Giáo án Lớp 2 tuần thứ 12

Giáo án Lớp 2 tuần thứ 12

Tập đọc

SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Đọc trơn toàn bài, biết ngắt hơi đúng ở các câu có nhiều dấu phảy.

 - Bước đầu biết bộc lộ cảm xúc qua giọng đọc.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm thương yêu sâu nặng của mẹ với con.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh hoạ.

III. Hoạt động dạy học:

 1. Ổn định tổ chức: hát

 2. Kiểm tra bài cũ: 3 học sinh kể nối tiếp bài: Cây xoài của ông em

 3. Bài mới : Giới thiệu bài.

 

doc 25 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1300Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần thứ 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Thứ hai ngày tháng năm 200
Tập đọc
Sự tích cây vú sữa 
I. Mục đích, yêu cầu: 
	- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt hơi đúng ở các câu có nhiều dấu phảy.
	- Bước đầu biết bộc lộ cảm xúc qua giọng đọc.
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm thương yêu sâu nặng của mẹ với con.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ.
III. Hoạt động dạy học: 
	1. ổn định tổ chức: hát 
	2. Kiểm tra bài cũ: 3 học sinh kể nối tiếp bài: Cây xoài của ông em
	3. Bài mới : Giới thiệu bài.
A. Luyện đọc:
1. Giáo viên đọc mẫu.
2. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc nối tiếp câu.
- Giáo viên hướng dẫn đọc: ham chơi, la cà, trổ ra 
b) Đọc đoạn trước lớp.
- Giáo viên chia 3 đoạn.
Đoạn 1:
- Hướng dẫn ngắt giọng.
- Giáo viên giải nghĩa: mỏi mắt chờ mong (chờ đợi, mong mỏi quá lâu)
trổ ra: nhô ra
đỏ hoe: màu đỏ mắt đang khóc.
c) Đọc đoạn trong nhóm.
d) Thi đọc.
B. Tìm hiểu bài: 
C1: Vì sao câu bé bỏ nhà ra đi?
C2: Vì sao cuối cùng cậu bé lại tìm đường về nhà?
? Trở về nhà không thấy mẹ cậu bé làm gì?
C3: 
? Thứ lạ xuất hiện trên cây như thế nào?
C4: Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh người mẹ?
C5: Theo em nếu gặp lại mẹ, cậu bé sẽ nói gì?
C. Luyện đọc lại:
- Học sinh nghe.
- Học sinh đọc nối tiếp mỗi em 1 câu đến hết bài.
- Học sinh luyện đọc từ khó.
- Học sinh đọc từng đoạn trước lớp.
- Một hôm,/ vừa  rét,/ lại  đánh/ cậu  đến mẹ/ lion  về nhà//
- Hoà tàn/ quả xuất hiện/ lớn nhanh/ da  mịn/ xanh óng ánh/ 
- Môi  chạm vào/ một  trào ra/ ngọt thơm như sữa mẹ/.
- Học sinh luyện đọc.
- 1 học sinh đọc phần chú giải.
- Học sinh luyện đọc trong nhóm.
- Các nhóm cử đại diện thi đọc.
- Học sinh đọc đoạn 1.
- Cậu bé ham chơi, bị mẹ mắng vùng vằng bỏ đi.
- Học sinh đọc đoạn 2.
- Đi la cà khắp nơi, cậu vừa đói vừa rét, bị trẻ lớn đánh 
g Tìm đường về nhà.
- Gọi mẹ khản tiếng rồi ôm lấy cây xanh trong vườn khóc.
- Đọc đoạn 3.
- Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây.
- Lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc cây xoà cành ôm cậu bé như tay mẹ âu yếm vỗ về.
- Con đã biết lỗi xin mẹ tha thứ cho con.
- Các nhóm học sinh thi đọc, lớp bình chọn bạn đọc hay.
	4. Củng cố- dặn dò: 
? Câu chuyện này nói lên điều gì? (Tình yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con)
- Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc truyện.
______________________________________
Toán
Tìm số bị trừ
I. Mục tiêu: 
	- Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ. Số trừ áp dụng cách tìm số bị trừ để giải quyết các bài tập có liên quan.
	- Củng cố về vẽ đoạn thẳng và tìm điểm cắt nhau của hai đoạn thẳng.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Phiếu bài tập.
	- Vở bài tập toán.
 - Một tờ bìa 10 ô vuông, kéo.
III. Hoạt động dạy học: 
	1. ổn định tổ chức: hát 
	2. Kiểm tra bài cũ: 	- Chữa bài tập số 5
	- Nhận xét.
	3. Bài mới : Giới thiệu bài.
a) Hoạt động 1: Giới thiệu cách tìm số bị trừ.
- Giáo viên gắn 10 ô vuông lên bảng.
? Có mấy ô vuông?
? Lấy ra 4 ô vuông còn lại mấy ô?
- Giáo viên nêu tên gọi trong phép trừ:
 10 - 4 = 6
SBT BT Hiệu
- Giáo viên hỏi tiếp: có 1 mảnh giấy được cắt làm 2 phần: phần thứ nhất có 4 ô vuông, phần thứ hai có 6 ô vuông. Hỏi lúc đầu tờ giấy có? ô vuông.
? Làm thế nào ra 10 ô vuông?
b) Hoạt động 2: Giới thiệu kĩ thuật tính.
- Gọi số ô vuông ban đầu chưa biết là . Số ô vuông bớt đi là 4. Số ô vuông còn lại là 6. Hãy đọc phép tính tương ứng để tìm số ô vuông còn lại.
? Để tìm số ô vuông ban đầu chúng ta làm tính gì?
- Giáo viên ghi bảng: = 6 + 4
- Số ô vuông ban đầu là?
- Yêu cầu học sinh đọc lại phần tìm trên bảng.
? gọi là gì trong phép tính - 4 = 6
 6 gọi là gì trong phép tính - 4 = 6
 4 gọi là gì trong phép tính - 4 = 6
Vậy: Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế nào?
c) Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1: 
- Giáo viên chữa bài, nhận xét.
Bài 2: 
Giáo viên cho học sinh tự tìm hiệu ở cột đầu tiên rồi tự tìm số bị trừ ở các cột tiếp theo.
Bài 3: Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
Bài 4: Gọi học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên thi chấm bài, nhận xét.
- Học sinh quan sát.
- 10 ô vuông.
6 ô vuông : 10 – 4 = 6
- Học sinh đọc tên gọi trong phép trừ.
- Có 10 ô vuông.
- Thực hiện phép tính: 4 + 6 = 10
- Thực hiện phép tính: 4 + 6
- Là 10
 - 4 = 6
 = 6 + 4
 = 10
- Là số bị trừ.
- Là hiệu
- Là số trừ.
- Lấy hiệu cộng với số trừ.
- Vài học sinh nhắc lại quy tắc.
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh làm bảng con, 2 em làm bảng lớp.
- Học sinh làm nháp.
- Vài học sin lên bảng chữa bài.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm nhóm.
- Học sinh làm vào vở bài tập
	4. Củng cố- dặn dò: 
- Đọc lại qui tắc tìm số bị trừ.
- Về nhà làm bài tập vào vở bài tập.
________________________________________________________________
Thứ ba ngày tháng năm200
Kể chuyện 
Sự tích cây vũ sữa
I. Mục đích yêu cầu :
- Rèn kĩ năng nói 
+ Biết kể đoạn mở đầu câu chuyện bằng lời của mình 
+ Biết dựa theo từng ý tóm tắt,kể lại được phần chính câu chuyện 
+ Biết kể đoạn kết câu chuyện theo mong muốn ( tưởng tượng ) của riêng mình. 
- Rèn kĩ năng nghe 
+ Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn .
II. Đồ dùng dạy - học 
- Tranh minh hoạ SGK phóng to
- Bảng phụ ghi các ý tóm tắt BT2 để hướng dẫn học sinh tập kể .
III. Các hoạt động dạy học : 
1.ổn định tổ chức: hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 3 học sinh kể nối tiếp câu chuyện : Bà cháu
3. Dạy bài mới: 
a) Giới thiệu : 
b) HD kể chuyện 
* HD kể đoạn 1 bằng lời của em 
- Giúp học sinh nắm yêu cầu đề: kể đúng ý trong chuyện ,có thể thêm bớt,thay đổi TN ,tưởng tượng .
- Gọi 2-3 học sinh kể đoạn 1 VD:
- Giáo viên và cả lớp nhận xét 
* HD kể đoạn 2 theo ý 
- HS tập kể theo nhóm 
- Gọi các nhóm thi kể
- Gọi đại diện các nhóm thi kể trước lớp 
- Giáo viên và cả lớp nhận xét 
* HD kể đoạn 3 theo tưởng tượng 
Giúp học sinh thấy ý tưởng của mình 
- Giáo viên và cả lớp nhận xét 
- Kể toàn bộ câu chuyện 
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
VD:
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
Ngày xưa, ở một nhà kia có hai mẹ con sống với nhau.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2 và tóm tắt.
- Mỗi em kể theo 1 ý , nối tiếp nhau
- Mỗi HS kể nối tiếp 1 ý của đoạn 2.
- HS đọc yêu cầu đoạn 3.
HS tập kể trong nhóm.
Các nhóm thi kể trước lớp.
Cậu bé ngẩng mặt lên.Đúng là mẹ rồi. Cậu ôm chầm lấy mẹ, nức nở :”Mẹ!Mẹ”
Mẹ cười hiền hậuCon sẽ không bao giờ bỏ nhà đi nữa.
- HS nối tiếp kể toàn bộ câu chuyện.
- Một HS giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
4. Củng cố – dặn dò:
- Liên hệ thực tế.
- Nhận xét giờ.
- VN kể lại toàn bộ câu chuyện cho người thân nghe.
_____________________________________
Toán
13 – trừ đi một số: 13 - 5
I. Mục tiêu : 
- Giúp HS tự lập bảng trừ có nhớ, dạng 13 – 5 và bước đầu học thuộc bảng trừ đó.
- Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính vầ giải toán
II/Đồ dùng dạy học
- Một bó chục que tính và 3 que tính rời
III/Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: hát
2. Kiểm tra bài cũ: Hai HS lên bảng tìm – 7 = 21; – 12 = 36
3. Bài mới:	a) Giới thiệu bài :
b) Giảng: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ 13- 5 và lập bảng trừ (13 trừ đi một số)
- GV nêu bài toán, đưa ra phép tính.
- Hướng dẫn HS thao tác trên que tính để tìm kết quả phép trừ 13 – 5
- GV thao tác trên bảng gài
Vậy 13- 5 = 8
- Hưóng dẫn HS đặt tính rồi tính
- Gọi 1 HS nhắc lại cách trừ 
- Hướng dẫn HS lập bảng công thức 13 trừ đi một số
- GV ghi lại các công thức lên bảng 
- Hướng dẫn HS học thuộc bảng công thức bằng cách xoá dần rồi lại tái hiện lại các số đã xoá.
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài1a: HS nhẩm vào vở 
NX 4 + 9 và 9 + 4 đều bằng 13. Biết 4 + 9 = 13 có thể ghi ngay 13 – 9 = 4 ;
13 – 4 = 9
Bài1b: 
13 – 3 – 5 = 13 – 8 (vì 3 + 5 = 8)
Bài 2:
Bài 3:
- Muốn tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm ntn?
- GV và cả lớp nhận xét
Bài 4:
Hướng dẫn về nhà làm
Tóm tắt: Có : 13 xe đạp
 Bán : 6 xe đạp
 Còn : ? xe đạp
13 – 5
- Một bó chục que tính và 3 que tính rời.Tháo bó 1 chục que tính, lấy 5 que tính còn 8 que rính.
- HS nhắcl ại cách làm.
 13
 -5
 8
- Mỗi tổ thao tác trên que tính để tìm kết quả các phép trừ.
- HS nối tiếp đọc kết quả
13 – 4 = 9 13 – 7 = 6
13 – 5 = 8 13 – 8 = 5
13 – 6 = 7 13 – 9 = 4
- 3 HS lên bảng .
4 + 9 = 13 ; 5 + 8 = 13 ; 7 +6 = 13
9 + 4 = 13 ; 8 + 5 = 13 ; 6 +7 = 13
13 – 9 = 4 ; 13 – 8 = 5 ; 13 – 7 = 6
13 – 4 = 9 ; 13 – 5 = 8 ; 13 – 6 = 7
13 - 3 -5 = 5 ; 13 – 3 -1 = 9
13 – 8 = 5 13 – 4 = 9
- HS lập bảng con :
13 13 13 13 13
- 6 - 9 - 7 - 4 - 5
 7 4 6 9 8
- HS đọc yêu cầu đề bài
+ Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
+ Ba HS lên bảng, cả lớp làm nháp
13 13 13
 -9 - 6 - 8
 4 7 5
- HS đọc đề :
Cửa hàng còn lại số xe đạp là:
13 – 6 = 7 (xe đạp).
 ĐS: 7 xe đạp
4. Củng cố – dặn dò:
- Học thuộc bảng công thức, ghi nhớ cách thực hiện phép trừ 13 trừ đi một số
- Nhận xét giờ học.
- VN làm bài trong vở bài tập.
_____________________________________
Chính tả (nghe viết)
Sự tích cây vú sữa
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nghe- viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trích trong truyện Sự tích cây vú sữa.
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng ng/ngh , tr/ch, ac/ at
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng lớp viết quy tắc chính tả ng/ngh (ngh + i, e, ê).
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2,3.
III. Các hoạt động dạy học :
1. ổn định tổ chức: hát
2. Kiểm tra bài cũ: gọi 2 HS , cả lớp viết bảng con : con gà, thác ghềnh, ghi nhớ, sạch sẽ, cây xanh..
3. Bài mới: 	a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn nghe – viết:
* HD học sinh chuẩn bị.
- GV đọc đoạn chính tả trong SGK.
+Từ cành lá, những đài hoa xuất hiện ntn?
+Quả trên cây xuất hiện ra sao?
- GV hướng dẫn HS nhận xét.
+ Bài chính tả có mấy câu?
+ Những câu văn nào có dấu phảy? Em hãy đọc những câu đó.
- HD viết từ khó vào bảng con.
* Viết chính tả:
+ GV đọc thong thả.
+ Chấm, chữa 5 bài.
* HD làm bài tập chính tả
+ Bài 2: 
HS điền lên bảng, cả lớp theo dõi, nhận xét
Nhắc lại quy tắc chính tả.
+ Bài 3: 
- HS đọc lại, cả lớp theo dõi.
- Trổ ra bé tí, nở trắng như mây.
- Lớn nhanh, da căng mịn,xanh óng ánh rồi chín.
- Bốn câu 
- Câu 1, 2 , 4.
- HS đọc câu 1, 2 , 4.
Cành, đài hoa, trổ ra, nở trắng, xuất hiện,căng mịn, dòng sữa, trào ra, ngọt thơm.
- HS nghe viết chí ... n quan sát, nhận xét chữ K
- GV treo mẫu chữ K cho học sinh quan sát
- Nhận xét : Cấu tạo :
- Hướng dẫn quy trình viết
+ GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quá trình viết chữ K
- Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
- GV uốn nắn, nhận xét.
- Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
- GV giới thiệu cụm từ.
- Em hiểu cụm từ như thế nào?
- Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
 Độ cao : 1 li
 1.5 li
 2.5 li
 1.25 li
- Nét nối chữ K , ê.
- Hướng dẫn HS tập viết chữ: Kề
- HS quan sát.
- Chữ K cỡ vừa cao 5 li, gồm 3 nét.
Nét 1, 2 giống nét 1, 2 của chữ I . 
Nét gồm nét xuôi phải và móc ngược phải nối liền nhau tạo thành 1 vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.
- HS quan sát
- HS tập viết
- HS đọc: Kề vai sát cánh
- Chỉ sự đoàn kết bên nhau để gánh vác công việc.
ê, v, a, i,c, n
t
K , h
S
- HS tập viết chữ: Kề vào bảng
-Hoạt động 3:Hưỡng dẫn viết vở.
GV nêu yêu cầu viết.
HS quan sát vở tập viết.
GV quan sát uốn nắn.
Chấm một số bài, nhận xét.
- HS tập viết theo vở tập viết.
4.Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học.
- VN hoàn thành nốt bài viết.
______________________
Thể dục
điểm số 1- 2; 1-2 theo đội hình vòng tròn
Trò chơi “bỏ khăn” 
I. Mục tiêu : 
- Điểm số 1- 2; 1- 2 theo đội hình vòng tròn, điểm số đúng rõ ràng.
- Học trò chơi: “Bỏ khăn” biết cách chơi và tham gia chơi ở mức độ ban đầu.
II. Địa điểm, phương tiện: 
	- Vệ sinh an toàn nơi tập.
	- Chuẩn bị 1 khăn, 1 còi cho trò chơi.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Phần mở đầu: 
Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu của giờ.
- Học sinh đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
- Tập bài thể dục đã học
	2. Phần cơ bản:
- Điểm số 1- 2; 1- 2 theo hàng ngang.
- Điểm số 1- 2; 1- 2 theo vòng tròn: 
Lần 1: giáo viên điều khiển.
Lần 2: cán sự điều khiển.
- Trò chơi: “Bỏ khăn”
+ Giáo viên nêu tên trò chơi và vừa đóng vai người bỏ khăn.
- Giáo viên hướng dẫn.
- Học sinh thực hiện 2 lần.
- Học sinh nghe.
- 1 em chơi mẫu.
- Học sinh chơi thử 2 lần.
- Học sinh chơi chính thức 3 lần.
	3. Phần kết thúc: 
- Giáo viên cùng học sinh h thống bài 	 - Cúi người thả lỏng: 8- 10 lần.
- Nhận xét giờ học.	 - Nhảy thả lỏng: 6- 8 lần.
- Về nhà ôn lại bài.
_____________________________________
Thứ sáu ngày tháng năm 200
Tập làm văn
Gọi điện
I. Mục đích- yêu cầu: 
	- Đọc hiểu bài Gọi điện, nắm được 1 số thao tác khi gọi điện.
	- Trả lời được các câu hỏi về: Thứ tự các việc vần làm khi gọi điện g tìm hiểu điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại.
	- Viết được 4, 5 câu trao đổi qua điện thoại theo tình huống giao tiếp gần gũi với lứa tuổi học sinh.
	- Biết dùng từ, đặt câu đúng, trình bày sáng rõ các câu trao đổi qua điện thoại.
II. Đồ dùng dạy học: 
	Máy điện thoại.
III. Hoạt động dạy học: 
1. ổn định tổ chức: hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
2, 3 học sinh đọc bức thư ngắn thăm hỏi ông bà.
3. Bài mới:	 Giới thiệu bài :
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: làm miệng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời từng câu hỏi.
a) Sắp xếp lại thứ tự các việc phải làm khi gọi điện.
b) Em hiểu các tín hiệu sau nói điều gì?
c) Nếu bố (mẹ) của bạn cầm máy em xin phép nói chuyện như thế nào.
Bài 2: Viết, lựa chọn.
- Giáo viên gợi ý học sinh trả lời câu hỏi.
Bạn gọi điện cho em nói về chuyện gì?
? Bạn có thể nói với em như thế nào?
+ Tình huống b.
- Bạn gọi điện cho em lúc em đang làm gì?
- Bạn rủ đi đâu?
- Em hình dung bạn nói với em như thế nào?
- Em từ chối.
- Gọi 4, 5 em khá, giỏi trình bày.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Học sinh đọc đề bài.
- 2 học sinh đọc bài Gọi điện.
Cả lớp đọc thầm để trả lời câu hỏi a, b, c.
- Tìm số máy của bạn trong sổ.
- Nhấc ống nghe lên.
- Nhấn số.
+ Học sinh trả lời.
- “tút” ngắn liên tục: Máy đang bận.
- “tút” dài, ngắt quãng: chưa có ai nhấc máy.
- Học sinh thảo luận nhóm rồi trả lời (chào hỏi, xin phép bố (mẹ) của bạn cho nói chuyện với bạn) 
Cảm ơn bố (mẹ) bạn.
- Học sinh đọc đề bài.
a) 
Rủ em đến thăm một bạn trong lớp bị ốm
- Hoàn đấy à; mình là tâm đây! Này bạn Hà bị ốm đấy 
- Bạn đang học bài.
- Đi chơi.
- A lô! Thành đấy phải không? 
- Không được, Quân ơi! Tớ đang học bài cậu thông cảm nhé.
- Học sinh chọn 1 trong 2 tình huống để viết 4, 5 câu trao đổi qua điẹn thoại.
	4. Củng cố- dặn dò:
- 1, 2 học sinh nhắc lại 1 số việc khi gọi điện.
- Cách giao tiếp qua điện thoại.
- Nhận xét giờ học.
________________________________________
Toán 
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
	- Củng cố bảng trừ (13 trừ đi 1 số, trừ nhẩm)
	- Củng cố kĩ năng trừ có nhớ (đặt tính theo cột)
	- Vận dụng các bảng trừ để làm tính và giải bài toán.
II. Đồ dùng dạy học:
	Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức: hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:	 Giới thiệu bài :
Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Giáo viên nhận xét sau mỗi lần học sinh giơ bảng.
Bài 3:
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm tính từ trái sang phải.
33 – 9 – 4 = 
33 – 13 = 
- Giáo viên cùng lớp nhận xét.
Bài 4: Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở.
- Giáo viên chấm bài, nhận xét.
Bài 5: 
- Giáo viên phân nhóm (2 nhóm)
- Giao nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét
- 1 học sinh đọc đề bài: Tính nhẩm.
- Học sinh chơi trò chơi hỏi đáp.
- Nhận xét.
- Học sinh đọc đề bài.
a) 
b) 
- Học sinh đọc đề bài.
- Nêu cách làm.
Lấy 33 trừ đi 9 còn 24, sau đsó lấy 24 trừ tiếp 4 còn lại 20.
- Tương tự: 33 – 13 = 20
 63 – 7 – 6 = 56 – 6
 = 50
 63 – 13 = 50
- 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh tóm tắt và giải.
Bài giải
 Cô giáo còn lại số vở là
63 – 48 = 15 (quyển vở)
 Đáp số 15 quyển vở.
- Học sinh làm nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét.
	4. Củng cố- dặn dò: 
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập ở vở bài tập toán.
Chính tả (tập chép)
mẹ
I. Mục đích yêu cầu:
- Chép lại một cách chính xác một đoạn trong bài thơ Mẹ.
- Biết viết chữ hoa đầu bài, đầu dòng thơ, biết trình bày các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng các bài tập phân biệt iê/ yê/ ya; gi/r
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng lớp viết nội dung bài tập chép.
- Bút dạ và giấy khổ to viết nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học :
1. ổn định tổ chức: hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
HS viết bảng: con nghé, người cha, suy nghĩ, con trai,cái chai.
3. Bài mới:	a) Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn tập chép : 
* HD chuẩn bị.
- GV đọc đoạn chép.
+ Người mẹ được so sánh với những hình ảnh nào?
+ HD nhận xét.
+ Đếm và nhận xét số chữ của những dòng thơ?
- Hướng dẫn HS tập viết chữ khó ; lời ru, bàn tay, quạt, ngôi sao, ngoài kia, chẳng bằng. giấc tròn.
*HD chép bài vào vở .
- Tên bài ghi ở giữa ,câu 6 cách lề 2 ô, câu 8 cách lề 1 ô
- Chấm 5 bài ,nhận xét.
c. HD làm bài tập : 
Bài 2: 
2 học sinh điền nối tiếp, còn các học sinh khác làm vào vở
Bài 3:
Tìm trong bài thơ những tiếng bắt đầu bằng : 
 4. Củng cố – dặn dò :
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà xem lại bài soát lỗi,sửa sai
- Học sinh nhìn bảng đọc lại.
 Những ngôi sao trên bầu trời,ngọn gió mát .
Bài thơ viết theo thể lục bát 6/8 
- Viết hoa chữ cái đầu.Chữ bắt đầu dòng 6 tiếng lùi vào 1 ô so với chữ bắt dòng 8 tiếng
- Học sinh tập viết vào bảng con 
- Học sinh chép bài 
- 1 học sinh đọc yêu cầu đề 
. khuya, yên tĩnh yên. chuyện ..tiếng võng tiếng mẹ.
- 1 học sinh đọc đề 
r : rồi ,ru
gi: gió, giấc
Sinh hoạt
Vui văn nghệ
I. Mục tiêu: 
- HS ôn các bài múa các em đã đợc học
- HS múa tự nhiên vui vẻ.
II. Lên lớp:
1- ổn định tổ chức
2- HD HS tham gia văn nghệ.
- Giáo viên lấy điệu cho học sinh hát bài múa 1 lợt
- Ôn lại bài múa
- HD HS xếp hình vòng tròn
- Gọi vài em múa đẹp diễn lại cho cả lớp quan sát
- Cả lớp tập múa.
4- Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học múa
- Nghỉ thứ bảy, chủ nhật.
Sinh hoạt
Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông 
biển báo giao thông
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh biết cảnh sát giao thông dùng hiệu lệnh (tay, còi, gậy) để điều khiển xe và người đi lại trên đường.
	- Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm nhóm biển báo giao thông.
	- Quan sát thực hiện đúng, khi gặp hiệu lệnh.
	- Có ý thức và tuân theo hiệu lệnh của biển báo giao thông.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- 2 bức tranh 1, 2 và ảnh số 3 sgk.
	- 3 biển báo: 101, 102, 112 phóng to.
III. Hoạt động dạy học: 
1. ổn định tổ chức: hát
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:	 Giới thiệu bài :
a) Hoạt động 1: Hiệu lệnh của CSGT.
- Giáo viên lần lượt treo 5 bức tranh của CSGT hình 1 đến hình5, hướng dẫn học sinh quan sát, tìm hiểu các tư thế điều khiển của CSGT.
- Giáo viên làm mẫu từng tư thế và giải thích nội dung hiệu lệnh của từng tư thế.
* Giáo viên kết luận: Nghiêm chỉnh chấp hành theo hiệu lệnh của CSGT để đảm bảo an toàn khi đi trên đường.
b) Hoạt động 2: Tìm hiểu về biển báo giao thông.
- Giáo viên chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm nhận 1 biển báo.
- Gợi ý cho học sinh nêu lên đặc điểm của biển báo về.
+ Hình dang.
+ Màu sắc.
+ Hình vẽ bên trong.
- Giáo viên ghi từng đặc điểm đó lên bảng.
+ Giáo viên tóm tắt.
+ Biển 101: Cấm người và xe cộ đi lại.
+ Biển 112: Cấm người đi bộ: người đi bộ không được đi ở đoạn đường có đặt biển báo này.
+ Biển 102: Cấm đi ngược chiều.
* Giáo viên kết luận: Khi đi trên đường, gặp biển báo cấm thì người và các loại xe phải thực hiện đúng theo hiệu lệnh ghi trên mỗi biển báo đó.
c) Hoạt động 3: Trò chơi: “Ai nhanh hơn”
- Giáo viên chọn 2 đội, mỗi đội 2 em.
- Giáo viên đặt ở 2 bàn 5 đến 6 biển úp mặt biển xuống bàn. Giáo viên hô.
* Giáo viên kết luận: Nhắc lại nội dung, đặc điểm của từng biển.
- Học sinh quan sát, thảo luận.
+ Hình 1: Hai tay dang ngang
+ Hình 2, 3: Một tay dang ngang
+ Hình 4, 5: Một tay giơ phía trước mặt theo chiều thẳng đứng.
- Học sinh quan sát, nhận xét, thảo luận nhóm.
- 1, 2 em lên thực hành, đi đường theo hiệu lệnh của CSGT.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày, nêu hình dáng, màu sắc, hình vẽ và nội dung của biển báo nhóm mình.
- Học sinh nghe luật chơi, cách chơi.
- Học sinh chơi trò chơi đội nào nhanh thì thắng cuộc
	4. Củng cố- dặn dò: 
- Tóm tắt nội dung.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà thực hiên đúng hiệu lệnh CSGT.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12.doc