1: Dạy lời 1 bài Quốc ca.
-GV hát mẫu hoặc cho hs nghe băng nhạc.
-Dạy hát từng câu theo lối móc xích.
GV theo dõi sửa sai.
-Ôn luyện lại lời 1 của bài.
GV nhận xét sửa sai.
HĐ2: Tìm hiểu về bài hát:
-Bài hát Quốc ca được hát khi nào?
-Ai là tác giả của bài hát?
-Khi chào cờ và hát chúng ta phải đứng như thế nào? 
GV nhắc lại.
II. Củng cố dặn dò:
GV bắt nhịp cho cả lớp hát.
-Về ôn lại lời 1 và đọc treứơc lời 2 của bài Quốc ca. 
 Nhận xét giờ học.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.
HS đọc lời ca theo từng câu.
HS hát từng câu, đoạn, cả bài.
Hát theo nhóm tổ, cá nhân.
HS hát theo tổ, nhóm,tổ,cá nhân.
Lớp nhận xét.
-Được hát khi chào cờ.
-Tác giả của bài hát là Văn Cao.
-Đứng nghiêm trang và hướng về Quốc kỳ.
Cả lớp hát lại lời 1 của bài.
Toán: ÔN TẬP ĐỌC, VIẾT CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ
A/ Mục tiêu:
Ôn tập củng cố về đọc, viết,so sánh các số có 3 chữ số.
B/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
I.Bài mới: Giới thiệu bài:
Hướng dẫn hs làm bài tập:
Bài 1: 
a) Viết các số từ 100 đến 110:
100, 101, 102, , , , , 
b) Số bé nhất có hai chữ số là: 
 Số lớn nhất có hai chữ số là: 
c) Số bé nhất có ba chữ số là: 
 Số lớn nhất có ba chữ số là: 
Bài 2: Điền dấu , =
457  460 456  389
781  719 746  482
609  587 829  735
Bài 3: a)Điền số vào chỗ trống:
0  > 99
66  > 320
b) Điền chữ số vào dấu chấm:
57. > 578 49. < 491
II. Củng cố dặn dò:
 GV hệ thống lại bài.
 Nhận xét giờ học.
HS đọc y/c.
3 HS lên làm 3 câu.
Lớp làm vào vở.
Nhận xét chữa bài.
HS làm rồi chữa bài.
HS làm rồi chữa bài.
Tập đọc: Luyện đọc bài: CẬU BÉ THÔNG MINH
A/ Mục tiêu:
-Luyện đọc lại bài tập đọc Cậu bé thông minh.
-Đọc trôi chảy, biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu.
-Trả lời được các câu hỏi trong bài.
B/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
I.Bài mới: Giới thiệu bài:
GV nêu nội dung y/c giờ học.
1. Hướng dẫn luyện đọc:
Gv đọc bài và hướng dẫn luyện đọc.
Luyện đọc: GV nêu y/c.
2. Hướng dẫn đọc và trả lời câu hỏi:
 GV nêu y/c.
GV nêu câu hỏi.
GV nhận xét chốt lại nội dung.
 Tương tự các đoạn khác.
3. Luyện đọc lại bài.
GV nhận xét ghi điểm.
II. Củng cố dặn dò:
Về luyện đọc lại bài.
 Nhận xét giờ học.
HS đọc nối tiếp câu.
HS đọc nối tiếp đoạn.
Lớp đọc đồng thanh.
1HS đọc đoạn 1
HS trả lời 
Lớp nhận xét bổ sung.
HS đọc và trả lời câu hỏi.
Lớp nhận xét bổ sung.
Thứ 3 ngày 23 tháng 8 năm 2011
Luyện từ và câu: ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT. SO SÁNH
A/ Mục tiêu:
-Xác định được từ chỉ sự vật.
-Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong bài.
B/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
I.Bài mới: Giới thiệu bài:
GV nêu nội dung y/c giờ học.
 Hướng dẫn hs làm bài tập:
Bài 1: Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong các câu sau:
Tay em đánh răng
Răng trắng hoa nhài
Tay em chải tóc
Tóc ngời ánh mai.
* Lưu ý: Từ chỉ người hay bộ phận cơ thể người cũng là sự vật.
GV nhận xét chốt lại bài.
Bài 2: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu sau:
a)Hai bàn tay em 
 Như hoa đầu cành.
b) Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
c) Cánh diều như dấu “á”
Ai vừa tung lên trời.
GV gợi ý cách làm.
GV nhận xét chốt lại bài.
II. Củng cố dặn dò:
Về luyện đọc lại bài.
 Nhận xét giờ học.
HS đọc y/c
1 hs lên làm lớp làm vào vở.
HS lên gạch chân dưới các từ chỉ sự vật trong các câu thơ.
Lớp nhận xét bổ sung.
1HS đọc y/c.
HS làm rồi chữa bài
Hình ảnh được so sánh với nhau là:
a) Hai bàn tay – hoa đầu cành
b) Mặt biển – tấm thảm
c) Cánh diều – dấu á
Lớp nhận xét bổ sung.
Toán: ÔN TẬP CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ
A/ Mục tiêu: Giúp hs củng cố:
-Biết cách cộng, trừ các số có 3 chữ số(không nhớ) một cách thành thạo.
- Giải toán có lời văn.
B/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV:
 Hoạt động của HS:
I.Bài mới: Giới thiệu bài:
Hướng dẫn hs làm bài tập:
Bài 1: Tách thành tổng theo mẫu:
a) 763 = 700 + 60 + 3
 427 =  + .. + . 
 999 =  + .. + .
 594 =  + .. + . 
 935 =  + .. + .
GV nhận xét chốt lại bài.
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
324 + 351 436 + 312
153 + 406 565 + 34
587 – 372 987 – 475
548 – 512 648 – 36
GV chốt lại bài.
Bài 3: Một cửa hàng ngày đầu bán được 274 kg gạo, ngày thứ hai bán được 302 kg gạo. Hỏi cả hai ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo?
GV chốt lại bài đúng
II. Củng cố dặn dò:
 GV hệ thống lại bài.
 Nhận xét giờ học.
HS đọc y/c.
1 HS lên làm lớp làm vào vở.
Lớp làm vào vở.
Nhận xét chữa bài.
1HS đọc y/c.
2 HS lên làm lớp làm vào vở.
Nhận xét chữa bài.
HS đọc đề bài.
1HS lên giải lớp làm vào vở.
 Bài giải:
Cả hai ngày bán được số kg gạo là:
 274 + 302 = 576 (kg)
 Đáp số: 576 kg gạo.
Lớp nhận xét
Mĩ thuật: Thường thức mĩ thuật: XEM TRANH THIẾU NHI
( Đề tài môi trường)
A/ Mục tiêu:
-HS tiếp xúc làm quen, với tranh vẽ của thiếu nhi, của hoạ sĩ.
-Hiểu nội dung cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc trong tranh đề tài Môi trường.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
* LGHĐNG: GV giới thiệu cho hs biết ý nghĩa của ngày 19/8 và ngày 2/9.
B/ Đồ dùng dạy học:
-GV: Sưu tầm một số tranh thiếu nhi về bảo vệ môi trường và đề tài khác.
-HS: Sưu tầm tranh ảnh về môi trường.
 Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ.
C/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV:
 Hoạt động của HS:
I. Bài mới: Giới thiệu bài:
HĐ1: Xem tranh.
- GV treo 1 số bức tranh về đề tài môi trường và gợi ý.
- GV y/c HS chia nhóm và phát phiếu học tập
- GV y/c các nhóm trình bày.
 + Tranh vẽ hoạt động gì ?
+ Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ?
+ Hình dáng, động tác của hình ảnh chính như thế nào ?
+ Diễn ra ở đâu ?
+ Trong tranh được sử dụng những màu nào?
+ Màu nào được sử dụng nhiều nhất ?
- GV tóm tắt.
+ Xem tranh, tìm hiểu tranh là tiếp xúc với cái đẹp để yêu thích cái đẹp.
+ Xem tranh cần có những nhận xét của riêng mình...
HĐ2: Nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét chung về tiết học.
- Khen gợi, biểu dương 1 số HS và các nhóm tích cực phát biểu XD bài.
- GV động viên HS yếu...
* Dặn dò: 
- Về nhà quan sát 1 số đồ vật có trang trí đường diềm.
- Nhớ đưa vở, bút chì, tẩy, màu,... để học.
 Nhận xét giờ học.
- HS quan sát tranh và lắng nghe.
- HS chia nhóm và thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
N1: Tranh vẽ về đề tài vệ sinh môi trường.
N2: + Hình ảnh chính là các cô, các chú, các anh, chị,..đang làm vệ sinh
+ Hình ảnh phụ: cây cối, nhà cửa,...
N3: Có sự thay đổi về hình dáng như: đứng, cúi, ngồi, khom,...
N4: Ở sân trường, đường phố, xóm làng,...
N5: Màu xanh, màu vàng,...
N6: HS trả lời theo cảm nhận riêng.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe dặn dò.
Thứ 5 ngày 25 tháng 8 năm 2011
Thủ công: GẤP TÀU THUỶ HAI ỐNG KHÓI (T1)
A/ Mục tiêu:
-Biết cách gấp tàu thủ hai ống khói.
- Gấp được tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp tương đối phẳng, cân đối.
* LGHĐNG: GV y/c hs sưu tầm các bài ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ.
B/ Đồ dùng dạy học:
-Bài mẫu,các quy trình gấp tàu thuỷ hai ống khói.
-Giấy nháp, giấy màu, kéo, hồ dán.
C/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV:
 Hoạt động của HS:
I.Bài cũ:
Kiểm tra đồ dùng của hs. 
II. Bài mới: Giới thiệu bài:
HĐ1: Hướng dẫn quan sát nhận xét:
GV giới thiệu mẫu và đặt câu hỏi định hướng hs quan sát.
Gv nhắc lại.
HĐ2: Hướng dẫn thực hành:
Gv treo tranh quy trình và hướng dẫn các bước:
-Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
-Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu giữa hình vuông.
-Gấp lần lượt các bước theo quy trình (Vở thủ công)
HĐ3: Thực hành:
GV y/ hs làm bằng giấy nháp.
GV theo dõi sửa sai.
III. Củng cố dặn dò:
Về tập làm cho thành thạo để giờ sau thực hành.
Chuẩn bị đồ dùng học tập cho giờ sau.
 Nhận xét giờ học.
HS quan sát và nhận xét về đặc điểm, hình dáng.
HS theo dõi gv làm.
HS nhắc lại các bước.
Lớp nhận xét bổ sung.
HS nhắc lại các bước.
HS tập làm bằng giấy nháp.
Tập làm văn: Ôn tập :
Tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
A/ Mục tiêu: Giúp hs:
-Biết một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
-Biết dựa vào bài tập đọc Tự thuật để điền đúng nội dung vào đơn xin cấp thẻ đọc sách.
B/ Đồ dùng dạy học:
-Phiếu bài tập Đơn xin cấp thẻ đọc sách.
B/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV:
 Hoạt động của HS:
I.Bài mới: Giới thiệu bài:
Hướng dẫn hs làm bài tập:
Bài1: ( Miệng)
GV nêu y/c và hệ thống câu hỏi.
-Đội thành lập vào ngày tháng năm nào? Ở đâu?
-Những đội viên đầu tiên của đội là ai?
-Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào?
GV chốt lại bài.
Bài2: ( Viết)
GV phát phiếu bài tập và nêu y/c.
GV hướng dẫn cách làm.
GV nhận xét và sửa lại hoàn chỉnh mẫu đơn.
II. Củng cố dặn dò:
GV hệ thống lại bài.
 Nhận xét giờ học.
HS thảo luận cặp, trả lời câum hỏi.
-Đội thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1941. Tại Pác Bó-Cao Bằng.
-NôngVănDền (đội trưởng) ,Nông Văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Mì, Lý Thị Xậu.
-Đội được mang tên Bác Hồ ngày 30/ 1/ 1970.
 HS trả lời lớp nhận xét bổ sung.
1HS đọc bài tập đọc Tự thuật, lớp đọc thầm.
HS làm bài vào phiếu bài tập.
HS đọc bài làm của mình.
Lớp nhận xét sửa sai.
Toán: ÔN TẬP CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ
A/ Mục tiêu: Giúp hs củng cố:
-Biết cách cộng, trừ các số có 3 chữ số(không nhớ) một cách thành thạo.
- Giải toán có lời văn.
B/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV:
 Hoạt động của HS:
I.Bài mới: Giới thiệu bài:
Hướng dẫn hs làm bài tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
512 + 136 436 + 312
234 + 65 563 + 24
987 – 374 876 – 402
658 – 54 648 – 36
GV chốt lại bài.
Bài 2:
a) Làm tính cộng rồi điền số vào bảng:
 +
532
414
543
221
113
645
424
967
341
235
Gv hd: Lấy số ở hàng ngang cộng với số ở cột dọc.
b) Làm tính trừ rồi điền vào bảng theo mẫu:
 -
214
 ... ác thừa số.
Thừa số
223
163
101
142
Thừa số
 2
 3
 8
 4
Tích
 446
 489
 808
 568
- HS đọc
- X là số bị chia
- HS nêu
- Làm phiếu HT
- 2 HS T bình chữa bài
a) X : 5 = 112 b) X : 7 = 141
 X = 112 x 5 X = 141 x 7 
 X = 560 X = 987 
- HS đọc
- 1 ngày bán120L
- 7 ngày bán bao nhiêu l
- HS làm vở- 1 HS chữa bài
Bài giải
Bảy ngày bán được số lít dầu là:
120 x 7 = 840(l)
 Đáp số: 840lít dầu.
A M	B
I	o	H
D N C
Tập đọc: Luyện đọc bài: NẮNG PHƯƠNG NAM
A/ Mục tiêu: 
-Luyện đọc lại bài tập đọc Nắng phương nam.
-Đọc trôi chảy, biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu.
-Trả lời được các câu hỏi trong bài.
B/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
I.Bài mới: Giới thiệu bài:
GV nêu nội dung y/c giờ học.
*HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc:
Gv đọc bài và hướng dẫn luyện đọc.
Luyện đọc: GV nêu y/c.
*HĐ2: Hướng dẫn đọc và trả lời câu hỏi:
GV nêu y/c.
GV nêu câu hỏi.
GV nhận xét chốt lại nội dung.
 Tương tự các đoạn khác.
*HĐ3: Luyện đọc lại bài.
GV nhận xét ghi điểm.
 III. Củng cố dặn dò:
Về luyện đọc lại bài.
 Nhận xét giờ học.
HS đọc nối tiếp câu.
HS đọc nối tiếp đoạn.
Lớp đọc đồng thanh.
1HS đọc đoạn 1
HS trả lời 
Lớp nhận xét bổ sung.
HS đọc và trả lời câu hỏi.
Lớp nhận xét bổ sung.
=========T]T========
 Thứ 3 ngày 8 tháng 11 năm 2011
Luyện từ và câu: ÔN TẬP
Từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh
A/ Mục tiêu: 
 - Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái
	- Tiếp tục ôn về phép so sánh ( so sánh hoạt động với hoạt động )
II. Đồ dùng
	GV : Bảng lớp viết khổ thơ BT1, Bảng phụ viết ND BT3.
C/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
I. Bài cũ:
- Làm BT 2 và 4 tiết LT&C tuần 11
II. Bài mới: Giới thiệu bài:
* Bài tập 1 / 98
- Nêu yêu cầu BT
- 1 em giỏi lên bảng,
- GV nhận xét
* Bài tập 2 
- Nêu yêu cầu BT
- GV yêu cầu
- GV chấm bài
- Nhận xét bài làm của HS
* Bài tập 3 - Nêu yêu cầu BT
- GV yêu cầu
- 3 Hs giỏi lên bảng đặt .
- GV nhận xét
III. Củng cố dặn dò :
 Gv hệ thống lại bài.
 Nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng làm
- Nhận xét bạn
Đọc khổ thơ và trả lời câu hỏi
+ con trâu đen lông mượt 
 Cái sừng nó vênh vênh 
 Nó cao lớn lênh khênh 
 Chân đi như đập đất 
- cả lớp làm bài vào vở
+ Lời giải :
a) Từ chỉ hoạt động : đi , đập đất 
Trong câu thơ ở bài 1 những hoạt động nào được so sánh với nhau:
- HS làm bài vào vở
+ Lời giải
a) Con trâu đen chân đi như đập đất
 Đặt 3 câu theo mẫu ai – làm gì ?
nói về người , vật , hoặc đồ vật :
-cả lớp làm vở 
- Mẹ em lom khom cấy từng bụi lúa .
- Đàn gà con đang lon ton theo mẹ kiếm ăn .
- Con thuyền cắm cờ đỏ lao băng băng trên sông.
Toán: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
A/ Mục tiêu:
- Củng cố về bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. 
- Phân biệt số lần và số đơn vị.
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
I. Bài cũ: 
- Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm ntn?
- Nhận xét, cho điểm.
II. Bài mới: Giới thiệu bài:
Hướng dẫn hs làm bài tập:
* Bài 1:
- GV nêu câu hỏi :
a) Sợi dây 27m dài gấp mấy lần sợi dây 3m
b) Bao gạo 56kg cân nặng gấp mấy lần bao gạo nặng 7kg? 
-Nhận xét, cho điểm.
* Bài 2:
- Đọc đề?
- Nêu cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3:
- Đọc đề?
- BT cho biết gì?
- BT hỏi gì?
- Chấm, chữa bài.
Bài 4: cho hs yếu nêu 
? Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm ntn?
? Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm ntn?
III. Củng cố dặn dò :
 Gv hệ thống lại bài.
 Nhận xét giờ học.
- HS nêu
- Lớp nhận xét
- HS khá trả lời miệng
a) Sợi dây 27m dài gấp 9 lần sợi dây 3m.
b) Bao gạo 56kg cân nặng gấp 8 lần bao gạo nặng 7kg.
- Lấy số lớn chia cho số bé.
- 1 hs trung bình làm bảng 
	- lớp làm vở 
Bài giải
Số con gà gấp số con vịt số lần là:
28 : 4 = 7( lần)
 Đáp số: 5 lần
- HS đọc đề.
- HS Làm bảng 
Lớp Làm vở
Bài giải
Ngày thứ nhất bán được là:
27 x 3 = 81( kg)
Cả hai bán được là:
27 + 81 = 108( kg)
 Đáp số: 108 kg gạo
- Lấy số đó nhân với số lần
- Lấy số lớn chia cho số bé.
Mĩ thuật: Vẽ tranh đề tài:
Ngày nhà giáo Việt Nam
A/ Mục tiêu:
- HS biết tìm chọn nội dung đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- HS tập vẽ tranh về đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam.
- HS yêu quí và kính trọng thầy,cô giáo.
*LGHĐNG: Cho hs làm và trang trí thiệp chúc mừng Thầy cô giáo nhân ngày 20/ 11.
B/ Đồ dùng dạy học:
 GV: - 1số tranh ảnh về Ngày nhà giáo Việt Nam.
 - Hình gợi ý cách vẽ.
 HS: - Giấy hoặc vở thực hành.Bút chì,tẩy,màu...
C/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
I. Bài cũ:
Kiểm tra đồ dùng hs.
II. Bài mới: Giới thiệu bài:
HĐ1: Tìm và chọn nội dung đề tài.
GV y/c hs nêu ý nghĩa của ngày 20/11.
GV cho hs quan sát một số bài vẽ
GV nêu câu hỏi hs trả lời.
+ Nội dung của tranh?
+ Hình ảnh chính,hình ảnh phụ?
+ Màu sắc?
- GV củng cố thêm.
- GV y/c nêu 1 số nội dung về đề tài 20-11.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ.
-GV y/c HS nêu các bước tiến hành vẽ tranh
đề tài?
- GV vẽ minh hoạ bảng và hướng dẫn.
HĐ3: Thực hành.
- GV gọi 2 đến 3 HS đặt câu hỏi:
+ Em chọn nội dung gì để vẽ?
+ hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ?
- GV bao quát lớp,nhắc nhở HS chọn nội dung, hình ảnh... phù hợp để vẽ. Vẽ màu theo ý thích.
- GV giúp đỡ HS yếu,động viên HS khá,giỏi
HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn 3 đến 4 bài để n.xét
- GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét.
- GV nhận xét bổ sung.
* HĐLGNG: Cho hs làm và trang trí thiệp chúc mừng 
III. Củng cố- Dặn dò:
- Quan sát cái bát về hình dáng và cách trang trí.
 Nhận xét giờ học.
- HS quan sát và trả lời.
+ Tặng hoa cô giáo, văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo VN.
+ Thầy, cô giáo và các bạn HS...
+ Có màu đậm,màu nhạt...
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
B1: Vẽ mảng chính,mảng phụ.
B2: Vẽ hình ảnh.
B3: Vẽ chi tiết.
B4: Vẽ màu.
-HS quan sát và lắng nghe.
HS tập vẽ tranh về đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam.
- Vẽ hình ảnh theo cảm nhận riêng
- Vẽ màu theo ý thích.
- HS đưa bài dán trên bảng.
- HS nhận xét về hình ảnh,màu...
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe dặn dò:
=========T]T========
 Thứ 5 ngày 10 tháng 11 năm 2011
Thủ công: CẮT DÁN CHỮ I, T
A/ Mục tiêu:
-Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.
-Kẻ, cắt, dán được chữ I, T.
-Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau.Chữ dán tương đối phẳng.
*LGHĐNG: Cho hs cắt, dán trang trí thiệp chúc mừng thầy cô giáo nhân ngày 20/11.
B/ Đồ đùng dạy học:
- Maãu chöõ I, T caét ñaõ daùn vaø maãu chöõ I, T caét töø giaáy maøu hoaëc giaáy traéng coù kích thöôùc lôùn, ñeå rôøi chöa daùn.
- Tranh quy trình keû, caét, daùn chöõ I, T. Giaáy thuû coâng, keùo, hoà, buùt maøu 
C/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
I. Bài cũ: 
Kiểm tra đồ dùng hs.
II. Bài mới: Giới thiệu bài:
HĐ1: Hướng dẫn ôn lại các bước: 
Gv nêu mục đích y/c giờ học.
GV gắn một số bài mẫu.
-Gọi hs nhắc lại cách cắt,dán chữ I, T?
GV nhắc lại.
HĐ2: Thực hành:
GV nêu y/c.
GV theo dõi giúp đỡ hs còn lúng túng.
HĐ3: Nhận xét đánh giá:
GV thu một số bài.
GV nhận xét đánh giá từng bài.
* LGHĐNG: Cho hs cắt, dán trang trí thiệp chúc mừng thầy cô giáo nhân ngày 20/11.
III. Củng cố dặn dò:
Về chuẩn bị giờ sau cắt dán chữ H, U.
 Nhận xét giờ học.
HS quan sát
HS nhắc lại các bước.
HS làm bài dán vào vở.
HS nhận xét cách cắt, dán, cách trình bày.
Tập làm văn: Ôn tập:
Nghe kể : Tôi có đọc đâu ! Nói về quê hương
A/ Mục tiêu:
- kể lại đúng nội dung chuyện vui Tôi có đọc đâu !, lời kể rõ vui, tác phong mạnh dạn, tự nhiên.
-Biết nói về quê hương theo gợi ý trong SGK. Bài nói đủ ý (Quê em ở đâu ? Nêu cảnh vật ở quê em yêu nhất, cảnh vật đó có gì đáng nhớ ? Tình cảm của em với quê hương như thế nào ? ) dùng từ đặt câu đúng. Bước đầu biết dùng một số từ ngữ gợi tả hoặc hình ảnh so sánh để bộc lộ tình cảm với quê hương.
B/ Đồ dùng:
 Bảng lớp viết sẵn gợi ý kể chuyện, bảng phụ viết sẵn gợi ý về quê hương.
C/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
I. Bài cũ:
- 1 hs kể câu chuyện tôi có đọc đâu 
- Nhận xét
II. Bài mới: Giới thiệu bài
HD hs làm BT
* Bài tập 1: - kể lại câu chuyện Tôi có đọc đâu.
GV nêu câu hỏi:
-Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì ?
-Người viết thư viết thêm vào thư của mình điều gì ?
-Người bên cạnh kêu lên như thế 
nào ?
Cho HS kể lại chuyện
- Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào ?
* Bài tập 2
- Nêu yêu cầu BT
- GV HD 1 HS dựa vào câu hỏi gợi ý để tập nói :
 -Ví dụ: -Quê em ở đâu ?
-Em yêu nhất cảnh vật nào ở quê ?
-cảnh vật đó có gì đáng nhớ ?
-Tình cảm của em với quê hương như thế nào ?
GV nhận xét sửa sai.
III. Củng cố dặn dò :
 Gv hệ thống lại bài.
 Nhận xét giờ học.
- HS kể 
 HS QS tranh minh hoạ
- Ghé mắt đọc trộm thư của mình
- Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư
- Không đúng ! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu !
Từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe
- 4, 5 HS nhìn bảng đã viết sẵn gợi ý, 
thi kể lại ND câu chuyện trước lớp
 Lớp nhận xét.
+Viết 5 – 7 câu nói về quê hương em hoặc nơi em ở theo gợi ý
HS tập viết vào vở 
Một số hs đọc bài làm của mình.
Lớp nhận xét 
Toán: Ôn tập: Bảng chia 8
A/ Mục tiêu:
-Củng cố bảng chia 8 dựa vào bảng nhân 8. 
-Vận dụng bảng chia 8 để giải bài toán có liên quan.
- Rèn KN tính và giải toán.
B/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
I. Bài cũ:
Gọi hs đọc bảng chia 8.
GV nhận xét.
II. Bài mới: Giới thiệu bài:
Hướng dẫn hs làm bài tập:
* Bài 1:
- Nêu yêu cầu BT
- Tính nhẩm là tính ntn?
- GV gọi HS nêu mỗi em 1 phép tính
- Nhận xét,.
* Bài 2 : Tìm x :
X : 8 =6	 8 x X = 24 
- 2 hs lên bảng làm.
* Bài 3:
- GV đọc bài toán
-Tấm vải dài 48 m cắt thành 8 mảnh bằng nhau
- Mỗi mảnh dài bao nhiêu m ?
- 1 hs giải 
- GV nhận xét.
- Chấm bài, chữa bài
III. Củng cố dặn dò :
 Gv hệ thống lại bài.
 Nhận xét giờ học.
HS đọc bảng chia 8.
Lớp nhận xét.
- Tính nhẩm
8 x 1 = 8 8 x 5 = 40 
8 : 1 = 8 40 : 5 = 8
8 x 2 = 16 8 x 6 = 48 
16 : 2 = 8 48 : 6 = 8
16 : 8 = 2 	 8 x 9 = 72
2 hs lên làm, lớp làm vở 
X : 8 =6	 8 x X = 24 
 X = 6 x 8 X = 24: 8
 X = 48 X = 3 
- 1, 2 HS đọc bài toán 
- lớp làm bài vào phiếu
Bài giải
Mỗi mảnh vải có số mét là:
48 : 8 = 6( m)
 Đáp số: 6mét
nhận xét bài làm của bạn

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LƠP 3 t1- 12(Chiêu).doc